Phân tích về nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang KISIMEX.doc (Trang 37 - 39)

B ng 4.3: NG CÂN ảẢ ĐỐI K TOÁN CA CÔNG TY KISIMEX Ủ

4.1.1.4 Phân tích về nguồn nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu thường là bài toán khó giải quyết cho sự nghiệp phát triển thủy sản nước nhà, bởi vì cho đến nay các đơn vị chế biến và xuất khẩu thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long chủ yếu dựa vào thủy hải sản do ngư dân cung cấp, trong đó phần lớn là tôm cá khai thác được từ biển. Nguồn nguyên liệu này rất không ổn định do phụ thuộc nhiều vào thiên tai, thời tiết, lại nhiều chủng loại, kích cỡ nên rất khó cho các đơn vị chế biến công nghiệp. Để tạo được nguyên liệu đầu vào ổn định, công ty kí hợp đồng lâu dài với những nơi cung cấp nguyên liệu (thương lái, bạn hàng…) ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bên cạnh đó công ty còn tự triển khai một số mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước mặn nhằm chủ động nguồn nguyên liệu trong sản xuất. Và hiện nay, hoạt động thu mua của công ty ngày càng mở rộng khắp hầu hết ở các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, điều này tạo ra thị trường nguyên liệu đầu vào ổn định và khá đa dạng. Mặt khác, công ty có được thuận lợi rất lớn so với các đơn vị chế biến và xuất khẩu khác đó là các mặt hàng tôm, cá được khai thác và nuôi trồng ở tỉnh nhà với quy mô lớn nên đây là điều kiện thuận lợi tối đa để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu của công ty.

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Kisimex)

Hình 5: SƠ ĐỒ THU MUA NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY KISIMEX

Theo công ty cho biết, khác với các năm trước, năm nay 2010, lượng mực, bạch tuộc mà công ty mua được tại Kiên Giang đã giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Mọi năm, từ tháng 4 trở đi doanh nghiệp đỡ lo hơn về nguyên liệu, nhưng năm nay, nguyên liệu tại biển Kiên Giang và các địa phương khác lúc có lúc không. Hiện nay, nhu cầu mặt hàng mực, bạch tuộc tăng cao nhưng doanh nghiệp luôn phải chật vật tìm nguyên liệu. Còn tại Châu Âu, các đơn hàng giảm sút do sự mất giá của đồng EURO. Nếu nguồn nguyên liệu trong nước dồi dào sẽ chẳng có doanh nghiệp nào tính đến chuyện nhập khẩu. Thời gian chờ đợi hàng nhập, áp lực thời gian giao hàng, thậm chí một số mặt hàng giá nhập còn cao hơn giá mua nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên, hiện nay, việc nhập khẩu để tái xuất đang gặp rất nhiều khó khăn do những thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản phức tạp của Thông tư số 06/2010/TT– BNNPTNT, sắp tới là Thông tư số 25 /2010/TT-BNNPTNT và Thông tư 29/2010/TT- BNNPTNT của Bộ NN&PTNT.

Nhờ uy tín trong kinh doanh và thương hiệu của doanh nghiệp nên cho đến thời điểm này, các đại lý cung cấp nguyên liệu cho Kisimex vẫn tương đối ổn định. Trong thời gian tới, Kisimex tính đến chuyện nhập khẩu nguyên liệu để đáp ứng tốt hơn các đơn hàng, nhưng những văn bản sắp ban hành của Bộ NN&PTNT hạn chế nhập khẩu nông sản khiến doanh nghiệp không khỏi lo ngại và bi quan. Cùng với nguồn nguyên liệu đầu vào thì còn có một vấn đề quan trọng nữa mà công ty rất quan tâm đó là

Cà mau: - U minh - Sông đốc Các tỉnh khác ở ĐBSCL An giang: - Phú tân - An phú Kiên giang - An biên - Kiên lương Công ty cổ phần KISIMEX

chuỗi liên kết giữa sản xuất – chế biến – xuất khẩu. Chuỗi liên kết này rất quan trọng và được cấu thành bởi hai mối liên kết dọc và liên kết ngang. Liên kết dọc là liên kết tất cả các khâu của quá trình, từ thức ăn, nuôi trồng khai thác, xử lý môi trường đến chế biến thương mại, dịch vụ…và liên kết ngang là liên kết giữa các chủ thể cùng một công đoạn. Đây là một trong những vấn đề chủ chốt để định giá thành sản phẩm có thể cạnh tranh với các đối thủ khác.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang KISIMEX.doc (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w