1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận quản lý rủi ro thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động chuỗi cung ứng của công ty cổ phần sữa việt nam – vinamilk

32 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 196,85 KB

Nội dung

Quy trình quản lý rủi ro Bước 1: Nhận diện và phân tích rủi ro  Xác định rủi ro Xác định và nhận diện những rủi ro là một quá trình làm tăng thêm sự hiểu biết về nhữngtiềm ẩn của rủi ro

Trang 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

1 Khái niệm quản lý rủi ro và quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng

1.1 Quản lý rủi ro

1.1.1 Khái niệm quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro là tổng hợp các hoạt động hoạch định chiến lược và kế hoạch quản lý rủi

ro, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của tổ chức liên quan đếnquản lý rủi ro sao cho đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất

1.2.Quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng

1.2.1 Khái niệm

Quản lý rủi ro chuỗi cung ứng (SCRM) là "việc thực hiện các chiến lược để quản lý cảrủi ro hàng ngày và rủi ro đặc biệt dọc theo chuỗi cung ứng dựa trên đánh giá rủi ro liêntục với mục tiêu giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tính liên tục"

1.2.2 Nguyên tắc

 Không chấp nhận các rủi ro không cần thiết

 Ra các quyết định xử lý rủi ro ở cấp thích hợp

 Chấp nhận rủi ro khi lợi ích nhiều hơn chi phí

 Kết hợp quản trị rủi ro vào vận hành và hoạch định ở mọi cấp

1.2.3 Mục đích

Quản lý rủi ro chuỗi cung ứng nhằm mục đích cố gắng giảm lỗ hổng chuỗi cung ứngthông qua cách tiếp cận toàn diện phối hợp, liên quan đến tất cả các bên liên quan trongchuỗi cung ứng, trong đó xác định và phân tích rủi ro của các điểm thất bại trong chuỗicung ứng

Bên cạnh đó, thông qua các hiển thị về chuỗi cung ứng, doanh nghiệp có thể phát hiện vàlàm rõ tác động của các sự kiện bất thường xảy ra trong chuỗi Rủi ro đối với chuỗi cungứng từ các mối đe dọa tự nhiên không thể đoán trước đến các sản phẩm giả, và đạt đếnchất lượng, bảo mật, đến khả năng phục hồi và tính toàn vẹn của sản phẩm Các kế hoạchgiảm thiểu để quản lý các rủi ro này có thể liên quan đến các lĩnh vực hậu cần, an ninhmạng, tài chính và quản lý rủi ro; mục tiêu cuối cùng là đảm bảo tính liên tục của chuỗi

Trang 2

cung ứng trong trường hợp kịch bản xảy ra nếu không sẽ làm gián đoạn hoạt động kinhdoanh bình thường.

Đôi khi, từ những rủi ro phát hiện trong quá trình quản trị, doanh nghiệp dễ dàng xử lýnhanh chóng các vấn đề có thể xảy ra Cách tiếp cận này giúp làm tăng tính minh bạch,giảm chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động trong từng “mắt xích” của chuỗi

1.2.4 Quy trình quản lý rủi ro

Bước 1: Nhận diện và phân tích rủi ro

 Xác định rủi ro

Xác định và nhận diện những rủi ro là một quá trình làm tăng thêm sự hiểu biết về nhữngtiềm ẩn của rủi ro và những điều gây trở ngại, phương hại đến các “mắt xích" trong chuỗicung ứng và trong công việc quản lý chuỗi một cách cụ thể Nó giúp chúng ta thấy đượcnhững biến cố, những dấu hiệu của rủi ro trong khi tiến hành quản lý, điều hành tổng thểchuỗi

Thêm vào đó, ta cũng cần xác định những rủi ro dựa vào bản chất của chuỗi cung ứngcũng như những rủi ro do việc đưa ra quyết định quản lý sinh ra, xác định những tiềm ẩncủa rủi ro trong lĩnh vực quản lý về thời gian, phạm vi, chất lượng và chi phí

Có hai công cụ để xác định rủi ro là lưu đồ - những sơ đồ chỉ ra những thành phần khácnhau của hệ thống và liên quan giữa chúng và phỏng vấn, trao đổi

ro, ta cần đánh giá những khả năng xuất hiện của nó, để tìm cách khắc phục

 Triệu chứng của rủi ro

Là những biểu lộ hay bắt đầu của những sự kiện phát sinh rủi ro Ví dụ như việc chi tiêuvượt qua giới hạn ở những công việc ban đầu có thể là việc ước lượng chi phí khôngchính xác Sự dẫn chứng bằng tài liệu cho thấy có triệu chứng rủi ro sẽ giúp các nhà quản

lý xác định được tiềm ẩn của những biến cố rủi ro và phải đáp trả, đối phó với nó như thếnào

 Phân tích rủi ro

Trang 3

Phân tích rủi ro là quá trình ước lượng những rủi ro để đánh giá Qua đánh giá có thể xácđịnh được những rủi ro nào có thể chấp nhận được hay không cần quan tâm Xác địnhthứ tự cũng như độ ưu tiên của nó để xử lý, đối phó Một số công cụ và kỹ thuật cho địnhlượng rủi ro như: Tiền cần phải chi (EVM – Expected Monetary Value), tính toán nhữngnhân tố rủi ro (Calculation of Risk factors), Ước lượng Pert, mô phỏng rủi ro và thamkhảo ý kiến chuyên gia.

