1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận phân tích hoạt động tài chính của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk

26 297 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 109,79 KB

Nội dung

Khái niệm Hoạt động tài chính là những hoạt động gắn với sự vận động và chuyền hóa nguồn lực tài chính,tạo ra sự dịch chuyển giá trị trong quá trình kinh doanh và làm biến động vốn cũng

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất cứ DN nào khi tiến hành đầu tư hay sản xuất, họ đềumong muốn đồng tiền của họ bỏ ra sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất Bên cạnh những lợi thếsawcn có thi nội lực tài chính của DN là cơ sở cho hàng loạt chính sách đưa DN đến thành công.Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp các DN xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân,mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của DN mình

Vì thế, trong bài tiểu luận này, tôi xin điểm lại những nét nổi bật khi phân tích hoạt động tàichính DN Trong bài làm, chủ yếu tôi nhấn mạnh các phương pháp, chỉ tiêu phân tích và đưa ranhững lời nhận xét, đánh giá để thể hiện rõ ý nghĩa của các con số tài chính Bên cạnh đó, tôi cóđưa vào các số liệu của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk để làm ví dụ minh họa để bàitiểu luận thêm rõ ràng, cụ thể hơn

Qua đây, tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Giảng viên Đào Nguyên Phi đã hướng dẫn,dẫn dắt tôi hoàn thiện bài tiểu luận này

Huế, ngày 22 tháng 03 năm 2012 Sinh viên

Nguyễn Quang Vinh

Trang 2

I KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

1 Khái niệm

Hoạt động tài chính là những hoạt động gắn với sự vận động và chuyền hóa nguồn lực tài chính,tạo ra sự dịch chuyển giá trị trong quá trình kinh doanh và làm biến động vốn cũng như thay đổicấu trúc vốn của DN Nói cách khác, hoạt động tài chính là những hoạt động gắn với việc xácđịnh nhu cầu, tạo lập, tìm kiếm, tổ chức, huy động và sử dụng vốn một cách hợp lý, có hiệu quả.(Trích từ giáo trình phân tích báo cáo tài chính, của PGS.TS NGUYỄN NĂNG PHÚC, nhà xuấtbản đại học kinh tế quốc dân)

2 Vai trò

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động kinh doanh của DN và

có vai trò hết sức quan trọng đối hoạt động kinh doanh Hoạt động tài chính tốt sẽ tác động thúcđẩy sự phát triển của hoạt động kinh doanh và ngược lại; hoạt động kinh doanh có hiệu quả thìmới bảo đảm cho hoạt động tài chính được vận hành trôi chảy; từ đó thúc đẩy được sản xuất –kinh doanh phát triển, nâng cao được hiệu quả kinh doanh Bằng việc xem xét hoạt động tàichính, các nhà quản lí có thể đánh giá chính xác thực trạng tài chính DN Có thể khái quát vai tròcủa hoạt động tài chính trên các điểm sau:

- Đáp ứng đủ vốn cho hoạt động và phát triển của DN:

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các DN phải có một lượng vốn nhấtđịnh, bao gồm vốn kinh doanh, quỹ xí nghiệp, vốn đầu tư xây dựng cơ bản,… DN có nhiệm vụ

tổ chức, huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu hoạt động kinh doanh hiện tại cũng như đápứng đủ vốn cho nhu cầu phát triển của DN

- Huy động vốn với chi phí thấp nhất:

Nhằm đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh và sự phát triển của DN chưa đủ mà hoạtđộng tài chính cần phải xem xét chi phí huy động và sử dụng vốn

- Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn:

Trang 3

Sau khi huy động, các nhà quản lý cần tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng số vốn đãhuy động một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sáchquản lý kinh tế - tài chính và lỷ luật thanh toán của nhà nước.

