1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU HÀNH QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

30 8,9K 83

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

Tiểu luận môn QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU HÀNH QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK Để cạnh tranh thành công trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của họ bằng việc xây dựng riêng cho mình một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh.

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG PHÒNG SAU ĐẠI HỌC Bài báo cáo Môn: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU HÀNH ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 1 Lớp: Cao học QTKD - Khóa 4 GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng Tháng 9/2013 2 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN PGS.TS Hồ Tiến Dũng DANH SÁCH NHÓM 1 3 STT HỌ VÀ TÊN SĐT Ghi chú Trưởng nhóm 01 Đỗ Thị Hạnh Dung 0919362888 02 Phạm Ngọc Ất 0987776039 03 Nguyễn Thị Trúc Khuyên 0933826878 04 Huỳnh Thị Tuyết Mai 0913617798 05 Nguyễn Thị Mến 0938132027 06 Nguyễn Thị Huyền Trang 0973030079 07 Hoàng Đức Trình 0912728671 08 Lê Thị Cẩm Tú 0908373122 09 Trần Mạnh Hà 0909555543 10 Hồ Minh Huy 0918577460 MỤC LỤC 4 LỜI MỞ ĐẦU Để cạnh tranh thành công trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của họ bằng việc xây dựng riêng cho mình một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh Phát triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ tạo nền tảng cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí không cần thiết; nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm với đối thủ Ngoài ra, nó còn giúp cho nền công nghiệp trong nước gia nhập chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, phát triển thị trường tiêu thụ ra toàn thế giới…Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm sâu sát đến toàn bộ dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế và đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp, cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm hoàn thiện và những điều mà nhà tiêu dùng yêu cầu Quản trị chuỗi cung ứng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản trị sản xuất và điều hành, nó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và chi phí sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp Trong bài tiểu luận này sẽ trình bày các nội dung chính như sau: - Cơ sở lý thuyết về quản trị chuỗi cung ứng - Giới thiệu chuỗi cung ứng của công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) - Những ưu điểm, nhược điểm trong chuỗi cung ứng của vinamilk và các giải pháp Dù nhóm đã rất nỗ lực và cố gắng, nhưng do hạn chế về thời gian, nguồn dữ liệu nên nội dung của tiểu luận khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn 5 PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG 1.1/ Khái quát về chuỗi cung ứng 1.1.1/ Khái niệm Chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp một sản phẩm hay một dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng Mô hình của chuỗi cung ứng như sau: Hình 1.1 Mô hình chuỗi cung ứng điển hình - Nhà cung cấp: là những tổ chức cung cấp nguyên liệu, dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng - Nhà sản xuất: Là các tổ chức sản xuất sản phẩm bao gồm: Công ty sản xuất nguyên liệu và sản xuất thành phẩm - Nhà kho: Là nơi lưu trữ các sản phẩm sản xuất ra từ các nhà máy - Nhà bán lẻ: Là nơi tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng - Khách hàng: Là bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm 6 Quản trị chuỗi cung ứng: là hoạch định, thiết kế, kiểm soát luồng thông tin và nguyên liệu theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được các yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai Kênh phân phối: là quá trình từ nhà sản xuất đến khách hàng thông qua nhà phân phối Nó là một phần của chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến khách hàng Quản trị nhu cầu: Quản trị nhu cầu là quản lý nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ theo chuỗi cung ứng Nhu cầu có thể được quản lý thông qua cơ chế như là sản phẩm, giá cả, khuyến mãi và phân phối, nhìn chung đây là những nhiệm vụ chủ yếu thuộc về marketing Quản trị Logistics: Theo nghĩa rộng Theo nghĩa hẹp Quản trị Logistics là quản trị theo chuỗi Quản trị Logistics khi chỉ liên quan đến vận cung ứng chuyển bên trong và phân phối ra bên ngoài thì nó chỉ là một bộ phận của quản trị chuỗi cung ứng 1.1.2/ Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng (SCM – Supply Chain Management) - Chuỗi cung ứng giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả - Giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhờ SCM có thể thay đổi nguồn nguyên, vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình luân chuyển hàng hóa, dịch vụ - Đóng vai trò then chốt cho việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp - Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất - Từng bước nâng cao hiệu qủa sản xuất, hoạt động của Công ty và tạo điều kiện cho chiến lược thương mại, điện tử phát triển - Điều phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiện qủa cao nhất - Cung cấp khả năng trực quan hóa đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp tạo điều kiện cho việc tối ưu hóa sản xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch - Phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp 1.1.3/ Sự phối hợp giữa các bộ phận trong chuỗi cung ứng - Tăng cường sự phối hợp cả trong nội bộ và các Công ty và giữa các Công ty với nhau - Để tăng cường sự phối hợp, lập các đội nhóm giữa các đơn vị chức năng, tạo mối quan hệ hợp tác giữa khách hàng và với nhà cung cấp, cải tiến hệ thống thông tin tốt hơn, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ hơn 7 - Thực hiện sự phối hợp tổng thể của các nhà lãnh đạo, của các tổ chức trong chuỗi cung ứng và sự điều chỉnh các thức hình thành và quản trị chuỗi cung ứng 1.2/ Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả của chuỗi cung ứng Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng là công việc rất cần thiết nhằm hướng đến cải tiến và đặt mục tiêu cho việc cải tiến chuỗi cung ứng 1.2.1/ Tiêu chuẩn “ Giao hàng” Tiêu chuẩn này đề cập đến giao hàng đúng hạn được biểu hiện bằng tỉ lệ phần trăm của các đơn hàng được giao đầy đủ về số lượng và đúng ngày khách hàng yêu cầu trong tổng số đơn hàng Điều quan trọng rằng các đơn hàng không được tính là giao hàng đúng hạn khi chỉ có một phần đơn hàng được thực hiện và khi khách hàng không nhận đúng thời gian yêu cầu Đây là một tiêu thức rất chặt chẽ, khắc khe và khó nhưng nó đo lường hiệu quả thực hiện trong việc giao toàn bộ đơn hàng cho khách khi họ có yêu cầu 1.2.2/ Tiêu chuẩn “ Chất lượng” Chất lượng được đánh giá ở mức độ hài lòng của khách hàng hay là sự thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm Đầu tiên chất lượng có thể đo lường thông qua những điều mà khách hàng mong đợi Để đo lường được sự thoải mãn của khách hàng mong đợi về sản phẩm ta thiết kế bảng câu hỏi trong đó biến độc lập từ sự hài lòng của khách hàng Ví dụ : Một công ty A hỏi khách hàng của mình như sau : “ Chúng tôi đã đáp ứng nhu cầu của quý khách tốt đến mức nào ?” Những câu hỏi được đánh giá bằng thang đo Likert 5 điểm: Nội dung nhận xét Vô cùng hài lòng Rất hài lòng Chưa hài lòng lắm Thất vọng Điểm 5 4 3 1 Nếu các câu trả lời (4), (5) điểm chiếm tỉ lệ cao trong tổng các câu hỏi, như thế cho thấy công ty đã đáp ứng hơn mong đợi của khách hàng Một cách khác, để đo lường sự hài lòng của khách hàng là hỏi khách hàng về một hay nhiều câu hỏi dưới đây : - Quý khách hài lòng như thế nào về tất cả các sản phẩm quý khách đã sử dụng? - Quý khách đã giới thiệu bạn bè mua hàng của chúng tôi như thế nào ? - Quý khách còn có thể mua lại sản phẩm của chúng tôi lần nữa khi cần ? Những câu hỏi này có thể đánh giá được bằng thang đo 5 điểm và điểm trung bình hoặc tỉ lệ phần trăm của các câu trả lời sẽ được tính toán Một tiêu chuẩn đánh giá liên quan mật thiết với chất lượng là lòng trung thành của khách hàng, nó thể hiện khách mua ít nhất một lần Lòng trung thành của khách hàng là điều mà các công ty cần quan tâm để đạt 8 đượcm bởi vì tìm kiểm khách hàng mời thì tốn kém hơn nhiều so với việc giữ khách hàng hiện tại 1.2.3/ Tiêu chuẩn “Thời gian” Tổng thời gian bổ sung hàng có thể tính từ một cách trực tiếp từ mức độ tồn kho Nếu chúng ta có một mức sử dụng cố định lượng tồn kho này, thì thời gian tồn kho bằng mức độ tồn kho chia mức sử dụng Một trong những chỉ tiêu quan trọng nữa là phải xem xét đến thời gian thu hồi công nợ, nó đảm bảo cho công ty có lượng tiền để mua sản phẩm và bán sản phẩm tạo ra vòng luân chuyển hàng hóa, thời hạn thu nợ phải được cộng thêm cho toàn bộ hệ thống chuỗi cung ứng như là một chỉ tiêu thời hạn thanh toán Số ngày tồn kho cộng số ngày chưa thu tiền nợ bằng tổng thời gian của một chu kỳ kinh doanh để tạo ra sản phẩm và nhận được tiền Chu kỳ kinh doanh = Số ngày tồn kho + Số ngày công nợ 1.2.4/ Tiêu chuẩn “ Chi phí” Có hai cách để đo lường chi phí : Một là, Công ty đo lường tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất, phân phối, chi phí tồn kho và chi phí công nợ Thường những chi phí riêng biệt này thuộc trách nhiệm của những nhà quản lý khách nhau và vì vậy không giảm được tối đa tổng chi phí Hai là, Tính chi phí cho cả hệ thống chuỗi cung ứng để đánh giá hiệu quả giá trị gia tăng và năng suất sản xuất Phương pháp đo lường hiệu quả như sau : Theo chỉ tiêu đánh giá này, hoạt động chuỗi cung ứng có hiệu quả khi doanh số tăng lên và chi phí giảm xuống Tóm lại bất kỳ mục tiêu được đặt ra cho việc cải tiến cũng nên được đổi thành các chỉ tiêu tài chính Có thể làm bằng cách lấy những mục tiêu hoạt động được mô tả ở trên và chuyển thành báo cáo thu nhập và cân đối kế toán Kết quả là nó có thể xác định được hiệu quả về thu nhập ròng, về tài sản, về chỉ tiêu tài chính như lợi nhuận trên tổng tài sản, lợi nhuận trên vốn cổ phần, tiền mặt, giá trị gia tăng về mặt kinh tế Những cải tiến trong hoạt động quản trị điều hành phải tính về mặt tài chính cho mỗi mắc xích trong chuỗi cung ứng 1.3/ Cải tiến cấu trúc chuỗi cung ứng Những thay đổi trong cấu trúc liên quan đến những thay đổi về vật chất kỹ thuật, trong khi đó thay đổi các bộ phận thì liên quan đến con người và hệ thống Thay đổi cấu trúc bao gồm những thay đổi về máy móc thiết bị, công suất, kỹ thuật và công nghệ… Những thay đổi này thường mang tính chất dài hạn và