Bước 2: Đo lường rủi ro

Đây là bước xây dựng tần suất xuất hiện rủi ro và tiến độ hay mức độ nghiêm trọng củarủi ro dựa trên các yếu tố tần suất và biên độ xuất hiện Từ đó, nhà quản trị có thể phân

bổ sự tập trung hợp lý cho từng hoạt động trong chuỗi cung ứng

Bước 3: Kiểm soát rủi ro

Sau khi đã xác định và đo lường mức độ rủi ro, tổ chức phải phát triển việc đối phó rủi

ro Đối phó với rủi ro bao gồm việc định nghĩa những bước cho việc mở rộng cơ hội vàphát triển kế hoạch giải quyết rủi ro và những đe doạ đến thành công của tổng thể hoạtđộng trong chuỗi, ba bước đối phó rủi ro là:

 Tránh rủi ro: Phải ước lượng 1 cách cụ thể những rủi ro hay đe doạ, thường là tìm

ra nguyên nhân của nó

 Chấp nhận rủi ro: Chấp nhận kết quả mà rủi ro sinh ra Ví dụ sau một buổi thảoluận về một nhóm dự án nào đó, kết luận chung có thể dẫn đến sự trì hoãn thờigian, mà rủi ro thường là mất thêm chi phí

 Làm nhẹ bớt rủi ro: Làm giảm bớt ảnh hưởng gây nên rủi ro, là giảm xác suất xảy

ra như tham gia bảo hiểm, dịch vụ bảo trì bằng những hợp đồng phụ

Bước 4: Tài trợ rủi ro

Tài trợ rủi ro là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù những tổn thất xảy rahoặc tạo lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để giảm bớt tổn thất

Đối với phạm vi công ty, dĩ nhiên các nhà quản trị cần tìm ra cách quản lý hiệu quảchuỗi cung ứng, cân nhắc về chiến lược đặt chuỗi cung ứng để đạt được trạng thái cânbằng về lợi nhuận cho các bên Các giải pháp này bao gồm từ việc xác định chiến lược

cơ bản về cung ứng cho thị trường đến việc quyết định các chiến thuật phù hợp Mặtkhác, doanh nghiệp dù có tiềm lực về tài chính dồi dào tới đâu cũng khó tự mình xâydựng riêng một hệ thống chuỗi cung ứng, mà cần phải hợp tác, liên kết với doanh nghiệpkhác

Trang 4

2 Các loại rủi ro trong quản lý chuỗi cung ứng

2.1 Rủi ro giá thành

Rủi ro giá thành chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố chính: lạm phát và biến động

Việc tăng giá đột ngột có thể ảnh hưởng lớn đến các thị trường dễ bị tác động Một biệnpháp để kiểm soát tình trạng này là ký kết hợp đồng dài hạn, có thể giúp giảm tác độngcủa các đợt tăng giá trong tương lai Tuy nhiên, biện pháp này cũng có mặt hạn chế làmất tính linh động Đặc biệt, khi giảm phát diễn ra và giá thành đã cố định dài hạn, công

ty cũng sẽ bị thiệt hại lớn

Nhân tố thứ hai liên quan đến rủi ro giá thành là biến động thị trường Tình trạng nàydiễn ra khi thị trường thay đổi nhanh, đột ngột khó dự đoán Khi thị trường biến động,trượt giá có thể diễn ra bất ngờ, đồng thời việc hoạch định kế hoạch cũng khó khăn hơn.Thị trường hàng hóa dễ bị biến động nhất, dẫn đến người mua trong thị trường nàythường ký các hợp đồng bảo đảm trong đó giá sản phẩm có thể cao hơn hoặc thấp hơngiá trị hiện tại nhưng về lâu về dài sẽ có lợi cho người mua

2.2 Rủi ro chất lượng

Rủi ro chất lượng có thể diễn ra vì một nguyên nhân đơn giản (ví dụ thùng đựng hàngdính nước và bị móp) nhưng lại gây ra hậu quả nghiêm trọng (bao bì đóng gói không sửdụng được, dẫn đến đình trệ dây chuyền sản xuất)

