MỤC LỤC
Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được ở từng thời điểm nhất định của kỳ kinh doanh hay ở cuối kỳ kinh doanh do hoạt động kinh doanh đem lại, tùy vào tính chất của từng loại doanh nghiệp mà sản phẩm hàng hóa có thể do sản xuất kinh doanh tạo ra hoặc mua của doanh nghiệp khác. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, do vậy phân tích tình hình biến động doanh thu sẽ giúp họ có cái nhìn toàn diện về tình hình doanh thu của doanh nghiệp.
Khi phân tích doanh thu có thể xem xét ở nhiều góc độ khác nhau: doanh thu theo từng nhóm mặt hàng, mặt hàng chủ yếu, doanh thu theo các đơn vị, bộ phận trực thuộc, doanh thu theo thị trường…. Tuy nhiên, khi sử dụng lượng lợi nhuận tuyệt đối này để phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của một thương vụ, hoặc của một doanh nghiệp, cần lưu ý khối lượng lợi nhuận tuyệt đối thu được không phụ thuộc vào nổ lực chủ quan của mỗi doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác, giá cả của các đầu vào, của chính sách thuế….
Mặc dù không nảy sinh vấn đề mới, nhưng việc tăng cường kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với thủy sản nhập khẩu từ mấy năm gần đây vẫn tiếp tục là mối lo ngại của các doanh nghiệp. Dự báo xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu lớn và mặt hàng đa dạng; thuận lợi về địa lý và phương thức thanh toán biên mậu đã trở nên quen thuộc với các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Đã có lúc người ta hy vọng với tiềm năng và sức thu hút do giá rẻ, năm 2009 cá tra sẽ trở thành mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng tác động tiêu cực của thị trường và nhiều nguyên nhân nội tại khác đã không cho điều đó trở thành hiện thực. Vì vậy các cơ quan quản lý nghiên cứu khoa học công nghệ và các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư nghiên cứu thị hiếu và thói quen tiêu dùng của từng thị trường cũng như các phương thức sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để có những chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp.
- Các thị trường khác thuộc châu Á được quan tâm ngày một nhiều hơn, nhất là Hàn Quốc và Đài Loan. -Thị trường Đông Âu: mặc dù kim ngạch xuất khẩu còn chưa cao nhưng đây cũng là một thị trường xuất khẩu thuỷ sản tiềm năng.
- Ôxtrâylia: xuất khẩu sang thị trường này vẫn có sự tăng trưởng tuy nhịp độ không đều. Nga cũng đã có những bước tiến rất dài trong nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
- Phương pháp so sánh tương đối: Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu cần phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch của một công ty, hoặc tỷ lệ của số tuyệt đối so với chỉ tiêu kì gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. + Phương pháp nghiên cứu marketing: Sử dụng ma trận SWOT để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp, cơ hội và nguy cơ bên ngoài doanh nghiệp từ đó đề ra phương hướng và biện pháp khắc phục.
Ban Giám Đốc có nhiệm vụ dự thảo, quản lý mọi hoạt động của công ty, thực hiện hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty, chỉ đạo công việc cho các bộ phận chức năng, tổ chức xây dựng các mối quan hệ cả bên trong cũng như bên ngoài công ty nhằm thực hiện có hiệu quả tốt nhất đối với mọi hoạt động của công ty, giải quyết xung đột nội bộ trong phạm vi quản lý của công ty, chịu trách nhiệm trước công ty Kisimex và Nhà nước về quản lý kinh tế tại đơn vị. Vì tỉnh Kiên Giang là một nơi có nhiều tiềm năng kinh tế thủy sản đa dạng và phong phú, cùng với việc quản lý một ngư trường biển rộng 6.400 km2 với nhiều chủng loại tôm cá khác nhau và có giá trị kinh tế cao thì tỉnh Kiên Giang cũng có bờ biển dài 200 km, hàng năm sản lượng khai thác khoảng 350 đến 400 nghìn tấn cá tôm các loại.
