1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk năm 2011

17 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH MÔN HỌC: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP GIẢNG VIÊN: NGUYỄN MẠNH HIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TỶ SỐ LỢI NHUẬN RÒNG TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU ROE CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN SỮA VIỆT NAM VINAMILK NĂM 2

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 – TP HỒ CHÍ MINH

MÔN HỌC: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

GIẢNG VIÊN: NGUYỄN MẠNH HIỆP

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TỶ SỐ LỢI NHUẬN RÒNG TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU (ROE) CỦA CÔNG TY

CỔ PHẨN SỮA VIỆT NAM VINAMILK NĂM 2011

DANH SÁCH NHÓM

Trang 2

MỤC LỤC

A – TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK 4

B – PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY VINAMILK NĂM 2011 4

I – Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh năm 2011 5

II – Phân tích Dupont 5

1 Lợi nhuận ròng biên 6

2 Vòng quay tổng tài sản 9

3 Đòn bẩy tài chính 13

C – KẾT LUẬN 17

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 0 – Các nhân tử trong phân tích

Dupont

Biểu đồ 1.1 – Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận

Bảng 1.1 – Số liệu ROE và Lợi nhuận ròng

biên giai đoạn 2006-2011 Biểu đồ 1.2 – Lợi nhuận khác

Bảng 1.2 – Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên

doanh thu giai đoạn 2006-2011

Biểu đồ 1.3 – Lợi nhuận ròng biên các công

ty và ngành thực phẩm năm 2011

Bảng 2.1 – Vòng quay và kỳ xử lý hàng tồn

kho

Biểu đồ 2.1 – Vòng quay tổng tài sản

Bảng 2.2 – Vòng quay khoản phải thu và

kỳ thu tiền

Biểu đồ 3.1 – Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2006 - 2011

Bảng 2.3 – Vòng quay phải trả và kỳ trả

tiền

Biểu đồ 3.2 – Cơ cấu nguồn vốn của

Vinamilk giai đoạn 2006-2011

Bảng 2.4 – Vòng quay tài sản cố định Biểu đồ 3.3 – Cơ cấu nguồn vốn các công

ty ngành thực phẩm

Bảng 3.1 – Đòn bẩy tài chính của công ty

cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2006-2011

Bảng 3.2 – Tốc độ tăng trưởng của vốn chủ

sở hữu 2006 - 2011

Bảng 3.3 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối

Trang 4

A – TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

Được thành lập năm 1976, Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk (VNM) không ngừng lớn mạnh và hiện đang dẫn đầu ngành công nghiệp sữa Việt Nam với 75% thị phần trong nước

Mạng lưới nhà máy ch ế biến cũng như 178,000 điểm bán lẻ của Vinamilk trải đều khắp cả nước, tạo kênh phân phối hiệu quả, kịp thờ i đến người tiêu dùng Sản phẩm của Vinamilk chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng được xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ Vinamilk thu mua gần một nửa nguồn cung ứ ng nguyên li ệu sữa trong nước nên có lợi thế lớn trong viê ̣c ki ểm soát giá Sản phẩm đa dạng và giá c ả phải chăng đã giúp cho VNM th ống trị mô ̣t số phân khúc thị trường như sữa đă ̣c (chiếm khoảng 75% thị phần) và sữa chua (chiếm khoảng 95% thị phần) Ngoài ra, Vinamilk còn được quản lý bởi một đội ngũ lãnh đạo nhiệt tình

và giàu kinh nghiệm, dưới sự dẫn dắt của bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc, người lọt vào danh sách50 nữ doanh nhân thành công nhất châu Á

do Forbes bầu chọn

Năm 2010, Vinamilk được Forbes bầu chọn là một trong 200 doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ USD tốt nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Asia's 200 Best Under A Billion) Năm 2011, Vinamilk đã chạm tới cột mốc doanh thu 1 tỷ đô la Mỹ, sớm hơn một năm so với mục tiêu Những thành tựu đáng ngưỡng mộ này cùng với triển vọng tăng trưởng mạnh và bền vững của thị trường sữa Việt Nam trong tương lai đã thúc đầy Vinamilk đặt mục tiêu phấn đấu trở thành 1 trong 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới với doanh số 3 tỷ đô la Mỹ vào năm 2017