cần một nguồn vốn đáng kể Thay đổi các bộ phận của chuỗi cung ứng bao gồm con người, hệ thống thông tin, tổ chức, quản lý sản xuất và tồn kho, hệ thống quản lý chất lượng Những thay đổi này là thay đổi mang tính chất 9 nhạy cảm trong chuỗi cung ứng, nhà quản trị thay đổi hoạt động cung ứng trong những cấu trúc đã thực hiện Cho dù cải tiến cấu trúc hay bộ phận, công ty cũng nên giảm thời gian dự phòng và thời gian bổ sung hàng lại Thời gian dự phòng có thể giảm trong thời gian cung ứng nhằm đảm bảo nhu cầu của cả chuỗi cung ứng và như thế dẫn đến giảm nhu cầu tồn kho Giảm thời gian bổ sung hàng là một phương pháp chính để cải tiến chuỗi cung ứng Nó cho phép chuỗi cung ứng thích nghi nhanh chóng với những thay đổi của nhu cầu thị trường và giảm lượng hàng tồn kho ở mức cần thiết Thời gian bổ sung hàng lại có thể giảm bằng cách thay đổi cơ cấu hoặc thay đổi bộ phận cả chuỗi cung ứng 1.3.1/ Phương thức thay đổi cấu trúc chuỗi cung ứng - Thống nhất từ khâu đầu đến khâu cuối theo quy trình kép kín: Cách thức này chỉ ra việc sở hữu trong chuỗi cung ứng Nếu một nhà sản xuất quyết định mua một công ty phân phối và phân phối sản phẩm của mình chỉ thông qua công ty đó thôi thì sự thống nhất này là hướng về thị trường Mặt khác nếu nhà sản xuất mua một công ty cung ứng sản phẩm thì sự thống nhất này lui về phía sau của chuỗi cung ứng Nếu một công ty sở hữu cả chuỗi cung ứng thì công ty này được hợp nhất theo chiều dọc - Đơn giản hóa quá trình chủ yếu: Phương thức này được sử dụng để cải tiến chuỗi cung ứng khi quá trình quá phức tạp hay quá lỗi thời khi đó cần sự thay đổi Trong quá trình này người ta điều chỉnh lại những chỗ bị lỗi mà không cần quan tâm đến quá trình hiện tại Việc này dẫn đến những thay đổi lớn về trình tự và nội dung các công việc được tiến hành trong quá trình cũng như những thay đổi về hệ thống - Thay đổi số lượng nhà cung cấp, nhà máy, nhà kho, cửa hàng bán lẻ: Đôi khi hệ thống phân phối không còn giữ đúng hình thức như ban đầu Chẳng hạn như khi thị trường có sự thay đổi, nhiều công ty có nhận thấy rằng họ cần có vài nhà máy và nhà kho ở địa điểm khác, do vậy họ định hình lại hệ thống phương tiện sản xuất và phân phối - Thiết kế sản phẩm chính: Phương thức này thường được sử dụng để cải tiến chuỗi cung ứng Trong thực tế, nhiều công ty nhận thấy họ có quá nhiều chủng loại hàng hóa Trong đó có vài loại hàng hóa bán rất chậm vì vậy các sản phẩm này phải được chọn lọc và thiết kế lại - Chuyển quá trình hậu cần của công ty cho bên thứ ba: Vài công ty chỉ đơn giản là chọn phương án tốt nhất chuyển tất cả các khâu từ quản lý tồn kho, phân phối và hậu cần cho bên thứ ba 1.3.2/ Phương thức thay đổi bộ phận của chuỗi cung ứng 10 - Sử dụng đội chức năng chéo: Phương thức này áp dụng rộng rãi trong nhiều công ty hiện nay Mục đích của nó là để phối hợp các chức năng đan chéo của rất nhiều phòng ban và bộ phận chức năng của một công ty Chẳng hạn như đội chức năng chéo thường sử dụng lập kế hoạch và kiểm soát lịch sản xuất Đội sẽ bao gồm đại diện của các bộ phận như tiếp thị, sản xuất, nhân sự, kế toán tài chính… Chức năng và nhiệm vụ của từng thành viên trong đội phải được phân định rõ ràng như: Tiếp thị thực hiện dự báo như cầu, bộ phận sản xuất lên kế hoạch sản xuất, bộ phận tài chính đảm bảo vốn để sản xuất - Thực hiện sự cộng tác mang tính đồng đội: Tính hợp tác giữa những nhà cung cấp và khách hàng mang đến sự phối hợp các công ty chéo giống như đội chức năng chéo thực hiện sự phối hợp trong công ty Tính hợp tác giữa các công ty bắt đầu bởi các hợp đồng trong công ty Tính hợp tác giữa các công ty bắt đầu bởi các hợp đồng liên kết bền chặt được thiết lập trong mối quan hệ kinh doanh lâu dài gắn liền với lợi ích của nhau Các đối tác phải được xây dựng trên sự tin tưởng nhau để thực hiện công việc này Cũng như trên, những đối tác sẽ thiết lập những đội chức năng của các nhân viên từ nhiều công ty khác nhau, làm việc cùng với nhau trong những dự án cải tiến quan trọng - Giảm thời gian khởi động của máy móc thiết bị: Trong việc cải thiện chuỗi cung ứng, giảm thời gian khởi động của trang thiết bị thật là cần thiết để cho những lô sản phẩm nhỏ hơn có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất Ngay khi kích thước của lô hàng giảm, tồn kho sẽ giảm, hàng hóa sẽ được luân chuyển nhanh hơn, từ đó hàng hóa sẽ đáp ứng được như cầu thị trường Giảm thời gian sắp đặt đòi hỏi khả năng sáng tạo và có thể thực hiện bởi bất cứ phần nào của thiết bị sản xuất bởi sự giản đơn cho sự thay đổi thiết bị trước máy móc dừng lại và thực hiện sự thay đổi nhanh chóng ngay khi máy không còn chạy nữa, vì vậy nó có thể đưa vào sản xuất sớm càng tốt - Hoàn thiện hệ thống thông tin: Cải tiến hệ thống thông tin là vấn đề quan trọng trong chuỗi cung cấp Một trong những thay đổi xảy ra trong công nghệ là việc dành lấy dữ liệu kinh doanh từ khách hàng và phát triển thông tin này đưa trở lại phục vụ cho chuỗi cung ứng Nhà cung cấp không chỉ biết nơi kinh doanh và vị trí kho của khách hàng - Xây dựng các trạm giao hàng chéo: Hàng hóa giao đan xen ở nhiều trạm là một cuộc cách mạng trong vận chuyển đối với nhiều công ty Ý tưởng căn bản là việc giao hàng của nhà cung cấp được diễn ra từ nhiều trạm khác nhau Những công việc này không tiêu tốn thời