1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận tiền tệ ngân hàng rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam

26 50 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 729,06 KB

Nội dung

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNGVÀ CÁC RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT Nhưng để đưa ra được một khái niệm chính xác và tổng quát nhất về NHTM,người ta thường

Trang 1

CHƯƠNG I HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

VÀ CÁC RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT

Nhưng để đưa ra được một khái niệm chính xác và tổng quát nhất về NHTM,người ta thường phải dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trườngtài chính, và đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tuợng hoạt động Ví dụ:Theo Luật Ngân hàng của Pháp, năm 1941 định nghĩa: “Ngân hàng là những xí nghiệphay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký tháchay hình thức khác số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tíndụng hay dịch vụ tài chính” Hay theo như Luật Ngân hàng của ấn Độ năm 1959 đãnêu: “ Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ, đầu tư”

Như vậy, mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau về định nghĩa NHTM, nó tuỳ thuộcvào tập quán pháp luật của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ nhưng khi đi sâu phântích, khai thác nội dung của từng định nghĩa đó, người ta dễ dàng nhận thấy rằng: Tất

cả các NHTM đều có chung một tính chất đó là việc nhận tiền ký thác - tiền gửi không

kỳ hạn và có kỳ hạn, để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các dịch vụkinh doanh khác của chính Ngân hàng

Trên thế giới các ngân hàng thương mại hoạt động với chức năng, nghiệp vụ khá giốngnhau, đó là việc: nhận tiền gửi ký thác, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụngvào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các nghiệp vụ kinh doanh khác của chínhngân hàng Để phân loại các Ngân hàng thương mại ta có thể dựa trên các tiêu chi sau:

* Căn cứ vào hình thức sở hữu: Các Ngân hàng thương mại được phân thành:

- Ngân hàng sở hữu tư nhân: Là ngân hàng được thành lập bằng vốn của một cá nhân.Đây là các ngân hàng nhỏ, thường chỉ hoạt động trong phạm vi một địa phương vớiđối tượng phục vụ chủ yếu là những người trong địa phương

Trang 2

- Ngân hàng sở hữu của các cổ đông: Là ngân hàng được hình thành từ nguồn vốnthông qua tập trung phát hành cổ phiếu Những người nắm giữ cổ phiếu này chính lànhững người chủ của ngân hàng Họ có quyền tham gia vào các hoạt động của ngânhàng và được chia lãi cổ tức Do huy động từ nhiều người nên các ngân hàng này cóvốn chủ sở hữu lớn, có các hình thức kinh doanh đa dạng.

- Ngân hàng sở hữu nhà nước: Là loại hình ngân hàng có vốn chủ sở hữu thuộc về Nhànước Đây là loại hình ngân hàng có thể nói là an toàn nhất, rất ít khi bị phá sản Tuynhiên, các ngân hàng này nhiều khi phải thực hiện những nhiệm vụ nhà nước giao, ảnhhưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng

* Căn cứ theo tính chất hoạt động

- Ngân hàng chuyên doanh và ngân hàng đa năng

Ngân hàng chuyên doanh là ngân hàng hoạt động theo hướng chuyên doanh, thườngchỉ cung cấp một số dịch vụ ngân hàng nhất định

Ngân hàng đa năng là ngân hàng cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng Đây là xu hướngchủ yếu hiện nay của các ngân hàng thương mại

- Ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ

Ngân hàng bán buôn là loại hình ngân hàng mà hoạt động của nó chủ yếu thực hiệnđối với các khách hàng lớn Số lượng các giao dịch của ngân hàng bán buôn nhỏ song

về giá trị một dịch vụ lại lớn

Ngân hàng bán lẻ là loại hình ngân hàng mà hoạt động chủ yếu của nó thực hiện đốivới các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân Số lượng cácgiao dịch của ngân hàng bán lẻ lớn song giá trị một giao dịch thường nhỏ

* Căn cứ theo cơ cấu tổ chức

Ngân hàng sở hữu công ty và ngân hàng không sở hữu công ty Sự phân chia này là dopháp luật ở nhiều nước cấm không cho ngân hàng trực tiếp tham gia vào một số hoạtđộng kinh doanh như: buôn bán chứng khoán, bất động sản nên các ngân hàng tổchức ra các công ty riêng, có tư cách pháp nhân để kinh doanh

Việt Nam, với việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, thực hiện nhất quán chínhsách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi người được tự dokinh doanh, bình đẳng trước pháp luật Nhà nước ta quan niệm: (Theo điều 20 Luật

Trang 3

các Tổ chức tín dụng của Việt nam ban hành 02/ 1997/QH 10) “Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ Ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán”.

*Hiện nay, ở Việt Nam có các loại hình ngân hàng sau:

- Ngân hàng thương mại quốc doanh: Đây là các ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong

hệ thống ngân hàng ở nước ta Các ngân hàng này được nhà nước cấp vốn và hoạtđộng chịu sự quản lý của nhà nước Ngoài việc tiến hành kinh doanh bình thường: huyđộng vốn, cho vay và các dịch vụ khác, ngân hàng còn phải thực hiện các nhiệm vụkhi nhà nước giao cho

- Ngân hàng thương mại cổ phần: Đây là các ngân hàng được thành lập và hoạt độngtheo luật công ty cổ phần Sở hữu ngân hàng là các cổ đông, họ cùng nhau góp vốn đểhình thành và hoạt động theo quy định của pháp luật

- Ngân hàng liên doanh: Là ngân hàng được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh.Vốn điều lệ là vốn góp của bên ngân hàng Việt Nam và bên ngân hàng nước ngoài, cótrụ sở chính tại Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Là một bộ phận của ngân hàng nước ngoài (ngânhàng nguyên xứ) hoạt động tại Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam

- Ngân hàng đầu tư: Ngân hàng đầu tư hoạt động với mục tiêu đầu tư trung và dài hạn,cũng vì sự phát triển nhưng thông qua hình thức đầu tư gián tiếp thông qua các giấy tờ

có giá

- Ngân hàng phát triển: Ngân hàng phát triển có nét đặc trưng nổi bật là những ngânhàng này tập trung vốn huy động trung, dài hạn và đầu tư trung, dài hạn vì sự pháttriển Hoạt động đầu tư của loại ngân hàng này chủ yếu đầu tư trực tiếp qua các dự án

- Ngân hàng chính sách: Là những ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước hoặcngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước( gồm sở hữu Nhà nước và sở hữu của các tổchức kinh tế quốc doanh) được lập ra để phục vụ những chính sách của Nhà nước.Loại ngân hàng này không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận

-Ngân hàng hợp tác: Ngân hàng hợp tác hay gọi rộng ra là những tổ chức tín dụng hợptác, là những tổ chức tín dụng thuộc sở hữu tập thể, được các thành viên tự nguyện lập

Trang 4

lên không phải vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu tương trợ lẫn nhau về vốn và dịch

vụ ngân hàng

Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế

Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế

Ngân hàng thương mại ra đời là tất yếu của nền sản xuất hàng hoá Sản xuất hàng hoáphát triển, lưu thông hàng hoá ngày càng mở rộng, trong xã hội xuất hiện người thì cóvốn nhàn rỗi, ngượi thì cần vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Điềunày giải quyết bằng cách nào? NH thương mại ra đời là chìa khoá giúp cho người cầnvốn có được vốn và người có vốn tạm thời nhàn rỗi có thể kiếm được lãi từ vốn

Ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường

Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không phải là cứ sản xuất bất cứ cái gì

mà phải luôn trả lời được 3 câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào ? và sản xuấtcho ai? Có nghĩa là sản xuất theo tín hiệu của thị trường Thị trường yêu cầu các doanhnghiệp phải sản xuất ra các sản phẩm với chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, phùhợp với thị hiếu của người tiêu dùng Để được như vậy các doanh nghiệp phải đượcđầu tư bằng dây truyền công nghệ hiện đại, trình độ cán bộ, công nhân lao động phảiđược nâng cao Những hoạt động này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốnđầu tư lớn và để đáp ứng được thì chỉ có các ngân hàng Ngân hàng sẽ giúp cho cácdoanh nghiệp thực hiện được các cải tiến của mình, có được các sản phẩm có chấtlượng, giá thành rẻ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Ngân hàng thương mại là công cụ đièu tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước.

Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng thương mại với tư cách là trung tâm tièn tệcủa toàn bộ nền kinh tế, đảm bảo sự phát tiển hài hoà cho tất cả các thành phần kinh tếkhi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể nói mỗi sự giao động của Ngânhàng đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến các thành phần kinh tế khác

Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế.