Trong thời gian tới, quy mô kinh doanh của Vinamilk dự kiến sẽ tăng đột biến, khi Công ty đưa một loạt các nhà máy mới vào sản xuất Đây sẽ là tiền đề quan trọng để Vinamilk thực hiện mục tiêu 3 tỷ USD doanh thu vào năm 2017

Trang 5

B – PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY VINAMILK NĂM 2011

I – Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh năm 2011

Dưới đây là một số nét chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Vinamilk năm 2011:

Sản phẩm:

Các sản phẩm của Vinamilk được chia thành các nhóm chính:

- Nhóm sữa bột và bột dinh dưỡng: Là nhóm hàng có tiềm năng tăng trưởng

và phát triển của Vinamilk trong thời gian tới

- Nhóm sữa đặc: Là sản phẩm truyền thống của Vinamilk từ năm 1976

- Nhóm sữa nước và sữa chua uống: Là ngành hàng chủ lực của Vinamilk, có mức độ cạnh tranh rất cao với nhiều công ty sữa trong nước

- Nhóm sữa chua ăn: Là sản phẩm có lợi thế cạnh tranh tốt của Vinamilk

- Nhóm kem, phô mai và nước giải khát: Gồm các sản phẩm chế biến từ sữa,

là nhóm sản phẩm phụ thêm trong hoạt động kinh doanh của Vinamilk

Kênh phân phối và cơ sở vật chất:

Hệ thống phân phối của Công ty luôn được củng cố và duy trì Vinamilk sở hữu một hệ thống phân phối mạnh, bền vững và rộng khắp cả nước Năm 2011, công ty có trên 232 nhà phân phối cho tất cả các tỉnh thành trên cả nước và có trên 178.000 điểm bán hàng trên toàn quốc Vinamilk bán hàng qua tất cả các hệ thống Siêu thị trong nước Công ty hiện đang có 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, 10 nhà máy đang hoạt động, 3 nhà máy đang xây dựng, 2 xí nghiệp kho vận và 1 phòng khám đa khoa

Đối thủ cạnh tranh:

Vinamilk bị cạnh tranh cao ở các công ty sữa trong nước như Hanoimilk, và gần đây nhất là TH Truemilk Ở thị trường nước ngoài Vinamilk gặp phải các đối thủ Abbott, Dutch Lady, Nestlé… Với xu hướng hội nhập về kinh tế của Việt Nam, trong thời gian tới thị trường sữa sẽ tiếp tục được mở rộng, mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng găy gắt hơn

Với cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động của Công ty Vinamilk trong năm

2011, sau đây nhóm chúng tôi sẽ tiến hành phân tích tình hình tài chính của Vinamilk năm 2011 trong tương quan so sánh với các năm 2006 – 2010 nhằm làm rõ hơn tình hình phát triển của Công ty

Trang 6

II – Phân tích Dupont

Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của Vinamilk năm 2011, nhóm chúng tôi sẽ

áp dụng mô hình Dupont để phân tích ROE của Công ty trong tương quan so sánh với các năm trước và với các doanh nghiệp cùng ngành thực phẩm niêm yết trên sàn HOSE

𝑅𝑂𝐸 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔

𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢

Hay 𝑅𝑂𝐸 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔

𝐷𝑜𝑎𝑛 ℎ 𝑡ℎ𝑢 ∗𝐷𝑜𝑎𝑛 ℎ 𝑡ℎ𝑢

𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛

𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢

Hay 𝑅𝑂𝐸 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔 𝑏𝑖ê𝑛 ∗ 𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 ∗ Đò𝑛 𝑏ẩ𝑦 𝑡à𝑖 𝑐ℎí𝑛ℎ

Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu là một chỉ số được các nhà đầu tư theo dõi sát sao bởi nó phản ánh cách thức mà ban lãnh đạo công ty tạo ra lợi ích cho các cổ đông Trong phân tích Dupont cơ bản, chỉ số ROE được tách ra thành 3 nhân tử: Lợi nhuận ròng biên, vòng quay tổng tài sản và đòn bẩy tài chính, nhờ đó thông qua phân tích ROE

ta đi sâu vào phân tích toàn diện nhiều chỉ số, nhiều khoản mục khác trong bản báo cáo tài chính của công ty Bằng việc tách ROE thành các nhân tử riêng biệt và phân tích thật

kỹ lưỡng, nhà đầu tư có thể tránh được nguy cơ bị qua mặt bởi các con số bề mặt như lợi nhuận ròng và vốn chủ sở hữu, đồng thời có những phán đoán chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn

Bảng 0 – Các nhân tử trong phân tích Dupont

Lợi nhuận ròng biên 19.5% 22.96% 22.38% 15.23% 14.74% 11.05% Vòng quay tài sản 1.64 1.64 1.47 1.44 1.45 1.83

Đòn bẩy tài chính 1.06 1.21 1.12 1.20 1.05 1.32

Năm 2011, chỉ số ROE của Vinamilk giảm chỉ còn 34% so với 45% năm 2010 Nguyên nhân có thể thấy rõ: lợi nhuận ròng biên giảm 3.46%, đòn bẩy tài chính giảm 0.15, trong khi vòng quay tài sản thay đổi không đáng kể

1 Lợi nhuận ròng biên

Nhân tố chính đầu tiên gây ra sự sụt giảm ROE của Vinamilk cần phải xem xét đến là Lợi nhuận ròng biên

Trang 7

Bảng 1.1 – Số liệu ROE và Lợi nhuận ròng biên giai đoạn 2006-2011

Năm 2011 2010 2009 2008 2007 2006

Lợi nhuận ròng biên 19.50% 22.96% 22.38% 15.23% 14.74% 11.05%

Lợi nhuận ròng biên = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔

𝐷𝑜𝑎𝑛 ℎ 𝑡ℎ𝑢

Lợi nhuận ròng biên của năm 2011 giảm 3.46% so với 2010, từ 22.96% xuống còn 19.5%, chấm dứt đà tăng liên tục của các năm trước đó

Để hiểu rõ hơn nguyên nhân suy giảm của chỉ số này, các khoản mục liên quan khác trên Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần phải được xem xét kĩ càng, đáng kể nhất là: tỷ lệ lợi nhuận gộp, giá vốn hàng bán và các lợi nhuận khác

Tỷ lệ lợi nhuận gộp

Biểu đồ 1.1 – Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận

Biểu đồ trên cho thấy doanh thu thuần cũng như lợi nhuận ròng của Vinamilk tăng đều qua các năm, và có phần tăng mạnh hơn vào năm 2011, đạt tương ứng 21,617 tỷ VND và 4,218 tỷ VND Tuy nhiên, cùng lúc đó, Công ty lại có lợi nhuận ròng biên và tỷ

lệ lợi nhuận gộp giảm đáng kể Hai điều này liệu có mâu thuẫn nhau?

Giải thích lý do cho sự giảm của 2 tỷ số này, ta phải tìm hiểu nguyên nhân làm thay đổi tỷ lệ lợi nhuận gộp, và chính nguyên nhân này cũng một phần làm thay đổi lợi nhuận ròng biên

10,614

15,753

21,627

3,616 4,218

19.5%

24.3% 26.0%

31.6%

36.5%

32.8%

30.5%

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

30.0%

35.0%

40.0%

0

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận

Doanh thu thuần Lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng biên

Tỷ lệ lợi nhuận gộp

Trang 8

Với: Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán

Ta xem xét sự ảnh hưởng của giá vốn hàng bán lên lợi nhuận gộp

Bảng 1.2 – Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu giai đoạn 2006-2011

Năm 2011 2010 2009 2008 2007 2006 Giá vốn hàng bán 68.1% 65.8% 62.2% 67.0% 72.5% 75.2%