gian cho việc kiểm kê kho, nó cũng đơn giản cho việc di chuyển từ trạm này sang một trạm khác Tóm lại: Vừa cải tiến cấu trúc vừa cải tiến cơ sở hạ tầng có thể tạo ta ra sự thay đổi chính trong chuỗi cung ứng Nó có thể giúp doanh nghiệp làm giảm tính trạng không chắc chắn, không rõ ràng hay giảm thời gian cung ứng Những sự thay đổi này rất có hiệu quả nhưng đòi hỏi sự phối hợp rộng khắp vừa bên trong công ty và thông qua nhiều công ty khác nhau Có như vậy việc cải tiến mới thành công một cách trọn vẹn 16 Hình 2.3 Kết quả kinh doanh qua các năm của công ty Vinamilk 2.2/ Chuỗi cung ứng của Vinamilk và vai trò của các thành viên trong chuỗi cung ứng 2.2.1/ Mô hình chuỗi cung ứng của Vinamilk 17 Hình 2.4 Mô hình chuỗi cung ứng công ty VINAMILK 2.2.2/ Vai trò của các thành viên trong chuỗi cung ứng Khâu cung ứng đầu vào: Khâu cung ứng đầu vào của công ty sữa Vinamilk gồm: nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân nuôi bò, nông trại nuôi bò trong nước Nông trại nuôi bò có vai trò cung cấp nguyên liệu sữa đầu vào cho sản xuất thông qua trạm thu gom sữa Sữa được thu mua từ các trại phải đảm bảo luôn đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng đã được ký kết giữa công ty Vinamilk và các nông trại sữa nội địa 18 Vinamilk vẫn kiên định việc duy trì đồng thời hai nguồn cung cấp sữa bò tươi nguyên liệu (đầu tư khai thác sữa nguyên liệu từ những trang trại do Vinamilk làm chủ và thu mua sữa bò tươi nguyên liệu từ các hộ dân) nhằm đáp ứng đủ nhu cầu sữa tươi nguyên liệu chất lượng cao, vừa tạo việc làm cho nông dân, vừa góp phần xây dựng ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam phát triển theo hướng ổn định và bền vững Trại nuôi bò sữa ở Nghĩa Đàn Vinamilk kiểm soát chất lượng sữa tươi nguyên liệu thu mua từ hộ dân một cách nghiêm ngặt từ khâu khai thác, bảo quản, vận chuyển rồi giao sữa từ hộ chăn nuôi đến trạm trung chuyển và đến nhà máy Tại đây, sữa sẽ được kiểm tra chất lượng Nếu sữa đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển qua hệ thống bình lọc Từ bình lọc, sữa tiếp tục được đưa qua bồn trung gian, sau đó được đưa vào bồn lạnh để bảo quản sữa 19 Xe bồn lạnh của Vinamilk chở sữa bò tươi nguyên liệu thu mua từ nông dân về đến nhà máy Nguồn sữa này sẽ được xe có hệ thống giữ lạnh chuyển về nhà máy trong ngày Sữa tiếp tục được lấy mẫu, trải qua các bước kiểm tra chuyên sâu hơn như kiểm tra định tính, vật chất khô, tỉ lệ béo… trước khi đưa vào sản xuất Nếu nguồn sữa nào không đạt chất lượng sẽ lập tức được pha màu thực phẩm và trả về đơn vị trung chuyển để hủy bỏ Hai siêu nhà máy tại Bình Dương được Vinamilk đầu tư công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới từ các nước tiên tiến như Thụy Điển, Đức, Italia, Áo, và là những nhà máy thế hệ hiện đại nhất, tiên tiến nhất hiện nay trong khu vực Châu Á cũng như thế giới Máy móc thiết bị rất quan trọng trong ngành công nghiệp sữa vì nó kiểm soát được toàn bộ quy trình từ đầu vào sản xuất cho đến đầu ra của sản phẩm Các sản phẩm Vinamilk được sản xuất trên những dây chuyền khép kín, tạo niềm tin và chỗ đứng cho hàng Việt và thương hiệu Việt ngày càng khẳng định xứng tầm thế giới Đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng đang ngày càng khắt khe hơn cả về chất lượng, thành phần công thức, cảm quan, mẫu mã bao bì và uy tín thương hiệu, vì thế sữa Vinamilk luôn được khách hàng tin dùng Sữa tươi nguyên liệu phải trải qua quá trình gắt gao khi tiếp xúc, với các chỉ tiêu sau: - Cảm quan phải thơm ngon tự nhiên, đặc trưng của sữa tươi, không có bất kỳ mùi vị lạ nào - Đảm bảo hàm lượng chất khô, chất béo lớn hơn - Độ tươi 20 - Độ acid - Chỉ tiêu vi sinh - Hàm lượng kim loại nặng - Thuốc thú y, thuốc trừ sâu - Nguồn gốc (không sử dụng sữa của bò bệnh) Riêng để sản xuất sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi phải đảm bảo nghiêm ngặt về độ tươi, không bị tủa bởi cồn 75 độ Theo bà Mai Kiều Liên – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Vinamilk, từ những năm 1990, doanh nghiệp đã đặt nền móng cho chăn nuôi bò sữa phát triển bền vững Hiện tại, Vinamilk có 90 trạm lạnh phủ khắp cùng 5 trang trại bò sữa lớn với khoảng 8.200 con bò sữa (bò nhập ngoại, trong đó có 50% bò vắt sữa), cho 90 tấn/ngày cộng với 61.000 con bò sữa của nông dân với 460 tấn sữa/ngày, giúp công ty luôn chủ động cho quá trình sản xuất Vinamilk đã xây dựng quy trình sản xuất khép kín, nhất là kiểm soát chặt nguồn nguyên liệu và quy trình chế biến sữa Vinamilk đang là doanh nghiệp thu mua tới hơn 60% sản lượng sữa của nông dân, với lượng sữa tươi ngày càng tăng cao cả về chất lượng và số lượng • Một số nhà cung cấp nguyên liệu sữa nhập khẩu cho công ty Vinamilk như: Name of Supplier Product(s) Supplied · Fonterra (SEA) Pte Ltd Milk powder · Hoogwegt International BV Milk powder · Perstima Binh Duong, Tins · Tetra Pak Indochina Carton packaging and packaging machines - Fonterra là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực về sữa và xuất khẩu các sản phẩm sữa, tập đoàn này nắm giữ 1/3 khối lượng mua bán trên toàn thế giới - Hoogwegt International là một đối tác chuyên cung cấp bột sữa cho Vinamilk, cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng ở Châu Âu nói riêng và trên toàn thế giới nói chung - Perstima Bình Dương là nhà cung cấp các sản phẩm vỏ hộp bằng thép cho Vinamilk trong hơn 10 năm qua như các dòng sản phẩm sữa bột Dielac, sữa đặc Ông thọ, sữa đặc Ngôi sao phương nam… - Tetra Pak là một trong những công ty chuyên cung cấp giải pháp về công nghệ trong chế biến và đóng gói thực phẩm dạng lỏng Công ty luôn kết hợp chặt chẽ với khách 21 hàng và nhà cung cấp để đưa ra những giải pháp an toàn, sáng tạo và thân thiện với môi trường Nhà máy sản xuất của Công ty Vinamilk: Vinamilk sử dụng công nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại tại tất cả các nhà máy Công ty nhập khẩu công nghệ từ các nước châu Âu như Đức, Ý và Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất Là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch, hãng dẫn đầu thế giới về công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất Các công ty như Cô gái Hà Lan (công ty trực thuộc của Friesland Foods), Nestle và New Zealand Milk cũng sử dụng công nghệ này và quy trình sản xuất Ngoài ra, Vinamilk còn sử dụng các dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá trị công thêm khác Điểm nổi bật của quy trình sản xuất của sữa Vinamilk: Dây chuyền sản xuất khép kín, từ lâu Vinamilk đã triển khai áp dụng các hệ thống quản lý ISO và an toàn thực phẩm HACCP tại tất cả các nhà máy trong hệ thống Quá trình xử lý nhiệt được theo dõi nghiêm ngặt Các chế độ xử lý nhiệt được lựa chọn, cân nhắc để đãm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đồng thời giữ gìn giá trị dinh dưỡng của sữa ở mức độ cao nhất Ưu tiên chọn các chế độ xử lý nhiệt cao trong thời gian cực ngắn, đây là những công nghệ tiên tiến trên thế giới Hiện nay, Vinamilk có các nhà máy sản xuất trên khắp cả nước như sau: 1/ Nhà máy sản xuất sữa Trường Thọ: - Địa chỉ: Số 32 Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Huyện Thủ Đức TP.HCM - Chuyên sản xuất: Sữa đặc có đường, sữa tươi tiệt trùng, kem, sữa chua, sữa chua uống 2/ Nhà máy sản xuất sữa Dielac: - Địa chỉ: Khu CN Biên Hòa 1, P.An Bình TP.Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai - Chuyên sản xuất: sữa bột dành cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng cho trẻ em 3/ Nhá mày sữa Thống Nhất - Địa chỉ: 12 Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh - Chuyên sản xuất: Sữa đặc có đường, sữa tiệt trùng, kem, sữa chua, sữa chua uống 4/ Nhà máy sữa Hà Nội: - Địa chỉ: Km 14 Xã Dương Xá, Huyện Gia Lâm, TP Hà Nội - Chuyên sản xuất: Sữa đặc có đường, sữa tiệt trùng, kem, sữa chua, sữa chua uống, sữa đậu nành 5/ Nhà máy sữa Bình Định: - Địa chỉ: 87 Hoàng Văn Thụ TP.Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định 22 - Chuyên sản xuất: Sữa tiệt trùng, kem, sữa chua, sữa chua uống 6/ Nhà máy sản xuất sữa Nghệ An: - Địa chỉ: Đường Sào Nam, xã Nghi Thu, Thị xã Cửa Lò, Nghệ An - Chuyên sản xuất: Sữa đặc, sữa tươi, sữa chua 7/ Nhà máy sữa Sài Gòn: - Địa chỉ: Lô 1-18 Khu G1 - Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, Hương Lộ 80 , P.Hiệp Thành, Q12, TP.HCM - Chuyên sản xuất: Sữa tươi, Sữa chua, Sữa chua uống 8/ Nhà máy sữa Cần Thơ: - Địa chỉ: Khu Công nghiệp Trà Nóc, Quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ - Chuyên sản xuất: Sữa tươi, Sữa chua, Kem, Bánh 9/ Nhà máy Tiên Sơn: - Địa chỉ: Khu Công nghiệp Tiên Sơn, Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh - Chuyên sản xuất: Sữa đặc, sữa chua, sữa nước, nước trái cây, kem, sữa đậu nành 10/ Nhà máy sữa Miaka - Địa chỉ: Trung tâm Đảo Bắc, New Zealand - Chuyên sản xuất sản phẩm sữa bột nguyên kem chất lượng cao 11/ Nhà máy sữa Việt Nam: mới đưa vào vận hành từ ngày 10/9/2013 - Địa chỉ: Nằm trên diện tích 20 ha tại khu công nghiệp Mỹ Phước 2, tỉnh Bình Dương Nhà máy có công suất hơn 400 triệu lít sữa một năm trong giai đoạn một và sẽ tăng lên 800 triệu lít một năm trong giai đoạn 2 - Chuyên sản xuất sản sữa nước hiện đại bậc nhất thế giới Khâu phân phối đầu ra của Vinamilk: 23 Hình 2.6 Hệ thống phân phối của Vinamilk Hiện công ty có hai kênh phân phối: - Phân phối qua kênh truyền thống: Vinamilk thiết lập hệ thống gồm 250 nhà phân phối trên toàn quốc, hơn 1.400 đại lý cấp 1 Tại thời điểm 31/12/2012, Vinamilk đã bao phủ được hơn 200.000 điểm bán lẻ - Phân phối qua kênh hiện đại: lợi thế của Vinamilk có hệ thống các nhà máy sữa được đầu tư trải dài ở nhiều địa phương trong cả nước, sản phẩm của Vinamilk được phân phối trực tiếp đến các trường học, bệnh viện, siêu thị, Metro… Hệ thống phân phối chính là nơi thực hiện cung cấp, phân phối các sản phẩm của Vinamilk cho các cửa hàng bán lẻ trong và ngoài nước, là cầu nối quan trọng giữa các nhà máy sản xuất với các nhà bá lẻ và người tiêu dùng, đồng thời cũng là nơi thực hiện các chương trình xúc tiến, giới thiệu sản phẩm với khách hàng… 2.3/ Ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk): Công ty Vinamilk đã ứng dụng thành công quản trị chuỗi cung ứng trong chuỗi cung ứng của mình bằng các chính sách như sau: * Chính sách 3 Đúng Đó là Đúng sản phẩm, Đúng số lượng và Đúng lúc Việc xác định đúng sản phẩm thị trường giúp Vinamilk bảo đảm bán được sản phẩm, tạo đà cho sự thông suốt trong việc cung ứng hàng hóa ra thị trường Bên cạnh đó, Vinamilk cũng ý thức được tầm quan trọng 24 của việc cung ứng đúng số lượng và đúng