Ngày nay, trong su hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới với việc hình thành hàngloạt các tổ chức kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do, làm cho các mối quan hệ thương

Trang 5

mại, lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng được mở rộng vàtrở nên cần thiết, cấp bách Nền tài chính của một quốc gia cần phải hoà nhập với nềntài chính thế giới Các ngân hàng thương mại là trung gian, cầu nối để tiến hành hộinhập Ngày nay, đầu tư ra nước ngoài là một hướng đầu tư quan trọng và mang lạinhiều lợi nhuận Đồng thời các nước cần xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợithế so sánh và nhập khẩu những mặt hàng mà mình thiếu Các ngân hàng thương mạivới những nghiệp vụ kinh doanh như : nhận tiền gửi, cho vay, bảo lãnh và đặc biệt làcác nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đã góp phần tạo điều kiện, thúc đẩy ngoại thươngkhông ngừng được mở rộng và phát triển.

Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại

NHTM hiện đại hoạt động với ba nghiệp vụ chính đó là: nghiệp vụ huy động vốn,nghiệp vụ sử dụng vốnvà các nghiệp vụ trung gian khác Ba nghiệp vụ này có quan hệmật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo nên uy tín và thế mạnhcạnh tranh cho các NHTM, các nghiệp vụ này đan xem lẫn nhau trong quá trình hoạtđộng của Ngân hàng, tạo nên một chỉnh thể thống nhất trong quá trình hoạt động kinhdoanh của NHTM

Nghiệp vụ huy động vốn.

Nghiệp vụ này phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động kinh doanh củaNHTM, cụ thể bao gồm các nghiệp vụ sau:

* Nghiệp vụ tiền gửi:

* Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá:

* Nghiệp vụ đi vay:

Trang 6

* Nghiệp vụ ngân quỹ:

* Nghiệp vụ cho vay:

* Nghiệp vụ đầu tư tài chính:

* Nghiệp vụ khác

Nghiệp vụ trung gian khác

Ngoài hai nghiệp vụ cơ bản trên ngân hàng còn thực hiện một số nghiệp vụ khác như:

* Dich vụ trong thanh toán:

* Dịch vụ tư vấn, môi giới:

* Các dịch vụ khác:

+ Huy động vốn:

+ Cho vay vốn:

1.2 Rủi ro trong kinh doanh tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam

1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng ngân hàng

- Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu dokhách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi Khithực hiện một hoạt động cho vay cụ thể, ngân hàng không dự kiến là khoản cho vay đó

sẽ bị tổn thất Tuy nhiên những khoản cho vay đó luôn hàm chứa rủi ro Một số ý kiếncho rằng trên quan điểm quản lí toàn bộ ngân hàng, tý lệ tổn thất dự kiến đối với hoạtđộng tín dụng luôn được xác định trước trong chiến lược hoạt động chung Do vậy, khitổn thất dưới mức tỷ lệ tổn thất dự kiến, ngân hàng coi đó là một thành công trongquản lí

Trang 7

đoán chính xác các vấn đề sẽ xảy ra Khả năng hoàn trả tiền vay của khách hàng co thể

bị thay đổi do nhiều nguyên nhân Hơn nữa, nhiều cán bộ ngân hàng không có khảnăng thực hiện phân tích tín dụng thích đáng Do vậy, trên quan điểm quản lí toàn bộngân hàng, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, là khách quan Nhiều quan điểmnhất trí rằng, rủi ro tín dụng là bạn đường trong kinh doanh, có thể để phòng, hạn chế,chứ không thể loại trừ Do vậy, rủi ro dự kiến luôn được xác định trước trong chiếnlược hoạt động chung của ngân hàng

1.2.2 Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

Tuy rủi ro tín dụng là khách quan, song ngân hàng phải quản lí rủi ro tín dụngnhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra Từ những nguyên nhânnảy sinh rủi ro tín dụng, ngân hàng cụ thể hoá thành nhưng dấu hiệu chính phát sinhtrong hoạt động tín dụng, phản ánh rủi ro tín dụng:

(1) Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ;

(2) Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ;

(3) Tính đa dạng hoá của tài sản;

(4) Tình hình tài chính và phương án của người vay;

(5) Đảm bảo tiền vay;

(6) Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng;

(7) Môi trường hoạt động của người vay;

Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Nợ quá hạn là khoản nợ mà kháchhàng không trả được trước khi đã đến hạn thoả thuận phí trên hợp đồng tín dụng

Trang 8

Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ Nợ khó đổi là khoản nợ quá hạn đãquá một kì gia hạn nợ.

