Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang KISIMEX
Trang 1CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Hiện nay xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra với tốc độnhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, ở cả cấp độ khu vực và thế giới, cùngvới sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự phụ thuộc lẫn nhau vềthương mại và kinh tế giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc Trong những năm gầnđây Việt Nam đang từng bước khẳng định vị trí mình trên trường quốc tế Sự kiệnViệt Nam gia nhập WTO đã đánh dấu một cột mốc quan trọng của ta trong tiến trìnhhội nhập kinh tế thế giới với nhiều mặt hàng của nước ta đã được xuất khẩu sanghầu hết các thị trường trên thế giới, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi có được từ hội nhập thì chính nó mang lạikhông ít khó khăn thử thách, trên thế giới đang có nhiều biến động, các cuộc khủnghoảng xảy ra ở nhiều quốc gia Đứng trước bối cảnh kinh tế chính trị phức tạp nhưvậy, Việt Nam cần phải có những đối sách thích hợp và kịp thời song vẫn khôngquên nhiệm vụ phát triển kinh tế Giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác,Việt Nam rất coi trọng xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm nền tảng thu ngoại tệ để pháttriển nền kinh tế trong nước, kiến thiết và xây dựng cơ sở hạ tầng Với ưu thế là mộtquốc gia ven biển giàu tiềm năng về thủy sản, có thể nói thủy sản là một mặt hàngxuất khẩu đem lại giá trị kinh tế lớn, do đó từ lâu thủy sản đã giữ vai trò quan trọngtrong lĩnh vực xuất khẩu của nước ta, nhận thức được điều này nhà nước ta đã có
những điều chỉnh và đầu tư thích hợp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành
Tuy nhiên, thực trạng xuất khẩu thủy sản trong những năm vừa qua cho thấyngành hàng này vẫn gặp phải không ít khó khăn, thử thách như giá xuất khẩu bịgiảm mạnh, các mặt hàng thủy sản chủ lực: tôm, cá basa, cá tra bị kiện bán phá giáở nhiều quốc gia, các doanh nghiệp không ký kết được hợp đồng xuất khẩu
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa đang diễn ra một cách nhanh chóngnhư hiện nay vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế.
Trang 2Để làm được điều đó các doanh nghiệp cần phải nắm được các nhân tố ảnh hưởng,mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề trên là thông qua phân tích, nghiên cứu đánh giátoàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ có thôngqua phân tích mới khai thác hết những khả năng tiềm ẩn của doanh nghiệp chưađược phát hiện Qua phân tích các hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệpđánh giá mình về mặt mạnh, mặt yếu để củng cố, phát huy hay cần phải khắc phục,cải tiến Thêm vào đó có thể giúp cho các doanh nghiệp phát huy mọi tiềm năng vàkhai thác tối đa mọi nguồn lực nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh Mặtkhác, còn giúp cho các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp xác thực để tăng cườngcác hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng có thểđể nâng cao hiệu quả kinh tế Ngoài ra, phân tích còn là những căn cứ quan trọngphục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển của nền kinh tế
Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định về chiến lược kinh doanhphù hợp với công ty nhằm mang lại hiệu quả cao nhất Vì những lý do trên mà đề tài
“ Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản KiênGiang Kisimex ” được chọn để làm luận văn tốt nghiệp.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Tỉnh Kiên Giang là một trong những nơi đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nhiềunhất trong cả nước, cho nên việc nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sảnlà rất cần thiết vì những vấn đề xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xuất khẩuthủy sản của doanh nghiệp nói riêng và của tỉnh nhà nói chung Được thành lập và đivào hoạt động hơn mười bốn năm qua, công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang đã cónhiều đóng góp trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Kiên Giang Tuy nhiên,cũng như những doanh nghiệp khác trong cả nước, tình hình kinh doanh xuất khẩuthủy sản những năm vừa qua của công ty không được mấy khả quan Do đó, việctìm ra giải pháp giúp công ty cải thiện những khó khăn là cần thiết Trong quan hệxuất nhập khẩu, nghiên cứu và tìm hiểu thị trường xuất khẩu là một việc làm
không thể thiếu Vì mặc dù kinh doanh trên những thị trường quen thuộc nhưng
nếu không tìm hiểu để nắm bắt những cơ hội mới và xây dựng những chiến lược
Trang 3phù hợp với sự đổi thay của thị trường thì công ty sẽ khó có được những thành
công như mong muốn Bên cạnh đó cần phải phân tích kỹ các nhân tố tác động đến
hoạt động xuất khẩu Như vậy, ta mới có thể đánh giá những cơ hội, đe dọa, khắcphục hạn chế và phát huy thế mạnh nhằm làm gia tăng giá trị kim ngạch và hiệu quảxuất khẩu thủy sản của công ty
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản Kiên GiangKisimex giai đoạn từ 2007 – 06/ 2010 từ đó đề ra những giải pháp nhằm mở rộng thịtrường, gia tăng giá trị và hiệu quả xuất khẩu của công ty trong những năm tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh xuất
khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang Kisimex giai đoạn 06/2010.
- Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản tại công ty qua các năm 2007-06/2010 vào các thị trường truyền thống.
2007 .Tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa cho việc xuấtkhẩu thủy sản của công ty Từ đó đề ra giải pháp mở rộng thị trường, gia tăng giátrị và hiệu quả xuất khẩu của công ty
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1 Không gian
Luận văn tập trung nghiên cứu trong phạm vi hoạt động xuất khẩu thủy sản củacông ty cổ phần thủy sản Kiên Giang Kisimex tại địa bàn tỉnh Kiên Giang.
1.3.2 Thời gian
Luận văn trình bày dựa trên thông tin, số liệu thu thập trong giai đoạn 06/2010 của công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang Kisimex.
2007-Luận văn được thực hiện từ 09/09/2010 đến 20/11/2010.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang Kisimex kinh doanh trên nhiều lĩnh vựcnhư xuất nhập khẩu, sản xuất chế biến Nhưng luận văn chỉ nghiên cứu về hoạt
Trang 4động xuất khẩu thủy sản của công ty sang các thị trường mục tiêu thông qua phântích kết quả hoạt động xuất khẩu, doanh thu, sản lượng và giá trị xuất khẩu tronggiai đoạn 2007-06/2010.
Trang 5Thị trường là nơi mà người mua và người bán tìm đến với nhau thông qua trao đổithăm dò, tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi bên cần biết
Các doanh nghiệp thông qua thị trường mà tìm cách giải quyết các vấn đề: - Phải sản xuất loại hàng gì? Cho ai?
- Số lượng bao nhiêu?
- Mẫu mã, kiểu cách, chất lượng như thế nào? Còn người tiêu dùng thì biết được
- Ai sẽ đáp ứng được nhu cầu của mình? - Nhu cầu được thoả mãn như thế nào? - Khả năng thanh toán ra sao?
Tất cả những câu hỏi trên chỉ có thể được trả lời chính xác thông qua thịtrường Trong công tác quản lý kinh tế, xây dựng kế hoạch mà không dựa vào thịtrường để tính toán và kiểm chứng số cung - cầu thì kế hoạch sẽ không có cơ sởkhoa học và mất phương hướng, mất cân đối Ngược lại việc tổ chức và mở rộng thịtrường mà thoát ly khỏi sự điều tiết của công cụ kế hoạch hoá thì tất yếu sẽ dẫn đếnsự mất cân đối trong hoạt động kinh doanh Từ đó ta thấy rằng sự nhận thức phiếndiện về thị trường cũng như sự điều tiết thị trường theo ý muốn chủ quan, duy ý chítrong quản lý và chỉ đạo kinh tế đều đồng nghĩa với việc đi ngược lại với các hệthống của quy luật kinh tế vốn đã có sẵn trong thị trường và hậu quả cuối cùng củanó là sẽ làm cho nền kinh tế rất khó phát triển
Trang 6Trên thị trường các quyết định của người lao động, người tiêu dùng và của cácdoanh nghiệp đều tác động đến quan hệ cung cầu thông qua giá cả Tuy nhiên hiệnnay ở tất cả các nước có nền kinh tế thị trường, tác động đến quan hệ cung cầu theocơ chế gián tiếp còn có các quyết định của chính phủ từng nước.
2.1.1.2 Vai trò của thị trường
Thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc gia Qua thịtrường có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực sản xuất thông qua hệthống giá cả Trên thị trường giá cả hàng hoá về tư liệu sản xuất, các nguồn lực về tưliệu sản xuất, sức lao động, luôn luôn biến động nhằm đảm bảo các nguồn lực giớihạn này được sử dụng để sản xuất đúng hàng hoá, dịch vụ mà xã hội có nhu cầu Thịtrường là khách quan do đó từng doanh nghiệp không có khả năng làm thay đổi thịtrường Nó phải dựa trên cơ sở nhận biết nhu cầu xã hội và thế mạnh kinh doanh củamình mà có phương án kinh doanh phù hợp với đòi hỏi của thị trường.