Như vậy, có thể thấy rằng giá vốn hàng bán ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi của lợi nhuận gộp Tỷ trọng của giá vốn hàng bán trong cơ cấu doanh thu giai đoạn

2010-2011 tăng liên tục từ 62.2% (năm 2009) lên 65.8% (năm 2010) và chiếm tới 68.1% (năm 2011), khiến cho tỷ lệ lợi nhuận gộp giảm đáng kể Nguyên nhân là do sức ép tăng giá của chi phí nguyên vật liệu trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao, đẩy giá vốn hàng bán tăng Trong khi đó, một số sản phẩm của Vinamilk tham gia chương trình bình ổn giá, khiến doanh thu của Công ty không tăng kịp với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán càng làm giảm tỷ lệ lợi nhuận gộp; từ đó tác động làm giảm lợi nhuận ròng biên

Lợi nhuận khác

Biểu đồ 1.2 – Lợi nhuận khác

106,032 120,790 130,173 136,231

608,785

237,226

1.3%

3.8%

1.1%

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000

0.0%

0.5%

1.0%

1.5%

2.0%

2.5%

3.0%

3.5%

4.0%

Lợi nhuận khác

Trang 9

Mặc dù chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu bảng báo cáo kết quả kinh doanh nhưng sự thay đổi rõ rệt của khoản mục Lợi nhuận khác có ảnh hưởng không nhỏ khi xem xét các nguyên nhân làm giảm ROE năm 2011 Những năm 2006-2009, lợi nhuận khác có xu hướng tăng rất nhẹ về giá trị và có tỷ trọng trong doanh thu hầu như giảm Tuy nhiên, năm 2010, con số này tăng đột biến gấp 4.5 lần, đạt đỉnh gần 609 tỷ VND, chiếm 3.8% trên doanh thu, gấp hơn 3 lần so với con số này năm 2011 Vì trong năm

2010, Vinamilk đã hoạch toán một khoản lợi nhuận bất thường (khoảng 353 tỷ VND) từ hoạt động chuyển nhượng Nhà máy Cà phê Sài Gòn cho Trung Nguyên Do đó, năm

2011, lợi nhuận khác giảm xuống chỉ còn 237 tỷ VND, ứng với 1.1% doanh thu, tiếp nối

xu hướng giảm khoản mục này trong cơ cấu bảng báo cáo kết quả kinh doanh

So sánh trong mối tương quan với một số công ty niêm yết thuộc ngành thực phẩm

và bình quân ngành, Vinamilk có mức lợi nhuận ròng biên khá cao, 19.5% so với trung bình ngành 7.5% và cao hơn so với phần lớn các công ty khác

Biểu đồ 1.3 – Lợi nhuận ròng biên các công ty và ngành thực phẩm năm 2011

Dễ dàng thấy rằng Vinamilk vẫn đang nắm giữ vị trí hàng đầu trong ngành, kiểm soát tốt tình hình hoạt động và thu được lợi nhuận cao trong tình hình kinh tế bất ổn như hiện nay

Như vậy, lợi nhuận ròng biên của Công ty giảm trong năm 2011, không phải do kinh doanh giảm sút mà do ảnh hưởng của các yếu tố khách quan làm tăng tỷ lệ giá vốn hàng bán, giảm tỷ lệ lợi nhuận gộp và giảm thu nhập bất thường so với năm trước

7.5%

20.0%

10.0%

3.3%

4.6%

1.0%

20.4%

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

Ngành Vinamilk Thủy sản

Mekong

Trang 10

2 Vòng quay tổng tài sản

Nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến sự biến động của ROE là chỉ số vòng quay tổng tài sản Nhưng trước hết ta hãy xem xét các chỉ số liên quan đến vòng quay tổng tài sản thay đổi như thế nào

Hàng tồn kho:

Vòng quay hàng tồn kho =Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho

Kỳ xử lý hàng tồn kho = 365

Vòng quay hàng tồn kho

Bảng 2.1 – Vòng quay và kỳ xử lý hàng tồn kho

Năm 2011 2010 2009 2008 2007 2006

Vòng quay hàng tồn kho (lần) 5.35 5.74 4.34 3.25 3.66 5.19

Kỳ xử lý hàng tồn kho (ngày) 68.24 63.54 84.19 112.23 99.66 70.33

Công ty có xu hướng bán được hàng nhanh dần qua các năm 2006 - 2010 và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều Nhưng đến năm 2011 vòng quay hàng tồn kho lại bị giảm nhẹ, chỉ còn 5.35 với kỳ xử lý hàng tồn kho 68.24 ngày Nguyên nhân là do những biến động trong nền kinh tế xảy ra trong năm 2011 (lạm phát tăng cao, tăng trưởng GDP chậm…) và sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới (TH True milk) đã tác động mạnh đến chi tiêu người tiêu dùng, khiến việc kinh doanh bị chậm lại, tốc độ vòng quay thấp hơn, hàng tồn đọng nhiều hơn so với năm 2010 nhưng không đáng kể

Theo số liệu được tính toán từ 30 công ty cùng ngành thực phẩm niêm yết trên sàn HOSE, kỳ xử lý hàng tồn kho trung bình của ngành năm 2011 là 92.10 ngày Như vậy, với kỳ xử lý hàng tồn kho 68.24 ngày của Vinamilk vẫn thấp hơn đáng kể so với các công ty khác, nhấn mạnh khả năng quản trị hàng tồn kho của Công ty: hệ số vòng quay hàng tồn kho thấp hơn, tốc độ xoay vòng hàng nhanh hơn Tuy nhiên, cũng cần chú ý hệ

số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng

Phải thu:

Vòng quay phải thu =Doanh thu

Phải thu

Trang 11

Kỳ thu tiền = 365

Vòng quay phải thu

Bảng 2.2 – Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền

Năm 2011 2010 2009 2008 2007 2006

Vòng quay phải thu (lần) 13.13 16.92 15.33 12.61 11.19 12.92

Kỳ thu tiền (ngày) 27.79 21.58 23.80 28.95 32.60 28.26

Hệ số vòng quay các khoản phải thu lớn dần từ năm 2007 đến năm 2010 chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của Công ty trong thời kỳ này tăng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho Công ty nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất Nhưng đến năm

2011 vòng quay phải thu lại bị giảm từ 16.92 lần vào năm 2010 xuống còn 13.13 lần Nguyên nhân là do vào năm 2011 giá cả sản phẩm Vinamilk tăng lên do giá các nguyên liệu đầu vào tăng, khiến cho các khách hàng của Công ty trả nợ chậm Vinamilk cần xem xét lại để đưa ra chính sách quản lý công nợ hiệu quả hơn cho năm 2012

Tuy nhiên, khi so sánh với trung bình ngành Kỳ thu tiền 27.79 ngày vào năm

2011 của Vinamilk là quá khác biệt so với số liệu trung bình ngành 66.80 ngày Như vậy chính sách tín dụng của Vinamilk chặt hơn nhiều các công ty cùng ngành Vinamilk sẽ có thể bị mất khách hàng nếu các khách hàng quyết định chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn

Cũng có thể chính vị thế thống lĩnh thị trường giúp Vinamilk đạt được điều vòng quay phải thu cao như vậy Thông thường các doanh nghiệp lớn, có ảnh hưởng thường có khả năng áp đặt chính sách bán hàng, tín dụng thương mại có lợi hơn so với các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn

Phải trả:

Đáng chú ý, khi so sánh với kỳ trả tiền của Vinamilk thì ta thấy thời gian Vinamilk cho khách hàng chiếm dụng vốn của mình luôn thấp hơn thời gian Công ty chiếm dụng vốn của người bán Điều này càng minh chứng rằng vị trí thống lĩnh thị trường giúp Vinamilk áp đặt được các điều khoản thanh toán với đối tác, giúp doanh nghiệp quản trị vốn lưu động hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh Ta có thể tham khảo về kỳ trả tiền của Vinamilk từ bảng dưới đây:

Vòng quay phải trả = Doanh thu

Phải trả

Ngày đăng: 20/03/2015, 08:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w