- Quyết định tăng, giảm vốn và quyết định đầu tư vốn:

Việc tăng giảm vốn hay đầu tư phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề như: nhu cầu mở rộng haythu hẹp quy mô kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, lĩnh vực kin doanh, thị trường đầu tư,

….Ở góc độ này, hoạt động tài chính giữ trọng trách trong việc quyết định tăng giảm vốn hayquyết định đầu tư vốn

II PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Phân tích khái quát tình hình tài chính của DN nhằm mục đích đánh giá kết quả và trạng tháitài chính cũng như dự tính được những rủi ro và tiềm năng tài chính trong tương lai

Phương pháp phân tích là phương pháp so sánh: so sánh mức biến động mỗi khoản mục cũngnhư mức thay đổi tỉ trọng mỗi khoản mục giữa các kì khác nhau ở cả hai bên của Bảng cân đối

kế toán Từ đó xác định được những biến động tiêu cực hay tích cực của khoản mục, tính phùhợp với nội dung kinh tế của nó

Khi chúng ta so sánh mức thay đổi của mỗi khoản mục bên tài sản hay nguồn vốn bằngphương pháp so sánh chênh lệch tuyệt đối và số tương đối, ta có thể thấy được cơ cấu và những

sự thay đổi nổi bật của từng khoản mục

1 Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của DN:

Một trong những chức năng quan trọng của hoạt động tài chính là xác định nhu cầu, tạolập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn Do vậy, sự biến động của tổng số nguồn vốntheo thời gian ( giữa cuối kì so với đầu năm, giữa năm này so với năm khác,…) là mộttrong những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khái quát khả năng tạo lập, tìm kiếm, tổchức và huy động vốn của DN

Trang 4

Phương pháp đánh giá tình hình huy động vốn của DN là phương pháp so sánh: so sánh

sự biến động tổng số nguồn vốn và so sánh sự biến động cơ cấu nguồn vốn theo thời gian

cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối

Bên cạnh đó, các nhà phân tích còn xác định ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu và nợ phảitrả đến sự biến động của tổng nguồn vốn

Bảng đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của Công ty Vinamilk

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2009 so với năm 2008

Năm 2008 Năm 2009

Số tiền(triệuđồng)

Tỷ trọng(%)

Số tiền(triệuđồng)

Tỷtrọng(%)

Chênhlệch về sốtiền (triệuđồng)

Tỷ lệ(%)

Chênhlệch về

tỷ trọng(%)

mà nguyên do là ở sự biến động của vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

Ở Công ty Vinamilk thì ta thấy Vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng khá lớn ở hai năm 2009), còn tỷ lệ Nợ thì ít hơn, vào khoảng 20%-21.5% Như vậy, có thể thấy tình hình tàitrợ tài sản bằng số vốn của DN trong hai năm đều rất tốt

(2008-Việc tăng vốn chủ sỡ hữu về quy mô tăng cường mức độ tự chủ, độc lập về mặt tài chínhcủa DN Nợ phải trả mặc dù có tăng trong hai năm, nhưng thứ nhất tỉ trọng của nợ khônglớn, và thứ hai là tăng với tốc độ chậm cho nên không làm giảm nhiều tính tự chủ tàichính, an ninh tài chính

Trang 5

Ngoài ra, sự gia tăng của Nguồn vốn cũng cho thấy được nỗ lực huy động vốn trong hainăm của DN chủ yếu là do tăng Vốn chủ sở hữu và xu hướng biến động của cơ cấu vốn làhuy động từ bên trong nội bộ, từ các chủ sở hữu ( thông qua sự biến động về tỷ trọng của

cá chỉ tiêu “Tổng số vốn chủ sở hữu” và “Tổng nợ phải trả”

2 Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của DN

a Hệ số tài trợ = Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn:

(Ta lấy chỉ tiêu vốn chủ sở hữu ở Bảng cân đối kế toán, mã số 400 và chỉ tiêu Tổngnguồn vốn, mã số 440 hoặc chỉ tiêu Tài sản mã số 270 trên Bảng cân đối kế toán)

Hệ số tài trợ =4.761 913

5.966 959 = 0.798 lần Hệ số tài trợ =

6.637 7398.482.036 = 0.783 lần

Nhận xét: Qua chỉ tiêu “ Hệ số tài trợ” ta nhận thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính

và mức độ độc lập của DN về mặt tài chính là cao Và sự biến động về cơ cấu nguồn vốnqua hai năm do sự thay đổi của nguồn vốn, điều này có thể nói lên sự gia tăng nguồn vốncủa DN

b Hệ số tài trợ tài sản dài hạn = Vốn chủ sở hữu / Tài sản dài hạn

( Ta lấy chỉ tiêu tài sản dài hạn trên Bảng cân đối kế toán, mã số 200)

