NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang KISIMEX.doc (Trang 27 - 28)

b) Các phòng ban:

3.2 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

ĐOẠN HIỆN NAY

3.2.1 Thuận lợi

+ Vị trí địa lí: Công ty Kisimex nằm ở vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh chế biến thủy sản xuất khẩu. Vì tỉnh Kiên Giang là một nơi có nhiều tiềm năng kinh tế thủy sản đa dạng và phong phú, cùng với việc quản lý một ngư trường biển rộng 6.400 km2 với nhiều chủng loại tôm cá khác nhau và có giá trị kinh tế cao thì tỉnh Kiên Giang cũng có bờ biển dài 200 km, hàng năm sản lượng khai thác khoảng 350 đến 400 nghìn tấn cá tôm các loại. Bên cạnh đó cũng thuận lợi cho việc vận chuyển nguồn nguyên liệu, hàng hóa bằng đường thủy và giao thông với các đối tác khách hàng trong và ngoài nước.

+ Cơ chế chính sách: Ngành thủy sản là ngành được tỉnh Kiên Giang xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển, vì vậy mà công ty nhận được rất nhiều sự quan tâm hỗ trợ của các Ban ngành có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty làm các thủ tục dễ dàng và nhanh chóng.

+ Nguồn lao động: Với một đội ngũ cán bộ, công nhân viên rất hăng hái, nhiệt tình, đoàn kết nhất trí cao, có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và tay nghề cao là điều kiện thuận lợi cho công ty mở rộng hoạt động kinh doanh.

+ Nhu cầu về sản phẩm thủy sản trên thị trường thế giới ngày càng cao. Đặc biệt hiện nay Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức WTO vì vậy đây là cơ hội rất lớn đối với ngành thủy sản nói chung và công ty nói riêng.

+ Với hơn 14 năm hoạt động, với những biến đổi thăng trầm thì hiện nay công ty đã tạo được cho mình một chỗ đứng trong ngành xuất khẩu thuỷ sản cả nước.

3.2.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi để công ty có điều kiện phát triển kinh doanh thì công ty cũng gặp nhiều khó khăn cần phải khắc phục:

+ Do tỉnh nhà có nhiều tiềm năng về thủy sản và gần nguồn nguyên liệu, nên công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh với các đối thủ trong ngành về nguồn nguyên liệu. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt về chính sách bán hàng như: giảm giá, khuyến mãi… làm cho khâu tiêu thụ cũng gặp nhiều khó khăn. Mặt khác do biến động của thị trường xảy ra thường xuyên và đội ngũ cán bộ Marketing chưa thật sự am hiểu thị trường nước ngoài nên việc thâm nhập vào thị trường lớn chưa được thuận lợi nhiều.

+ Thị trường nhập khẩu yêu cầu về chất lượng ngày càng cao, phải truy nguyên được nguồn gốc, đòi hỏi công ty phải xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng, nguồn nguyên liệu thủy sản cũng như hệ thống sản xuất đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thủy sản theo tiêu chuẩn quốc tế.

+ Các nước nhập khẩu thủy sản đang có xu hướng bảo hộ sản phẩm trong nước nên hạn chế hàng thủy sản nhập khẩu bằng cách dựng lên các hàng rào kỹ thuật như: thuế quan, dư lượng kháng sinh cho phép, áp dụng thuế chống bán phá giá, đặt biệt là thị trường châu Âu và châu Mỹ.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang KISIMEX.doc (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w