Quản lý rủi ro chất lượng là quá trình áp dụng nhiều phương pháp để đảm bảo chất lượngsản phẩm trước các thay đổi bất thường có thể diễn ra trong quá trình sản xuất Các quytrình đảm bảo chất lượng, cung cấp hướng dẫn hữu ích về cách tự động hóa quy trình sảnxuất và giảm thiểu lỗi do con người, đồng thời, cũng khuyến khích sử dụng các quy trìnhtối giản, hiệu quả

2.3 Rủi ro pháp lý

Khi nhà cung cấp vi phạm pháp luật, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng có thể bị liênđới Ví dụ, theo Đạo luật Chống hối lộ của Anh, khi một nhà cung ứng phạm tội thamnhũng trong quá trình kinh doanh, khách hàng của công ty đó có thể phải chịu các ánphạt tài chính nặng nề Vì thế, khi ký kết hợp đồng, các công ty cần bổ sung các điềukhoản giúp bảo vệ mình trước các rủi ro pháp lý từ bên cung ứng

Tuy nhiên, điều này chỉ giúp giải quyết một phần các rủi ro pháp lý mà thôi Để công tykhông bị ảnh hưởng bởi các rủi ro loại này, họ cần phải đào tạo bên cung ứng và đội ngũ

Trang 5

thu mua của mình sao cho nhận thức đầy đủ về luật pháp, và phải có thái độ kiên quyếttrước các hành vi phạm pháp.

2.4 Rủi ro danh tiếng

Đây là loại rủi ro khó lường nhất Rủi ro này liên quan mật thiết đến quan điểm của côngchúng về doanh nghiệp Danh tiếng của một công ty có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọngnếu cộng đồng cho rằng công ty đang vi phạm một vấn đề đạo đức nào đó, hay thậm chí

vi phạm luật pháp

Tương tự như rủi ro về pháp lý ở trên, công ty bạn có thể không liên quan đến rủi rodanh tiếng, nhưng nhà cung cấp của bạn lại là người gặp rủi ro, thì sớm hay muộn gìdoanh nghiệp của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng Để tránh tình trạng này xảy ra, doanhnghiệp cần phải chủ động giám sát và thực hiện các tiêu chuẩn, các quy định pháp luật

2.5 Rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính chuỗi cung ứng là khả năng các nhà cung cấp sẽ gặp phải một sự kiệnkinh doanh đe dọa tình hình tài chính của họ Một sự kiện rủi ro tài chính có thể xảy ra

do sự phá sản của nhà cung cấp, sự biến động của thị trường và nhiều hơn nữa

2.6 Rủi ro nguồn nhân lực

Rủi ro nhân lực đề cập đến các đối tượng có liên quan đến tài sản con người của tổ chức.Rủi ro có thể gây tổn thương cho quản lý, nhân viên hay các đối tượng có liên quan đến

tổ chức như khách hàng, nhà cung cấp Thiệt hại trong rủi ro nhân lực có thể xảy ra khinhân lực trong doanh nghiệp bị thương tật, bị tử vong, khi họ tuổi cao phải về hưu, khimột nhân lực rời bỏ doanh nghiệp

2.7 Rủi ro trong dự trữ bảo quản

Trong dự trữ và bảo quản hàng hóa sẽ có một số rủi ro về:

 Sự gián đoạn nguồn cung ứng: Đây là một trong những rủi ro thưởng gặp phải khisản phẩm hàng mua về mang tính chất thời vụ hoặc nhập khẩu từ nước ngoài Tuynhiên, sự gián đoạn nguồn cung ứng còn có thể xảy ra khi hoạt động mua hàngcủa doanh nghiệp không được thực hiện Để đối phó với rủi ro này các doanhnghiệp thường đặt trước hàng Dự trự một lượng lớn hàng tổn kho khá tốn kém

Do vậy, nhiều công ty xác định lượng hàng tồn kho thấp nhất với việc quản trị cô

Trang 6

hiệu quả Ngược lại, các nhà quản trị bán hằng lại muốn hượng tổn kho tương đốicao, đặc biệt khi giảm nguôn cung ứng được bảo trước.