Trang 6

Căn cứ vào chỉ số trên ở DN Vinamilk, ta thấy các chỉ số này khá cao (lớn hơn 1), chứng

tỏ vốn chủ sở hữu được đầu tư vào tài sản dài hạn là khá lớn Điều này giúp doanh nghiệp

tự đảm bảo về mặt tài chính Vì nếu vốn chủ sở hữu không đủ tài trợ cho tài sản dài hạn

mà phải sử dụng các nguồn vốn khác (kể cả chiếm dụng vốn dài hạn) thì khi các khoản

nợ đáo hạn, DN sẽ gặp khó khăn trong thanh toán Tuy nhiên, hệ số này ở DN là khá caonên hiệu quả kinh doanh có thể sẽ thấp do vốn đầu tư chủ yếu vào tài sản dài hạn, ít sửdụng vào kinh doanh quay vòng để sinh lợi

c Hệ số tự tài trợ tài sản cố định = Vốn chủ sở hữu / Tài sản cố định đã và đang đầu tư

( Chỉ tiêu “Tài sản cố định” lấy trên Bảng cân đối kế toán, mã số 220)

Bảng đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của Công ty CP Vinamilk

Dựa vào bảng đánh giá ở bên, chúng ta sẽ

thấy được mức độ biến động về quy mô

từng chỉ tiêu, đánh giá được mức độ tăng

hay giảm về tự chủ tài chính của Công ty

Vinamilk qua thời gian

Mức độ độc lập về tài chính năm 2009 đã

tăng so với năm 2008 và có xu hướng tăng

theo thời gian Giá trị tương đối lẫn tuyệt đối

của hệ số tài trợ tài sản dài hạn và” Hệ số tự

tài trợ tài sản cố định lớp hơn 1, chắc chắn

an ninh tài chính của công tyVinamilk vẫn bền vững, mức độ độclập tài chính không bị đe doạ

III PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2008 2009 ± %

Hệ số tài trợ 0.798 0.783

Hệ số tự tài trợtài sản dài hạn

1.71 1.94 0.23 113.45

%

Hệ số tự tài trợtài sản cố định

2.46 2.63 0.17 106.91

%

Trang 7

1 Phân tích cơ cấu tài sản:

Bên cạnh việc tổ chức, huy động vốn cho hoạt đọng kinh doanh, các DN còn phải sửdụng số vốn đã huy động một cách hợp lí, có hiệu quả nhằm giúp tiết kiệm được chi phíhuy động vốn và số vốn đã huy động

Qua phân tích cơ cấu tài sản, các nhà quản lí sẽ nắm được tình hình sự dụng vốn đã huyđộng, biết được việc sử dụng vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doan và cóphục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của DN hay không

Phân tích cơ cấu tài sản được thực hiện bằng các xác định tỷ trọng của từng bộ phận tàisản chiếm trong tổng số tài sản, xác định như sau:

Tỷtrọng

Số tiền(triệuđồng)

Tỷtrọng

Số tiền(triệuđồng)

Tỷ lệ(%)

Tỷtrọng

Trang 8

Qua việc xem xét bảng phân tích trên, các nhà quản lí sẽ thấy được những đặc trưngtrong cơ cấu tài sản của DN, xác định được tính hợp lí trong việc sử dụng (đầu tư) vốn.

Từ đó, nhà quản lí sẽ ra những quyết định đầu tư vào loại tài sản nào, thời điểm nào làthích hợp, xác định việc gia tăng hay cắt giảm hang tồn kho cũng như mức tồn kho cầnthiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất – kinh doanh và nhu cầu tiêu thụ của thị trường

Khi phân tích cơ cấu tài sản, chúng ta cần liên hệ với số liệu bình quân của ngành cũngnhư so sánh với số liệu khác của các DN kinh doanh cùng ngành nghề để nhận xét về tìnhhình sử dụng vốn và tính hợp lý của cơ cấu tài sản DN

Trang 9

 Tiền và các khoản tương đương tiền:

Khi xem xét, cần liên hệ với tình hình biến động của các chỉ tiêu như “Hệ số khả năngthanh toán nợ ngắn hạn của tiền và các khoản tương đương tiền” Đồng thời căn cứ vàonhu cầu thực tế về tiền của DN trong mỗi giai đoạn để nhận xét Lí giải nguyên do, phảixem xét khoản mục này tăng có thể là do ứ đọng hay DN đang có kế hoạch tập trung tiền

để mua sắm vật tư, tài sản, đầu tư và một số lĩnh vực kinh doanh khác… Căn cứ vào bảng

ta thấy ở DN Vinamilk thì có xu hướng tăng lên qua hai năm, với tỉ lệ tăng 26%, tuynhiên tỉ trọng của tiền lại có xu hướng giảm xuống 11.26%, trong khi đầu tư tài chínhtăng lên rất lớn, chứng tỏ DN đang có xu hướng giải phóng tiền mặt để tập trung vào đầu

tư tài chính, đặc biệt là đầu tư ngắn hạn

 Đầu tư tài chính:

Là hoạt động quan trọng của DN nhằm phát huy mọi tiềm năng sẵn có cũng như nhữnglợi thế kinh doanh của DN, nâng cao hiệu quả kinh doanh, khẳng định vị thế của DN.Khi xem xét khoản mục này cần liên hệ tới chính sách đầu tư của DN cũng như môitrường đầu tư trong từng thời kỳ Ngoài ra, đầu tư tài chính cũng là cơ hội cần thiết đểgiúp DN sử dụng vốn dôi thừa có hiệu quả

Ở Công ty Vinamilk ta thấy, đầu tư tài chính từ năm 2009 so với năm 2008 là một con sốrất lớn cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối, đồng thời làm tăng tỉ trọng trong cơ cấu tàisản Điều này được xem như là một tính hiệu tích cực của Công ty Vinamilk về hiệu quảkinh doanh và vị thế của Công ty

 Các khoản phải thu:

Là số vốn (tài sản) của DN bị người mua và người bán chiếm dụng Khi xem xét yếu tốnày, cần liên hệ với phương thức tiêu thị, với chính sách tín dụng bán hàng, với chínhsách thanh toán tiền hàng, khả năng quản lý nợ cũng như năng lực tài chính của kháchhàng để nhận xét Chẳng hạn, số nợ phải thu tăng hay giảm có thể do sự yếu kém trongviệc quản lí nợ hoặc do phương thức tiêu thị áp dụng tại DN Nếu DN áp dụng phươngthức bán lẻ là chủ yếu thì số nợ phải thu sẽ thấp hơn do lượng hàng bán ra được thu tiềnngay, ngược lại, đối với những DN áp dụng hình thức bán buôn thì số nợ phải thu thườngcao hơn vì thanh toán chậm Trong trường hợp do khả năng quản lý khác hàng kém,

Trang 10

khoản nợ phải thu tăng, thì DN cần phải có biện pháp khắc phục nhanh chóng và kịp thờinhư: bán các khoản nợ cho công ty mua bán nợ, ngừng cung cấp hàng đối với khách hàng

mà khoản nợ khó đòi, nợ quá hạn, hay nhờ sự can thiệp của pháp luật,… Đồng thơi, đểtránh tình trạng nợ khê đọng tăng them, DN cần phải tìm hiểu kĩ càng năng lực tài chính

và khả năng thanh toán của khách hàng

ở công ty Vinamilk thì các khoản nợ phải trả có xu hướng tăng lên về cả số tương đối lẫntuyệt đối, tuy nhiên cơ cấu của khoản phải thu so với tổng tài sản có xu hướng giảmxuống (20.59%), thể hiện DN đã quản lí tốt các khoản phải thu, các khoản nợ của kháchhàng hay người bán