Nhìn chung những năm qua công ty luôn đầu tư mới trang thiết bị, hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 9001:2000 và SSOP, đây là những điều kiện thuận lợi để công ty đáp ứng các đơn đặc hàng với số lượng lớn và đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng về tiêu chuẩn chất lượng và đa dạng hóa về sản phẩm để thỏa mãn người tiêu dùng, mặt khác với công nghệ hiện đại còn giúp cho công ty giảm được các khoản chi phí sản xuất, phế phẩm…. Bên cạnh đó thì sự thay đổi tỷ giá cũng sẽ làm cho công ty thiệt thòi trong xuất khẩu, đồng USD xuống giá thì lô hàng càng lớn thì công ty càng phải chịu thiệt do giá cả đầu vào lên cao, trong khi đó thu USD về thì tỷ giá lại xuống thấp, nếu doanh nghiệp sau khi ký hợp đồng mà giá USD giảm, để đảm bảo uy tính vẫn phải xuất khẩu chấp nhận lỗ tỷ giá, tình trạng này sẽ mất một thời gian dài để hồi phục.
Tóm lại có được kết quả như trên là nhờ vào sự cố gắng vượt bậc của ban lãnh đạo công ty và toàn thể công nhân viên trong suốt ba năm vừa qua, đặc biệt là nhờ sự nổ lực từ phía Nhà nước về các chính sách cũng như không ngừng mở rộng công tác xúc tiến thương mại với nhiều bạn hàng khác, từ đó công ty đã có thêm nhiều đơn đặt hàng từ nhiều đối tác khác nhau, hơn nữa bản thân công ty cũng đã cố gắng trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời không ngừng tăng trưởng cả về số lượng lẫn chất lượng các mặt hàng thủy sản để đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường nhập khẩu khác nhau. Qua việc phân tích những thị trường nay để nắm được tình hình xuất khẩu thủy sản, xác định thị trường nào là thị trường tiềm năng, thị trường mục tiêu, thị trường chủ lực mà công ty cần phải đầu tư nhiều trong tương lai cũng như thị trường nào có nhiều rủi ro trong kinh doanh cần hạn chế cũng như cần có những giải pháp khắc phục, không có khả năng tồn tại cần rút nhanh để đảm bảo lợi nhuận cao nhất, từ đó cần phải đầu tư nhiều vào các thị trường tiềm năng, thị trường chủ lực, tránh những thị trường rủi ro cao và đặc biệt là tránh tập trung cao vào một thị trường nhất định.
Các sản phẩm thuỷ sản của công ty đang là nhu cầu thường xuyên của các thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới như: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… Công ty đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong việc xuất khẩu thủy sản khi sản phẩm này của Việt Nam gặp những khó khăn trong thời gian qua. Điều này chứng tỏ rằng khả năng tiếp cận cũng như am hiểu thị trường của công ty còn bị hạn chế, công ty cần nỗ lực hơn nữa ở bộ phận marketing để giúp cho công phát huy hết khả năng cạnh tranh của mình ở các thị trường xuất khẩu chủ lực cũng như thị trường mới xâm nhập.
Tận dụng tất cả các điểm mạnh cùng cơ hội được sự quan tâm khuyến khích phát triển của nhà nước và nhu cầu thủy sản trên thị trường ngày càng tăng, mặt khác nhằm hạn chế sự phụ thuộc của công ty vào khách hàng truyền thống, công ty sẽ mở rộng phạm vi tìm kiếm khách hàng ở những thị trường khác và bắt đầu xâm nhập, nhiều thị trường còn bỏ trống chưa khai thác là điều kiện để công ty nỗ lực cải thiện ngày càng đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng sâu rộng, thỏa mãn hơn nhu cầu của khách hàng, làm tăng thị phần nhờ vào các hoạt động marketing. Để hạn chế được sự đe dọa của thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng và ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện, với các điểm mạnh như tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi có đội ngũ công nhân viên có nhiều kinh nghiệm,… thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường giữ vững vị trí của công ty hạn chế sức ép của đối thủ.
Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về thương hiệu cho sản phẩm của công ty trên thị trường cả nội địa lẫn nước ngoài như: hoạt động quảng cáo, giới thiệu và chào hàng thu hút trên các phương tiện truyền thông như: báo, tạp chí,… đặc biệt trang Website của công ty cần cập nhật những thông tin và hình ảnh hoạt động thường xuyên. + Công ty cần tăng cường quan hệ thường xuyên với các nhà cung ứng để đảm bảo nguồn nguyên liệu được ổn định bằng cách bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ cho người nuôi về mặt kỹ thuật, cách chọn con giống, hướng dẫn trị bệnh khi xảy ra, có thể hỗ trợ một phần về vốn cho người chăn nuôi xem như đặt cọc (hỗ trợ về con giống, thuốc thú y…), hướng dẫn họ sử dụng kháng sinh, hóa chất và nhận biết các chất.