 Sự biến đổi về chất lượng hàng hóa: Mức tồn kho hàng hóa ảnh hưởng đến chấtlượng hàng hóa trong kho Nếu công tác bảo quản hàng hóa dự trữ tốt, chất lượnghàng hóa cũng được đảm bảo Nếu công tác bảo quản không tốt thì hàng hỏa bịgiảm sút chất lượng làm hoạt động tiêu thụ bị giản đoạn thì mức tồn kho tăng lên

 Khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp: Nếu khả năng xâm nhập và mởrộng thị trường lớn tức là doanh nghiệp có thể dự bảo chính xác nhu cầu sử dụngsản phẩm hang hóa trong kỳ Vì vậy, sản phẩm hàng hóa dự trũ hàng tồn kho cũngphải đảm bảo kịp thời cho hoạt động tiêu thụ trên các thị trường đồ Còn nếu khảnăng xâm nhập và mở rông thị trường thấp thì phải xác định mức tổn kho hợp lý,tránh tình trạng để hàng hóa ứ đọng do khơng khai thác được nhu cầu ở thị trườngmới

2.8 Rủi ro trong quản lý nhà phân phối

 Rủi ro lớn nhất mà các nhà quản trị lo lắng đó chính là lượng hàng tồn kho

 Hết hàng hoặc cháy hàng là rủi ro thứ 2 trong quy trình phân phối của DoanhNghiệp

 Rủi ro đến từ nhân viên bán hàng: Đây là bộ phận cốt lõi của Doanh Nghiệp, việcphân phối sẽ gặp nhiều khó khăn nếu như công ty không có quy trình quản lý chặtchẽ nhất là đối với các công ty với quy mô cả nước, số lượng nhân viên bán hànglớn Làm sao để biết được có bao nhiêu nhân viên thực sự làm việc? Đội ngũ bánhàng có hoạt động với hiệu suất 100% hoặc hơn không? Đội ngũ nhân viên cóđược theo sát hay huấn luyện (Coaching) đầy đủ các kỹ năng bán hàng haykhông?

 Rủi ro về sự cạnh tranh: với thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, các doanhnghiệp ngoài việc có sản phẩm tốt, giá thành tốt, thị trường tốt, cần phải quan tâmđến yếu tố quản lý hệ thống phân phối tốt để đảm bảo việc bao phủ thị trường,nắm bắt được nhu cầu và sở thích của khách hàng

2.9 Rủi ro do thiên tai

Rủi ro thiên tai chuỗi cung ứng là khả năng chuỗi cung ứng của bạn bị gián đoạn do bão,động đất hoặc các nguy cơ tự nhiên khác Trong một thế giới toàn cầu hóa và biến đổi

Trang 7

Thiên tai làm gián đoạn các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, có thể gâytổn thất về nhân lực, nguồn cung ứng, các mắt xích trong chuỗi…

2.10 Rủi ro thông tin

Trong một chuỗi, các mắt xích cần phải chia sẻ thông tin với nhau thì mới có thể quản lýchuỗi cung ứng hiệu quả Nếu có sự kiện gây thiếu thông tin hoặc hiểu nhầm thông tingiữa các mắt xích sẽ gây ra rủi ro cho toàn bộ chuỗi cung ứng

Trang 8

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM -

VINAMILK

1 Giới thiệu khái quát về công ty

1.1 Thông tin cơ bản

Tên đầy đủ : CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM

Mã cổ phiếu : VNM

Tên tiếng Anh : Vietnam Dairy Products Joint Stock Company

Tên viết tắt : Vinamilk

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế: 0300588569

Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy ProductsJoint Stock Company), thành lập năm 1976, với ngành nghề hoạt động sản xuất, kinhdoanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như cũng như thiết bị máy móc liên quan tại ViệtNam

Vinamilk là đại diện đầu tiên của Việt Nam có mặt trong Top 200 doanh nghiệp Châu Áxuất sắc nhất năm 2010 do tạp chí Forbes Asia bình chọn Được Vietnam Report (VNR)xếp hạng top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam Ngoài ra Vinamilk cũng đượcNielsen Singapore xếp vào một trong 10 thương hiệu được người tiêu dùng Việt Namyêu thích nhất

Hiện nay Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa,chiếm 55% thị phần sữa cả nước, trong đó 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữabột, 33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữađặc trên toàn quốc Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới hơn 250.000

Trang 9

điểm bán hàng phủ đều 63 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang 43quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản, khu vực TrungĐông, Đông Nam Á Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xâydựng được 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng,một nhà máy sữa tại Campuchia (Angkormilk) và một văn phòng đại diện tại Thái Lan.