2.1.2 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu2.1.2.1 Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là một công cụ hay nói đúng hơn là một hình thức hoạt động giaolưu thương mại nhằm dung hòa lợi ích của mọi người trên thế giới Như vậy xuấtkhẩu được hiểu trước hết là một hình thức trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên thị trườngmà thị trường đó là thị trường thế giới nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùnghàng hóa của một quốc gia không thể tự đáp ứng cho chính mình, đồng thời pháthuy hết nội lực kinh tế và mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia xuất khẩu trongcông cuộc phát triển kinh tế đất nước Xuất khẩu là một hình thức thương mại nhằmthu được doanh lợi từ việc bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài.
2.1.2.2 Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp và nền kinh tế
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu công nghệ, máy móc vànhững nguyên liệu cần thiết phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước.
- Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuấtphát triển.
Trang 7- Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cảithiện đời sống của nhân dân.
- Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa cácnước.
- Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là yếu tố quan trọng để kích thích sự tăngtrưởng kinh tế, việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiềungành hàng mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu gây phản ứng dây chuyền giúp chocác ngành kinh tế khác phát triển, làm tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế pháttriển nhanh hiệu quả
- Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu có tác động tích cực và hiệu quả đến nângcao mức sống của người dân.
- Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp: Tạo điều kiện thúc đẩy cho cácdoanh nghiệp phát triển, mở rộng thị trường và quy mô sản xuất, chất lượng sảnphẩm ngày càng được nâng cao và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng yêu cầu củakhách hàng, nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp theo hướng chuyên môn hơn.
2.1.2.3 Các hình thức xuất khẩu a) Xuất khẩu trực tiếp
Là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà sản xuất, các công ty trực tiếpkí kết hợp đồng bán hàng cung cấp dịch vụ cho các công ty cá nhân nước ngoài, vớihình thức này các công ty trực tiếp quan hệ với khách hàng và bạn hàng, thực hiệnviệc bán hàng hoá ra nước ngoài không qua bất kì một tổ chức trung gian nào Đểthực hiện hoạt động xuất khẩu này, công ty phải đảm bảo một số điều kiện như: Cókhối lượng hàng hoá lớn, có thị trường ổn định, có năng lực thực hiện xuất khẩu…
- Xuất khẩu trực tiếp có ưu điểm là:
+ Tận dụng được hết tiềm năng, lợi thế để sản xuất hàng xuất khẩu
+ Giá cả, phương tiện vận chuyển, thời gian giao hàng, phương thức thanhtoán, do hai bên ( mua và bán) chủ động thoả thuận và quyết định
+ Lợi nhuận thu được không phải chia, do giảm được chi phí trung gian + Có điều kiện thâm nhập, kịp thời tiếp thu được ý kiến trực tiếp từ kháchhàng, nhanh chóng khắc phục được sai sót
Trang 8+ Chủ động trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, nhất là trong điều kiện thịtrường biến động
-Xuất khẩu trực tiếp có nhược điểm là :
+ Đối với việc thâm nhập thị trường mới có nhiều bỡ ngỡ, dễ gặp sai lầm, bịép giá trong mua bán
+ Khối lượng mặt hàng phải lớn để có thể bù đắp được chi phí giao dịch như:thủ tục hải quan, thuế, điều tra thị trường…
+ Công ty phải thực hiện mọi hoạt động trên các mặt của công tác xuất khẩunhư: khảo sát thị trường, chuẩn bị sản phẩm, tìm khách hàng, chuẩn bị các tài liệu vềsản phẩm, đàm phán, chuẩn bị các hợp đồng hàng hoá, chuẩn bị giấy tờ xuất khẩu,chuẩn bị giấy tờ về tài chính, vận chuyển hàng; theo dõi để chuẩn bị cho đợt vậnchuyển hàng tiếp theo Vì vậy, đòi hỏi năng lực ngoại thương và nghiệp vụ của cánbộ phụ trách phải sâu, có nhiều kinh nghiệm
b)Xuất khẩu gián tiếp:
Là hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ của công ty ra nước ngoài thông quatrung gian (thông qua người thứ ba) Các trung gian mua bán không chiếm hữu hànghoá của công ty mà trợ giúp công ty xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nước ngoài.
- Nhược điểm :
+ Kinh doanh chủ yếu phụ thuộc vào năng lực của nhà trung gian
+ Không thể trực tiếp liên hệ với khách hàng, dẫn đến việc không thể nhanhchóng tìm ra sự cố và cách khắc phục
+Lợi nhuận bị chia sẻ
-Các trung gian xuất khẩu như: đại lý, công ty quản lý xuất nhập khẩu và
công ty kinh doanh xuất nhập khẩu
Trang 92.1.2.4 Mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng xuất khẩua) Mục tiêu của xuất khẩu:
Một doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu có thể không phải để nhậpkhẩu, mà để thu ngoại tệ và hưởng lợi nhuận nhờ lợi thế trao đổi giữa các quốc giatrên thế giới Hoặc ở một thời điểm nào đó, một quốc gia xuất khẩu cũng có thểđược dùng để trả nợ, để mua vũ khí, để phục vụ cho các hoạt động ngoại giao.
Mục tiêu của xuất khẩu được đề cập ở đây là mục tiêu nói chung của hoạt độngxuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân trong một thời gian dài Mục tiêu này có thểkhông hoàn toàn giống với mục tiêu của một doanh nghiệp, hay mục tiêu cụ thể củamột thời kỳ nào đó Do vậy, mục tiêu quan trọng chủ yếu nhất của xuất khẩu là đểnhập khẩu đáp ứng của nền kinh tế Nhu cầu của nền kinh tế rất đa dạng như: phụcvụ cho công nghiệp hóa đất nước, cho tiêu dùng, cho xuất khẩu và tạo thêm công ănviệc làm Xuất khẩu là để nhập khẩu, do đó thị trường xuất khẩu phải gắn với thịtrường nhập khẩu Phải xuất phát từ yêu cầu thị trường nhập khẩu để xác địnhphương hướng và tổ chức nguồn hàng thích hợp.
b) Nhiệm vụ xuất khẩu
Để thực hiện tốt mục tiêu trên, hoạt động xuất khẩu cần hướng vào thực hiệncác nhiệm vụ sau:
+ Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước (đất đai, vốn,nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất…).
+ Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng vàkim ngạch xuất khẩu.
+ Tạo ra những mặt hàng (nhóm hàng) xuất khẩu chủ lực đáp ứng những đòihỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và số lượng, có sức hấpdẫn và khả năng cạnh tranh cao.
c) Phương hướng phát triển xuất khẩu
+ Căn cứ vào nguồn lực bên trong: - Dân số lao động
- Tài nguyên thiên nhiên, đất đai nông nghiệp, rừng biển, khoáng sản - Cơ sở hạ tầng
Trang 10- Vị trí địa lý…
+ Căn cứ vào yêu cầu và xu hướng phát triển của thị trường:
Đối với chúng ta, đó là nhu cầu của các thị trường nhập khẩu, các thị trườngtruyền thống, các thị trường gần.
+ Căn cứ vào hiệu quả kinh tế:
Tức lợi thế tương đối của mặt hàng (nhóm hàng) xuất khẩu.+ Phương hướng xuất khẩu:
- Tăng nhanh và vững chắc tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ - Chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất, xuất khẩu đảm bảo cán cân thươngmại ở mức hợp lý
- Mở rộng, đa dạng hóa thị trường và phương thức kinh doanh Hội nhậpkinh tế khu vực và thế giới.
- Đa dạng, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng các mặt hàng xuất khẩu.
2.1.2.5 Chính sách xuất nhập khẩu trong quá trình hội nhập
Để tạo điều kiện thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vàchủ động hội nhập quốc tế việc hoàn thiện, đồng thời tiếp tục đổi mới, bổ sung cơchế chính sách xuất nhập khẩu cho phù hợp với điều kiện thực tế theo hướng sau:
1 Rà soát lại hệ thống luật để điều chỉnh các qui định không còn phù hợp hoặcchưa rõ, làm sao để phạm vi điều chỉnh luật của Việt Nam phù hợp với các quy địnhcủa WTO với các nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế như tối huệ quốc(MFN) và đối xử quốc gia (NT).