Các chỉ tiêu khác: bên cạnh nợ quá hạn và nợ khó đổi, nhà quản lí ngân hàng còn

sử dụng các hình thức đo rủi ro tín dụng khác, gắn liền với chiến lược đa dạng hoá tàisản, lập hồ sơ khách hàng, trích lập quỹ dự phòng, đặt giá đối với các khoản cho vay

- Điểm của khách hàng: thông qua phân tích tình hình tài chính, năng lực sảnxuất kinh doanh, hiệu quả dự án, mối quan hệ và tính sòng phẳng ngân hàng lập hồ

sơ về khách hàng, xếp loại và cho điểm Điểm của khách hàng cho thấy rủi ro “tiềmẩn”

- Các khoản cho vay có vấn đề: Mặc dù chưa đến hạn và chưa được coi là nợ quáhạn, song trong quá trình theo dõi, nhân viên ngân hàng nhận thấy nhiều khoản nợ tàitrợ đang có dấu hiệu kém lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn

- Tính kém đa dạng của tín dụng: đa dạng hoá là biện pháp hạn chế rủi ro Nhữngthay đổi trong chu kì của người vay là khó tránh khỏi Nếu ngân hàng tập trung tài trợcho một nhóm khách hàng, của một ngành, hoặc một vùng hẹp thì rủi ro sẽ cao hơn sovới đa dạng hoá

- Mất ổn định vĩ mô: chính sách thường xuyên thay đổi, lạm phát cao, tình hìnhchính trị mất ổn định, vùng hay bị thiên tai đều tạo nên mất ổn định vĩ mô, tác độngxấu đến người vay Do vậy, mất ổn định vĩ mô được ngân hàng xem là một nội dungphản ánh rủi ro tín dụng

+ Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại

- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

+ Các khoản nợ quá hạn từ 90-180 ngày

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơcấu lại

- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

+ Các khoản nợ quá hạn từ 180-360 ngày

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90-180 ngày theo thời hạn đã cơcấu lại

Trang 9

1.2.4 Một số nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng ngân hàng

Rủi ro tín dụng cũng như các rủi ro khác có rất nhiều nguyên nhân khác nhau,trong đó có hai nhóm nguyên nhân chính:

* Nguyên nhân khách quan:

Đó là những rủi ro do thiên tai gây ra như bão lụt, hạn hán, động đất Sự biếnđộng trên thị trường kinh tế, biến động về chính trị, chiến tranh

* Nguyên nhân chủ quan:

Do con người trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc do có quyết định sai lầm,

do trình độ hiểu biết nghiệp vụ chuyên môn hoặc do con người cố tình vi phạm nguyêntắc chế độ gây lên rủi ro

* Đánh giá rủi ro Tín dụng

Đề dự đoán được chính xác rủi ro tín dụng, việc nghiên cứu thường xuất phát từcác nguyên nhân khác nhau có thể đưa đến rủi ro Ở đây chỉ xét theo các yếu tố củamột khoản cho vay

- Thứ nhất: Dự đoán môi trường hoạt động của khoản cho vay.

Rủi ro môi trường luôn tồn tại cả bên trong và bên ngoài một tổ chức, vì vậy mộtkhoản vay khi đưa vào sử dụng sẽ như một cuộc thám hiểm với bao điều bất ngờ phíatrước Việc dự đoán các yếu tố môi trường sẽ cho phép ngân hàng nhận định được khảnăng rủi ro của một khoản vay ở mức độ chấp nhận hay không trước khi quyết địnhcho vay Mặt khác, đánh giá mức độ rủi ro cho từng khoản nợ từ đó có biện pháp thuhồi, quản lý nợ đạt hiệu quả cao

Nhà quản trị ngân hàng phải nắm được có bao nhiêu khoản nợ mất 100% phảidùng vốn của mình bù đắp Bao nhiêu khoản nợ quá hạn nhưng còn có thể thu đượcmột phần hoặc có khả năng thu hồi toàn bộ, từ đó có biện pháp tác động

- Thứ hai: Dự đoán rủi ro từ hướng khách hàng.

Khả năng rủi ro tín dụng có thể xảy ra do ý muốn trả nợ của khách hàng giảm đi.Rủi ro trong quản lý, điều hành kinh doanh của người vay

Trang 10

Khả năng thay đổi nhân thân của người vay hay người điều hành.