1.3 Sản phẩm

Vinamilk cung cấp hơn 250 chủng loại sản phẩm với các ngành hàng chính:

 Sữa nước: sữa tươi 100%, sữa tiệt trùng bổ sung vi chất, sữa tiệt trùng, sữa organic,thức uống cacao lúa mạch với các nhãn hiệu ADM GOLD, Flex, Super SuSu

 Sữa chua: sữa chua ăn, sữa chua uống với các nhãn hiệu SuSu, Probi, ProBeauty

 Sữa bột: sữa bột trẻ em Dielac, Alpha, Pedia, Grow Plus, Optimum Gold, bột dinhdưỡng Ridielac, sữa bột người lớn như Diecerna đặc trị tiểu đường, SurePrevent,CanxiPro, Mama Gold

 Sữa đặc: Ngôi Sao Phương Nam (Southern Star) và Ông Thọ

 Kem và phô mai: kem sữa chua Subo, kem Delight, Twin Cows, Nhóc Kem, NhócKem Ozé, phô mai Bò Đeo Nơ

 Sữa đậu nành – nước giải khát: nước trái cây Vfresh, nước nha đam, trà, nước đóngchai Icy, sữa đậu nành GoldSoy

2 Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động chuỗi cung ứng của Vinamilk

Trang 10

2.1 Mô hình chuỗi cung ứng của Vinamilk

: dòng sản phẩm: dòng thông tin: dòng tài chính

2.1.1 Khâu cung ứng đầu vào

Khâu cung ứng đầu vào của Vinamilk gồm có nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nguồnnguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân nuôi bò, nông trại nuôi bò trong nước

2.1.1.1 Nguồn nguyên liệu trong nước:

Vinamilk hiện có 13 trang trại bò sữa, 12 ở Việt Nam và 1 ở Xiêng Khoảng – Lào, vớitổng cộng 27 000 con bò sữa tại VN, 4000 con tại Lào Ngoài ra, Vinamilk còn hợp tácvới 6000 hộ nông dân với tổng cộng hơn 100 000 con bò sữa Nguồn nguyên liệu nàycung cấp khoảng 950-1000 tấn sữa tươi/ngày

Các trang trại bò sữa của Vinamilk

 Vinamilk tự hào là doanh nghiệp sữa Việt Nam luôn tiên phong trong lĩnh vựcchăn nuôi

 Hiện nay, tất cả hệ thống chuồng trại chăn nuôi bò sữa được Công ty đầu tư xâydựng dựa theo tư vấn thiết kế và công nghệ hiện đại trên Thế giới như Mỹ, ThụyĐiển và Israel Vinamilk còn phát triện các hệ thống chăm sóc sức khỏe đàn bò,

Trang 11

Nhà máy chế biến sữa Trại thu gom sữa

Hộ chăn nuôi

xây dựng trung tâm cấy truyền phôi để cải tạo nguồn gen đàn bò, cũng như đảmbảo khẩu phần dinh dưỡng hợp lý cho bò theo chuẩn Global G.A.P

Nguồn nguyên liệu từ hộ nông dân

 Sữa tươi nguyên liệu: Các hộ nông dân nuôi bò, nông trại nuôi bò có vai trò cungcấp nguyên liệu sữa đầu vào cho sản xuất thông qua trạm thu gom sữa Sữa đượcthu mua từ các nông trại phải luôn đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng được kýkết giữa công ty Vinamilk và các nông trại sữa nội địa

 Trung tâm thu mua sữa tươi có vai trò mua nguyên liệu sữa tươi từ các hộ nôngdân, nông trại nuôi bò, thực hiện cân đo khối lượng sữa, kiểm tra chất lượng sữa,bảo quản và vận chuyển đến nhà máy sản xuất Trung tâm sẽ cung cấp thông tincho hộ nông dân về chất lượng giá cả và nhu cầu khối lượng nguyên vật liệu.Đồng thời trung tâm thu mua sẽ thanh toán tiền cho các hộ nông dân nuôi bò.Ngoài ra, các trạm thu mua này còn thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho nông hộ vềchăn nuôi bò sữa như phân phối thức ăn chăn nuôi, dung dịch vệ sinh vắt sữa,

tư vấn, chuyển giao công nghệ và kiểm soát dịch bệnh

2.1.1.2 Nguồn nguyên liệu nhập khẩu

Đối với nguyên liệu sữa nhập khẩu thì có thể được nhập thông qua trung gian hoặc tiếnhành nhập khẩu trực tiếp rồi được chuyển đến nhà máy sản xuất Các nguồn cung cấpnguyên liệu chính hiện nay của Vinamilk là Mỹ, New Zealand, và Châu Âu

Fonterra (SEA) Pte Ltd Bột sữa nguyên liệu

Hoogwegt International BV Bột sữa nguyên liệu

Perstima Binh Duong, Vỏ sữa bằng thiếc

Tetra Pak Indochina Hộp Carton và máy đóng hộp

2.1.2 Khâu sản xuất

Trang 12

Trong 5 năm vừa qua, Vinamilk đã đầu tư hơn 6.500 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có để đầu

tư xây dựng nhiều nhà máy có trình độ tự động hóa cao Nhà máy sản xuất sữa củaVinamilk được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại vàcông nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay, nhà máy hoạt động trên một dây chuyền

tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm

Vinamilk sử dụng công nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại tại tất cả các nhà máy Công

ty đã tiến hành nhập khẩu công nghệ từ các nước Châu Âu như: Đức, Ý và Thụy Sĩ đểứng dụng vào dây chuyền sản xuất và cũng là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệthống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch, hãng dẫn đầu thêgiới về công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất Ngoài ra, Vinamilk còn sử dụng các dâychuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá trị cộng thêm khác

