1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh được rút ra thông qua phân tích hoạt động tài chính của công ty bánh kẹo hải châu

81 524 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 11,04 MB

Nội dung

Trang 1

Chuong 1

PHAN TICH HOAT DONG TAI CHINH DOANH NGHIEP VA VAI TRO CUA

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI VIEC NANG CAO HIEU QUA

SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.1.1 Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán 1.1.1.1 Bảng cân đối kế toán

a) Khái niệm

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng

quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh

nghiệp tại một thời điểm nhất định

b) Mục tiêu phản ánh

Bảng cân đối kế toán nhằm phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp Trên cơ sở đó có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

c) Kết cấu và nội dung phản ánh

Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý

Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần: - Phần tài sản

Trang 2

PHAN TAI SAN

Các chỉ tiêu ở phần tài sản phan ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại

trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tài sản được phân chia thành các mục như sau:

A Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp Đây là những tài sản có thời gian luân chuyển ngắn (thường là trong vòng một chu kỳ kinh doanh hay trong vòng | nam)

Tài sản lưu động gồm nhiều loại với tính chất công dụng khác nhau vì thế để thuận lợi cho qunả lý và hạch toán cần phải tiến hành phân loại tài sản

lưu động và đầu tư ngắn hạn thành các loại sau:

- Tiên

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

-_ Các khoản phải thu Hàng tồn kho

Tài sản lưu động khác

B Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Phản ánh giá trị thực của toàn bộ tài sản cố định và đầu tư dài hạn Đây

là những tài sản có thời gian luân chuyển dài (trên 1 năm hay là một chu kỳ kinh doanh

Căn cứ vào hình thái biểu hiện, toàn bộ TSCĐ và ĐTDH được chia làm các loại sau:

- TSCD

Trang 3

* Xét về mặt kinh tế: Các chỉ tiêu thuộc phần tài sản phản ánh quy mô kết cấu các loại tài sản dưới hình thái vật chất

* Xét về mặt pháp lý: Đây là tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo kế toán

PHẦN NGUỒN VỐN

Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có

của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo Các chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm

pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh

nghiệp

Nguồn vốn được phân chia thành: A Nợ phải trđ

Là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo

cáo Chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với các chủ nợ như

ngân hàng, người cung cấp vật tư hàng hoá, người lao động

Nợ phải trả gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

B._ Nguồn vốn chủ sở hữu

Là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp

và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ quá trình kinh doanh, do đó,

nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ

Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm: Nguồn vốn quỹ và nguồn kinh phí * Xét về mặt kinh tế: Đây là các chỉ tiêu ở nguồn vốn phản ánh quy mô, kết cấu các nguồn vốn đã được doanh nghiệp đầu tư và huy động vào sản xuất

kính doanh

* Xét về mặt pháp lý: Đây là các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý về

mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn cho doanh

Trang 4

1.1.1.2 Phan tich tinh hinh tai chinh qua BCDKT

BCĐKT phản ánh vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp ở tại một thời

điểm nhất định, vào cuối kỳ kế toán Do đó ta có thể đánh giá tình hình biến

động của tài sản và nguồn hình thành tài sản giữa các kỳ kế toán để thấy được tình hình biến động quy mô, cơ cấu vốn, mối quan hệ giữa năng lực sản xuất kinh doanh với trình độ sử dụng vốn và triển vọng kinh tế tài chính của doanh

nghiệp

Chính vì việc phân tích BCĐKT là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nên khi tiến hành phân tích cần đạt được những yêu cầu sau:

- Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp, xem xét việc bố trí tài sản và nguồn vốn trong kì kinh doanh xem đã phù hợp chưa

- _ Phân tích đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn giữa số liệu đầu kì và số liệu cuối kì

- Từ sự phân tích trên đánh giá tổng quát tình hình tài chính doanh nghiệp trong kì kinh doanh

Thông qua BCĐÐKT, có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái tình

hình tài chính của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chính vì vậy, người ta có thể đánh giá doanh nghiệp đó giàu lên hay nghèo đi, sản xuất kinh doanh phát triển hay chuẩn bị phá sản thông qua việc phân tích BCĐKT

Bất kỳ một doanh nghiệp nào đều cần phải có tài sản, bao gồm tài sản cố

định và tài sản lưu động Việc đảm bảo và phân bổ tài sản cho đầy đủ và hợp

lý là điều cốt yếu tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển sản xuất

kinh doanh một cách liên tục và có hiệu quả Do vậy, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích cơ cấu tài sản bằng cách so sánh tổng số tài sản cuối kỳ so với đầu kỳ và tính ra tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng

Trang 5

Để tiến hành phân tích cơ cấu tài sản, cần lập bảng phân tích như sau: BANG 1: BANG PHAN TICH CO CẤU TÀI SẢN CU6I NAM SO V6I DAU NAM THEO QUY MO CHUNG , ĐẦU CUỐI CHỈ TIÊU NĂM NĂM ĐẦU NĂM CUỐI NĂM ST % (%) (%) A TSLD va DTNH I Tién II Đầu tư tài chính ngắn hạn II Các khoản phải thu 1V Hàng tồn kho V TSLĐ khác B TSCĐ và ĐTDH I TSCD IL Đầu tư tài chính dài hạn II Chi phí XDCBDD 1V Ký quý, cược dài hạn TỔNG TÀI SẢN

Từ bảng phân tích cơ cấu tài sản, ta có thể nhận thấy sự biến động tăng

hay giảm của TSLĐ và ĐTNH; TSCĐ và ĐTDH cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối Đối với TSLĐ, ta có thể nhận xét một cách tổng quát nhất về tình hình biến động của khoản tiền mặt tại quỹ, phương thức thanh toán tiền hàng,

nguồn cung cấp và dự trữ vật tư của doanh nghiệp và các khoản vốn lưu động khác Đối với TSCĐ, thông qua bảng phân tích này có thể đánh giá về hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty và tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật

như máy móc thiết bị cho doanh nghiệp

Bảng phân tích cơ cấu tài sản còn cho biết tỉ lệ từng khoản vốn chiếm trong tổng số tài sản và việc bố trí cơ cấu tài sản của doanh nghiệp như thế

Trang 6

Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọngtừng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng Nếu NVCSH chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao Ngược lại nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn

(cả về số tuyệt đối và tương đối) thì khả năng bảo đảm về mặt tài chính của

doanh nghiệp sẽ thấp

Để phân tích cơ cấu nguồn vốn, ta lập bảng phân tích như sau: BANG 2: BANG PHAN TICH CƠ CẤU NGUỒN VỐN

CUỐI NĂM SO VỚI ĐẦU NĂM THEO QUY MÔ CHUNG CHỈ TIÊU ĐẦU cuối a _ ĐẦU NĂM CUỐI NĂM (%) (%) A Nợ phải trả 1 Nợ ngắn hạn Il No dai han III Nợ khác B Nguồn vốn chủ sở hữu I Nguồn vốn quỹ II Nguồn vốn - kinh phí TONG NGUON VON a 1.1.2 Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1.1.2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh a) Khái niệm

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng

quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được chỉ tiết theo hoạt

Trang 7

hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước về các khoản thuế và các khoản khác phải nộp

b) Mục tiêu phản ánh

Báo cáo kết quả kinh doanh nhằm mục tiêu phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí va kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho một thời kỳ nhất định Ngoài ra, báo cáo kết quả kinh doanh còn kết hợp phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước về thuế và các khoản khác

c) Kết cấu và nội dung phản ánh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được trình bày gồm hai phần chính:

- Béo cdo lãi lỗ

- Tinh hinh thuc hiện nghĩa vụ với nhà nước

- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ được hoàn lại, được miễn giảm

