Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
160,5 KB
Nội dung
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
BÁO CÁO
Môn học: Phương pháp nghiên cứu
ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
THÁNG 6/2008
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
1
NHÓM 5
1. HUỲNH VĂN TÙNG
2. NGUYỄN THỊ TUYẾT
3. ĐINH CÔNG THÀNH
4. LƯU THỊ XUÂN THẢO
5. PHẠM THANH TÂM
6. ÂU THÁI THÁI
7. NGÔ HOÀNG SƠN
8. NGUYỄN ANH TUẤN
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
NỘI DUNG BÁO CÁO
LUẬN VĂN THẠC SIÕ KINH TẾ
I. Tóm tắt
II. Đánh giá
1. Mặt tích cực
2. Mặt hạn chế
III. Đề xuất
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Thông tin chung:
- Trường đào tạo: Trường Đại học Cần Thơ
- Tên học viên: Nguyễn Thành Quốc
- Tên luậnvăn:Phântíchcácnhântốtácđộngđếnhoạtđộngchếbiếnxuất
khẩu thủysảncủacácdoanhnghiệptrênđịabàntỉnhKiên Giang.
- Giáo viên hướng dẫn: TS. Võ Thị Thanh Lộc
- Năm thực hiện: 2007
I. TÓM TẮT
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
2
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
Luận văn bao gồm các nội dung:
Phần I : Mở đầu
Chương 1: Giới thiệu chung về tỉnhKiênGiang và giới thiệu về đề tài nghiên cứu.
Phần II : Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Cơ sở lý luận bao gồm lược khảo các đề tài nghiên cứu có liên quan.
Phần III : Nội dung nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng hoạtđộngchếbiếnxuấtkhẩuthủysảntỉnhKiên Giang.
Chương 4 : Phântíchcácnhântốtácđộngđếnhoạtđộngchếbiếnxuấtkhẩuthủysản
Tỉnh Kiên Giang.
Chương 5 : Đề xuất một số giải pháp cần thực hiện
Chương 6 : Kết luận và kiến nghị
- Phụ lục
Cụ thể được trình bày như sau:
Phần I: MỞ ĐẦU
Chương 1. Giới thiệu
1. 1. Các đặc điểm tự nhiên- kinh tế- xã hội củatỉnhKiên Giang
1.1.1. Vị trí địa lý
Kiên Giang là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam thuộc đồng bằng sông
Cửu Long. Vùng KiênGiang nằm gọn trong Vịnh Thái Lan với bờ biển dài 200 km chạy
dài từ biên giới VN-CPC (Hà Tiên) đếnđịaphận Cà Mau. BiểnKiênGiang có 105 hòn
đảo lớn nhỏ. Trong đó đảo Phú Quốc có diện tích lớn nhất 573 km. Ngư trường biểncủa
Kiên Giang hơn 63.000 km
2
với nguồn lợi thủysản phong phú.
Kiên Giang có địa hình đa dạng, có biển, sông, núi, hải đảo, có vị trí địa lý thuận
lợi cho việc phát triển kinh tế như nông, thủysảnxuất khẩu.
1.1.2.Điều kiện tự nhiên
Kiên Giang có khí hậu duyên hải nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
và Tây Nam, thời tiết ổn định, nắng ấm quanh năm nên rất thuận lợi cho việc khai thác
và phát triển chếbiếnthủysảncủa tỉnh.
1.1.3. Kinh tế xã hội
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
3
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
Dân số củatỉnh hơn 1,6 triệu người, trong đó 63,2% ở trong độ tuổi lao động.
Hàng năm có khoảng 55.000 người cần việc làm nhưng tỉnh có thể giải quyết được
10.000 người có công ăn việc làm nên nguồn lao động rất dồi dào, sẳn sàng đáp ứng cho
nhu cầu tuyển dụng lao động ngành thủy sản.
1.2. Lý do chọn đề tài
Mặt hàng thủysản được xác định là ngành hàng có thế mạnh nhất của tỉnh, đóng
góp 50% trong tổng kim ngạch xuấtkhẩucủa tỉnh.Trong nhiều năm qua ngành thủysản
Kiên Giang liên tục phát triển và đứng đầu cả nước về sản lượng xuấtkhẩuthủysản thân
mềm. Tuy nhiên do Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ có
nhiều áp lực cạnh tranh mới với các đối trọng nước ngoài mạnh về vốn, thị trường và
kinh nghiệm quản lý. Sự thua kiện trong việc bán phá giá cá da trơn và tôm vào thị
trường Mỹ, sự biếnđộng thất thường củasản lượng nuôi trồng do yếu tố môi trường tác
động. Đặc biệt KiênGiang nằm xa thành phố Hồ Chí Minh nên việc giao tiếp khách
hàng còn nhiều hạn chế.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung
Phân tíchcácnhântốtácđộngđếnhoạtđộngchếbiếnxuấtkhẩuthủysảncủacác
doanh nghiệptrênđịabàntỉnhKiên Giang.
- Mục tiêu cụ thể
+Phân tíchcácnhântố bên ngoài tácđộngđếnhoạtđộngchếbiếnxuấtkhẩuthủy
sản;
+ Phântíchcácnhântố bên trong tácđộngđếnhoạtđộngchếbiếnxuấtkhẩuthủy
sản;
+ Đề xuấtcác giải pháp để phát huy lợi thế cạnh tranh củacácdoanhnghiệp trong
hội nhập WTO.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu cácnhântốtácđộngđếncácdoanhnghiệp (DN)
chế biếnxuấtkhẩuthủysảntrênđịabàntỉnhKiên Giang.
- Thời gian thực hiện 6 tháng đầu năm 2007.
- Cácdoanhnghiệp thu mua, nuôi trồng và khai thác, đánh bắt không nằm trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
4
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Dữ liệu thứ cấp:
Để phục vụ cho việc nghiên cứu, tác giả đã tham khảo và sử dụng số liệu từ báo
cáo tài chính, kế hoạch sảnxuất kinh doanh, báo cáo về thị trường xuất khẩu, tạp chí, bản
tin, báo cáo của Cục thống kê và Internet.
- Dữ liệu sơ cấp:
Thu thập từ 100 mẫu ý kiến đánh giá củaBan lãnh đạo cácdoanhnghiệpchếbiến
xuất khẩuthủysản trong tỉnhKiên Giang, các chuyên viên của Sở Thủy sản, Trung tâm
xúc tiến thương mại, Sở Thương mại tỉnhKiên Giang,…
1.5.2. Phương pháp phântích số liệu
Mô hình sử dụng trong đề tài:
- Sử dụng ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài (EFE)
- Ma trận đánh giá yếu tố bên trong (IFE)
1.6. Cấu trúc của đề tài
Đề tài được cấu trúc thành 6 chương
1.7. Tóm tắt chương 1
Trình bày các đặc điểm tự nhiên- kinh tế- xã hội củatỉnhKiênGiang làm cơ sở để
chọn đề tài nghiên cứu. Mục tiêu tổng quát và từng mục tiêu cụ thể của đề tài; Phạm vi
và phương pháp nghiên cứu khi thực hiện đề tài.
Phần II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2: Cơ sở lý luận
2.1. Lược khảo tài liệu
2.1.1. “Qui hoạch phát triển chếbiếnthủysảntỉnh Cà Mau đến 2010” Luận văn thạc sĩ
kinh tế củatác giả Nguyễn Quốc Định nghiên cứu năm 2000.
2.1.2. “ Lợi thế cạnh tranh và các giải pháp khai thác lợi thế phát triển xuấtkhẩuthủysản
Việt Nam đến năm 2010” Luận văn thạc sĩ kinh tế củatác giả Nguyễn Thu Hà nghiên
cứu năm 2000.
2.1.3. “ Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển ngành thủysảntỉnhKiênGiangđến
năm 2010” Luận văn Thạc sĩ kinh tế củatác giả Nguyễn An Lạc nghiên cứu năm 2005.
2.1.4. “ Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty Agifish giai đoạn 2005-2010” Luận
văn Thạc sĩ kinh tế củatác giả Huỳnh Phú Thịnh nghiên cứu năm 2005.
