B ng 4.3: NG CÂN ảẢ ĐỐI K TOÁN CA CÔNG TY KISIMEX Ủ
4.1.2.5 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Công ty cổ phần thủy sản số 4
Công Ty Cổ Phần Thuỷ Sản Số 4, trước đây là Công ty Xuất Nhập Khẩu và Chế Biến Thủy Sản Đông Lạnh 4 trực thuộc Tổng Công ty Thuỷ Sản Việt Nam, được thành lập vào năm 1980 và chính thức hoạt động theo hình thức cổ phần hoá năm 2001, hơn 25 năm hoạt động kinh doanh và chế biến hàng thuỷ hải sản đông lạnh. Qua nhiều năm, công ty cổ phần thủy sản số 4 phát triển và thành lập nhiều nhà máy chế biến hàng thủy hải sản và hàng thủy sản cao cấp.Sản lượng chế biến của các nhà máy hơn 6.000 tấn/năm với những sản phẩm truyền thống và mở rộng như sau:
•Tôm đông lạnh: Đặc biệt là Tôm Càng xanh
•Mực đông lạnh: Mực Lá fillet, Mực Nang fillet, Mực Ống fillet…
•Cá biển đông lạnh : Cá Đục , Cá Lưỡi Trâu, Cá Đổng, Cá Thu…
•Cá nước ngọt đông lạnh: Cá Basa, Cá Lóc, Cá Trê, Cá Rô Mề, Cá Kèo…
•Thủy sản khác đông lạnh: Ghẹ , Bạch Tuộc, Sò Lông…
•Hàng giá trị cao : Thịt Ghẹ nhồi mai ghẹ, Ghẹ lột, Thủy sản trộn hỗn hợp…
•Trái cây đông lạnh : Nhãn, Bắp dẻo…
Thị trường xuất khẩu chiến lược chủ yếu là: EU, Mỹ, Nhật, Úc, Thailand, Hàn Quốc, Malaysia, …Quản lý chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn GMP, HACCP, code EU: DL 400. Là một hội viên chính thức của VASEP và là thành viên của Tổng Công ty Thuỷ sản Việt nam, công ty đã nhận được nhiều sự hỗ trợ cho chương trình phát triển chung của ngành. Hội đồng Quản trị đã có định hướng chiến lược phát triển trong những năm tới.
+ Về thị trường: Tiếp tục ổn định và mở rộng thêm khách hàng với thị trường Mỹ và Nhật. Khi đã hoàn thành việc xin Code vào thị trường Châu Âu phải tìm khách
hàng cho thị trường này. Phát triển thị trường Hàn Quốc để tận dụng được kích cỡ, chủng loại trong việc thu mua nguyên liệu .
+ Về sản phẩm: Nhà máy tại Kiên Giang phải phát huy được thế mạnh gần vùng nguyên liệu để sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng như : Mực Sushi, Mực Fillet các loạt, hàng chế biến ăn liền ..., tiếp tục đẩy mạnh các mặt hàng nông sản, trái cây theo mùa để giảm bớt áp lực cạnh tranh trong những tháng ít nguyên liệu. . + Về đầu tư: Thực hiện Nghị quyết của Đại hội cổ đông, Ban lãnh đạo công ty đã tiến hành mua đất tại Khu Công nghiệp Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp để xây dựng Nhà máy chế biến Cá Tra, Ba sa, Tôm càng với công suất 10.000 tấn/năm, vốn đầu tư khoảng 80 tỷ đồng. Đây là một trong những đối thủ đáng để các nhà quản trị của công ty Kisimex cần quan tâm để có những chính sách, sách lược cạnh tranh đúng đắn và kịp thời, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh và uy tín của công ty trên thị trường trong nước và thị trường thế giới.
Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Ngô Quyền
Công ty được thành lập từ năm 2005, với nguồn nhân lực hiện có từ 500 – 1.000 người. Các sản phẩm chính của công ty là: Ghẹ, mực nang, bạch tuộc, cá biển.
Sản lượng chế biến hàng năm đạt khoảng 3.000 tấn.
Các thị trường chính là: Châu Âu, Nhật Bản… Công ty đã đạt được chứng chỉ: ISO 9001, HACCP. Trong thời gian tới công ty đã định hướng sẽ sản xuất cá nước ngọt như: điêu hồng, basa, cá kèo, ... nhập nguyên liệu từ Nhật sau khi chế biến sẽ xuất khẩu sang các nước. Về kế hoạch đầu tư công ty sẽ xây dựng nhà máy mới ở Tắc Cậu, ứng dụng công nghệ mới (máy móc nhập khẩu từ Nhật và Đức) để qui trình xuất khẩu đạt chất lượng tốt hơn, tổng vốn đầu từ khoảng 47 tỷ, dự kiến vào sau khi hoàn thành và đưa vào hoạt động sẽ đạt công suất 2.500 triệu tấn/năm, chủ yếu các mặt hàng Sushi, mặt hàng ăn sống. Ngoài ra còn một số đối thủ cạnh tranh khác trong ngành như: Công ty TNHH Kiên Hùng, Công ty CP Thủy Sản Vinh Cường, công ty TNHH Nhã Phương…