PHAN |: BÁO CÁO LÃI LỖ

Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao

gồm các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác Tất cả các chỉ tiêu của

báo cáo lãi lỗ được trình bày tuần tự như sau: + Doanh thu thuần

+ Giá vốn hàng bán + Lợi tức gộp + Chi phí bán hàng

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp

+ Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi tức hoạt động tài chính

+ Lợi tức hoạt động bất thường + Tổng lợi tức trước thuế + Thuế lợi tức phải nộp

Trang 8

PHAN II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC

Các chỉ tiêu trong phần này được trình bày tuần tự như sau:

Mục I Thuế

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số tiền phải nộp, còn phải nộpcho các

khoản thuế trong kỳ báo cáo, theo từng loại thuế sau đây: + Thuế giá trị gia tăng phải nộp

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt

+ Thuế xuất nhập khẩu

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp + Thu trên vốn + Thuế tài nguyên + Thuế nhà đất + Tiên thuê đất + Các loại thuế khác

Mục II Các khoản phải nộp khác

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản phải nộp, đã nộp, còn phải nộp về các khoản khác theo quy định của nhà nước, chi tiết theo các khoản mục

sau:

1 Các khoản phụ thu 2 _ Các khoản phí và lệ phí 3 Các khoản phải nộp khác

PHAN Ill: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐƯỢC KHẤU TRÙ, ĐƯỢC HOÀN LẠI, ĐƯỢC MIỄN GIẢM Phản ánh số thuế mà doanh nghiệp đã nộp nhưng được khấu trừ được hoàn lại hay được miễn giảm theo quy định bao gồm:

-_ Thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ -_ Thuế giá trị gia tăng được hoàn lại

Trang 9

1.1.2.2 Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh

Quá trình đánh giá khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp có thể thông qua việc phân tích 3 nội dung

cơ bản sau:

-_ Phân tích sơ bộ về kết cấu chi phí và kết quả thông qua các loại

hoạt động

-_ Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính

- _ Phân tích tốc độ tăng trưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh a) Phân tích kết quả các loại hoạt động

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ tiến hành một loại hoạt động sản xuất mà còn tham gia vào nhiều loại hình hoạt động đa dạng nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình Chính vì

vậy, lợi nhuận từ các loại hoạt động thu về khi tổng hợp lại thành lợi nhuận

của doanh nghiệp cần phải được tiến hành phân tích và đánh giá khái quát giữa doanh thu, chi phí và kết quả trong mối quan hệ chung trong tổng số các

mặt hoạt động

Căn cứ vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Phần 1: Lãi, lỗ) ta có thể lập bản phân tích như sau:

BANG 3; PHAN TICH DANH GIA VE KET CAU CHI PHI, DOANH THU VA KET QUA THU NHAP CHI PHI KET QUA CHỈ TIÊU SỐ TIỀN % SỐ TIỀN % SỐ TIỀN % Hoạt động sản xuất kinh doanh Các hoạt động khác TONG SO

Trang 10

đó cho thấy tỉ trọng kết quả của từng loại hoạt động trong tổng số hoạt động

mà doanh nghiệp tham gia

b) Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh chính

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do

chức năng kinh doanh đem lại, trong từng thời kỳ hạch toán của doanh nghiệp,

là cơ sở chủ yếu để đánh giá phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của doanh nghiệp

Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đúng đắn và chính

xác sẽ là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số thuế doanh thu, thuế lợi tức

mà doanh nghiệp phải nộp và sự kiểm tra, đánh giá của các cơ quan quản lý về

chất lượng hoạt động của doanh nghiệp

BANG 4: BANG PHAN TICH KET QUA HOAT DONG SAN XUAT KINH DOANH CHiNH CUỐI NĂM SO VỚI ĐẦU NĂM | THEO QUY MÔ CHUNG ĐẦU | cuối C NHÍ HIẾT mi _ ĐẦU NĂM _ | CUỐI NĂM (%) (%) 'Tổng doanh thu

Trang 11

Các số liệu trên báo cáo tài chính chưa lột tả được hết thực trạng tài

chính của doanh nghiệp, do vậy các nhà tài chính còn dùng các hệ số tài chính để giải thích thêm về các mối quan hệ tài chính Mỗi một doanh nghiệp khác

nhau, có các hệ số tài chính khác nhau Do đó người ta coi các hệ số tài chính

là những biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp

trong một thời kỳ nhất định

Các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng bao gồm:

- _ Nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho khả năng thanh toán

-_ Nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư - Nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho các chỉ số hoạt động của doanh nghiệp

- _ Nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho khả năng sinh lời 1.2.1 Các hệ số về khả năng thanh toán

Tình hình tài chính của doanh nghiệp trước hết được phản ánh qua khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn Vì thế, đây là nhóm chỉ tiêu được nhiều đối tượng quan tâm nhất như tổng cục thuế, nhà đầu tư

a) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà

hiện nay doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng với số nợ phải trả Hệ số này được tính theo công thức:

2 Tổng tài sả

Hệ số thanh toán tổng quát = ons san

Tổng nợ phải trả

Kết quả của chỉ tiêu này thường bằng 3 là hợp lý nhất, vì như vậy, doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhất Trong trường hợp chỉ tiêu này <3 hoặc

>3 quá nhiều đều không hợp lý, doanh nghiệp cần phải điều chỉnh chỉ tiêu này

cho phù hợp với mức quy định của ngành

Nếu hệ số này <l có nghĩa là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn

chủ sở hữu bị mất toàn bộ, tổng tài sản hiện có không đủ để trả nợ mà doanh

Trang 12

b) Hệ số khả năng thanh toán tạm thời

Hệ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp Hệ số khả năng thanh toán tạm thời là mối quan hệ

giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán tạm thời thể

hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn Hệ số này được tính theo công thức:

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Hệ số thanh toán tạm thời =

Tổng nợ lưu động

Trong đó, Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn, dễ chuyển đổi thành tiền trong vòng 1 năm bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng hoá tồn kho, tài sản lưu động khác Còn Nợ lưu động là nợ ngắn hạn, bao gồm các khoản nợ phát sinh trong vòng 1 năm kể từ ngày lập báo cáo tài chính gồm nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ ngắn

hạn khác, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, các khoản phải thanh tốn cơng nhân viên, các khoản phải nộp phải trả khác

Kết quả của chỉ tiêu này tính ra là 2 là hợp lý nhất vì nếu như thế thì doanh nghiệp sẽ duy trì được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đồng thời cũng duy trì được khả năng kinh doanh Trong trường hợp chỉ tiêu này >2 hoặc <2 quá nhiều đều không tốt vì:

+ nếu chỉ tiêu này <2 quá nhiều thì doanh nghiệp vừa không thanh toán được nợ ngắn hạn, mất uy tín với chủ nợ, lại vừa không có tài sản dự trữ cho kinh doanh

+ nếu chỉ tiêu này >2 quá nhiều thì doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng tài sản lưu động, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp

Do đó, trong cả 2 trường hợp doanh nghiệp đều phải điều chỉnh cho phù hợp với mức quy định của toàn ngành

Trang 13

Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong vòng từ I đến 3 tháng, phản ánh năng lực thanh toán nhanh của doanh nghiệp,

không dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hoá Do đó đối tượng thanh toán

nhanh trong chỉ tiêu này chỉ là những tài sản tương đương tiền Hệ số này được tính theo công thức:

Tài sản tương đương tiền

Hệ số thanh toán nhanh =

Tổng số nợ ngắn hạn

Kết quả của chỉ tiêu này tính ra bằng 1 là hợp lý bởi vì nếu thế thì doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanh tốn nhanh, vừa khơng mất đi những

cơ hội do khả năng thanh toán nợ nhanh mang lại

Trong mọi trường hợp, chỉ tiêu này >1 hoặc <1 quá nhiều đều không tốt,

+ nếu hệ số này < I, tình hình thanh tốn cơng nợ của doanh nghiệp có

thể gặp khó khăn;

