Giải pháp tăng doanh thu xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang KISIMEX.doc (Trang 73 - 74)

KIÊN GIANG KISIME

5.4.1 Giải pháp tăng doanh thu xuất khẩu

Doanh thu xuất khẩu do nhiều nhân tố tác động tuy nhiên sản lượng, giá bán là hai nhân tố tác động trực tiếp. Trong điều kiện môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt, quyết liệt như hiện nay thì khả năng tăng giá bán là vấn đề vô cùng khó khăn không chỉ riêng đối với công ty. Do đó, tăng sản lượng xuất khẩu, và mở rộng thị trường tiêu thụ sẽ làm tăng doanh thu. Đồng thời, việc tăng sản lượng phải đảm bảo được chất lượng hàng hóa.

Gia tăng sản lượng là cả một quá trình thực hiện các giải pháp sau:

+ Điều trước tiên khi muốn gia tăng sản lượng xuất khẩu thì chế biến phải đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ ở từng thời điểm.

+ Sau đó là nguồn nguyên liệu phải được đảm bảo, cụ thể là các mặt hàng truyền thống như bạch tuộc, mực, cá đông để đáp ứng nhu cầu mới hiện nay. Vì hàng thủy sản thường ký hợp đồng với thời gian thực hiện ngắn nên cần có kế hoạch dự trữ hợp lý để có thể phục vụ kịp thời các hợp đồng xuất khẩu, để không bị động bởi nguồn nguyên liệu.

+ Kết hợp với việc tìm kiếm khách hàng mới và mở rộng thị trường, duy trì những thị trường chủ lực hiện tại. Vì thị trường ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng xuất khẩu, thị trường tăng trưởng ổn định với những khách hàng thân thiết sẽ đảm bảo được sản lượng tăng trưởng ổn định. Bên cạnh đó, công ty cần xem xét chính sách chiết khấu

hàng bán, chiết khấu thanh toán hợp lý cho khách hàng, nhằm tạo mối quan hệ lâu bền nhưng phải đảm bảo được lợi nhuận.

+ Xây dựng bộ phận Marketing riêng biệt nhằm thực hiện các chức năng sau một cách hiệu quả hơn:

 Thực hiện nghiên cứu thị trường trong việc tìm kiếm khách hàng và thị trường mới. Cần xem xét nhu cầu, vị trí địa lý, phong tục tập quán, văn hóa, chính trị, pháp luật,… để xem có đáp ứng nhu cầu và phù hợp với các luật lệ của từng vùng hay không.

 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài tại thị trường mình nghiên cứu. Nghiên cứu và nhận dạng các đối thủ cạnh tranh, chiến lược của đối thủ: chiến lược giá, chào hàng, khuyến mãi, quảng cáo,… từ đó đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ để có chiến lược hoạt động hiệu quả hơn.

 Kết hợp với bộ phận kinh doanh đề ra và lựa chọn chính sách bán hàng hợp lý về giá và hình thức xúc tiến thương mại.

 Nắm bắt kịp thời để tham gia các cuộc hội chợ triển lãm quốc tế trong nước lẫn nước ngoài. Thông qua đó tìm kiếm thêm khách hàng mới để giới thiệu và ký kết hợp đồng.

 Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về thương hiệu cho sản phẩm của công ty trên thị trường cả nội địa lẫn nước ngoài như: hoạt động quảng cáo, giới thiệu và chào hàng thu hút trên các phương tiện truyền thông như: báo, tạp chí,… đặc biệt trang Website của công ty cần cập nhật những thông tin và hình ảnh hoạt động thường xuyên.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang KISIMEX.doc (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w