Tiếp tục hoàn thiện các văn bản luật để điều chỉnh các quan hệ kinh tế mới phátsinh như: Luật cạnh tranh và chống độc quyền, Luật chống phá giá và chống trợ cấp,Luật phòng vệ khẩn cấp, Luật chống bán phá giá nội bộ.
Điều chỉnh hoặc ban hành mới các văn bản luật liên quan đến các nghiệp vụ,lĩnh vực buôn bán hàng hóa và dịch vụ mới phát sinh.
2 Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hàng hóa - dịch vụ xuất nhập khẩu cho phùhợp với đòi hỏi của thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa - dịchvụ
Trang 113 Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, kiên trì chính sách nhiều thànhphần, trong đó kinh tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo Mở rộng đầu mối kinhdoanh, xóa bỏ độc quyền, khuyến khích thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thamgia trực tiếp xuất nhập khẩu, đảm bảo sự bình đẳng trong việc tiếp cận các yếu tốđầu vào (vốn, tín dụng, đất đai, lao động) cũng như trong việc nhận hỗ trợ đầu tư,kinh doanh từ phía nhà nước
4 Tiếp tục cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng:
Xóa bỏ các thủ tục phiền hà, ổn định môi trường pháp lý để tạo tâm lý tintưởng cho các doanh nghiệp bỏ vốn kinh doanh lâu dài, phấn đấu làm cho chínhsách thuế, đặc biệt là thuế xuất nhập khẩu có định hướng nhất quán để không gâykhó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tính toán hiệu quả kinh doanh, giảm dầntiến tới ngừng áp dụng các lệnh cấm, lệnh ngừng nhập khẩu tạm thời, cố gắng thuếhóa các biện pháp phi thuế quan.
5 Tiếp cận các phương thức kinh doanh mới tại thị trường Việt Nam (thịtrường kỳ hạn và thị trường giao ngay) tiếp cận và phát triển thương mại điện tử,trong đó có việc tạo dựng khung pháp lý cho hình thức thương mại này.
6 Điều hành lãi suất, tỷ giá hối đoái một cách linh hoạt để vừa đảm bảo sự ổnđịnh kinh tế - xã hội, vừa có lợi cho xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.
7 Chủ động thay đổi căn bản phương thức quản lý nhập khẩu: Mở rộng sửdụng các công cụ phi thuế (hợp lệ) như các hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh,môi trường…, hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối, thuế mùa vụ, thuế chống phágiá, chống trợ cấp Cải cách biểu thuế và cải cách công tác thu thuế, bỏ chế độ tínhthuế theo giá tối thiểu.
8 Tích cực sắp xếp lại các doanh nghiệp, các ngành hàng kinh doanh, đặcbiệt là doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả kinh doanh, công bố rõ ràng lộtrình dỡ bỏ hàng rào bảo hộ, khắc phục những bất hợp lý trong chính sách bảo hộ,cân đối lại đối tượng bảo hộ theo hướng trước hết chú trọng bảo hộ nông sản.
9 Coi trọng đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo các nhà quản trị doanh nghiệpgiỏi, đủ sức thực hiện thắng lợi và có hiệu quả mục tiêu chiến lược xuất nhập khẩuđặt ra.
Trang 122.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu
2.1.3.1 Khái niệm doanh thu và phân tích doanh thu + Doanh thu là gì?
Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được ở từng thời điểm nhất định củakỳ kinh doanh hay ở cuối kỳ kinh doanh do hoạt động kinh doanh đem lại, tùy vàotính chất của từng loại doanh nghiệp mà sản phẩm hàng hóa có thể do sản xuất kinhdoanh tạo ra hoặc mua của doanh nghiệp khác Kết quả tiêu thụ sản phẩm thể hiệnkết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ các bộ phận: Doanh thu hoạt động kinh doanh
Doanh thu từ hoạt động tài chính Doanh thu khác
+ Phân tích doanh thu
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản lýluôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, do vậy phân tích tình hình biến động doanhthu sẽ giúp họ có cái nhìn toàn diện về tình hình doanh thu của doanh nghiệp.
Khi phân tích doanh thu có thể xem xét ở nhiều góc độ khác nhau: doanh thutheo từng nhóm mặt hàng, mặt hàng chủ yếu, doanh thu theo các đơn vị, bộ phậntrực thuộc, doanh thu theo thị trường…
2.1.3.2 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện kết quả kinh doanh.Vì vậy, khi nói về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả tài chính nói riêng của mộthoạt động xuất nhập khẩu chúng ta không thể không xem xét đến lợi nhuận, lợinhuận được thể hiện dưới hai dạng: số tuyệt đối và số tương đối
+ Ở dạng số tuyệt đối, lợi nhuận là hiệu số giữa khoảng doanh thu và chi phíbỏ ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh Về nguyên tắc lợi nhuận tính theo côngthức:
P = D – CP
Trong đó:
Trang 13P: Tổng lợi nhuận thu được
D: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm (hoặc thực hiện dịch vụ)
CP: Chi phí phải bỏ ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh (giá thành của sản phẩm,thuế các loại…)
Hiệu quả ở đây được biểu hiện thông qua việc so sánh kết quả (doanh thu) vàcác chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh gắn với doanh thu đó Tuy nhiên, khi sửdụng lượng lợi nhuận tuyệt đối này để phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của mộtthương vụ, hoặc của một doanh nghiệp, cần lưu ý khối lượng lợi nhuận tuyệt đối thuđược không phụ thuộc vào nổ lực chủ quan của mỗi doanh nghiệp mà còn phụ thuộcvào nhiều yếu tố khách quan khác, giá cả của các đầu vào, của chính sách thuế…
+ Ở dạng tương đối, được thể hiện bằng tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuậncó thể tính theo: giá vốn hàng bán, doanh thu, tài sản…
2.1.4 Xuât khẩu thủy sản là thế mạnh của Việt Nam
2.1.4.1 Tình hình xuât khẩu thủy sản trong những năm vừa qua
Năm 2009, ngành thủy sản xuất khẩu 1,216 triệu tấn sản phẩm, đạt giá trị 4,252tỷ USD, giảm nhẹ 1,60% về khối lượng và 5,70% về giá trị so với năm 2008 Đây làlần đầu tiên xuất khẩu thủy sản tăng trưởng âm kể từ những năm 1980.
Suy thoái kinh tế ảnh hưởng mạnh đến sức mua ở các thị trường lớn như EU,Mỹ, Nhật Bản và Đông Âu khiến các doanh nghiệp phải nỗ lực nhiều hơn để tìmđầu ra ở những khu vực mới Do vậy số thị trường xuất khẩu tăng hơn so với năm2008, lên đến 163 nước và vùng lãnh thổ Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang bakhối thị trường chính đều giảm, trong đó Nhật Bản giảm mạnh nhất về giá trị, nhưngthị phần của các thị trường nhập khẩu chính không biến động lớn.
EU tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất với giá trị 1,096 tỷ USD, giảm4,20% so với năm 2008, chiếm 25,80% tổng thị phần Kết quả trên khả quan hơnrất nhiều so với những dự đoán trước đó, bởi năm 2009 đã có nhiều hiện tượng tiêucực ở EU ảnh hưởng đến nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam Đó là thông tin bôinhọa mặt hàng cá tra trên thị trường Tây Ban Nha mà nguyên nhân sâu xa là do cátra Việt Nam đang dần chiếm lĩnh vị trí áp đảo về khối lượng, giá bán cạnh tranhso với một số loài cá tiêu thụ truyền thống ở đây như cá vược sông Nile, cá
Trang 14Trung Quốc4,70%ASEAN
Các nước khác19,70%
Hàn Quốc
tuyết… Dư luận tương tự cũng diễn ra ở Italia, Đức, Pháp và Đông Âu, chủ yếuxoáy sâu vào một số thiếu sót về chất lượng như tỷ lệ mạ băng cao, hàm lượngđạm thấp và môi trường nuôi kém Trong tình hình đó, Nga vẫn hạn chế số lượngdoanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu cá tra sang nước này, khiến xuất khẩu cásụt giảm nghiêm trọng và nhiều doanh nghiệp điêu đứng Như vậy, ngoài lý do suygiảm sức mua và cạnh tranh mặt hàng, giá cả, vẫn tồn tại những rào cản khác trongkhu vực thị trường này.
Nhập khẩu của Nhật Bản đối với hầu hết các sản phẩm thủy sản chính củaViệt Nam như tôm, mực và bạch tuộc, cá biển và cá ngừ đều giảm Trong đó mựcvà bạch tuộc, cá biển vốn là những mặt hàng truyền thống được thị trường Nhật
Trang 15Bản ưa chuộng và nhập khẩu với khối lượng lớn nay giảm nhiều nhất Riêng xuấtkhẩu hàng khô năm 2009 tăng rất mạnh về cả khối lượng và giá trị (87,10% và51,50%) so với năm 2008.
Bên cạnh hai thị trường trên thì Mỹ cũng là thị trường lớn tiêu thụ thủy sảncủa Việt Nam, chiếm 16,80% giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2009, với giá trị715,3 triệu USD giảm 5% so với năm 2008 Mỹ cũng là thị trường tiêu thụ cá ngừlớn nhất của Việt Nam và năm qua đã đạt được mức tăng trưởng rất khả quan.Tổng giá trị nhập khẩu đạt 67,3 triệu USD, tăng 23% so với năm 2008 Đây sẽ làmột thị trường tiềm năng về tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ như cá đóng hộp và cángừ tươi, đông lạnh cao cấp.
Không thể không nói đến Hàn Quốc, một thị trường có truyền thống tiêu thụthủy sản Việt Nam từ nhiều năm qua, với nhiều mặt hàng và các loại phẩm cấpkhác nhau Hàn Quốc là một trong số ít các thị trường vẫn duy trì tăng nhập khẩuthủy sản Việt Nam trong suy thoái kinh tế Tổng nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốcnăm 2009 đạt 307,8 triệu USD, tăng nhẹ 2,30% Các mặt hàng nhập khẩu chính làtôm, thủy sản khô và cá biển Tuy vậy, cũng cần lưu ý, từ năm 2008, Hàn Quốc đãtăng cường kiểm soát chất lượng VSATTP thủy sản nhập khẩu.
Năm 2009 Trung Quốc nổi lên như một thị trường có sức tăng trưởng nhậpkhẩu thủy sản Việt Nam Tổng nhập khẩu đạt 201,7 triệu USD, tăng 28,40% so vớinăm 2008 Thực tế giá trị nhập khẩu của thị trường này còn lớn hơn nhiều, nếu tínhcả nhập khẩu tiểu ngạch Dự báo xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc sẽ tiếp tụctăng do nhu cầu lớn và mặt hàng đa dạng; thuận lợi về địa lý và phương thức thanhtoán biên mậu đã trở nên quen thuộc với các nhà xuất khẩu Việt Nam Tuy nhiên,tính thất thường của thị trường vẫn khiến nhiều doanh nghiệp phải cảnh giác, bêncạnh đó cũng cần phải lường trước việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượngkhông nhất quán.
2.1.4.2 Sản phẩm xuât khẩu
Năm 2009, các mặt hàng xuất khẩu chính được xếp theo thứ tự về giá trị xuấtkhẩu gồm tôm, cá tra, cá biển, mực và bạch tuộc, cá ngừ, thủy sản khô và các loạithủy sản khác, trong đó chỉ có tôm và thủy sản khô tăng giá trị xuất khẩu so với
Trang 16năm 2008 Xuất khẩu tôm tăng ít 3% và hàng khô tăng khá hơn, với 9,90% Cácmặt hàng quan trọng khác đều giảm và giảm mạnh, nhất là mực và bạch tuộc giảmđáng kể và góp phần làm sụt giảm giá trị xuất khẩu chung của thủy sản Việt Namlà cá tra
+ Tôm:
Mặc dù phải đương đầu với những khó khăn chung, nhưng 2009 có thể nói lànăm thành công của mặt hàng tôm, xuất khẩu tăng cả về khối lượng và giá trị,xứng đáng là mặt hàng thủy sản xuất khẩu số một của Việt Nam Tổng giá trị xuấtkhẩu đạt 1,675 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2008 và chiếm 39,40% tổng giá trịxuất khẩu thủy sản của Việt Nam Tổng số có 84 thị trường nhập khẩu tôm ViệtNam, lớn nhất là Nhật Bản, Mỹ, EU, Hàn Quốc và Trung Quốc, tuy vậy cả NhậtBản và Mỹ đều giảm nhập khẩu Trung Quốc đã thu hút rất mạnh tôm của ViệtNam, chủ yếu là tôm đông lạnh nguyên liệu và tôm sơ chế Xuất khẩu tôm tăng94,30% so với năm 2008 và chiếm trên 50% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sangTrung Quốc Xuất khẩu tôm sang EU cũng tăng 20,20%, góp phần chủ yếu trongviệc đạt mức tăng trưởng nhẹ của mặt hàng này năm 2009 Bên cạnh đó, các thịtrường chính là Nhật Bản và Mỹ đều có xu hướng bão hòa về tiêu thụ Tôm khôngcòn là mặt hàng thịnh hành như nhiều năm trước ở Nhật Bản Xuất khẩu tôm cóthể tăng trưởng tiếp ở các thị trường EU, Trung Quốc và Hàn Quốc.
+ Cá tra:
Đã có lúc người ta hy vọng với tiềm năng và sức thu hút do giá rẻ, năm 2009cá tra sẽ trở thành mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng tácđộng tiêu cực của thị trường và nhiều nguyên nhân nội tại khác đã không cho điềuđó trở thành hiện thực Tổng xuất khẩu cá tra chỉ đạt 1,34 tỷ USD, giảm 7,60% sovới năm 2008, hiện chiếm 31,60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta.
Hiện nay có 133 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu cá tra của Việt Nam,tuy vậy giá bán cá tra sang hầu hết thị trường nhập khẩu lớn đều giảm do cạnhtranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu Năm 2006, giá xuất khẩutrung bình đạt 3,05 USD/kg, năm 2009 giảm xuống chỉ còn 2,21 USD/kg
Trang 17Xuất khẩu mực, bạch tuộc, cá ngừ và cá biển khác phải trải qua một năm vấtvả Các mặt hàng này chịu tác động đồng thời của sự giảm sức mua chung trên thịtrường và sự phụ thuộc vào sản lượng khai thác không ổn định trong năm Giá trịxuất khẩu giảm mạnh đến hai con số đối với cá biển và mực, bạch tuộc Tiêu thụtại các thị trường lớn như Nhật Bản, Italia và Tây Ban Nha năm 2009 đều quay đầugiảm mạnh Tổng giá trị xuất khẩu mực và bạch tuộc chỉ đạt 274,3 triệu USD,giảm 13,80%, cá biển đạt 347,5 triệu USD, giảm 16,10% và cá ngừ 180 triệu, giảm4,10% so với năm 2008.
Ngược lại, 2009 lại là năm thành công đối với xuất khẩu thủy sản khô, tổnggiá trị xuất khẩu đạt 160 triệu, tăng 9,90% so với năm 2008 Hiện nay mặt hàngnày được xuất khẩu sang 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung nhất vẫn là khuvực châu Á Hàn Quốc là nhà nhập khẩu lớn nhất, tăng đến 70,80% về giá trị sovới năm 2008, Nhật Bản đứng thứ 2, tăng 51% và các nước ASEAN tăng nhẹ2,10% Các nhà nhập khẩu trên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng xuất khẩu.Nhiều thị trường khác cũng rất có tiềm năng tiêu thụ như Hồng Kông, Đài Loan vàInđônêxia.
Tóm lại, việc đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng đangthay đổi nhanh của cả người tiêu dùng trong và ngoài nước là rất cần thiết Nhưngthời gian qua, tốc độ tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu của Việt Nam còn chậm.Nếu hoạt động này không được đẩy mạnh trong thời gian tới thì việc tăng kim ngạchxuất khẩu sẽ khó khăn Vì vậy các cơ quan quản lý nghiên cứu khoa học công nghệvà các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư nghiên cứu thị hiếu và thói quen tiêudùng của từng thị trường cũng như các phương thức sản xuất đảm bảo vệ sinh antoàn thực phẩm để có những chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp Nhập khẩu vàtiêu thụ thuỷ sản ở các nước phát triển sẽ là những loài có giá trị cao và đảm bảo đầyđủ các yêu cầu về an toàn Ngược lại, tiêu thụ ở các nước đang phát triển sẽ tậptrung vào các loài có giá trị thấp, đáp ứng nhu cầu về protein của tầng lớp dân nghèovà cung cấp nguyên liệu đầu vào để chế biến thức ăn nuôi trồng thuỷ sản và gia súc.
Trang 182.1.4.3 Thị trường xuất khẩu
Hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt ở khoảng 163 thị trường trên thế giới, đồngthời đã hình thành thế chủ động cân đối về thị trường tiêu thụ sản phẩm, bảo đảmduy trì tăng trưởng bền vững Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản thay đổi rõ nétkể từ năm 2000 đến nay Mỹ và Nhật Bản trở thành thị trường tiêu thụ thuỷ sản hàngđầu của Việt Nam, tiếp đó là thị trường EU Các thị trường châu Á như Đài Loan,Hàn Quốc có vị trí khá ổn định
+ Mỹ: là một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản hàng đầu của Việt
Nam Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày một đa dạng,nhất là tôm đông lạnh, các sản phẩm tươi sống như cá ngừ, cá thu và cua Cá tra,basa phi lê đông lạnh là mặt hàng độc đáo của Việt Nam tại thị trường Mỹ Mặc dùcác doanh nghiệp sẽ còn gặp nhiều sóng gió và biến động trên thị trường này, nhưngHoa Kỳ vẫn là thị trường chứa đựng rất nhiều tiềm năng.