+ Nhưng hệ số này >1, lại phản ánh một tình hình không tốt vì tài sản tương đương tiền nhiều, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn

đ) Hệ số thanh toán lãi vay

Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi

nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí quản lý kinh doanh va chi phi bán hàng So

sánh giữa nguồn để trả lãi với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả tiền vay tới mức độ nào

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Hệ số thanh toán lãi vay =

Lãi vay phải trả trong kỳ 1.2.2 Các hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư

Quá trình phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp ở

phần trên khiến ta có thể đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một

Trang 14

doanh lâu dài của doanh nghiệp đối với việc thoả mãn các khoản nợ vay dài

hạn Thông qua đó phân tích những khó khăn về tài chính mà doanh nghiệp

phải đương đầu Chính vì vậy bên cạnh việc nghiên cứu các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, ta phải đi sâu phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu vốn nhằm mục đích đánh giá tính rủi ro của đầu tư dài hạn, bao gồm các chỉ tiêu sau:

a) Hệ số nợ

Hệ số nợ là một chỉ tiêu tài chính phản ánh trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng mấy đồng vốn vay nợ

Nợ phải trả Hệ số nợ =

Tổng nguồn vốn

Hệ số nợ càng cao thì tính độc lập của doanh nghiệp càng kém Nhưng hệ số nợ mà cao thì doanh nghiệp lại có lợi vì được sử dụng một lượng tài sản

lớn mà chỉ đầu tư một lượng vốn nhỏ Nếu chất lượng kinh doanh của doanh

nghiệp đang tăng lên thì hệ số nợ càng cao sé làm cho doanh lợi chủ sở hữu

càng cao

b) Tỷ suất tự tài trợ

Tỷ suất tự tài trợ là một chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp

Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ =

Tổng nguồn vốn

TỶ suất tự tài trợ cho thấy mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với nguồn vốn kinh doanh riêng có của mình Tỷ suất tự tài trợ càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, tính độc lập cao với các chủ nợ Do đó không bị ràng buộc hoặc chịu sức ép của khoản nợ vay

c) Tỷ suất đầu tư

Trang 15

Công thức của tỷ suất đầu tư được xác định như sau:

VU SỐ Giá trị còn lại của tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Tỷ suất đầu tư =

Tổng tài sản

Tỷ suất này càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của tài sản cố định trong tổng số tài sản cuả doanh nghiệp, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất — kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp

d) Ty suất tự tài trợ tài sản cố định

Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định cho thấy số vốn tự có của doanh nghiệp dùng để trang bị tài sản cố định là bao nhiêu, phản ánh mối quan hệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = —

TSCD va DTDH

Tỷ suất này nếu lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh Ngược lại, nếu tỷ suất này nhỏ hon | thì có nghĩa là một bộ phận của

tài sản cố định được tài trợ bằng vốn vay

Nếu doanh nghiệp dùng nhiều nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư cho việc mua sim TSCD thì sẽ bất lợi vì TSCĐ luân chuyển chậm, thời gain thu hồi vốn lâu, tính rủi ro lại cao

1.2.3 Các chỉ số về hoạt động

Các chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của một

doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh

dưới các loại tài sản khác nhau

a) Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá thị trường tồn kho bình

quân luân chuyển trong kỳ

Trang 16

Hang tồn kho bình quân

Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì thời gian luân chuyển một vòng

càng ngắn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều khả năng giải phóng hàng tồn kho, tăng khả năng thanh toán Việc kinh doanh được đánh giá tốt bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao

b) Số ngày một vòng quay hàng tồn kho

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho

Công thức được xác định như sau:

Số ngày một vòng quay 360 ngày

hàng tôn kho Số vòng quay hàng tồn kho c) Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản

phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp và được xác định theo công thức : Doanh thu thuần

Vòng quay các

khoản phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu được tính bằng cách cộng số phải thu đầu kỳ với cuối kỳ rồi chia đôi

Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản thu nhanh Điều này làm tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp , tăng vốn kinh doanh

đ) Kỳ thu tiền trung bình

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu

Công thức được xác định như sau:

` 360 ngà

Kỳ thu tiền trung bình = sờ

Trang 17

Tuy nhiên, kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp chưa thể có kết luận chắc chắn được vì còn phải xem xét đển mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp

Mặt khác, chỉ tiêu này có thể được đánh giá là khả quan, nhưng doanh nghiệp cũng cần phải phân tích kỹ hơn vì tầm quan trọng của nó và kỹ thuật tính toán đã che dấu đi các khuyết tật trong việc quản trị các khoản phải thu

e) Vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy VÒng

Công thức của vòng quay vốn lưu động được xác định như sau: Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân †) Số ngày một vòng quay vốn lưu động

Số ngày một vòng quay vốn lưu động phản ánh trung bình một vòng quay hết bao nhiêu ngày

Số ngày một vòng 360 ngày

quay vốn lưu động „ ;

Số vòng quay vốn lưu động ø) Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định là nhằm đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt hiệu quả như thế nào

Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn cố định =

Vốn cố định bình quân h) Vòng quay toàn bộ vốn

Vòng quay toàn bộ vốn phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng Qua đó, đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư

Trang 18

Doanh thu thuần

Vòng quay toàn bộ vốn = ———————

Vốn sản xuất bình quân 1.2.4 Các chỉ số sinh lời

Các chỉ số sinh lời rất được các nhà quản trị tài chính quan tâm bởi vì chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ nhất định Hơn thế các chỉ số này còn là cơ sở quan trọng để các nhà

hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai

a) Tỷ suất doanh lợi doanh thu

Đây là chỉ tiêu thể hiện trong một dồng doanh thu mà doanh nghiệp thực

hiện trong kỳ thì có mấy đồng lợi nhuận Công thức được xác định như sau:

Lợi nhuận thuần

Doanh lợi doanh thu = R

Doanh thu thuan

b) Tỷ suất doanh lợi tổng vốn

Đây là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn bình quân được sử dụng trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi

nhuận

Công thức tỷ suất doanh lợi tổng vốn được xác định như sau:

, Lợi nhuận thuần

Doanh lợi tổng vốn =

Vốn sản xuất bình quân c) Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu

Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các

Trang 19

1.3 Phân tích diến biến nguồn vốn va sử dụng vốn

Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là một trong những

cơ sở và công cụ của các nhà quản trị tài chính để hoạch định tài chính cho kỳ tới, bởi lẽ mục đích chính của nó là trả lời cho câu hỏi: vốn xuất phát từ đâu và được sử dụng vào việc gì? Thông tin trên bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn cho biết doanh nghiệp đang tiến triển hay gặp khó khăn Thông tin này còn rất hữu ích đối với người cho vay, các nhà đầu tư

Để lập được bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường tổng hợp sự thay đổi của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán giữa hai thời điểm là đầu kỳ và cuối kỳ Mỗi một sự thay đổi của từng khoản

mục trong bảng cân đối kế toán đều được xếp vào cột diễn biến nguồn vốn hoặc sử dụng vốn theo cách thức sau:

- Tăng các khoản nợ phải trả, tăng vốn của chủ sở hữu, cũng như một sự làm giảm tài sản của doanh nghiệp chỉ ra sự diễn biến nguồn vốn

- Tăng tài sản của doanh nghiệp, giảm các khoản nợ và vốn chủ sở hữu được xếp vào cột sử dụng vốn