lúc Đúng số lượng tức là không nhiều quá, cũng không ít quá, làm sao cho cung cầu cân bằng ở mức tốt nhất có thể Đúng lúc để tránh chi phí lưu trữ, tồn kho * Tốc độ Với đặc thù của sản phẩm thực phẩm nói chung và sản phẩm sữa nói riêng thì thời gian như là một yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp Các nhà sản xuất hàng thực phẩm hiểu rõ điều đó và Vinamilk cũng không phải ngoại lệ Giữa các công đoạn trong chuỗi cung ứng của mình, Vinamilk luôn tận dụng tối đa thời gian, hạn chế đến mức thấp nhất những khoảng thời gian chết Cụ thể: Sữa nguyên liệu sau khi thu hoạch hoặc thu mua từ người dân sẽ được chuyển ngay vào bình lọc, bồn trung gian, sau đó được đưa vào bồn lạnh ở nhiệt độ 4 độ C để bảo quản sữa Nguồn sữa này sẽ được xe có hệ thống giữ nhiệt chuyển về nhà máy trong ngày, nhiệt độ sữa được bảo đảm không quá 6 độ C Tại các nhà máy chế biến sữa, sữa tươi tiệt trùng được xử lý ở nhiệt độ cao (140-143 độ C) trong thời gian 3-4 giây nên dễ bảo quản và có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường với thời hạn sử dụng khá dài (từ 6 tháng đến 12 tháng), còn sữa tươi thanh trùng được xử lý phức tạp hơn nhưng ở nhiệt độ thấp hơn 75 độ C trong khoảng 30 giây, sau đó nhanh chóng làm lạnh ở 4 độ C Sữa thành phẩm cũng nhanh chóng được chuyển từ các nhà máy sản xuất đến các đại lý bán buôn và bán lẻ trên cả nước, từ đó chuyển đến tay người tiêu dùng * Chất lượng Bí quyết của Vinamilk: Khách hàng là trung tâm Phương châm kinh doanh của Vinamilk: “Chất lượng cao, giá cả hợp lý, khách hàng là trung tâm” Về dịch vụ sau bán hàng, khách hàng sẽ được giải đáp mọi thắc mắc, nếu gặp sự cố trong khi sử dụng sản phẩm, khách hàng sẽ nhận được sự phúc đáp sớm từ phía ban lãnh đạo Xây dựng chất lượng tốt nhất vì khách hàng là đích đến cuối cùng của công ty Công ty xác định: “người tiêu dùng hài lòng thì công ty mới an tâm” * Chi phí thấp nhất Vinamilk cũng tiến hành sử dụng đa dạng các loại hình vận chuyển khác như hàng không, đường thủy, đường sắt, đường bộ của các đơn vị cung ứng trong và ngoài nước Hiệu quả vượt trội giúp cho công ty hạ thấp chi phí, sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng cho phép công ty định giá bán cao hơn Công ty luôn áp dụng các biện pháp tốt nhất để giảm lượng tồn kho mà vẫn đáp ứng dịch vụ khách hàng ở mức độ cao Công ty sử dụng các nguồn dự báo đáng tin cậy để đảm bảo số lượng sản xuất tối ưu, tránh tồn kho dư thừa * Thống nhất từ khâu đầu đến khâu cuối theo quy trình kép kín: 25 Điểm nổi bật của quy trình sản xuất của sữa Vinamilk: Dây chuyền sản xuất khép kín, từ lâu Vinamilk đã triển khai áp dụng các hệ thống quản lý ISO và an toàn thực phẩm HACCP tại tất cả các nhà máy trong hệ thống Quá trình xử lý nhiệt được theo dõi nghiêm ngặt Các chế độ xử lý nhiệt được lựa chọn, cân nhắc để đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đồng thời giữ gìn giá trị dinh dưỡng của sữa ở mức độ cao nhất Ưu tiên chọn các chế độ xử lý nhiệt cao trong thời gian cực ngắn, đây là những công nghệ tiên tiến trên thế giới * Phân tán rủi ro Để đảm bảo có đủ sữa tươi nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động, Vinamilk đã tiến hành xây dựng nhiều trang trại nuôi bò và các trang trại ngày càng được mở rộng về quy mô cũng như hiện đại về công nghệ Việc này giúp Vinamilk trành được tình trạng khan hiếm nguyên liệu khi có sự cố bất ngờ xảy ra, giảm rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh Việc phân tán rủi ro cũng được Vinamilk áp dụng đối với nguồn sữa bột nguyên liệu nhập khẩu khi công ty sử dụng chiến lược nhiều nhà cung cấp (Fonterra, Hoogwegt International, Perstima…) thay vì chỉ chọn một nhà cung cấp duy nhất * Kết chặt thành viên trong chuỗi Chuỗi cung ứng của Vinamilk là chuỗi cung ứng thống nhất và gắn kết Các thành viên trong chuỗi phụ thuộc vào nhau, dựa vào nhau để phát triển Ví dụ: Nhà máy sản xuất của Vinamilk thường chỉ có thể sản xuất ra các sản phẩm từ sữa nguyên liệu Vì vậy, các nhà máy phải có mối liên hệ mật thiết với các trang trại nuôi bò vì nếu không có các trang trại thì sẽ không có sữa nguyên liệu thì các nhà máy sẽ phải dừng hoạt động Để tạo và giữ được mối liên hệ mật thiết đó (đặc biệt là đối với các hộ chăn nuôi cá thể), Vinamilk không chỉ hỗ trợ về giá về tính ổn định trong thu mua mà còn hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật… * Đảm bảo song hành giữa dòng thông tin và dòng sản phẩm Dòng thông tin và dòng sản phẩm tuy hai mà một Hai dòng này tồn tại dựa vào nhau và hỗ trợ cho nhau: - Các sản phẩm ra đời được thông tin cho các đơn vị có liên quan và cho người tiêu dùng Ví dụ: Khi cho ra đời một dòng sản phẩm mới, Ban giám đốc công ty Vinamilk sẽ phải cung cấp cho Hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông các thông tin liên quan đến sản phẩm như tên, tính chất, khả năng cạnh tranh…đồng thời phải thông tin cho người tiêu dùng biết sản phẩm thông qua quảng cáo, giới thiệu, trưng bày… - Các thông tin từ phía thị trường và trong nội bộ doanh nghiệp sẽ định hướng cho quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm Ví dụ: Khi biết được thị trường đang cần một loại sản phẩm sữa đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng, tươi ngon, giá rẻ và tiện dụng, Vinamilk đã tiến hành