Khi xem xét tiêu thức này, cần liên hệ với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, chính sách

dự trữ và tính thời vụ, chu kì sống của sản phẩm

Xem xét tiêu thức này ở Công ty Vinamilk ta thấy, lượng dự trữ hàng tồn kho có sự giảmxuống về số tuyệt đối lẫn số tương đối, và cơ cấu của hàng tồn kho so với tổng tài sảncũng có sự giảm xuống (48%), đây có thể là một tín hiệu tốt nếu như trong hai năm vừaqua, DN đã có những chính sách tồn kho hợp lí, cũng như cung cấp hàng hóa kịp thời,liên tục, giảm thiểu được chi phí tồn kho,góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hiệuquả kinh doanh và tăng lợi nhuận

 Tài sản cố định:

Trước hết, TSCĐ phụ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của mỗi DN

Sau nữa, tỷ trọng này còn phụ thuộc vào chính sách đầu tư, chu kì kinh doanh và phươngpháp khấu hao mà DN áp dụng

Do vậy, khi xem xét tỷ trọng TSCĐ, cần liên hệ với tình hình đầu tư, chu kì kinh doanh

và phương pháp khấu hao để có những nhận xét thích hợp

Trang 11

Lướt qua chỉ tiêu TSCĐ ở công ty Vinamilk ta nhận thấy qua hai năm, DN đã đầu tư vàoTSCĐ, đây có thể là tín hiệu tốt vì có thể DN đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanhhay thay thế, nâng cấp bằng những TSCD hiện đại hơn,…

 Bất động sản đầu tư:

Bất động sản đầu tư trong các DN bao gồm quyền sử dụng đất, nhà hoặc một phần củanhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theohợp đồng thuê tài chính nắm giữ Khi xem xét tỷ trọng này, cần liên hệ với các chínhsách và chủ trương về kinh doanh bất động sản của DN, cũng như hiệu quả kinh doanhlĩnh vực này để đánh giá

Quay trở lại với công ty Vinamilk thì qua hai năm, bất động sản đầu tư không có gì thayđổi, tuy nhiên do quy mô của DN được mở rộng nên cơ cấu tỷ trọng có sự giảm xuống,điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN là hiệu quả

2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn:

Ý nghĩa của việc phân tích cơ cấu nguồn vốn là giúp nhà quản lý nắm được cơ cấu vốnhuy động, biết được trách nhiệm của DN đối với các nhà cho vay, nhà cung cấp, ngườilao động, ngân sách,…về số tài sản tài trợ bằng nguồn vốn của họ Đồng thời, các nhàquản lí cũng nắm được mức độ độc lập về tài chính cũng như xu hướng biến động của cơcấu nguồn vốn huy động

Phương pháp phân tích: so sánh tình hình biến động giữa kì phân tích với kì gốc về tỷtrọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn, và kết hợp phân tíchngang, tức là so sánh sự biến động giữa kì phân tích với kì gốc (cả về số tuyệt đối lẫn sốtương đối) trên tổng số nguồn vốn cũng như tường loại nguồn vốn

Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn

Trang 12

Vốn chủ sở hữu của Công ty Vinamilk ở hai năm chiếm tỉ trọng khá cao (79.8% ở năm2008và 78.26% ở năm 2009), trong khi nợ phải trả chỉ chiến 19.35% ở năm 2008 và21.33% ở năm 2009, thể hiện mức độ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độđộc lập đối với các chủ nợ (ngân hàng, nhà cung cấp,…) rất lớn.

Ngoài ra, cần đi sâu vào phân tích cụ thể hơn nữa trong từng chỉ tiêu như nợ dài hạn, nợngắn hạn trong nợ phải trả, cần liên hệ với chính sách huy động vốn và chính sách đầu tưtrong từng thời kì của DN để đánh giá tốt hơn

3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn:

Phân tích cấu trúc tài chính của một DN chỉ dừng lại ở phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấunguồn vốn sẽ không bao giờ thể hiện được chính sách huy động và sử dụng vốn của DN

Để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, các nhà phân tích thường tính ra và

so sánh các chỉ tiêu sau:

Trang 13

so với tài sản với doanh nghiệp Và ta thấy ở DN Vinamilk có xu hướng giảm nợ và tăng

tỷ vốn chủ sở hữu vào đầu tư tài sản, khẳng định được sự độc lập và đảm bảo an ninh vềmặt tài chính của DN

 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (xem ở phần sau)

 Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của DN bằng vốn chủ sở hữu

Ngày đăng: 01/11/2018, 22:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w