+ Nhật Bản: là thị trường đem lại hiệu quả cao cho xuất khẩu thủy sản của ViệtNam Các sản phẩm tôm, cá và cá ngừ của Việt Nam đều có doanh số tương đối lớntrên thị trường Nhật Bản, đặc biệt là mặt hàng tôm Nobashi Sự thiếu đồng bộ tronghệ thống bảo đảm an toàn chất lượng sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đang là vấnđề rất lớn trong việc duy trì chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản.
+ EU: là thị trường có nhu cầu lớn và ổn định về hàng thuỷ sản, nhưng lại là thịtrường được coi là có yêu cầu cao nhất đối với sản phẩm nhập khẩu, với các quyđịnh khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trườngEU đã có sự tăng trưởng liên tục và có những biến đổi về chất kể từ năm 2004 đếnnay Việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU sẽ góp phần nâng cao uy tín củahàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
+ Trung Quốc và Hồng Kông: là những thị trường nhập khẩu thuỷ sản trungbình trên thế giới Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường này chủ yếu vẫnlà mua bán qua biên giới, quy mô của các đơn vị nhập khẩu rất nhỏ nên chỉ phù hợpvới các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đây là thị trường lớn, có tiềm năng song cạnhtranh ngày càng phức tạp, giá sản phẩm có xu hướng giảm và khả năng tăng hiệuquả là khó khăn Trong tương lai, Trung Quốc sẽ là thị trường tiêu thụ thuỷ sản hàng
Trang 19đầu của khu vực châu Á, với đặc điểm tiêu thụ của thị trường này là vừa tiêu thụ chodân cư bản địa, vừa là thị trường tái chế và tái xuất
+ Một số thị trường khác:
- Các thị trường khác thuộc châu Á được quan tâm ngày một nhiều hơn, nhấtlà Hàn Quốc và Đài Loan Các thị trường này chủ yếu nhập khẩu cá biển, mực, bạchtuộc.
- Ôxtrâylia: xuất khẩu sang thị trường này vẫn có sự tăng trưởng tuy nhịp độkhông đều.
-Thị trường Đông Âu: mặc dù kim ngạch xuất khẩu còn chưa cao nhưng đâycũng là một thị trường xuất khẩu thuỷ sản tiềm năng Nga cũng đã có những bướctiến rất dài trong nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số được thu thập từ các tài liệu sau:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007-06/2010 của công ty cổphần thủy sản Kiên Giang Kisimex.
+ Báo cáo xuất nhập khẩu theo thị trường, theo mặt hàng của công ty.
+Thu thập từ tạp chí, sách báo, và các web site thủy sản (www.vasep.com.vn,www.vietlinh.com.vn, www.mofi.com.vn, và các phương tiện truyền thông khác + Phỏng vấn các Anh, Chị ở các Phòng Kinh Doanh, Phòng Kế Toán, PhòngNhân Sự,…của công ty Kisimex.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
+ Phương pháp so sánh: Là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế nhằmrút ra những kết luận đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Trong những trường hợp đặc biệt có thể so sánh những chỉ tiêu phản ánhnhững hiện tượng kinh tế khác loại nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau trongquá trình phân tích.
- Phương pháp so sánh tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu là chỉ tiêu kì phântích và chỉ tiêu gốc, chẳng hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặcgiữa việc thực hiện kì này và thực hiện kì trước.
Trang 20y y1 y0
Trong đó:
y0: Là chỉ tiêu năm trướcy1 : Là chỉ tiêu năm sau
y : Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
- Phương pháp so sánh tương đối: Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu cần phân tíchso với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch của một công ty, hoặc tỷlệ của số tuyệt đối so với chỉ tiêu kì gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
ti = 1
Trong đó:
yi: Là mức độ cần thiết nghiên cứu (mức độ kỳ báo cáo)
y : Là mức độ kỳ trước (mức độ dùng làm cơ sở) ti: Là tốc độ tăng trưởng
+ Phương pháp nghiên cứu marketing: Sử dụng ma trận SWOT để tìm ra điểmmạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp, cơ hội và nguy cơ bên ngoài doanh nghiệptừ đó đề ra phương hướng và biện pháp khắc phục.
+ Phương pháp suy diễn: Để đề ra các giải pháp nhằm giúp cho hoạt động xuấtkhẩu của công ty Kisimex ngày càng đạt hiệu quả cao.
Trang 21Trụ sở chính: 39 Đinh Tiên Hoàng, TP.Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.Điện thoại: (84) 77 - 862104/ 872707 Fax: (84) 77- 862677
Email: kisimex@hcm.vnn.vnWebsite: www.kisimex.com.vn
Tiền thân của công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang Kisimex là công ty xuấtnhập khẩu thủy sản Kiên Giang được thành lập trên cơ sở là quyết định sáp nhập của5 đơn vị chế biến thủy sản trong tỉnh của UBND tỉnh Kiên Giang nhằm tăng cườngcông tác quản lý, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tiến tới xây dựng thương hiệu cho sảnphẩm thủy sản của tỉnh Hệ thống thành viên trong công ty bao gồm:
1- Xí nghiệp KISIMEX Kiên Giang (DL 110): Chuyên sản xuất cá tra2- Xí nghiệp KISIMEX An Hòa (DL 120): Chuyên sản xuất mực
3- Xí nghiệp KISIMEX Rạch Giá (DL 144): Chuyên sản xuất chả cá, mực4- Công Ty Cổ Phần CBTS Kiên Lương (DL 166,HK 320): Chuyên sản xuấttôm
5- Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Phú Quốc: Chuyên sản xuất mực
6- Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Tắc Cậu (KICOIMEX): Chuyên sản xuất chả cá
Trang 227- Xí nghiệp KISIMEX Tân Hiệp: Chuyên nuôi trồng và chế biến thức ăn thủysản
8- Xí nghiệp KISIMEX Rạch Sỏi: Chuyên sửa chữa cơ khí và sản xuất bao bìPhải khẳng định rằng, từ những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ 20, và 4năm đầu của thế kỷ 21 là giai đoạn thương hiệu Kisimex thực sự phát huy uy lựctrên thương trường, trở thành biểu tượng sáng giá nhất của dòng sản phẩm thủy sảnxuất khẩu ở Kiên Giang Và sau khi công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản KiênGiang được thành lập thì Kisimex càng gặt hái được nhiều thành công, sản phẩmthủy sản mang thương hiệu Kisimex đã có mặt ở hầu hết các thị trường thế giới.Thương hiệu Kisimex cũng đã được bảo hộ độc quyền trong nước Mọi thành côngkhông đi trên con đường bằng phẳng, cơn lốc của nền kinh tế thị trường được đánhdấu bằng sự ra đời hàng loạt của các doanh nghiệp chế biến thủy sản khác, kéo theolà sự cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu, xuất khẩu và những khó khăn nội tạithương hiệu Kisimex của công ty đứng trước nguy cơ bị đổ vỡ Sau đó được sự chấpthuận của UBND tỉnh Kiên Giang thì công ty xuất nhập khẩu thủy sản Kiên Giangđã được cổ phần hóa, và đổi tên thành công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang Kisimextừ tháng 05/2007 cho đến nay.
Để tiếp tục kế thừa và phát huy những giá trị, những lợi thế trước đây của côngty thì ban lãnh đạo của công ty đã đưa ra những giải pháp những chiến lược đúngđắn theo từng giai đoạn Trong đó, vấn đề ưu tiên hàng đầu là nâng cao chất lượngsản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng phần mềm quản lí chất lượng sảnphẩm hàng hóa tiến đến đa dạng hóa ngành hàng.
Mở đầu là việc công ty đã đầu tư 45 tỷ đồng, nâng cấp sửa chữa và thay thếdây chuyền sản xuất cấp động ở 3 xí nghiệp là An Hòa, Rạch Giá và Kiên Lương,rút ngắn thời gian sản xuất, giảm chi phí đầu tư và điều quan trọng là đáp ứng điềukiện để nâng cao chất lượng hàng hóa Tiếp theo đó, cuối năm 2007 công ty quyếtđịnh đầu tư thêm hơn 23 tỷ đồng lắp đặt dây chuyền sản xuất cá tra, cá basa xuấtkhẩu tại Xí Nghiệp Kiên Giang Với dây chuyền sản xuất hiện đại chỉ sau thời gianngắn sản phẩm của công ty đã nhận được sự tín nhiệm của khách hàng kể cả nhữngthị trường khó tính như Nhật Bản, EU…các hợp đồng xuất khẩu ngày càng cao.