1.4 Phân tích điểm hoà vốn

Bất kỳ quá trình kinh doanh nào cũng cần phải xác định mức doanh thu

tối thiểu đủ bù đắp chi phí của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Phân

tích điểm hoà vốn sẽ cho phép ta xác định mức doanh thu với khối lượng và

thời gian sản xuất để bù đapứ chi phí đã bỏ ra, tức là đạt mưc hoà vốn

a) Khái niệm

Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó mức doanh thu đủ trang trải mọi phí tổn

và doanh nghiệp không lỗ, không lãi, là điểm mà khi đó lợi nhuận của doanh

nghiệp bằng 0

Trang 20

Để xác định điểm hoà vốn, trước hết cần dựa vào các thẻ hoặc vào hạch

toán chi tiết chi phí, tiến hành phân loại chi phí thành định phí và biến phí

Biến phí là những chi phí thay đổi theo khối lượng công việc, sản phẩm thực hiện Biến phí có thể thay đổi cùng chiều hoặc ngược chiều với khối lượng công việc Trong doanh nghiệp, biến phí thường bao gồm:

-_ Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu

- Tri giá vốn hàng bán - _ Chi phí nhân công trực tiếp

-_ Chỉ phí vận chuyển bốc dỡ, bao gói vat tư, sản phẩm, hàng hoá

-_ Chi phí hoa hồng, môi giới

- VV

Tổng biến phí sẽ tăng, giảm theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp tính trên tổng số nhưng nếu tính trên một đơn vị công việc thì biến phí lại

tương đối ổn định

Ngược lại, định phí là những chi phí mà trong một giới hạn đầu tư nào đó thường không thay đổi theo tổng khối lượng công việc hoàn thành nhưng nếu tính trên một đơn vị công việc thì định phí lại thay đổi Trong doanh nghiệp,

định phí thường bao gồm:

- _ Chi phí nhân viên quản lý - _ Khấu hao tài sản cố định

Tiền thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh

- VV

Theo định nghĩa, điểm hòa vốn là điểm mà doanh nghiệp không lỗ, không lãi tức là lợi nhuận bằng 0 Khi đó tổng doanh thu sẽ bằng tổng chỉ phí

e_ Sản lượng hoà vốn

Nếu gọi F: tổng chi phí cố định

V: Chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm G: Giá bán đơn vị sản phẩm

Trang 21

> Q= ——

e Doanh thu hòa vốn

> DT hoa von = Gx Q=

e Công suất hòa vốn

Khi nhà quản lý muốn biết cần huy động bao nhiêu tỉ lệ % công suất thiết kế thì sẽ đạt được điểm hòa vốn vì vậy ta phải xác định cơng suất hồ vốn cho các doanh nghiệp

Gọi S: sản lượng ở mức 100% công suất thiết kế Chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và chi nhí khả hiến là SG - SV Như vậy cứ 1% công suất sẽ ứng với mức chênh lệch ~ 100 _ Vậy doanh nghiệp cần h% công suất để

đạt điểm hòa vốn

o> h% = ——F 100

S(G-V) e_ Thời gian hoà vốn

Thời gian hoà vốn là thời gian mà doanh nghiệp đạt được điểm hòa vốn trên thực tế có nhiều doanh nghiệp đạt điểm hòa vốn với thời gian ngắn nhưng

cũng có doanh nghiệp đạt điểm hòa vốn vào những tháng cuối năm Điều đó

chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa tốt Việc xác định thời gian hoà vốn cho thấy khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong Kì và là căn cứ để doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất tiếp theo

Goi c Q: Sản lượng tại điểm hoà vốn

S: sản lượng ở mức công suất thiết kế

nạ¿„„: tháng" thời gian đạt điểm hòa vốn

12Q

Trang 22

S

Theo công thức trên, thời gian hoà vốn < 12 thì doanh nghiệp có lãi, = 12 thì hòa vốn và > 12 thì lỗ vốn

Việc tính toán phân tích điểm hòa vốn có ý nghĩa rất lớn trong công tác chỉ đạo và quản lý kinh doanh vì nó giúp cho chủ doanh nghiệp thấy đượcvới doanh số bán ra hoặc sản lượng sản phẩm bán ra là bao nhiêu và vào điểm

nào thì doanh nghiệp sẽ thu hồi được vốn sinh lời, để từ đó có những chính sách và biện pháp tác động tích cực nhằm rút ngắn thời điểm hòa vốn, tăng

khả năng sinh lời của đồng vốn

c) Các nhân tố ảnh hưởng đến điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau như chi phí kinh doanh, giá bán, sản lượng

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến điểm hòa vốn cho phép ta lập ra kế hoạch đầu tư có hiệu quả, quyết định sản xuất kinh doanh tối ưu

+ Ảnh hưởng của nhân tố giá bán: Tuỳ theo nhu cầu thị trường và tình

hình cạnh tranh mà giá bán sản phẩm , hàng hóa có thể thay đổi Sự tác động

của giá bán đến mức tối đa hoặc giảm giá bán để tăng sản lượng bán ra tuỳ

theo chính sách kinh doanh của doanh nghiệp

+ Ảnh hưởng của biến phí: Biến phí có thể thay đổi do yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, do đơn giá tiền lương, nguyên vật liệu thay đổi v.v khi đó điểm hòa vốn cũng sẽ thay đổi theo Nếu biến phí có xu hướng tăng thì hoà

vốn và thời gian hòa vốn dài hơn Hay nói cách khác nhân tố biến phí ảnh hưởng tỷ lệ thuận với các chỉ tiêu phản ánh điểm hòa vốn Còn trong trường

hợp doanh nghiệp tổ chức và quản lý tốt khâu mua hàng hoá nguyên vật liệu

và cải tiến kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất thì lượng biến phí giảm và sẽ

rút ngắn được điểm hòa vốn

+ Ảnh hưởng của định phí: Trong giới hạn khả năng kinh doanh cho

phép, định phí có thể thay đổi không phải do đầu tư thêm thiết bị, máy móc kinh doanh mà do các nguyên nhân khác, chẳng hạn: Thay đổi tỷ lệ khấu hao

Trang 23

đó điểm hòa vốn cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng thuận chiều Nhưng dé

giảm định phí thì đòi hỏi doanh nghiệp tính toán và quản lý theo định mức các khoản chi phí quản lý Tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết: Tinh giảm biên chế lao động để giảm chi phí tiền lương khâu quản lý, tiết kiệm chỉ phí giao dịch, tiếp khách

1.5 Vai trò của phân tích hoạt động tài chính đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh kết quả đạt được với chỉ phí bỏ ra và sự so sánh giữa kết quả đầu ra với yếu tố đầu vào, phản ánh trình

độ sử dụng mọi khả năng của doanh nghiệp mình để phát triển, mở rộng quy

mô sản xuất, đầu tư cải tiến công nghệ và kỹ thuật trong kinh doanh và quản lý kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tỉnh thần của người lao động, từ đó nâng cao vị trí xã hội và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng có hiệu quả các yếu tố của quá trình hoạt động kinh doanh Các

chủ doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều cách thức khác nhau như: Tiến hành

cải cách bộ máy quản lý, dựa vào sự trợ giúp của cấp trên, dựa vào sự trợ giúp của cấp trên, tham gia vào thị trường chứng khoán, liên doanh, liên kết với các đơn vị khác Tuy nhiên, có một biện pháp rất hữu hiệu đem lại hiệu quả cao nhất, với chi phí thấp nhất luôn luôn được các chủ doanh nghiệp áp dụng, đó là tiến hành phân tích tài chính đối với doanh nghiệp mình

Việc xác định điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một điều không dễ Nhưng qua việc phân tích tình hình

tài chính, các nhà quản lý tài chính có thể đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính trong doanh nghiệp, đánh giá được rủi ro tác động tới doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp

Và trên hết, việc phân tích tài chính của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng

Trang 24

Khi các chủ doanh nghiệp muốn biết tình hình hoạt động kinh doanh của bản thân doanh nghiệp mình như thế nào, họ phải dựa vào việc phân tích tài chính vì nó đem lại những thông tin hữu ích, những quyết định đúng đắn trong việc đưa ra các quyết định đầu tư mới cho máy móc, đầu tư để tăng trưởng sản xuất kinh doanh

Thông qua việc phân tích tình hình tài chính, các nhà đầu tư, người cho

vay, những người sử dụng thông tin tài chính khác đánh giá được khả năng và

tính chắc chắn của dòng tiền mặt vào, ra và tình hình sử dụng vốn kinh doanh,

tình hình sử dụng vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh tốn của doanh nghiệp

Ngồi ra, phân tích tình hình tài chính sẽ đem đến những thông tin về

nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình sản xuất, sự kiện tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và khoản nợ của doanh nghiệp

Thực tế của quá trình phát triển kinh tế trong những năm gần đây cho

thấy rằng, cơ chế quản lý kinh tế tài chính đã và đang được đổi mới sâu sắc

toàn diện với chỉ tiêu tăng trưởng tốc độ cao, bên vững, xây dung đất nước

giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh Sự phát triển của các doanh nghiệp

trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy rằng việc đẩy nhanh tốc độ sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào chính sách cũng như cơ cấu hệ thống tài chính

của mỗi doanh nghiệp Thực hiện phân tích tài chính trong doanh nghiệp mà

Trang 25

Chuong 2

TINH HINH HOAT DONG TAI CHINH CUA CONG TY BANH KEO HAI CHAU GIAI DOAN 2000 - 2002

2.1 Khái quát chung về Công ty Bánh kẹo Hải Châu

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty BKHC

Công ty bánh kẹo Hải Châu tiên thân là Nhà máy bánh kẹo Hải Châu

thành lập ngày 02/09/1965 do hai tỉnh Thượng Hải và Quảng Châu (Trung Quốc) giúp đỡ Để biểu thị tình hữu nghị Nhà máy đã mang tên ghép của hai tỉnh là Hải Châu Hiện nay, Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước ,thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Mía đường I thuộc Bộ Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Theo quyết định số 1355 NN-TCCB/QĐÐ ngày 29/10/1994 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là

bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) về việc đổi tên và bổ sung nhiệm vụ của Công ty

Tên giao dịch trong nước : Công ty bánh kẹo Hải Châu

Tên giao dich quéc té : HAICHAU CONFECTIONERY COMPANY Viét tat : HAICHAU COMPANY

Trụ sở chính đặt tại : Số 5 Mạc Thị Bưởi -Phường Minh Khai -Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

Công ty có chức năng chính là sản xuất và kinh doanh bánh kẹo, bột gia

vị , mì ăn liền , nước uống có cồn và nước uống không cồn, bao bì thực phẩm

và các nguyên liệu vật tư phục vụ sản xuất của Công ty theo sự phân công của

Tổng công ty

Trang 26

Nhiệm vụ của Công ty bánh kẹo Hải Châu là tổ chức sản xuất kinh doanh

chuyên nghành bánh kẹo và các mặt hàng khác theo đăng ký kinh doanh và

mục đích thành lập Công ty bao gồm xây dựng và thực hiện kế hoạch phát

triển, đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng, chế biến, mua nguyên liệu, tiêu

thụ sản phẩm bánh kẹo và các mặt hàng Công ty sản xuất ra, tiến hành các

hoạt động sản xuất kinh doanh khác không trái với pháp luật và quy định của Tổng công ty Công ty cùng với chính quyên địa phương chăm lo phát triển

kinh tế xã hội, xây dựng mối quan hệ kinh tế và hợp tác đầu tư kinh doanh bánh kẹo với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước

Trải qua gần 40 năm phát triển và trưởng thành, Công ty đã không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường và trở thành một trong số các Công ty sản xuất bánh kẹo hàng đầu của Việt Nam Sản phẩm của Công ty không những chiếm lĩnh được thị trường trong

nước mà còn sang các nước trong khu vực

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty được phân ra thành bốn giai đoạn sau:

*Giai đoạn từ 1965 đến 1975: Đây là 30 năm đầu hoạt động của Công ty, quy mô và năng lực sản xuất còn thấp với chỉ 3 phân xưởng sản xuất là phân xưởng mì sợi, phân xưởng sản xuất bánh, phân xưởng kẹo Vốn đầu tư của Công ty lúc này chủ yếu là do Trung Quốc viện trợ.Đây cũng là thời kỳ diễn ra cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, một phần nhà xưởng , máy móc thiết bị của Nhà máy đã bị hư hỏng Phân xưởng kẹo của Nhà máy được tách

chuyển sang Nhà máy miến Hà Nội (Nay là Công ty bánh kẹo Hai Hà )

*Giai đoạn từ 1976 đến 1985: Lúc này đất nước đã thống nhất và hoà bình lập lại, Nhà máy đã có điều kiện để khôi phục lại sản xuất, phân xưởng

mì ăn liền đã được thành lập và số cán bộ công nhân viên đã tăng lên đáng kể

Trang 27

*Giai doan tit 1986 đến 1991: Đây là thời kỳ đất nước có bước chuyển mình lớn Nên kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã được thay thế bằng nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và có sự quản lý của Nhà nước

Cũng như các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn này, Nhà máy cũng không tránh khỏi những khó khăn bỡ ngỡ trước cơ chế mới nhưng bằng sự nỗ

lực của bản thân, vào cuối những năm 90-91 Nhà máy đã dần thích nghi va

đưa vào sản xuất thêm nhiều sản phẩm mới , đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị

*Giai đoạn từ 1992 đến nay: Trong giai đoạn này, Nhà máy đã chính

thức đổi tên là Công ty bánh kẹo Hải Châu kể từ ngày29/09/1994 Công ty đã

cho tăng cường sản xuất các mặt hàng truyền thống, nhờ vậy đã nâng sức cạnh

tranh của Công ty lên ngày một cao hơn

2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của

Công ty BKHC

2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty BKHC

Xuất phát từ đặc điểm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, Công ty bánh kẹo

Hải Châu tổ chức mô hình quản lý theo phương pháp kết hợp giữa trực tuyến và chức năng Do Công ty sử dụng cả hai loại hình thức quản lý kết hợp nên thể hiện được cả tính tập trung hoá và phi tập trung hoá, tận dụng được những

ưu điểm cũng như hạn chế được nhược điểm của hai phương pháp quản lý này

Bộ máy quản lý của Công tygồm: một giám đốc ,hai phó giám đốc,một kế

tóan trưởng , năm phòng và hai ban Ngoài ra còn có các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, một văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và một văn

phòng đại diện tại Đà Nắng *Ban giám đốc gồm:

- Giám đốc Công ty do Hội đồng Quản trị Tổng công ty bổ nhiệm,miễn

nhiệm, kỷ luật và khen thưởng theo đề nghị của Tổng giám đốc.Giám đốc là

Trang 28

lương, công tác kế hoạch vật tư tiêu thụ, công tác tài chính thống kê kế toán, tiến độ kỹ thuật và đầu tư xây dựng cơ bản

- Phó giám đốc Công ty là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của giám đốc Công ty, gồm:

+Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật sản xuất: giúp việc cho giám đốc các công tác về kỹ thuật, công tác nâng cao bồi dưỡng trình độ công nhân, điều hành kế hoạch tác nghiệp (hàng ngày) của các phân xưởng