2.2. Cơ sở lý thuyết
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
5
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
2.2.1. Nghiên cứu môi trường để xác định cơ hội và đe dọa chủ yếu
2.2.1.1. Môi trường vĩ mô củacácdoanh nghiệp
- Các rào cản về thương mại, kỹ thuật: Các thị trường nhập khẩu như Mỹ, Nhật,
EU, Hàn Quốc thường áp dụng những rào cản như Nhật sử dụng quota, Mỹ thông qua
các vụ kiện chống bán phá giá, EU kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh, kháng sinh chặt chẽ
nhằm hạn chếsản phẩm nhập khẩu và bảo hộ sản xuất, nuôi trồng trong nước.
- Ảnh hưởng củacác cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO: Cácdoanhnghiệpchế
biến thủysảncủatỉnh nói riêng và cả nước nói chung sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức
khi phải thực hiện đầy đủ những cam kết tiếp nhận đầu tư và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho quốc gia thành viên WTO vào đầu tư, cam kết về giảm thuế nhập khẩu nguyên vật
liệu, cácsản phẩm nông nghiệp, nguyên liệu thủysản theo lộ trình.
- Cáctổ chức hỗ trợ doanhnghiệp trong ngành thủysản : Cáctổ chức như Hiệp
Hội chếbiến và xuấtkhẩuthủysản Việt Nam (VASEP), Cục quản lý chất lượng và an
toàn vệ sinh và thú y thủysản (NAFIQAVED), Hội nghề cá, Sở Thủysảntích cực hỗ trợ
thông tin về thị trường, giá cả, phối hợp với cáchoạtđộng Marketing giới thiệu khách
hàng, giới thiệu sản phẩm cho cácdoanh nghiệp.
- Ảnh hưởng kinh tế : Các chính sách tài chính và tiền tệ của Chính phủ, tăng
giảm lãi suất cho vay các ngân hàng thương mại, tỷ lệ lạm phát, cán cân thanh toán đều
ảnh hưởng đến ngành.
- Ảnh hưởng xã hội : Các quan điểm về mức sống, tập quán tiêu dùng, sở thích
vui chơi giải trí, tỷ lệ lao động, độ tuổi trung bình ảnh hưởng đếndoanh thu tiêu thụ.
- Ảnh hưởng của pháp luật, chính phủ, chính trị : Môi trường kinh doanh, luật
pháp không ổn định ảnh hưởng rất lớn đếncác nhà máy chếbiếnthủysảnxuất khẩu.
- Ảnh hưởng công nghệ : Sự phát triển của công nghệ có thể tạo nên thị trường
mới, sản phẩm mới có chất lượng tốt hơn, giá thành rẽ hơn. Công nghệ chếbiến có vai
trò quyết định đến sự tồn vong củadoanh nghiệp.
2.2.1.2. Môi trường vi mô củacácdoanh nghiệp
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngoại cảnh đối
với cácdoanhnghiệp như:
- Đối thủ cạnh tranh : Phântích mô hình 5 tác lực của Michael E. Porter
- Người mua
- Người cung cấp
- Các đối thủ mới tiềm ẩn
- Sản phẩm thay thế
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
6
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
2.2.2. Nghiên cứu cácnhântố bên trong cácdoanhnghiệp
- Hoạtđộng quản trị chất lượng : Chất lượng sản phẩm, chất lượng công việc và
chất lượng môi trường.
- Hoạtđộngcủa bộ phận Marketing : Nghiên cứu môi trường Marketing để nhận
diện các cơ hội của thị trường, phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và
định vị thị trường.
- Hoạtđộng tài chính- kế toán : Chiến lược và chính sách tài chính hiện tại, những
xu hướng đổi mới trong hoạtđộng tài chính doanh nghiệp. Việc huy động vốn, sử dụng
vốn và thu hồi vốn trong các dự án đầu tư. Hiệu quả sử dụng đồng vốn sao cho mức lợi
nhuận củadoanhnghiệp tăng lên.
2.2.3. Ma trận đánh giá cácnhântố bên ngoài (EFE)
- Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công.
- Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0 (không quan trọng) đến 1 (rất quan trọng)
cho mỗi yếu tố.
- Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho thấy cácdoanhnghiệpphản ứng với yếu tố
này. 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là
phản ứng yếu.
- Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với phân loại của nó để xác định
số điểm về tầm quan trọng.
- Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến để xác định tổng số
điểm quan trọng cho cácdoanh nghiệp.
2.2.4. Ma trận đánh giá cácnhântố bên trong (IFE)
- Bước 1: Lập danh mục các yếu tố thành công then chốt bao gồm các yếu tố điểm
mạnh, điểm yếu.
- Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0 (không quan trọng) đến 1 (rất quan trọng)
cho mỗi yếu tố.
- Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện. Trong đó: 1 là đại diện
cho điểm yếu nhất, 2 là điểm yếu nhỏ nhất, 3 là điểm mạnh nhỏ nhất, 4 là điểm mạnh lớn
nhất.
- Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với phân loại của nó để xác định
số điểm về tầm quan trọng của mỗi yếu tố.
- Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến để xác định tổng số
điểm quan trọng cho cácdoanh nghiệp.
2.3. Tóm tắt chương 2
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
7
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
- Lược khảo tài liệu có liên quan đến ngành thủysảncủacáctác giả trước.
- Cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu đề tài
Phần III: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 3: Thực trạng hoạtđộngchếbiếnxuấtkhẩuthủysảntỉnhKiên Giang
3.1. Đặc điểm chung của ngành thủysản Việt Nam
Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cả nước ta giai đoạn 2006-2010 là chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, tăng kim ngạch xuất khẩu, trong đó
nông thủysản vẫn là mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực, mở ra triển vọng cho ngành chếbiến
thủy sảnxuấtkhẩu nói riêng và các ngành khai thác, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần nghề cá
nói chung có những điều kiện thuận lợi để phát triển tốt hơn.
Tuy nhiên trong thời gian qua, ngành thủysản gặp không ít khó khăn về thị
trường xuấtkhẩu do vụ kiệnbán phá giá tôm vào Mỹ và vụ kiện về bán cá tra, basa. Sau
đó cácdoanhnghiệp phải chuyển sang xuấtkhẩu cho thị trường EU với kim ngạch năm
2006 tăng mạnh chiếm 22% sau thị trường Nhật 25%, Mỹ vào khoảng 20% và 33% là thị
trường khác trong tổng kim ngạch là 3,34 tỷ USD.
3.2. Thực trạng hoạtđộngchếbiếnxuấtkhẩuthủysảntỉnhKiên Giang
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
- Giai đoạn 1 : Tổ chức lại sảnxuất (1975-1980)
- Giai đoạn 2 : Ổn định sản xuất, dần dần đưa nghề cá đi lên (1981-1990)
- Giai đoạn 3 : Quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, của ngành, đưa
nghề cá KiênGiang phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng XHXN (1991-2000) và (2001-2010).
3.2.2. HoạtđộngchếbiếnxuấtkhẩuthủysảntỉnhKiên Giang
- Mục tiêu phát triển kinh tế củatỉnhKiênGiang giai đoạn 2006-2010 là tăng
trưởng kinh tế phấn đấu đạt bình quân 13-14% /năm. Trong đó GDP ngành nông lâm
thủy sản tăng 9,4-9,5 % chiếm tỷ trọng đạt 45,2 % trong cơ cấu kinh tế.
- Hiện tại tỉnhKiênGiang có 23 cơ sở chếbiếnđông lạnh với công suất thiết kế là
56.514 tấn. Trong đó có 13 cơ sở đạt tiêu chuẩn xuấtkhẩu vào Châu Âu. Kim ngạch xuất
khẩu thủysản bình quân hàng năm củatỉnh đạt 67,4 triệu USD. Các thị trường xuấtkhẩu
EU, Nhật, Hàn Quốc và Nga tiếp tục ổn định, riêng thị trường Mỹ đang gặp khó khăn và
các doanhnghiệp tăng cường tìm kiếm thị trường mới Trung Đông, Ý, Tây Ban Nha,…
3.3. Tóm tắt chương 3
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
8
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
- Trình bày những đặc điểm chung nhất của ngành thủysản Việt Nam, tổng kim
ngạch xuấtkhẩuthủysản 2003-2006 và cơ cấu thị trường xuấtkhẩu năm 2006.