Hình 1 Quy trình sản xuất sữa Vinamilk

Trang 13

 Tại các nhà máy chế biến, sữa bò sau khi được vắt sẽ chảy thẳng vào hệ thống làmlạnh nhanh chóng từ 370C xuống còn 40C qua dây chuyền vắt sữa tự động củahãng Delaval Từ đây, sữa nguyên liệu này sẽ nhanh chòng chuyển đến nhà máy.Sữa tươi tiệt trùng được xử lí ở nhiệt độ cao (từ 140 – 1430C) trong thời gian 3 – 4giây, nên dễ bảo quản, có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường với thời hạn sửdụng khá dài (từ 6 tháng đến 1 năm).

Còn sữa tươi thanh trùng được xử lí phức tạp hơn nhưng ở nhiệt độ thấp hơn

750C, trong khoảng 30 giây, sau đó nhanh chóng làm lạnh ở 40C Nhờ thế sữa tươi100% thanh trùng Vinamilk sẽ giữ được hầu hết các vitamin, khoáng chất và trọnvẹn dưỡng chất từ sữa bò tươi nguyên chất Đặc biệt, trước khi vào công đoạnthanh trùng, sữa nguyên liệu sẽ được đi qua hệ thống ly tâm tách chuẩn cho phéploại bỏ hầu hết các vi khuẩn có hại trước khi xử lý thanh trùng Đây là điểm đặcbiệt nhất trong công nghệ sản xuất Sữa tươi thanh trùng Vinamilk 100%

 Hệ thống vận hành tại nhà máy dựa trên giải pháp tự động hóa Tetra Plant Master,cho phép kết nối và tích hợp toàn bộ nhà máy từ nguyên liệu đầu vào cho đếnthành phẩm Nhờ đó nhà máy có thể điều khiển mọi hoạt động diễn ra trong nhàmáy, theo dõi và kiểm soát chất lượng một cách liên tục Hệ thống Tetra PlantMaster cũng cung cấp tất cả dữ liệu cần thiết giúp nhà máy có thể liên tục nângcao hoạt động sản xuất và bảo trì

 Vinamilk đã và đang đầu tư rất nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại bậc nhất thếgiới hiện nay để tăng công suất sản xuất cho các nhà máy trên toàn quốc Điểnhình là hoàn thành giai đoạn 2 của nhà máy sữa nước Mega tại Bình Dương, nângtổng công suất của nhà máy này từ 400 triệu lít/năm lên 800 triệu lít/năm và đầu

tư thêm nhiều dây chuyền sữa nước tốc độ cao (A3 Speed) loại hộp 100ml và180ml tại nhà máy Tiên Sơn và Lam Sơn để phục vụ chương trình sữa học đườngtại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc Ngoài ra, 02 dây chuyền sữa chua ăn với côngsuất 80.000 hũ/giờ/máy, đây là dây chuyền sản xuất hiện đại nhất và công suất lớnnhất trên thế giới hiện nay cũng được Vinamilk đầu tư để lắp tại nhà máy ở HồChí Minh và nhà máy Tiên Sơn

2.1.3 Khâu phân phối, bán hàng:

Hệ thống đại lý của công ty phân thành hai loại: nhóm các sản phẩm về sữa gồm có sữađặc, sữa bột… và nhóm sản phẩm kem, sữa chua, sữa tươi

Trang 14

Tiếp tục duy trì và xây dựng hệ thống phân phối vững mạnh ở tất cả các kênh bán hàng.Tại thời điểm cuối năm 2018, Công ty có hệ thống phân phối nội địa gồm:

 208 nhà phân phối với tổng số điểm lẻ toàn quốc đạt gần 250.000 điểm phủ rộngkhắp và hầu hết tại kênh siêu thị và cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc;

 Khách hàng đặc biệt (kênh KA) như bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, doanhnghiệp, cũng được tăng cường, như ký kết hợp tác chiến lược 05 năm đến 2023với hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), theo đó Vinamilk sẽcung cấp sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cho khách hàng toàn cầu;

 Chuỗi cửa hàng “Giấc mơ sữa Việt” tăng lên 426 điểm Một điểm chấm phá mớitrong việc tăng sự thuận tiện cho người tiêu dùng là sự ra đời của kênh thươngmại điện tử với sự hợp tác của đối tác đáng tin cậy và hệ thống cửa hàng “Giấc

mơ sữa Việt”;