+Phó giám đốc kinh doanh: giúp việc cho giám đốc các công tác về kinh

doanh, tiêu thụ sản phẩm, công tác hành chính quản trị và bảo vệ

*Phòng tổ chức: có chức năng tham mưu cho giám đốc về tổ chức sắp

xếp và quản lý lao động nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả; Nghiên cứu các biện pháp, xây dựng các phương án nhằm hoàn thiện việc trả lương, phân phối

tiền thưởng hợp lý

*Phòng kỹ thuật: Phụ trách công tác đổi mới kỹ thuật, đưa các cải tiến kỹ thuật vào sản xuất, nghiên cứu kiểm tra các phương án mở rộng sản xuất

*Phòng kế toán - tài chính: có chức năng tham mưu cho giám đốc về mặt

thống kê và tài chính Ngoài ra còn có nhiệm vụ khai thác nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phân phối thu nhập và thực

hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước

*Phòng kế hoạch vật tư: Đảm nhiệm công tác kế hoạch sản xuất, tiêu

thụ, xây dựng các kế hoạch thu mua và cung ứng nguyên vật liệu đáp ứng kịp

thời cho sản xuất kinh doanh và theo dõi kế hoạch sản xuất ở các phân xưởng *Phòng hành chính quản trị: có chức năng tham mưu cho giám đốc và giải quyết các công việc có tính chất hành chính phục vụ cho bộ máy quản lý

*Ban bảo vệ: có chức năng đảm bảo an toàn trật tự cho tồn Cơng ty,

Trang 29

*Ban xây dựng cơ bản: có chức năng tham mưu cho giám đốc về các kế hoạch xây dựng, công tác sửa chữa nhỏ trong Công ty

*Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm: Là các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ bán sản phẩm của Công ty, thăm đò thị trường, giơí thiệu sản phẩm mới

của Công ty

*Các văn phòng đại diện: có nhiêm vụ thay mặt Công ty thực hiện một số hoạt động cho Công ty tại hai miên Trung và Nam

Trang 30

2.1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty bánh kẹo

Hải Châu

a) Tổ chức bộ máy sản xuất tại công ty BKHC

Để đáp ứng nhu cầu chun mơn hố sản xuất, quản lý sản xuất được chặt chẽ, Công ty hiện nay có 5 phân xưởng sản xuất trực tiếp, ngoài ra còn có

1 phân xưởng cơ điện và 1 bộ phan in phun

+ Phân xưởng bánh I (Hương Thảo) gồm một dây chuyền (Trung Quốc)

sản xuất bánh bích quy, các loại lương khô

+ Phân xưởng bánh II (Kem xốp) gồm một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp, một dây truyền sản xuất Sôcôla

+ Phân xưởng HI (Hải Châu) gồm một dây chuyền Đài Loan sản xuất

bánh quy

+ Phân xưởng kẹo: Gồm một dây chuyền sản xuất kẹo cứng và một dây

chuyền sản xuất kẹo mềm

+ Phân xưởng bột canh: Gồm một dây truyền sản xuất bột canh

+ Phân xưởng cơ điện: đảm nhận việc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc của các phân xưởng sản xuất

+ Bộ phận in phun: phục vụ bao bì, in ngày tháng sản phẩm Bộ phận quản lý của phân xưởng gồm:

- Quản đốc phụ trách hoạt động chung của phân xưởng - Phó quản đốc phụ trách về an toàn lao động, vật tư thiết bị

- Nhân viên kỹ thuật chịu trách nhiệm về quy trình kỹ thuật và Công

nghệ sản xuất

- Nhân viên thống kê ghi chép số liệu phục vụ việc tổng hợp số liệu trên phòng tài vụ

Trong các phân xưởng đều được chia ra thành các tổ để phân công đảm nhận mỗi công đoạn sản xuất, mỗi tổ lại thường được chia thành 4 nhóm để

làm việc theo ca Mỗi ca đều có trưởng ca chịu trách nhiệm chung tồn bộ cơng việc diễn ra trong ca

Ta có sơ đồ về tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của công

Trang 31

b) Đặc điểm về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty BKHC

*Đặc điểm về thiết bị máy móc của công ty BKHC

Thiết bị máy móc và công nghệ sản xuất là yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng, hình thức, mẫu mã bao bì của sản phẩm; là yếu tố quan trọng góp phần tăng khả năng tiêu thụ của sản phẩm Do vậy, bên cạnh việc tập trung

nâng cao công suất sản xuất trong những năm gần đây, công ty đã mạnh dạn

đầu tư trang bị thêm thiết bị, mua sắm một số dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường

TÌNH HÌNH THIẾT BỊ MÁY MÓC CỦA CÔNG TY BKHC CÔNG SUẤT THIẾT BỊ NĂM THIẾT KẾ TRÌNH ĐỘ TRANG THIẾT BỊ 1 Dây chuyên sản xuất bánh Hương Thủ công bán cơ khí 1965 2,5-3 tấn/ca

Thảo (Trung Quốc) nướng bằng lò thủ công

2 Dây chuyển sản xuất bánh Hải x Các công đoạn tự động,

Châu (Đài Loan) 1991 2,5tấn/ca chọn và bao gói thủ công 3 Dây chuyển sản xuất bánh kem - Các công đoạn hoàn toàn xốp (CHLB Đức) 1993 | tan/ca tự động bao gói thủ công

4 Dây chuyển sản xuất bánh kem

xốp phủ sôcôla (CHLB Đức) 1994 | 05tán/ca | Cốc cơng đoạn hồn tự động bao gói thủ cơng tồn

5 Dây chuyển sản xuất kẹo mềm - Các cơng đoạn hồn tồn

(CHLB Đức) 1996 ltấn/ca tự động

6 Dây chuyển sản xuất kẹo cứng Các cơng đoạn hồn tồn

(CHLB Đức) 1996 3tan/ea tự động, bao gói thủ công

7 Dây chuyền sản xuất bột canh 1970 15tấn/ngày Các công đoạn chủ yếu

thường (Việt Nam) thủ công

8 Dây chuyển sản xuất bột canh iốt ~-., 4 | Các công đoạn chủ yếu (Việt Nam) 1995 10 tấn/ngày thủ công

9 Dây chuyền sản xuất bánh mềm 2002 2,5-3t - Các công đoạn hoàn toàn

(Viet Nam) 00 75-Stdin/ca tu dong

* Dac diém vé tinh hinh cung ting nguyén vat liéu

Đặc điểm của ngành sản xuất bánh kẹo là sử dụng rất nhiều nguyên vật

liệu chính và phụ Nguyên vật liệu chính bao gồm: bột mì, đường kính, dầu ăn, mì chính, muối sữa, sôcôla Nguyên vật liệu phụ bao gồm: trứng gà, tinh

Trang 32

Nguyên vật liệu có nguồn cung ứng từ trong nước thì giá cả mua vào ổn định hơn, song vẫn có sự biến động giá cả theo mùa do nguyên vật liệu dễ bị

hỏng Còn nguyên vật liệu mà công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài Giá cả mua vào của loại nguyên vật liệu này chịu ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường Khi tỷ giá tăng, giá nhập khẩu nguyên liệu sẽ tăng

làm tăng chỉ phí sản xuất Trong khi công ty không thể tăng giá bán sản phẩm

vì lý do cạnh tranh, hoặc nếu có tăng cũng phải tăng dần theo xu hướng biến động chung của mặt bằng giá cả vì vậy lợi nhuận của công ty trước mắt có xu hướng giảm sút