- Thực trạng hoạtđộngchếbiếnxuấtkhẩuthủysảncủatỉnhKiênGiang bao gồm
các giai đoạn hình thành và phát triển. Kim ngạch xuấtkhẩu năm 2003-2006 và cơ cấu
thị trường xuấtkhẩuthủysảncủatỉnh 2003-2006.
Chương 4: Phântíchcácnhântốtácđộngđếnhoạtđộngchếbiếnxuấtkhẩuthủy
sản tỉnhKiên Giang
4.1 Cácnhântố bên ngoài
4.1.1. Môi trường vĩ mô củadoanh nghiệp
4.1.1.1. Các rào cản về thương mại, kỹ thuật
Trong khi các rào cản thương mại ngày càng ít đi thì các rào cản kỹ thuật ngày
càng nhiều, các nước nhập khẩu đã đưa ra những qui định về an toàn vệ sinh thực phẩm
đối với tôm, mực, cá da trơn như tỷ lệ tồn lưu cho phép củacác chất kháng sinh, vi sinh
ngày càng thấp, số chỉ tiêu kiểm tra tăng lên và thêm nhiều chất kháng sinh, vi sinh mới
bị cấm sử dụng cho các loại thực phẩm, thủysản như malachite, green, quinolone,
nitrofunrans, chloramphenicol,…. Qua kết quả điều tra 90/100 cho điểm rào cản vi sinh,
kháng sinh là quan trọng I.
4.1.1.2. Các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO
Việt Nam gia nhập WTO đã đưa nền kinh tế nước ta hội nhập sâu và toàn diện
vào nền kinh tế thế giới, đứng trong sân chơi bình đẳng, có nhiều cơ hội để mở rộng thị
trường. Tuy nhiên cácdoanhnghiệp đang đứng trước sức ép về vốn, qui trình công nghệ.
Đặc biệt là theo lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩucác loại nguyên liệu thủysảnđến năm
2009 tạo áp lực cạnh tranh của ngư dân và cácsản phẩm thủysảncủa VN cạnh tranh
ngay trênsân nhà.
4.1.1.3. Cáctổ chức hỗ trợ doanh nghiệp
Trong thời gian qua cáctổ chức Vasep, Nafiqaved… đã hỗ trợ tích cực và hiệu
quả cho ngành việc đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá tôm, cá tra, cá basa, mở
rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm khách hàng mới, nâng cao trình độ quản lý. Các
doanh nghiệp đánh giá cao sự hỗ trợ của Vasep khi cho điểm 1( hỗ trợ nhiều và hiệu quả
nhất) 84/100.
4.1.1.4. Các yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch hoạtđộng và phát triển
của doanhnghiệptrênđịabàntỉnhKiên Giang. Do giá cả tiêu dùng, lạm phát, giá nhiên
liệu xăng dầu tăng làm tăng chi phí sảnxuất và tácđộng giá nguyên liệu đầu vào tăng
theo trong khi giá xuấtkhẩu không tăng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Các chính sách
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
9
Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam
tài chính của Chính phủ chưa có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các lĩnh vực chếbiếnxuất
khẩu thủy sản. Hầu hết cácdoanhnghiệp đều phải vay vốn ngân hàng để bổ sung vốn
lưu động.
4.1.1.5. Cácnhântố xã hội
+ Thu nhập: Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện tốt hơn, thu nhạp
tăng lên làm thay đổi thói quen tiêu dùng và tăng nhu cầu tiêu dùng hàng thủy sản. Thay
vì mua cá tươi bán tại các chợ như trước đây ngày nay càng có nhiều người thích mua
hàng thủysản đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguồn gốc rõ ràng,
có thể bảo quản và dự trữ lâu hơn.