 Và đặc biệt hơn nữa là khách hàng thuộc khối trường học được chú trọng và tănglên một cách đáng kể từ việc cung cấp sữa học đường tại Hà Nội và các tỉnh thànhtrên toàn quốc theo chương trình sữa học đường quốc gia

Các sản phẩm của Vinamilk được xuất khẩu tới hơn 40 nước trên Thế giới và vùng lãnhthổ như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,Thổ Nhĩ Kỳ, Nga,Canada, Mỹ, Úc, Các mặt hàng xuất khẩu gồm: sữa bột trẻ em, bột dinh dưỡng, sữađặc, sữa nước, nước giải khát, sữa đậu nành, sữa chua Chiến lược xuất khẩu củaVinamilk trong 3 năm tới tập trung vào thị trường Trung Đông,Châu Phi, Cuba, Mỹ, Quản lý kênh phân phối: Vinamilk đã và đang sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tinhiện đại:

 Hệ thống Oracle E Business Suitr 11i: được chính thức đưa vào hoạt động từtháng 1/2007 Hệ thống này kết nối đến 15 địa điểm gồm các trụ sở, nhà máy, khohàng trên toàn quốc Hạ tầng CNTT đã được đồng bộ hóa, chuẩn hóa và củng cố

 Ứng dụng giải pháp quản trị mối quan hệ với khách hàng (Customer RelationshipManagement –CRM): qua việc tối ưu hóa các chu trình và cung cấp cho nhân viênbán hàng mọi thông tin đầy đủ liên quan đến khách hàng và khách hàng có thểtrao đổi thông tin với công ty theo bất cứ cách nào mà khách hàng thích, vào bất

cứ thời điểm nào, thông qua bất cứ kênh liên lạc nào, bằng bất cứ ngôn ngữ nào,

… Đây là một giải pháp tiếp cận rất hiệu quả đối với chính những khách hàng của Vinamilk, giúp công ty có thể thu thập được đầy đủ thông tin và nhu cầu của

Trang 15

khách hàng từ đó có thể đưa ra các chính sách xây dựng và phát triển mạng lướiphân phối cho phù hợp.

 Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp – Enterprise Resource Planning(ERP): là công cụ hỗ trợ nhân viên trong công việc, cho phép mạng phân phốiVinamilk trên cả nước có thể kết nối thông tin với trung tâm trong cả hai tìnhhuống online hoặc offline Thông tin tập trung sẽ giúp Vinamilk đưa ra các xử lýkip thời cũng như hỗ chính xác việc lập kế hoạch Việc thu thập và quản lý cácthông tin bán hàng của đại lý là để có thể đáp ứng kịp thời, đem lại sự thỏa mãncho khách hàng ở cấp độ cao hơn Quá trình này đã hỗ trợ các nhân viên nâng caonăng lực, tính chuyên nghiệp và khả năng nắm bắt thông tin thị trường tốt nhấtnhờ sử dụng các thông tin được chia sẻ trên toàn hệ thống Vinamilk cũng quản lýxuyên suốt các chính sách giá, khuyến mãi trong hệ thống phân phối Trong khi

đó, đối tượng quan trọng của doanh nghiệp là khách hàng đầu cuối cũng đượchưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện

2.1.4 Bộ phận logistic của Vinamilk

Báo cáo thường niên của công ty năm 2016 cho thấy dù đứng thứ ba sau chi phí hỗ trợbán hàng khuyến mãi nhưng chi phí vận chuyển hàng hóa tính đến 31/12/2016 vẫn ởmức 774 tỷ đồng Hiện Công ty vẫn chủ động từ 80 – 90% dịch vụ logistics khoảng 10%còn lại là thuê ngoài

Điểm đột phá trong chính sách bán hàng và logistics của Vinamilk là khởi động trangthương mại điện tử “Giấc mơ sữa Việt” chuyên cung cấp và giao hàng tận nhà các mặthàng sữa Với cửa hàng điện tử “Giấc mơ sữa Việt - Vinamilk E shop” khách hàng có thểthực hiện việc mua hàng ở mọi lúc mọi nơi các sản phẩm 100% chính hãng của Vinamilkvới mức giá tốt nhất Kênh thương mại điện tử này còn giúp tăng độ phủ sóng củathương hiệu Vinamilk và phát triển tất cả các kênh bán hàng Mặt khác đồng thời hỗ trợđưa ra quy chuẩn trong chương trình khách hàng thân thiết đảm bảo mọi khách hàng củaVinamilk đến từ kênh nào cũng nhận được tiện ích giống nhau

Năm 2018 hệ thống cửa hàng Giấc mơ sữa Việt - Vinamilk E shop phủ rộng ở tất cả cácvùng miền, với 55 cửa hàng ở các tỉnh Miền Trung, 28 cửa hàng ở các tỉnh Miền Đông,