Tìm được nguồn cung ứng nguyên vật liệu tốt sẽ góp phần làm hạ giá thành sản phẩm, tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường nên trong thời gian tới công ty nên tìm kiếm sử dụng nguồn nguyên liệu có trong nước, hạn chế nhập

khẩu nguyên liệu

Do những đặc điểm về tình hình sản xuất như vậy mà từ năm 2000 đến

Trang 33

CO CAU SAN PHAM SAN XUAT GIAI DOAN 2000-2002

Don vi: tan

LOẠI SẢN PHẨM NĂM 2000 NĂM 2001 NĂM 2002 1 Bánh các loại 5024,92 5216,35 5910,07 a Banh quy 4329,38 4548,79 4926,06 -Bánh Hương Thao 778.4 770,86 957,48 -Banh Hai Chau 1966,89 1967,62 2022,53 -Bánh lương khô 1398,73 1590,68 1656,73 -Bánh quy hướng dương 50.24 48,97 55,21

-Banh quy kem 29,86 63,21 58,72 -Bánh quy bơ 19,37 31,86 56,76 -Banh quy hoa qua 5,8 3,02 3,78 -Bánh quy cao cấp 12,34 982 10,05 -Bánh Pettit, Marie 11,38 11,52 42,11 -Các loại bánh khác 56,37 51,23 62,69 b Banh kem x6p 695,54 667,56 984,01 “-Kemxopthung = | 9987 | 5069 | 16425 - -Kem xốp thỏi 300,99 310,8 412/7 -Kem xốp phủ sôcôla 294,68 306,07 407,06 2 Bot canh 6458,07 7134,29 7374,2 - Bột canh thường 2705,02 2668,33 2502,18 - Bột canh iốt 3780,05 4465,96 4872,02 3 Keo cac loai 1130,06 1450 1972,1 TONG CONG 12613,05 13800,64 15256,37

Bảng số liệu trên cho thấy tổng sản lượng sản xuất của công ty BKHC

không ngừng tăng lên qua các năm Song xét về cơ cấu, có một số mặt hàng

Trang 34

canh iốt tăng lên làm tổng sản lượng bột canh sản xuất năm 2002 tăng 3,36% So với năm 2001 co CAU SAN PHAM TIEU THU GIAI DOAN 2000-2002

Don vi: tan

naygf0iprfr NĂM 2000 NĂM 2001 NĂM 2002 _ SAN LUGNG % SẲN LƯỢNG % SAN LƯỢNG % 1 Bánh các loại 513163 | 40/31 | 5687/06 | 39,17 | 5973/98 | 38,91 a Bánh quy 429452 | 83.69 | 482704 | 8488 | 4984/61 | 83,44 -Bánh Hương Thảo 792,62 18,46 1062,56 | 22,01 1004,28 | 20,15 -Bánh Hải Châu 1950.603 | 45,42 1958,82 | 40,58 | 2024/79 | 40,62 -Bánh lương khô 1376/82 | 32,06 1586,67 | 32,87 1680,17 | 33,71 -Bánh quy hướng dương 48,41 1,13 43,01 0,89 56,06 1,12 -Bánh quy kem 30,35 0,71 65,06 1,35 65,47 1,31 -Bánh quy bơ 32,8 0,76 45,7 0,95 50,13 1,00 -Bánh quy hoa qua 3,29 0,08 25 0,05 3 0,06 -Bánh quy cao cấp 8,02 0,19 7,13 0,15 10,25 0,21 -Banh Pettit, Marie 10,49 0,24 10,53 0,22 40,08 0,8 -Các loại bánh khác 41,09 0,96 45,06 0,93 50,38 1,01 b Bánh kem xốp 837,11 16,32 860,02 15,12 989,37 16,56 -Kem xốp thường 66.07 79 50,73 5,9 159,37 16,11 - 5 420 45,25 4 ‘| 41,44 2 Bot canh 6471,27 | 50,83 7168 7398 48,2 - Bột canh thường 2700,63 | 41,73 2682 250727 | 33,89 - Bột canh iốt 3770.614 | 58,27 4486 4890/73 | 66,11 3 Keo cac loai 1127 8,85 1446 1980 12,9 TONG CONG 12729,9 144301,04 15351,98

Tình hình tiêu thụ của công ty BKHC đạt tỷ lệ tăng liên tục qua các năm

điều đó khẳng định rằng sản lượng sản xuất của công ty đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng nhất là đối với những sản phẩm như bánh Hương Thảo, bánh Hải Châu, bột canh iốt, bánh kem xốp Đây là một biểu hiện tích cực của hoạt động sản xuất kinh doanh và tiềm năng tài chính lành mạnh của công ty

Trang 35

2.1.3 Tổ chức bộ máy tài chính kế toán của doanh nghiệp

Bộ máy kế tốn của Cơng ty bánh kẹo Hải Châu được tổ chức theo hình

thức tập trung Tồn bộ cơng tác kế tốn của Cơng ty đều được tập trung tại

phòng tài vụ.Ngoài ra ở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, ở các phân xưởng sản xuất đều bố trí một nhân viên kế toán mang tính chất thống kê ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh giới hạn ở hạch toán ban đầu Định kỳ các nhân viên kế toán này gửi các chứng từ nghiệp vụ đã phát sinh về phòng tài vụ

*Tổ chức bộ máy kế toán

- Phòng tài vụ của Công ty bánh kẹo Hải Châu gồm 12 người Trong đó có 1 kế toán trưởng, 3 phó phòng, 2 thủ quỹ và 6 nhân viên phụ trách các phần hành kế toán khác

Nhiệm vụ và chức năng cụ thể của cán bộ phòng tài vụ như sau:

+ Kế toán trưởng: Kiểm tra giám sát mọi số liệu trên sổ sách kế tốn,

đơn đốc các bộ phận kế toán chấp hành đúng quy chế, chế độ kế toán Nhà nước ban hành Kế toán trưởng cũng là người cung cấp các thông tin kế toán tài chính cho giám đốc và các bên hữu quan

+ Phó phòng kế toán: Có trách nhiệm giải quyết các công việc khi kế toán trưởng đi vắng và thực hiện một số phần hành kế toán

+ Thủ quỹ:Thực hiện các nghiệp vụ nhập xuất tiền mặt tại quỹ của

Công ty theo các chứng từ hợp lệ do kế toán lập

+ Kế toán tài sản cố định và thành phẩm: Theo dõi sự tăng, giảm TSCĐ,

tính toán khấu hao TSCĐ trong Công ty và tình hình nhập xuất thành phẩm

+ Kế toán về nguyên vật liệu: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật

tư nguyên vật liệu

+ Kế toán tiền gửu ngân hàng: Theo dõi sự biến động của tài khoản

Trang 36

+Kế toán bảo hiểm xã hội và tiền lương: Theo dõi tính toán các khoản tiền lương, trích theo lương, tạm ứng với cán bộ công nhân viên

+Kế toán về doanh thu và công nợ: theo dõi tình hình doanh thu tiêu thụ

và cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp

SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TỐN CỦA CƠNG TY Kế toán trưởng Phó phòng Phó phòng Phó phòng phụ trách phụ trách kế phụ trách kế CPSX và tính toán tổng toán tiền mặt giá thành hợp và thuế

Thủ Kế toán Kế Kế toán Kế toán Kế toán

Quỹ TSCĐ toán tiền gửi tiền DT và

và thành vat tu ngân hàng lương công nợ phẩm NVL va BHXH

Các cán bộ làm công tác kế toán đều có trình độ đại học trở lên, trình độ chuyên môn đồng đều, nhiều năm kinh nghiệm trong công tác Mỗi người

được chuyên mơn hố theo phần hành đồng thời cũng luôn có kế hoạch đối

chiếu số liệu với nhau để phát hiện kịp thời những sai sót * Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán

Hệ thống chứng từ có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động Công ty Xét về mặt quản lý nó đảm bảo quản lý chặt chế các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.Về mặt kế toán giúp cho kế tốn thực hiện cơng tác ghi sổ trên cơ sở

chứng từ hợp lý hợp lệ

Là doanh nghiệp sản xuất với quy mô vừa, Công ty bánh kẹo Hải Châu

Trang 37

HE THONG CHUNG TU

BO PHAN KE TOAN NGHIỆP VỤ TEN CHUNG TU BO PHAN LAP TEN GIAN

Phiếu thu, phiếu chi, bản; ¿ `

¬ ó5 a phi os ‘ : ẽ DỤ Kế toán tiền mặt, Tiền mặt kiếm kê quỹ, biên lai thu | Kế toán tiền mặt

tiền, giấy đề nghị trợ cấp kế toán liên quan Tiển gửi và tiên vay ngân hàng Giấy báo nợ, có, sao kê ngân hàng, sổ hạch toán chỉ tiết Ngân hàng Kế tốn TGNH, kế tốn cơng nợ Hoá đơn mua hoá đơn

Tài sản cố | TT biên bản bàn giao | Bet ban, kế toán tài | Kế toán công nợ,

định và khấu thanh lý, nhượng bán, bảng sản cố định, hội | kế toán tài sản cố

hao TSCD ae tính khấu hao > , đồng G8081 7 thanh lý định m

Chi phi Chứng từ chi phí Nơi phát sinh chi phí | Kế tốn cơng nợ

Hợp đồng ngoại, hoá đơn GTGT, thư tín dụng, biên

Mua hàng bản kiểm nghiệm, các hoá | Bên bán Kế toán công nợ đơn vận chuyển bốc xếp,

phiếu nhập kho

Thanh toán Chứng từ thi chỉ, thanh SỐ SỐ

toán nội bộ, giao vốn cho | Kế toán cơng nợ Kế tốn cơng nợ công nợ các đơn vị thành viên Lao động tiên lương Bảng chấm cơng, bảng

thanh tốn lương, thanh toán bảo hiểm xã hội, bảng ghi năng suất cá nhân, bảng thanh

thưởng, bảng thanh toán tiên làm thêm giờ, giấy đề

nghị tạm ứng, thanh toán tạm ứng

toán tiền Kế toán tiền lương Kế toán tiền lương

- Hệ thống tài khoản kế tốn trong cơng ty:

Kế tốn cơng ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quy định, tuy

nhiên có một số tài khoản như TK112, 152, 621, 622, 154, 155 được chỉ tiết

Trang 38

Hình thức sổ kế tốn mà Cơng ty áp dụng là hình thức Nhật ký chung

(được ban hành theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ

Tài Chính) Ngồi ra Cơng ty còn kết hợp phần mềm kế toán chuyên biệt (do kỹ sư tin học thiết kế riêng cho Công ty) để thực hiện Công tác kế toán chính

xác và nhanh chóng

Với quy mô Công ty vừa, lao động kế tốn kết hợp thủ cơng và máy Công sử dụng hình thức Nhật ký chung đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin

Hình thức Nhật ký chung khi áp dụng trong phần mềm kế toán của Công ty được thực hiện như sau: Căn cứ vào chứng từ gốc số liệu đã được nhập vào

máy vi tính Các số liệu từ phần nhập chứng từ này sẽ được máy chuyển vào Nhật ký chung, sổ chỉ tiết, sổ cái Cuối kỳ, kế toán tổng hơp sẽ lập các bút toán kết chuyển để máy đưa ra các báo cáo quyết toán

SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ HẠCH TỐN CỦA CƠNG TY THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG Chứng từ gốc Máy vi tính Hạch toán Nhật ký chỉ tiết chung T 1 I v Tổng hợp Sổ cái chỉ tiết la— — ¬ la— — 4 Báo cáo Bảng cân đối tài chính số phát sinh

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Trang 39

Sổ kế toán tổng hợp của công ty bao gồm: Nhật ký chung, sổ cái các tài khoản 111, 112, 131, 152, 154, 155, 211, 214, 213,

Số kế toán chỉ tiết: Sổ chi tiết TSCĐ, Sổ chỉ tiết nguyên vật liệu, thành

phẩm, Sổ chỉ tiết tiền vay, tiền gửi, Sổ chỉ tiết thanh toán với người bán, người

mua, Sổ chỉ tiết tiêu thu

*Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo hiện hành Báo cáo bắt buộc của Công ty bao gồm

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả kinh doanh-Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách

- Thuyết minh báo cáo tài chính

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Ngoài ra, Công ty còn lập các báo cáo chi tiết bổ sung, có tính chất hướng dẫn như báo cáo chỉ tiết kết quả kinh doanh, báo cáo chi phí bán hàng, báo cáo chi phí quản lý doanh nghiệp, báo cáo tăng, giảm tài sản cố định, báo

cáo chi tiết công nợ, báo cáo thanh toán với ngân sách, báo cáo nguồn lương

Công ty phải gửi 4 báo cáo này cho bộ tài chính, cơ quan thuế, cục thống kê chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán Kết thúc

niên độ Công ty cũng phải nộp báo các này cho Tổng công ty Mía Đường I

Niên độ kế tốn của Cơng ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 của năm báo cáo

2.2 Phân tích khái quát fình hình tài chính ở công ty BKHC

Khi tiến hành phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty BKHC

cần đánh giá khái quát tình hình tài chính qua hệ thống báo cáo tài chính mà chủ yếu là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Những báo cáo này do kế toán soạn thảo vào cuối kỳ kế toán theo

đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Tài chính

2.2.1 Phân tích tình hình tài chính qua BCĐKT

Trang 40

Qua bảng phân tích, ta có thể đánh giá khái quát trên một số mặt sau:

Số liệu tại bảng cân đối kế toán trên ta thấy tổng số tài sản bằng tổng số

nguồn vốn Điều này đảm bảo cho tính cân bằng trong hạch toán kế toán và là đảm bảo cho bước đầu cho báo cáo tài chính phản ánh đúng và trung thực tình

hình tài chính của doanh nghiệp

s* Nhìn chung, so với đầu năm tổng tài sản của Công ty BKHC hiện đang quản lý và sử dụng tăng lên là 7.833.597.000đ tương đương với mức tăng là 5,77% Như vậy về quy mô tài sản của Công ty đã tăng lên một lượng đáng

2

kể

* Phân tích theo chiêu ngang (chênh lệch cuối kỳ so với đầu năm)

- Phan tài sản

+ TSLD và ĐTNH của Công ty tăng lên 1,7% tương đương với

450.429.000 Nguyên nhân chủ yếu là do:

Hàng tồn kho tăng khá mạnh là +814.403.000đ tức là tăng 4,81% Lượng dự trữ hàng hóa tồn kho tăng lên là do trong kì Công ty nhận được nhiều đơn

đặt hàng, nhu cầu mua hàng của khách hàng tăng lên Nhưng Công ty cần chú ý hơn đến tỉ lệ dự trữ hàng tồn kho sao cho hợp lý, không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và khả năng thanh tốn của Cơng ty

Tiếp đó là các khoản phải thu tăng lên +138.518.000đ tương đương với mức tăng 2,4% so với đầu năm Điều này thể hiện là Công ty đã bị chiếm dụng vốn và chưa thu hồi lại được Do vậy, Công ty cần có nhiều biện pháp để

tăng cường khoản thu hồi nợ đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Trong TSLĐ và ĐTNH, vốn bằng tiền giảm đi 239.296.000đ tức là giảm

đi 10,93% Công ty đã giảm lượng tiền tồn quỹ Cụ thể, lượng tiền mặt tồn

quỹ giảm đi 319.882.000đ là do công ty đã gửi tiền vào ngân hàng là

80.586.000đ và huy động tiền vào sản xuất kinh doanh trong kỳ Điều này thể

Ngày đăng: 06/10/2014, 12:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w