+ Phân bố dân cư: Ở cácđịa phương phát triển nhanh, dân cư tập trung đông đúc,
số lượng các khu công nghiệp tập trung ngày càng nhiều, thu hút một lượng lớn lao động
nên các nơi này có nhu cầu tiêu thụ thực phẩm cao cấp cũng tăng lên. Ngoài ra, các bếp
tập thể trong bệnh viện, trường học, doanh trại quân đội…cũng là những khách hàng
tiềm năng cho cácdoanhnghiệpchếbiếnthủy sản.
+ Ẩm thực: Mỗi quốc gia có những văn hóa ẩm thực khác nhau như Mỹ thích ăn
cá fillet, Nhật thích ăn các loại thủysản tươi sống,…Nên cácdoanhnghiệpxuấtkhẩu
thủy sản cần nắm vững những nét đặc trưng này mới có thể đáp ứng nhu cầu của họ ngày
càng tốt hơn. Nhìn chung, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thủysản ngày càng gia tăng.
Người dân ngày càng ăn nhiều cá để giảm cholesteron, tránh béo phì,…
4.1.1.6. Ảnh hưởng của luật pháp, chính phủ và chính trị
Ngành thủysản VN được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn nên có nhiều chính
sách ưu đãi như được vay vốn ưu đãi để đổi mới, nâng cấp máy móc, thiết bị, dây chuyền
công nghệ hiện đại, đựợc hỗ trợ xúc tiến thương mại và thuế suất XK bằng 0%. Tuy
nhiên vẫn còn những qui định, thủ tục hành chính trong thủ tục hải quan gây cản trở cho
hoạt độngcác DN. Nhà nước chưa có cácbiện pháp chế tài đối với các hiện tượng bơm
chích tạp chất, sử dụng các loại hóa chất bị cấm,…
4.1.1.7. Ảnh hưởng của khoa học công nghệ
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã cung cấp cho ngành chếbiến XK
thủy sản những máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại, làm tăng năng suất lao
động, giảm thiểu tối đa phế phẩm, tỷ lệ hao hụt, giúp giảm giá thành sx, tăng khả năng
cạnh tranh, tăng lợi nhuận
4.1.2. Môi trường vi mô củadoanhnghiệp
4.1.2.1. Đối thủ cạnh tranh
Việt Nam có hơn 490 doanhnghiệpchếbiến và xuấtkhẩuthủysản gián tiếp hay
trực tiếp là đối thủ của nhau. KiênGiang có các đối thủ ở TPHCM, Cần thơ, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp…Các doanhnghiệp này cạnh tranh gay gắt
Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5
10
[...]... pháp phântích ma trận SWOT 2.3 Số liệu nghiên cứu Chương 3: Thực trạng hoạtđộngchếbiếnxuấtkhẩuthủysảntỉnhKiênGiang 3.1 Đặc điểm chung của ngành thủysản Việt Nam 3.2 Thực trạng hoạtđộngchếbiếnxuấtkhẩuthủysảntỉnhKiênGiang 3.2.1 Tình hình kinh tế xã hội và quá trình hình thành phát triển 3.2.2 HoạtđộngchếbiếnxuấtkhẩuthủysảntỉnhKiênGiang Chương 4: Phântíchcácnhântốtác động. .. độngđếnhoạtđộngchếbiếnxuấtkhẩuthủysảntỉnhKiênGiang 4.1 Cácnhântố bên ngoài 4.1.1 Môi trường vĩ mô củadoanhnghiệp Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5 18 Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam 4.1.2 Môi trường vi mô củadoanhnghiệp 4.1.3 Ma trận đánh giá cácnhântố bên ngoài 4.2 Cácnhântố bên trong 4.2.1 Hoạtđộng quản trị chất lượng 4.2.2 Hoạtđộng maketing 4.2.3 Hoạt. .. khẩucủatỉnhKiênGiang - Tác giả chưa đánh giá được điểm khác biệt củachếbiếnxuấtkhẩuKiênGiang so với tỉnh, thành phố khác trong nước cũng như nước ngoài - Tác giả chưa sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để thấy được doanhnghiệpcủatỉnhKiênGiang đang ở vị trí nào trên thương trường III ĐỀ XUẤT Sau khi tóm tắt, đánh giá mặt tích cực và hạn chế, các thành viên của nhóm 5 đề nghị bố cục của luận. .. pháp phântích