nghiên cứu và cho ra đời dòng sản phẩm sữa thanh trùng gói giấy 200ml tiện dụng 26 * Mạng lưới phân phối rộng khắp trên cả nước Bằng chính sách quản lý hiệu quả và khuyến khích các đại lý trong mạng lưới của mình, hệ thống đại lý của Vinamilk đã mở rộng và phủ khắp hầu hết các tỉnh, trung bình mỗi tỉnh đều có một hoặc hai đại lý chính thức, có tỉnh có tới 7 đại lý chính thức Hơn thế nữa, tại mỗi tỉnh Vinamilk đều có nhân viên tiếp thị cắm chốt tại địa bàn, các nhân viên tiếp thị này ngoại lương chính còn được hưởng theo doanh số bán hàng của các đại lý Điều đó đã khuyến khích nhân viên mở rộng thêm đại lý nhỏ, bán lẻ, đưa thương hiệu của Vinamilk len lõi khắp mọi ngõ nghách trên toàn quốc * Ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong chuỗi cung ứng của Vinamilk Vinamilk là một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam đang ứng dụng giải pháp quản trị mối quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management – CRM) của SAP Theo Tổng giám đốc Vinamilk, với nỗ lực đầu tư trang thiết bị hệ thống SAP CRM, Vinamilk mong muốn có một công cụ hỗ trợ nhân viên trong công việc, cho phép mạng phân phối Vinamilk trên cả nước có thể kết nối thông tin với trung tâm trong cả hai tình huống online hoặc offline Thông tin tập trung sẽ giúp Vinamilk đưa ra các xử lý kịp thời cũng như hỗ trợ chính xác việc lập kế hoạch Việc thu thập và quản lý các thông tin bán hàng của đại lý là để có thể đáp ứng kịp thời đem lại sự thoải mãn cho khách hàng ở cấp độ cao hơn Trước khi có hệ thống SAP CRM, thông tin phân phối của Vinamilk chủ yếu được tập hợp theo dạng thủ công giữa công ty và các đại lý Hiện nay, hệ thống thông tin báo cáo và ra quyết định phục vụ ban lãnh đạo được thiết lập ở trung tâm chính để quản lý kênh phân phối bán hàng và các chương trình khuyến mại Chương trình đã giúp CRM hóa hệ thống kênh phân phối của công ty qua các phần mền ứng dụng Quá trình này đã hỗ trợ các nhân viên nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và khă năng nắm bắt thông tin thị trường tốt nhất nhờ sử dụng các thông tin được chia sẻ trên toàn hệ thống Vinamilk cũng quản lý xuyên suốt các chính sách giá, khuyến mãi trong hệ thống phân phối Trong khi đó đối tượng quan trọng của doanh nghiệp là khách hàng đầu cuối cũng được hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện Nhờ ứng dụng CNTT, Vinamilk đã quản lý có hiệu quả hơn các kênh phân phối sản phẩm Lần đầu tiên trong ngành sữa nói riêng và ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam nói chung có một hệ thống quản lý được xây dựng với sự toàn diện và đồng bộ tối đa Được phát triển theo hướng cá thể hóa các tính năng nhằm đáp ứng đúng như cầu của doanh nghiệp, hệ thống quản lý này không những làm thay đổi phần mềm quản lý hiện nay của Vinamilk mà còn tích hợp với các hệ thống quản lý doanh nghiệp sẵn có nhằm đảm bảo toàn bộ hệ thống chạy thông suốt Hầu hết các doanh nghiệp đều hiểu được tầm quan trọng của thông tin nhưng lại ít có doanh nghiệp nào lại dám đầu tư vào hệ thống thông tin như Vinamilk và chính vì lẽ đó mà ít có doanh nghiệp Việt Nam đạt được thành công như Vinamilk 27 Còn rất nhiều nguyên nhân tạo nên thành công trong chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của Vinamilk nhưng quan trọng hơn cả là việc Vinamilk đã nhận thức rõ tầm quan trọng của chuỗi cung ứng và đã không ngưng hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình (hiện nay Vinamilk là một trong số ít các doanh nghiệp Việt Nam có Giám đốc điều hành chuỗi cung ứng: Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa) PHẦN 3 MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA VINAMILK VÀ CÁC GIẢI PHÁP 3.1/ Một số hạn chế trong chuỗi cung ứng của Vinamilk: Bên cạnh việc ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng mang đến thành công cho Vinamilk, thì vẫn có một số hạn chế trong chuỗi cung ứng đã làm cho giá thành sữa Vinamilk nói riêng và sữa Việt Nam nói chung cao so với thế giới và chất lượng không được bảo đảm một cách triệt để: * Hạn chế của khâu cung ứng đầu vào - Nguồn giống bò sữa trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển chăn nuôi trong nước Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành sữa, ước tính mỗi năm kim ngạch nhập khẩu bò sữa của nước ta gấp 3,5 lần lượng xuất khẩu - Nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò sữa trong nước còn chưa đáp ứng được nhu cầu nên phải nhập khẩu Diện tích đất trồng còn thấp do quỹ đất ít ỏi và giá đất cao Ước tính lượng cỏ xanh và cỏ thô hiện chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu thức ăn xanh thô cho bò sữa, trong khi đó chế độ ăn uống cho bò sữa đòi hỏi rất cao và các loại thức ăn phải đúng tỷ lệ, nếu không sẽ phản tác dụng Thức ăn cho bò sữa gồm ba loại chính: thức ăn tinh, thức ăn thô và chất khoáng Tăng thức ăn tinh có thể làm tăng năng suất sữa nhưng giảm thức ăn thô có thể 28 làm giảm chất lượng sữa Đây là hiện tượng thường gặp ở nước ta do chất ăn hô xanh còn thiếu nên các chủ chăn nuôi thường dùng thức ăn tinh để thay thế Trong khi đó, giá thức ăn tinh lại đắt hơn nhiều so với giá thức ăn thô - Bột sữa, chất béo sữa…(sử dụng trong sản xuất sữa hồn nguyên, sữa tiệt trùng, sữa chua…và các loại sản phẩm khác) được