Trang 23Từ một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nợ ngân hàng hơn 150 tỷ đồng và chỉ còn500 công nhân làm việc cầm chừng Sau khi chuyển sang hình thức quản lý mớicông ty cổ phần thủy sản Kiên Giang Kisimex đã vượt lên, ngày càng làm ăn có hiệuquả, doanh thu cao hơn năm trước Công ty đã trở thành đơn vị thu hút nguồn laođộng lớn nhất Kiên Giang, với con số lao động lên đến hơn 3.000 người Sản phẩmcủa công ty hiện có mặt ở 17 thị trường với 130 khách hàng thuộc các nước: HànQuốc, Nga, Nhật, Châu Âu, Châu Úc và Châu Á.
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty cổ phần thủy sản KiênGiang Kisimex
3.1.2.1 Chức năng
+ Nuôi trồng, thu mua các loại thủy sản.
+ Chế biến thực phẩm thủy sản đông lạnh xuất khẩu.+ Làm cầu nối giữa sản phẩm và tiêu dùng.
+ Liên kết hợp tác kinh doanh với các tổ chức trong và ngoài nước.
3.1.2.2 Nhiệm vụ
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của côngty theo quy chế hiện hành Để thực hiện mục đích và nội dung hoạt động của công tyđã được quy định.
+ Tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ của công ty.
+ Quản lý khai thác và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đảm bảo mở rộng đầutư sản xuất, đổi mới trang thiết bị, cân đối giữa nguồn vốn của công ty với xuất khẩuvà nhập khẩu.
+ Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm và nhiệm vụ đối với nhà nước.
+ Thực hiện tốt các chính sách chế độ quản lý tài sản, lao động, tiền lương…đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty.
+ Kinh doanh, chế biến thực phẩm xuất khẩu.
+ Nghiên cứu các biện pháp để khuyến khích phát triển sản xuất, nâng caochất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
+ Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, bảo vệ tài sản xã hội, môi trườngvà môi sinh.
Trang 24+ Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập ổn định đời sống cho nhân viên.
Trang 25(Nguồn: Phòng Tổ Chức- Hành Chánh công ty Kisimex)
Hình 2: SƠ ĐỒ BỘ MÁY CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY KISIMEX
CHỦ TỊCH HĐQT
TỔNG GIÁM ĐỐCBAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC
GIÁM ĐỐCSẢNXUẤT-CÔNG NGHỆ
BAN TRỢ LÝ, THƯ KÍ
GIÁM ĐỐC
KT.XDCB-ĐẦU TƯGIÁM ĐỐC
TÀI CHÍNHGIÁM ĐỐC
NHÂN SỰ
CTY CP CBTS XNKKIÊN CƯỜNG
CTY CP CB XNKTHỦY HẢI SẢN
HÙNG CƯỜNG
CTY CP THỦY SẢNPHÚ QUỐC
CTY CP CHẾ BIẾN THỦY SẢN KIÊN LƯƠNGCTY CP THỦY SẢN
TẮC CẬU (KICOIMEX)
XN KISIMEXKIÊN GIANG
XN KISIMEXAN HÒA
XN CƠ KHÍ BAO BÌRẠCH SỎIXN KISIMEX
RẠCH GIÁ
XN NUÔI TRỒNG& CBTĂ GIA SÚC
TÂN HIỆP
Trang 263.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chứca) Ban Giám Đốc công ty: Cấp quản trị cao nhất trong công ty, điều hành
toàn bộ hoạt động của công ty Bao gồm một tổng Giám Đốc, một phó tổng GiámĐốc thường trực, và 5 Giám Đốc thuộc các bộ phận: Giám Đốc phụ trách tổ chứcnhân sự, Giám Đốc kinh doanh, Giám Đốc sản xuất công nghệ, Giám Đốc tài chính,Giám Đốc KT XDCB – Đầu Tư Tổng Giám Đốc có quyền điều hành cao nhất,quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty, đồng thời Tổng Giám Đốc cũng làngười chịu trách nhiệm cao nhất trước Nhà nước, trước công ty và tập thể cán bộcông nhân viên.
Ban Giám Đốc có nhiệm vụ dự thảo, quản lý mọi hoạt động của công ty,thực hiện hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty, chỉ đạo công việccho các bộ phận chức năng, tổ chức xây dựng các mối quan hệ cả bên trong cũngnhư bên ngoài công ty nhằm thực hiện có hiệu quả tốt nhất đối với mọi hoạt độngcủa công ty, giải quyết xung đột nội bộ trong phạm vi quản lý của công ty, chịutrách nhiệm trước công ty Kisimex và Nhà nước về quản lý kinh tế tại đơn vị.
b) Các phòng ban:
* Phòng Kinh doanh: Thu thập và phân tích thông tin làm cơ sở xây dựng kế
hoạch; tiếp cận thị trường làm cơ sở cho việc tổ chức bán hàng Soạn thảo và chuẩnbị các thủ tục cho việc ký kết hợp đồng kinh tế; thực hiện thủ tục mở L/C và thammưu cho Giám Đốc khi giao dịch với các công ty nước ngoài; nhận xuất nhập khẩuủy thác cho các đơn vị; xây dựng lịch, điều động phương tiện vận chuyển theo từngthời kỳ cụ thể.
* Phòng Công nghệ: Tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc trong lĩnh vực
chế biến các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, thực hiện các định mức kinh tếkỹ thuật, tổ chức quản lý chất lượng nguyên liệu, chất lượng sản phẩm và kỹ thuậtđo lường, quy trình công nghệ, máy móc thiết bị Đảm bảo sản xuất an toàn bằngcách tổ chức thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật an toàn, quá trình vận hành máymóc và các công tác khác có liên quan.
* Phòng Tổ chức – Hành chính: Thực hiện các vấn đề liên quan đến nhân sự,
bố trí lao động, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, đề bạt khen thưởng và
Trang 27kỷ luật; thực hiện quản lý công văn, thu nhận văn bản, những quy định và thông tưcủa cấp trên và của Nhà nước để tham mưu hướng dẫn các phòng ban có tráchnhiệm thi hành.
* Phòng Kế toán: Quản lý vốn và sử dụng vốn có hiệu quả phù hợp với quy
mô và nhiệm vụ kinh doanh của công ty, thực hiện công tác tài chính theo pháp lệnhkế toán hiện hành, lập báo cáo phản ánh kết quả kinh doanh, báo cáo kế toán, báocáo tài chính theo từng kỳ kế toán.
* Phòng KT.XD-CB: Nghiên cứu xây dựng, quản lý các dự án đầu tư xây
+ Cơ chế chính sách: Ngành thủy sản là ngành được tỉnh Kiên Giang xácđịnh là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển, vì vậy mà công ty nhậnđược rất nhiều sự quan tâm hỗ trợ của các Ban ngành có liên quan, tạo điều kiệnthuận lợi cho công ty làm các thủ tục dễ dàng và nhanh chóng.
+ Nguồn lao động: Với một đội ngũ cán bộ, công nhân viên rất hăng hái,nhiệt tình, đoàn kết nhất trí cao, có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và tay nghềcao là điều kiện thuận lợi cho công ty mở rộng hoạt động kinh doanh.
+ Nhu cầu về sản phẩm thủy sản trên thị trường thế giới ngày càng cao Đặcbiệt hiện nay Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức WTO vì vậy đây là cơhội rất lớn đối với ngành thủy sản nói chung và công ty nói riêng.
Trang 28+ Với hơn 14 năm hoạt động, với những biến đổi thăng trầm thì hiện naycông ty đã tạo được cho mình một chỗ đứng trong ngành xuất khẩu thuỷ sản cảnước
+ Thị trường nhập khẩu yêu cầu về chất lượng ngày càng cao, phải truy nguyênđược nguồn gốc, đòi hỏi công ty phải xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng,nguồn nguyên liệu thủy sản cũng như hệ thống sản xuất đạt tiêu chuẩn an toàn vệsinh thủy sản theo tiêu chuẩn quốc tế.
+ Các nước nhập khẩu thủy sản đang có xu hướng bảo hộ sản phẩm trong nướcnên hạn chế hàng thủy sản nhập khẩu bằng cách dựng lên các hàng rào kỹ thuật như:thuế quan, dư lượng kháng sinh cho phép, áp dụng thuế chống bán phá giá, đặt biệtlà thị trường châu Âu và châu Mỹ.
