Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ.
Trang 1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN
THỰC PHẨM
XUẤT KHẨU CẦN THƠ
Giáo Viên Hướng Dẫn: Sinh viên thực hiện:
MSSV: 4074689
Lớp: Ngoại thương 01 – K33
Cần Thơ - 2010
Trang 2LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ bốn năm qua, dưới sự hướng dẫn tận tâm của thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Cùng với sự chỉ bảo nhiệt tình của Quý Công ty trong thời gian thực tập vừa qua đã giúp cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo của Quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, và đặc biệt là cô Phan Thị Ngọc Khuyên Cô đã tận tình chỉ bảo, giúp em nhận ra những sai sót và học hỏi được thêm nhiều điều trong quá trình thực hiện đề tài
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng với các cô chú, anh chị trong Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập tại Công ty Đặc biệt là chú Trần Đức Toàn và anh Nguyễn Thành Nghiệp ở Phòng Kinh doanh đã hết lòng giúp đỡ và cung cấp các tài liệu cần thiết để em có thể hoàn thành bài luận văn
Tuy nhiên, do thời gian thực tập không dài và kiến thức bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót Mong thầy cô có thể bỏ qua và góp ý chân thành để em nhận ra khuyết điểm và khắc phục
Kính chúc Quý thầy cô trong Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, cũng như Ban giám đốc và cô chú, anh chị trong Công ty Mekonimex dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống!
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày 18 tháng 11 năm 2010 Sinh viên thực hiện
Lê Phạm Hiền Thảo
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Ngày 18 tháng 11 năm 2010 Sinh viên thực hiện
Lê Phạm HIền Thảo
Trang 4NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Trang 71.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Lược khảo tài liệu 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 Phương pháp luận 4
2.1.1 Các vấn để cơ bản về thị trường 4
2.1.2 Các vấn để cơ bản về xuất khẩu hàng hóa 5
2.2 Tình hình xuất khẩu gạo của cả nước 8
2.2.1 Tình hình xuất khẩu gạo 8
2.2.2 Chủ trương và định hướng của chính phủ 18
2.3 Phương pháp nghiên cứu 20
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 20
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 21
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ 24
Trang 83.1 Giới thiệu về công ty 24
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 24
3.1.2 Ngành nghề kinh doanh 26
3.2 Tình hình tổ chức hoạt động 27
3.2.1 Nhân sự và cơ cấu tổ chúc 27
3.2.2 Tổ chức thu mua, chế biến và phân phối 31
3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 33
3.3.1 Kết quả hoạt động từ năm 2007 – 2009 33
3.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2010 36
Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO 37
4.1 Phân tích tình hình thu mua 37
4.1.1 Tình hình thu mua gạo thành phẩm 37
4.1.2 Tình hình thu mua gạo nguyên liệu 42
4.2 Tình hình tiêu thụ 46
4.2.1 Sản lượng tiêu thụ 46
4.2.2 Doanh thu 47
4.3 Phân tích thực trạng xuất khẩu qua 3 năm 2007- 2009 49
4.3.1 Phân tích theo thị trường 49
4.3.2 Phân tích theo mặt hàng 60
4.4 Phân tích tác động của sản lượng và giá cả đến hoạt động xuất khẩu 67
4.4.1 Tác động tới doanh thu 67
4.4.2 Tác động đến chi phí sản xuất 73
4.5 Phân tích lợi nhuận và các chