tin có thể là nguy cơ gián đoạn hệ thống, bảo mật thông tin và bị tấn công từ các tội phạm công nghệ thông tin. Hay một trong những hiệu ứng mà nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn trên thế giới như máy tính HP, P&G với tã giấy Pampers đã mắc phải đó chính là hiệu ứng bullwhip. Biểu hiện cụ thể của hiệu ứng này là thông tin về nhu cầu của thị trường cho một sản phầm/hàng hóa nào đó bị bóp méo, khuếch đại lên dẫn đến sự dư thừa tồn kho, gây ảnh hưởng tới các chính sách giá, đồng thời tạo ra những phản ánh sai lệch, không chính xác trong nhu cầu thị trường. Một trong những nguyên nhân chính của hiệu ứng đó chính là việc thiếu trao đổi, cập nhật thông tin giữa các thành phần của chuỗi dẫn đến nhu cầu bị phóng đại.
Để đối phó với loại rủi ro này, Vinamilk tiếp tục duy trì áp dụng hệ thống An ninh thông tin ISO 27000, các hệ thống bảo vệ máy tính, người dùng. Thường xuyên đánh giá mối nguy an ninh thông tin từ bên trong và bên ngoài. Ngoài ra, việc liên hệ, trao đổi thông tin giữa các thành phần cũng cần được cải thiện.
3. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động chuỗi cung ứng củaVinamilk Vinamilk
3.1. Những điểm tích cực
Với những phân tích nêu trên có thể khẳng định Vinamilk hiện đã nhận thức khá rõ vai trò cũng như sự cần thiết của công tác quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Chính vì vậy, công ty đã chuyển từ vị thế bị động sang chủ động trong việc nhận diện, đo lường, đánh giá và xử lý rủi ro. Từ việc thay đổi nhận thức, hoạt động quản lý rủi ro của các công ty cổ phần sữa Vinamilk đã có những bước tiến đáng kể:
Thứ nhất, Vinamilk đã từng bước xây dựng và áp dụng khung quản lý rủi ro trong hoạt
động kinh doanh một cách hệ thống và toàn diện. Quy trình quản lý rủi ro được xây dựng kết hợp với việc áp dụng các phần mềm lượng hóa rủi ro tạo nên bước thay đổi căn bản, chuyên nghiệp hơn trong việc thực hiện quản lý rủi ro. Các công cụ quản lý rủi ro như báo cáo rủi ro, ma trận rủi ro cũng bắt đầu được nghiên cứu thực hiện.
Thứ hai, đối với rủi ro xuất phát từ nguồn cung nguyên vật liệu, Vinamilk đã chủ động
tìm giải pháp để phân tán rủi ro bằng cách đa dạng hóa các nhà cung ứng cả ở trong và ngoài nước. Ngoài ra, việc xây dựng thêm các trang trại ở các vùng nguyên liệu khác
tránh các rủi ro về nguồn nguyên liệu ví dụ như thiên tai, dịch bệnh tại một vùng , hoặc sự thay đổi về luật (thuế suất), chính sách đối ngoại, tỉ giá ngoại hối giữa Việt Nam và các nước chủ nhà cung ứng.
Thứ ba, để đảm bảo chuỗi cung ứng vận hành liên tục, vốn và tài chính phải được đảm
bảo ổn định, vậy nên Vinamilk ngày càng ý thức và tuân thủ chặt chẽ hơn tỷ lệ an toàn vốn khả dụng nhằm đáp ứng quy định về an toàn tài chính và cũng là an toàn cho chính công ty và hệ thống tài chính. Năng lực tài chính của công ty ngày một nâng cao, đáp ứng tương đối tốt nhu cầu hoạt động kinh doanh hiện tại và quy định về quản lý vốn.
Thứ tư, ban lãnh đạo đã có những định hướng đúng đắn trong việc phát triển các nghiệp
vụ kinh doanh và phòng chống rủi ro. Chú trọng đầu tư mua sắm trang thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất và phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, công ty đã chú trọng đào tạo, tuyển chọn đội ngũ cán bộ, nhân viên có chuyên môn và trình độ, có khả năng tiếp thu công nghệ hiện đại áp dụng trong quy trình sản xuất, vì vậy có thể đảm bảo khâu sản xuất sản phẩm ở giữa của chuỗi cung ứng.
3.2. Những điểm hạn chế
Bên cạnh những thành quả đã đạt được, Vinamilk vẫn còn tồn tại rất nhiều những điểm bất cập trong công tác quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng.
Thứ nhất, nhìn chung, Vinamilk chưa xây dựng được mô hình tổ chức hợp lý cho phòng
quản lý rủi ro. Đồng thời các bước trong quy trình phát hiện, giám sát và xử lý rủi ro cũng không được quy định rõ ràng và thống nhất. Bởi vì rủi ro trong chuỗi cung ứng có thể xuất phát từ bất kì phòng ban nào (từ phòng nhân sự, sản xuất, tài chính…) và những rủi ro này đều có thể tác động tiêu cực lên toàn chuỗi cung ứng nếu không được kiểm soát kịp thời. Vậy nên, để việc quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng có hiệu quả, thông thường, phải thực hiện việc quản lý rủi ro theo một quy trình nhất định.
Thứ hai, hoạt động nhận diện rủi ro trong chuỗi cung ứng còn bị động, vẫn chủ yếu dựa
trên kinh nghiệm của nhà quản trị, dựa trên những thông tin sẵn có. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ và khoa học, một thế giới phẳng được hình thành, vậy nên chuỗi cung ứng có được quản lí hiệu quả với mức độ rủi ro thấp sẽ quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp, đặc biệt đối với một doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất các sản phẩm từ sữa, phải phụ thuộc nhiều vào các nhà cung ứng, và kênh phân phối. Với sự thay đổi không ngừng của thị trường, quản lí rủi ro đối với chuỗi cung ứng cần sự chủ động và linh hoạt hơn.
Thứ ba, quản lý rủi ro đối với hoạt động phân phối đầu ra của Vinamilk vẫn chưa thực sự
hiệu quả. Việc vận chuyển và bảo quản đối với các cấp phân phối nhỏ vẫn chưa được kiểm soát tốt, dẫn đến rủi ro về chất lượng của sản phẩm có thể dễ dàng xảy ra, gây ảnh hưởng đến thương hiệu Vinamilk.