Để có thể dự đoán chính xác về khách hàng, ngân hàng phải có được đầy đủ thôngtin kịp thời để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cũng như ý muốn trả nợ của

họ Trong điều kiện kinh doanh do rất nhiều lý do mà ý muốn trả nợ thật sự được dấukín và chuyên môn gọi đây là "rủi ro đạo đức" Rủi ro đạo đức xảy ra khi một bêntham gia vào cuộc giao dịch có ý muốn thực hiện các hoạt động bất lợi cho bên kia.Rủi ro đạo đức từ phía khách hàng trong rủi ro tín dụng thường do môi trường pháp lýcòn lỏng lẻo, không ràng buộc khách hàng vào trả nợ, cũng như các quy định về chovay của ngân hàng chưa được hoàn thiện

- Thứ ba: Rủi ro tín dụng có thể xảy ra từ phía ngân hàng.

Ngân hàng sẽ đưa ra các quy trình quản lý rủi ro chặt chẽ khi cấp một khoản tíndụng Trong quy trình này được coi là rủi ro kỹ thuật như: các kỹ thuật tính toán cáckhoản tiền, thời hạn phương pháp thu nợ… Tuy nhiên rủi ro kỹ thuật cũng có các yếu

tố từ nhân viên ngân hàng (chủ quan) như giới hạn về trình độ, về phẩm chất conngười

Từ phía ngân hàng cũng có thể xảy ra rủi ro đạo đức Do sự lỏng lẻo trong quản lý,những lợi thế của ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ đã làm không ít nhânviên tham ô, cửa quyền, tư lợi sa ngã Các ngân hàng luôn cố gắng loại trừ độ rủi ro từhướng này nhưng trên thực tế mà nói vẫn tiềm ẩn một độ nhất định

Thực tế cũng như những kết quả nghiên cứu của các nhà chuyên môn đều cho thấycác khoản cho vay có rủi ro đều có những biểu hiện từ trước ở những mức độ khácnhau như:

+ Nhiều lần séc bị từ chối thanh toán

+ Các đảm bảo tín dụng bị xuống, giảm giá nghiêm trọng…

1.2.5 Quy trình quản lý rủi ro tín dụng.

Bước 1: Phân hạng danh mục rủi ro tín dụng

Bước 2: Rà soát, xếp hạng rủi ro

Trang 11

Bước 3: Danh mục rủi ro tín dụng cần giám sát, nội dung giám sát

Bước 4: Lập phương pháp giám sát hợp lý

Bước 5: Quá trình kiểm tra, đánh giá

Bước 6: Các dấu hiệu cảnh báo về những khoản tín dụng có khả năng có vấn đề

1.2.6 Hoạt động xử lý rủi ro tín dụng của NHTM.

- Xử lý các nguyên nhân chủ quan về phía NHTM

+ Tổ chức hợp lý và khoa học quy trình tín dụng theo hướng chặt chẽ và có hiệu quả,tập trung vào ba giai đoạn: nghiên cứu khách hàng, giám sát khách hàng vay và thu nợ.+ Thực hiện đa dạng hoá khách hàng và phương thức cho vay nhằm phân tán rủi ro

+ Nâng cao trình độ năng lực đội ngũ cán bộ, nhất là năng lực thẩm định dự án, thẩmđịnh khách hàng

+ Xây dựng chiến lược khách hàng

- Xử lý nợ quá hạn:Khi một khoản cho vay có vấn đề thì không phải NHTM sẽ mấttrắng NHTM cần phải tìm cách thu hồi toàn bộ hoặc một phần khoản vay Có hai sựlựa chọn đối với xử lý nợ quá hạn: khai thác hoặc thanh lý Tuy vậy cần nhấn mạnh ởđây ba nguyên tắc xử lý nợ quá hạn là: chống xoá nợ, hạn chế gia nợ, chống đảo nợ

+ Khai thác là một quá trình làm việc với người vay cho đến khi khoản nợ được trảmột phần hay toàn bộ mà không dựa vào các công cụ pháp lý để ép buộc thu nợ

+ Thanh lý đối với các khoản nợ có vấn đề,nợ khó đòi được thực hiện khi việc tổ chứckhai thác tỏ ra không hiệu quả Các công cụ để thực hiện thanh lý bao gồm: phát mạitài sản thế chấp, kết hợp với cơ quan pháp lý để ép buộc thu hồi nợ, sử dụng nghiệp vụmua bán nợ trên thị trường