29 cửa hàng ở các tỉnh Miền Tây, 41 cửa hàng ở các tỉnh Miền Bắc Riêng Hà Nội vàThành phố Hồ Chí Minh, có 85 và 83 cửa hàng

2.2 Quản lý rủi ro trong hoạt động chuỗi cung ứng của Vinamilk

Trang 16

2.2.1 Thực trạng quản lý rủi ro theo chiều ngang

2.2.1.1 Khâu cung ứng đầu vào

 Nguồn nguyên liệu nhập khẩu:

Nhập khẩu nguyên liệu sữa khiến công ty phải đối mặt với các rủi ro như:

 Do phải nhập khẩu nguyên liệu sữa nên giá thành sản xuất trong nước phụ thuộcvào biến động của thế giới Giá nguyên liệu sữa đầu vào tăng mạnh rồi lại giảmđột ngột với biến động rất khó dự đoán trước.…

 Vấn đề an toàn chất lượng sữa là một trong những nhân tố tác động mạnh đếnngành sữa Thời gian qua, các scandal như sữa có Melamine; sữa có chất thuốcsúng đang khiến cho hoạt động tiêu thụ sữa gặp khó khăn

 Theo cam kết gia nhập WTO, mức nhập khẩu sữa bột thành phẩm đến năm 2012

ở mức 25% nhưng hiện nay vẫn còn thấp hơn cam kết khiến cho các sản phẩmsữa nhập khẩu cạnh tranh dễ hơn đối với các sản phẩm nội địa

 Thách thức đối với sự ổn định và chất lượng nguồn nguyên liệu

 Nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân nuôi bò, nông trại nuôi bò trong nước

Ngành chăn nuôi bò sữa còn khá mới, người nông dân ít kinh nghiệm nên chất lượng sữachưa cao Nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò sữa ở trong nước còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên phải tiến hành nhập khẩu Quy mô còn nhỏ lẻ nên khó áp dụng khoa học công nghệ vào việc chăn nuôi bò sữa nên không tránh khỏi một số rủi ro như:

 Những con bò già và sức khỏe kém khiến chất lượng sữa bị suy giảm

 Môi trường xung quanh trang trại nuôi bò (nước, không khí, thức ăn, đất,chuồng nuôi) không hợp vệ sinh hoặc bị ô nhiễm

 Người nuôi bò tiêm thuốc kích thích cho bò, không quan tâm đến sức khỏe vềthể chất hoặc tinh thần của bò

 Bệnh dịch khiến bò chết hoặc khiến bò không đạt chuẩn để lấy sữa

 Công nghệ kỹ thuật yếu kém dẫn đến bò bị bệnh, nhiễm trùng trong quá trìnhlấy sữa

 Sự bất mãn của người dân trong quá trình sử dụng đất chăn nuôi

Sữa tươi nguyên liệu: Các hộ nông dân nuôi bò, nông trại nuôi bò có vai trò cung cấpnguyên liệu sữa đầu vào cho sản xuất thông qua trạm thu gom sữa Sữa được thu mua từ

Ngày đăng: 10/07/2020, 07:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. 2017, 5 nhóm rủi ro chính trong chuỗi cung ứng, https://vilas.edu.vn/5-nhom-rui-ro-chinh-trong-chuoi-cung-ung.html Link
2. Quản lý rủi ro chuỗi cung ứng, https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3n_l%C3%BD_r%E1%BB%A7i_ro_chu%E1%BB%97i_cung_%E1%BB%A9ng Link
3. What Is Supply Chain Risk Management?, https://www.riskmethods.net/scrm/what-is-supply-chain-risk-management/ Link
4. Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng, https://prezi.com/4g6rgzy0vdxe/quan-tri-rui-ro-trong-chuoi-cung-ung/ Link
5. Quản trị rủi ro nhân lực, http://eldata11.topica.edu.vn/HocLieu/TC308/PDF%20slide/TC308_Bai4_v1.0014111208.pdf Link
6. Sáu rủi ro trong quản lý phân phối hàng tiêu dùng,https://www.thesaigontimes.vn/114866/sau-rui-ro-trong-quan-ly-phan-phoi-hang-tieu-dung.html Link
7. Rủi ro trong quản trị hàng tồn kho, https://toc.123doc.net/document/1197158-rui-ro-trong-quan-tri-hang-ton-kho-1-su-gian-doan-nguon-cung-ung.htm Link
8. Vinamilk – Những điểm cốt lõi trong quản trị Chuỗi Cung ứng, https://bit.ly/2TOVS7U Link
9. Báo cáo thường niên Vinamilk 2019, https://bit.ly/39tH4SR Link

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w