3.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TYCỔ PHẦN THỦY SẢN KIÊN GIANG KISIMEX
Mục đích của kinh doanh cuối cùng là thu lợi nhuận về cho người kinh doanh,vì vậy khi phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta không thể nào bỏqua được yếu tố lợi nhuận và hai yếu tố quan trọng không thể thiếu, quyết định đếnsự biến đổi của của lợi nhuận: doanh thu và chi phí Thật vậy, qua kết quả hoạt độngkinh doanh của công ty giai đoạn 2007 – 06/2010 ta thấy được kết quả cụ thể nhưsau:
Trang 29Bảng 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY KISIMEX
Trang 30doanh thuchi phítổng lợi nhuận230.834 225.613
293.512 287.330
doanh thuchi phítổng lợi nhuận
Trang 31+ Lao động gián tiếp: Là những người làm việc ở các bộ phận thuộc các phòngban như: các cấp quản lý, nhân viên văn phòng, nhân viên thu mua nguyên liệu…
+ Lao động trực tiếp: Đối với lao động trực tiếp, thì công ty trả lương theo sảnphẩm làm ra
Về trình độ chuyên môn thì trên đại học, đại học và cao đẳng là 86 người, trungcấp là 121 người, và sơ cấp là 23 người Số còn lại trong tổng số lao động là côngnhân Cụ thể hơn là trong khối văn phòng bao gồm trình độ đại học, cao đẳng thìtrình độ đại học chiếm tỷ lệ phần trăm cao hơn 71 người tương đương 4,99% trongkhi đó trình độ cao đẳng là 14 người chỉ tương đương 0,99% Điều này cũng có thểgiải thích được, bởi vì đây là bộ phận đầu não, điều hành công ty quyết định đến sựphát triển của công ty Sau khối văn phòng là khối kho bao gồm các nhân viên cótrình độ từ sơ cấp nghề (Công nhân kỹ thuật) trở lên là bộ phận bảo quản, bảo đảmchất lượng sản phẩm của công ty trước khi nó đến tay người tiêu dùng Công tythường xuyên đưa cán bộ, nhân viên đi học bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao trìnhđộ chuyên môn Từ sự cố gắng học hỏi, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao độingũ nhân viên của công ty đã góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của công ty
Trang 32Bảng 4.1: BÁO CÁO TỔNG HỢP NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY KISIMEX ( ĐẾN THÁNG 9 NĂM 2010)
Trang 33Công ty hiểu rằng một cơ cấu nhân sự được bố trí linh hoạt, hợp lý sẽ giúp cho
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả và ít tốn chi phí nhất Chính vì vậy màkhi tuyển nhân viên làm ở khối phòng ban thì công ty luôn đòi hỏi phải có trình độthấp nhất là hệ cao đẳng, còn công nhân thì phải qua đào tạo Với nguồn nhân lựccó trình độ chuyên môn và tinh thần đoàn kết từ trên xuống thì sẽ tạo được thế mạnhcủa công ty trong việc mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao chấtlượng sản phẩm, cho nên sản phẩm làm ra luôn đáp ứng được yêu cầu cũng như làsự khó tính của từng thị trường xuất khẩu Còn các nhân viên thì lúc nào cũng năngđộng, hoàn thành tốt nghiệp vụ chuyên môn của mình, từ đó xây dựng thương hiệungày càng vững mạnh và nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong nướccũng như thế giới.
4.1.1.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty
- Vốn điều lệ của công ty Kisimex là 256.000.000.000 VND
Bảng 4.2: CƠ CẤU VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÔNG TY KISIMEX
Theo bảng số liệu ta thấy vốn điều lệ của công ty là 256 tỷ đồng trong đó vốnnhà nước là 51,2 tỷ đồng, chiếm 20% trên tổng vốn điều lệ, vốn huy động từ côngnhân viên là 204,8 tỷ đồng chiếm 80% trên tổng vốn điều lệ của công ty
Với phân tích trên, việc cổ phần hóa công ty của Nhà nước là hợp lý, Nhà nướcchỉ nắm giữ 20% tổng số vốn, còn lại là của các cán bộ công nhân viên chức củacông ty 80% vốn điều lệ, điều này vô cùng đáng mừng vì đã làm khắng khít thêmmối quan hệ giữa cán bộ công nhân viên với công ty tăng cường tinh thần làm việc,đạt hiệu quả tốt hơn vì mục tiêu lợi nhuận chung của công ty Sau một năm hoạtđộng vốn điều lệ của công ty đã tăng lên đáng kể so với năm 2007.
Vốn điều lệ năm 2008 của công ty tăng từ 256 tỷ đồng lên 301 tỷ đồng tức làtăng lên 45 tỷ đồng, mức tăng tương đương với 17,58% Điều này cho thấy trong
Trang 34quá trình hoạt động công ty Kisimex đã có những bước đi đúng đắn trong kinhdoanh, quy mô hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng Bên cạnh đó vốnđiều lệ của công ty năm 2009 hầu như không tăng lên do nguyên nhân là khủnghoảng tài chính chưa chạm đáy, nên hầu hết kết quả hoạt động kinh doanh của cáccông ty Việt Nam điều bị ảnh hưởng chứ không riêng về công ty Kisimex
Bảng 4.3: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY KISIMEX
(Bảng trích dẫn nguồn vốn)
Đơn vị tính: Đồng
4.1.1.3 Phân tích về công nghệ sản xuất của công ty
Thiết bị - Công nghệ là yếu tố vật chất của quá trình sản xuất, nó chiếm vị trícơ bản trong tổng năng lực sản xuất của công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suấtlao động, đến số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra Với hệ thống trang thiếtbị máy móc hiện đại, công ty có khả năng tiếp nhận thông tin nhanh chóng và kịpthời về thị trường, góp phần đáng kể vào hiệu quả kinh doanh của công ty trong thờigian qua Vừa qua công ty đã đầu tư hàng loạt máy móc, thiết bị hiện đại nhằm đápứng nhu cầu của thị trường Công ty đã đầu tư 45 tỷ đồng để nâng cấp và sửa chữadây chuyền sản xuất ở 3 xí nghiệp An hòa, Rạch giá và Kiên lương, rút ngắn đượcthời gian sản xuất, giảm chi phí đầu tư và điều quan trọng là đáp ứng điều kiện nângcao chất lượng hàng hóa Cùng với đó năm 2007 công ty đã quyết định đầu tư 23 tỷđồng lắp đặt dây chuyền sản xuất cá tra, cá basa tại xí nghiệp Kiên Giang Với dâychuyền sản xuất và thiết bị đồng bộ, có công suất thiết kế 150 tấn nguyên liệu mỗingày, chỉ sau thời gian ngắn đi vào hoạt động, sản phẩm cá tra, cá basa mang nhãn
(Nguồn: Phòng kế toán công ty Kisimex)
Trang 35hiệu Kisimex đã nhận được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng, kể cả những thịtrường khó tính như Nhật Bản và EU, thông qua đó các hợp đồng xuất khẩu ngàycàng tăng Nhìn chung những năm qua công ty luôn đầu tư mới trang thiết bị, hệthống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 9001:2000 và SSOP, đây là nhữngđiều kiện thuận lợi để công ty đáp ứng các đơn đặc hàng với số lượng lớn và đảmbảo theo yêu cầu của khách hàng về tiêu chuẩn chất lượng và đa dạng hóa về sảnphẩm để thỏa mãn người tiêu dùng, mặt khác với công nghệ hiện đại còn giúp chocông ty giảm được các khoản chi phí sản xuất, phế phẩm…
Từ đó cho ta thấy được sự quan tâm đầu tư rất nhiều về máy móc thiết bị, dâychuyền sản xuất và điều đó còn khẳng định rõ được sự đúng đắn trong chiến lượckinh doanh trước xu thế phát triển toàn diện của công ty.