- Trích lập dự phòng tổn thất:Việc trích lập dự phòng tổn thất được thực hiện đối vớicác khoản nợ quá hạn,chia theo 5 nhóm, tỷ lệ trích lập khác nhau:

1.2.7 Hậu quả của rủi ro tín dụng

- Rủi ro Tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng

Một ngân hàng có rủi ro lớn dân chúng sẽ thiếu lòng tin, như vậy việc huy độngnguồn vốn gặp khó khăn, các đơn vị ngân hàng khác sẽ đắn đo trong việc mở quan hệ,mất uy tín trên thị trường Quốc tế Điều này được lý giải là khi giải quyết một món nợ

bị rủi ro các ngân hàng thường mong muốn sử dụng cách thức tránh gây ồn ào

- Rủi ro tín dụng làm lợi nhuận suy giảm

Trang 12

Điều này thấy rất rõ khi một khoản nợ khó đổi phát sinh, việc thu lãi cũng khôngthực hiện được Tổn thất tín dụng phải trừ vào thu nhập làm cho lợi nhuận giảm Đây

là nguy cơ gây lỗ vốn chủ yếu cho các ngân hàng thương mại Ngoài ra chi phí choviệc thu nợ tăng, thêm vào đó là quá trình hoạt động cũng khó khăn từ đó lợi nhuậnngân hàng càng suy giảm

Việc chậm trả khoản lãi vay sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng so với dự kiến vànói chung chậm trả cả vốn và lãi đã làm chi phí quản lý một khoản vay của ngân hàngnâng lên

Các khoản nợ gặp rủi ro tín dụng sẽ gây khó khăn trong chừng mực nhất định chongân hàng khi phải thỏa mãn các nhu cầu rút tiền của khách hàng đến gửi, dẫn tới lòngtin của khách hàng giảm thấp, có thể đồng loạt rút vốn làm ngân hàng giảm khả năngthanh khoản nhanh chóng mà các khoản cho vay kém chất lượng không giúp ngânhàng cải thiện được tình hình

- Rủi ro tín dụng làm cho khả năng thanh toán của ngân hàng giảm sút

Nợ chậm trả theo thời hạn cam kết, dẫn đến vốn không được giải phóng như dựkiến, nếu xảy ra với lượng lớn hoặc nhiều khách hàng cùng lúc có thể dẫn tới rủi rothanh toán hoặc mất cơ hội ký hợp đồng tín dụng mới

Nợ dây dưa khó đòi là những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày, khả năng trả vốn vàlãi rất thấp Nợ khó đòi làm đọng vốn của ngân hàng, có thể gây khó khăn cho ngânhàng trong quản lý nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, khả năng thanh khoản bị giảmthấp, dẫn đến, thiệt hại về tài sản của ngân hàng Nếu các khoản nợ khó đòi chiếm tỷtrọng đáng kể có thể đưa ngân hàng đến bên bờ phá sản Chi phí để xóa bỏ các khoản

nợ khó đòi rất cao mà thường các khoản nợ này không còn trả lãi nữa, dẫn đến thua lỗ

và thiệt hại về tài sản của ngân hàng

- Rủi ro tín dụng có thể dẫn đến phá sản ngân hàng

Rủi ro tín dụng ngân hàng sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, gây thiệt hại vềtài sản, làm giảm lòng tin của dân chúng, đưa ngân hàng đến phá sản Nếu xét trênphạm vi toàn bộ xã hội, rủi ro tín dụng làm cho các doanh nghiệp ngân hàng này phásản sẽ kéo theo sự phá sản của hàng loạt ngân hàng khác

Tóm lại

Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn gắn liền với rủi ro Rủi ro

là biến cố gây thiệt hại về vật chất cho doanh nghiệp Mặc dù không mong muốn

Trang 13

nhưng rủi ro vẫn xuất hiện, tuy nhiên rủi ro có thể biết được, có thể đo lường được và

vì thế có thể ngăn ngừa, phòng chống và hạn chế rủi ro

Hoạt động của ngân hàng đa dạng và phong phú nên rủi ro ngân hàng cũng cónhiều loại Hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng nhưng cũng

có hệ số rủi ro cao nhất, phức tạp nhất, khó quản lý nhất Hậu quả của rủi ro tín dụngcũng rất to lớn nó có thể trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến phá sản một ngân hàng

Ngày đăng: 30/07/2020, 15:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w