nhập khẩu từ nguồn sản xuất hàng đầu và có uy tín trên thế giới như Mỹ, Úc, New Zealand…chính vì vậy mà giá nguyên liệu đầu vào rất cao, giá thành sản xuất trong nước phụ thuộc vào nguyên liệu thế giới * Hạn chế của khâu phân phối đầu ra - Quản lý hệ thống đại lý: thị trường của Vinamilk rất rộng bao gồm cả nước nên việc quản lý, giám sát cũng chỉ tới các nhà phân phối, các đại lý chính, còn những quầy tạp hóa buôn bán nhỏ lẻ thì Vinamilk chưa đủ nhân lực để giám sát - Vận chuyển: Quy định về vận chuyển sữa thì chỉ được chất tối đa 8 thùng chồng lên nhau, nhưng nhiều đại lý phân phối sữa Vinamilk nhỏ lẻ lại chất đến 15 thùng, rồi đến việc bốc dỡ làm tổn thương bao bì, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Mặt khác, Vinamilk chỉ vận chuyển sản phẩm đến những đại lý tổng bằng xe chuyên dụng có hệ thống làm lạnh bảo đảm nhiệt độ yêu cầu, còn việc phân phối đến các cửa hành chủ yếu bằng xe máy hoặc xe ô tô không có hệ thống làm lạnh nên việc bảo đảm chất lượng còn nhiều hạn chế - Bảo quản: Sản phẩm của Vinamilk có mặt khắp mọi nơi, ở tận những vùng quê của các tỉnh lẻ và đa phần được bán trong của hàng tạp hóa Đối với một số sản phẩm sữa tươi phải bảo quản theo quy định của sản phẩm lạnh của Vinamilk phải bảo đảm ở nhiệt độ dưới 6 độ C thì bảo quản được 45 ngày, còn ở 15 độ C thì chỉ được 20 ngày, ở nhiệt độ thường thì từ 2 hoặc 3 ngày là sữa sẽ chua thì việc các cửa hàng không có máy lạnh hoặc thiết bị làm lạnh là đều rất hạn chế trong việc bảo quản những sản phẩm phải có yêu cầu bảo quản lạnh 3.2/ Các giải pháp 3.2.1/ Giải pháp về nguyên liệu - Nghiên cứu tạo ra các giống bò mới cho năng suất cao, hạn chế việc nhập khẩu bò sữa từ nước ngoài - Mở rộng diện tích trồng cỏ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thức ăn xanh thô cho bò sữa, hạn chế việc nhập khẩu thức ăn từ bên ngoài - Lựa chọn khu vực hợp lý, đầu tư hình thành nên các trang trại chăn nuôi bò quy mô lớn, chuyên nghiệp cho năng suất cao - Mở rộng hệ thống thu mua sữa tươi đảm bảo chất lượng kỹ thuật và uy tín, có sự quản lý chặt chẽ từ các đơn vị sản xuất để người chăn nuôi bò được yên tâm không bị ép giá đồng thời tránh tình trạng tăng giá cao đối với nhà sản xuất - Trang bị các thiết bị vắt sữa hiện đại để tăng năng suất sữa và đảm bảo chất lượng sữa thu hoạch được tốt 29 - Nghiên cứu tạo ra nguồn nguyên liệu sữa bột thay thế nguồn nhập khẩu từ nước ngoài để giảm thiểu chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm 3.2.2/ Giải pháp về quản trị chuỗi - Quản lý hiệu quả hơn toàn mạng lưới của mình bằng việc bao quát được tất cả các nhà cung cấp, các nhà máy sản xuất, các kho lưu trữ và hệ thống các kênh phân phối - Sắp xếp hợp lý và tập trung vào các chiến lược phân phối để có thể loại bỏ các sai sót trong công tác hậu cần cũng như sự thiếu liên kết dẫn đến chậm trễ - Tăng hiệu quả cộng tác liên kết trong toàn chuỗi cung ứng bằng việc chia sẻ các thông tin cần thiết như các bản báo cáo xu hướng nhu cầu thị trường, các dự báo mức tồn kho, và các kế hoạch vận chuyển với các nhà cung cấp cũng như đối tác khác - Tăng mức độ kiểm soát công tác hậu cần để sửa chữa kịp thời các vấn đề phát sinh trong chuỗi cung ứng trước khi quá muộn khi quá muộn KẾT LUẬN Ngày nay Vinamilk đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng, càng ngày càng trở nên gắn bó với người tiêu dùng trong nước Không phải ngẫu nhiên mà trong suốt 10 năm liền Vinamilk luôn có tên trong danh sách top 10 hàng Việt Nam chất lượng cao Người tiêu dùng trong nước nhắc đến sữa thì hầu hết sẽ nhắc ngay đến Vinamilk Sự thành công đó được tạo nên bởi chuỗi cung ứng của công ty, cùng với hoạt động tích cực, hiệu quả của các thành viên trong chuỗi cung ứng đó Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong chuỗi cung ứng của Vinamilk như khâu nguồn nguyên liệu đầu vào và khâu phân phối đầu ra làm giá sữa Việt Nam tăng cao Hy vọng trong thời gian tới Vinamilk sẽ có những giải pháp cải thiện được một số hạn chế trong chuỗi cung ứng để hạ giá thành sản phẩm sữa và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Để thành công hơn nữa trong hoạt động của mình, vai trò của chuỗi cung ứng cần ngày càng được nâng cao và tiếp tục hoàn thiện Đây sẽ là nền móng vững chắc cho sản phẩm sữa của Vinamilk tiến xa hơn trong thị trường trong nước và thị trường quốc tế 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hồ Tiến Dũng (2009), Quản trị điều hành, Nxb Lao động [2] http://www.vinamilk.com.vn (Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk) [3] http://cafef.vn/ ... nhiều công ty khác Có việc cải tiến thành công cách trọn vẹn 11 PHẦN ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) 12 2.1/ Khái quát Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) ... năm công ty Vinamilk 2.2/ Chuỗi cung ứng Vinamilk vai trò thành viên chuỗi cung ứng 2.2.1/ Mơ hình chuỗi cung ứng Vinamilk 17 Hình 2.4 Mơ hình chuỗi cung ứng cơng ty VINAMILK 2.2.2/ Vai trị thành... CUNG ỨNG CỦA VINAMILK VÀ CÁC GIẢI PHÁP 3.1/ Một số hạn chế chuỗi cung ứng Vinamilk: Bên cạnh việc ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng mang đến thành cơng cho Vinamilk, có số hạn chế chuỗi cung ứng

Ngày đăng: 03/02/2015, 23:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w