4.1.1.4 Phân tích về nguồn nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu thường là bài toán khó giải quyết cho sự nghiệp phát triểnthủy sản nước nhà, bởi vì cho đến nay các đơn vị chế biến và xuất khẩu thủy sản ởĐồng Bằng Sông Cửu Long chủ yếu dựa vào thủy hải sản do ngư dân cung cấp,trong đó phần lớn là tôm cá khai thác được từ biển Nguồn nguyên liệu này rấtkhông ổn định do phụ thuộc nhiều vào thiên tai, thời tiết, lại nhiều chủng loại, kíchcỡ nên rất khó cho các đơn vị chế biến công nghiệp Để tạo được nguyên liệu đầuvào ổn định, công ty kí hợp đồng lâu dài với những nơi cung cấp nguyên liệu(thương lái, bạn hàng…) ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long Bên cạnh đó côngty còn tự triển khai một số mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước mặnnhằm chủ động nguồn nguyên liệu trong sản xuất Và hiện nay, hoạt động thu muacủa công ty ngày càng mở rộng khắp hầu hết ở các tỉnh ở Đồng Bằng Sông CửuLong, điều này tạo ra thị trường nguyên liệu đầu vào ổn định và khá đa dạng Mặtkhác, công ty có được thuận lợi rất lớn so với các đơn vị chế biến và xuất khẩu khácđó là các mặt hàng tôm, cá được khai thác và nuôi trồng ở tỉnh nhà với quy mô lớnnên đây là điều kiện thuận lợi tối đa để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu của công ty.
Trang 36
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Kisimex)
Hình 5: SƠ ĐỒ THU MUA NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY KISIMEX
Theo công ty cho biết, khác với các năm trước, năm nay 2010, lượng mực,bạch tuộc mà công ty mua được tại Kiên Giang đã giảm 50% so với cùng kỳ nămngoái Mọi năm, từ tháng 4 trở đi doanh nghiệp đỡ lo hơn về nguyên liệu, nhưngnăm nay, nguyên liệu tại biển Kiên Giang và các địa phương khác lúc có lúc không.Hiện nay, nhu cầu mặt hàng mực, bạch tuộc tăng cao nhưng doanh nghiệp luôn phảichật vật tìm nguyên liệu Còn tại Châu Âu, các đơn hàng giảm sút do sự mất giá củađồng EURO Nếu nguồn nguyên liệu trong nước dồi dào sẽ chẳng có doanh nghiệpnào tính đến chuyện nhập khẩu Thời gian chờ đợi hàng nhập, áp lực thời gian giaohàng, thậm chí một số mặt hàng giá nhập còn cao hơn giá mua nguyên liệu trongnước Tuy nhiên, hiện nay, việc nhập khẩu để tái xuất đang gặp rất nhiều khó khăndo những thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản phức tạp của Thông tư số06/2010/TT–BNNPTNT, sắp tới là Thông tư số 25 /2010/TT-BNNPTNT và Thôngtư 29/2010/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT
Nhờ uy tín trong kinh doanh và thương hiệu của doanh nghiệp nên cho đến thờiđiểm này, các đại lý cung cấp nguyên liệu cho Kisimex vẫn tương đối ổn định.Trong thời gian tới, Kisimex tính đến chuyện nhập khẩu nguyên liệu để đáp ứng tốthơn các đơn hàng, nhưng những văn bản sắp ban hành của Bộ NN&PTNT hạn chếnhập khẩu nông sản khiến doanh nghiệp không khỏi lo ngại và bi quan Cùng vớinguồn nguyên liệu đầu vào thì còn có một vấn đề quan trọng nữa mà công ty rất
Cà mau:
- U minh- Sông đốc
Các tỉnh khác ởĐBSCLAn giang:
- Phú tân- An phú
Kiên giang
- An biên- Kiên lương
Công ty cổ phần KISIMEX
Trang 37quan tâm đó là chuỗi liên kết giữa sản xuất – chế biến – xuất khẩu Chuỗi liên kếtnày rất quan trọng và được cấu thành bởi hai mối liên kết dọc và liên kết ngang.Liên kết dọc là liên kết tất cả các khâu của quá trình, từ thức ăn, nuôi trồng khaithác, xử lý môi trường đến chế biến thương mại, dịch vụ…và liên kết ngang là liênkết giữa các chủ thể cùng một công đoạn Đây là một trong những vấn đề chủ chốtđể định giá thành sản phẩm có thể cạnh tranh với các đối thủ khác.
4.1.1.5 Phân tích về hoạt động chiêu thị và mở rộng thị trường của công ty
Marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là mộttriết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của công ty trong việc phát hiện ra, đáp ứng vàlàm thỏa mãn cho nhu cầu của khách hàng Mở rộng thị trường là vấn đề rất cầnthiết trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì: có thể mởrộng quy mô sản xuất, tiêu thụ được nhiều sản phẩm, phân tán được rủi ro Bêncạnh đó có thể quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm của công ty, uy tín cũngngày càng tăng theo.
Trong ba năm trở lại đây các thị trường của công ty ngày càng tăng lên, sảnphẩm của công ty hiện có mặt ở 17 thị trường, với 130 khách hàng thuộc các quốcgia: Hàn Quốc, Nga, Nhật…Có nhiều nguyên nhân tác động nhưng nguyên nhânchủ yếu là do có những chiến lược marketing phù hợp Hàng năm công ty đều cótham gia hội chợ triển lãm, đặt một hoặc hai gian hàng tại hội chợ nhằm quảng básản phẩm đến với người tiêu dùng ở các nước ngoài và cũng đã có một ít thành côngsau những lần hội chợ đó Bằng chứng là các thị trường tiêu thụ mặt hàng xuất khẩucủa công ty càng gia tăng Hiện nay mặc dù là một trong những công ty lớn tronglĩnh vực kinh doanh thủy sản, nhưng cho tới thời điểm này công ty vẫn chưa có vănphòng đại diện các thị trường chủ lực trọng yếu của công ty Điều này cũng gâykhông ít khó khăn trong việc nắm bắt thông tin và tiếp cận thị trường của công ty.
Với thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, thương mại điện tử là một trongnhững phương thức mua bán khá phổ biến được áp dụng khá tốt ở các nước pháttriển đặc biệt là các nước Châu Âu, Châu Mỹ…Hiện nay hình thức này cũng đã vàđang dần dần phát triển mạnh ở Việt Nam, cho nên việc áp dụng thương mại điện tửvào hoạt động kinh doanh của công ty cũng là cần thiết và thích hợp.
Trang 384.1.2 Phân tích các nhân tố bên ngoài công ty ảnh hưởng đến xuất khẩu 4.1.2.1 Phân tích nhân tố thị trường tiêu thụ
Năm 2009 được xác định là một năm tương đối khó khăn với ngành thủy sảnkhi các thị trường chính như Mỹ, Nhật, châu Âu đều có khả năng thu hẹp do ảnhhưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và việc các đồng tiền của các nước cạnh tranhchính trong xuất khẩu thủy sản với Việt Nam đều giảm giá mạnh trong thời gianqua Ngành thủy sản xuất khẩu 1,216 triệu tấn sản phẩm, đạt giá trị 4,252 tỷ USD,giảm nhẹ 1,60% về khối lượng và 5,70% về giá trị so với năm 2008 Theo Hiệp HộiChế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam (VASEP), tình hình xuất khẩu thủy sảnsẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới Nguyên nhân là do nhiều thị trường(Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Ai Cập ) sẽ có biện pháp để bảo hộ sản phẩm trongnước Khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến một số quốc gia, các nước nhập khẩuthủy sản chính của Việt Nam bỏ qua cam kết với WTO để áp dụng các biện pháp kỹthuật nhằm bảo hộ sản xuất trong nước và hạn chế nhập khẩu hàng hóa; sức muagiảm do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu Mặt hàng tôm có tổng giá trị xuất khẩuđạt 1,675 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2008 và chiếm 39,40% tổng giá trị xuất khẩuthủy sản của Việt Nam, tiếp đến là cá tra tổng xuất khẩu chỉ đạt 1,34 tỷ USD, giảm7,60% so với năm 2008, hiện chiếm 31,60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản củanước ta Tổng giá trị xuất khẩu mực và bạch tuộc chỉ đạt 274,3 triệu USD, giảm13,80%, cá biển đạt 347,5 triệu USD, giảm 16,10% và cá ngừ 180 triệu, giảm 4,10%so với năm 2008 Trong khi đó thủy sản khô có bước tiến nổi bật với tổng giá trịxuất khẩu đạt 160 triệu, tăng 9,90% so với năm 2008.
Đến năm 2010 thì cuộc khủng hoảng đã đi qua và tình hình tiêu thụ thủy sảntrên thế giới cũng như trong nước cũng bắt đầu khả quan Dự đoán, xuất khẩu tômnăm 2010 sẽ tiếp tục tăng, nhưng có thể chỉ với tốc độ vừa phải do khó khăn chínhlà thiếu nguyên liệu trong nước phục vụ cho chế biến xuất khẩu, mặc dù tôm chântrắng được phát triển nuôi mạnh ở các tỉnh miền Trung và miền Nam Trong sáutháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt khoảng 1 tỷ USD và dự kiến sẽvượt xa kế hoạch 2 tỷ USD trong năm nay Với tốc độ hiện tại, dự kiến kim ngạch