cho từng mục tiêu mà chỉ nêu các mô hình phântích một cách chung chung Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5 16 Môn học: Phương pháp nghiên cứu Giảng viên: T.S Mai Văn Nam - Tác giả nên sử dụng phương pháp phântích tương quan đa biến để thấy được mức độ ảnh hưởng củacácnhântốđến hoạt độngchếbiếncủatỉnhKiên Giang, từ đó mới có các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế củađịa phương... công tác này chưa chuyên nghiệp và đặc biệt là chi phí cho công tác này còn thấp 4.2.3 Hoạtđộng tài chính kế toán Do qui mô sảnxuất và vốn còn hạn chế nên cácdoanhnghiệp thường vay vốn ngân hàng để bổ sung vốn lưu độngCácdoanhnghiệp cũng đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa để huy động vốn rẻ 4.2.4 Hoạtđộngsảnxuất và tácnghiệpTỉnhKiênGiang qui hoạch khu công nghiệp cảng cá Tắc Cậu tập trung các. .. sắc và nói lên các trọng tâm củatình hình chếbiếnxuấtkhẩuthủysảncủa cả nước nói chung và tỉnhKiênGiang nói riêng; - Tác giả đưa ra các giải pháp và kiến nghị thiết thực đối với tình hình củatỉnh 2 Mặt hạn chế - Bố cục của đề tài chưa hợp lý + Cách đặt vấn đề chưa có tính thuyết phục cao, chưa làm nổi bật vai trò của ngành thủysản trong sự phát triển kinh tế củatỉnhKiênGiang + Phương pháp... trung cácdoanhnghiệpchếbiếnthủy sản, các tàu thuyền đánh bắt, thu mua thủysản về đây neo đậu, bán nguyên liệu do vậy các nhà máy rất thuận tiện trong việc thu mua nguyên liệu giảm được chi phí 4.2.5 Hoạtđộng nghiên cứu và phát triển Đây là khâu yếu nhất trong hoạtđộngcủa các doanh nghiệp, cácdoanhnghiệp chưa mạnh dạn đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới để phục vụ tiêu dùng 4.2.6 Nguồn nhân lực... mác của họ nên mặt hàng thủysản Việt Nam không được biết nhiều trên thị trường thế giới 4.1.2.3 Nhà cung cấp Trong ngành thủysản nguyên liệu đóng vai trò sống còn của các doanhnghiệp Hiện nay KiênGiang chưa phải là vùng nuôi cá tra, cá basa nên cácdoanhnghiệp chưa chủ động ý kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm Còn nguyên liệu tôm thì tỉnhKiênGiang có 72.000 ha nuôi nhưng có rất nhiều doanh nghiệp. .. trình xúc tiến thương mại 6.2.3 Đối với địa phương - UBND tỉnhKiênGiang cần sớm hoàn thiện qui hoạch phát triển nguồn nguyên liệu nuôi trồng thủysản gắn liền với khu công nghiệpchếbiến - Các Ngân hàng cần có chính sách linh hoạt về chiết khấu bộ chứng từ xuấtkhẩu - Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanhnghiệp nhà nước trong lĩnh vực chếbiếnthủysản Đánh giá luận văn Thạc Sĩ Nhóm 5 15 Môn học:... mạnh, đặc biệt là sảnxuất cá rô phi, giá công nhân rẽ và năng suất lao động cao Riêng các nước Thái Lan, Inđônêxia, Ấn Độ có công nghệ chếbiến tôm sú, tôm thẻ chân trắng hiện đại đáp ứng nhu cầu sản phẩm ăn liền Trong khi đó các doanhnghiệptỉnh chỉ chếbiến thô, sơ chế 4.1.2.5 Cácsản phẩm thay thế Là mặt hàng thực phẩm nên thủysản có nhiều mặt hàng thay thế như thịt gia súc, gia cầm, các loại thực . hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản tỉnh Kiên Giang.
Chương 4 : Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản
Tỉnh Kiên Giang.
Chương. triển
3.2.2. Hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản tỉnh Kiên Giang
Chương 4: Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động chế biến xuất khẩu thủy
sản tỉnh Kiên Giang
4.1.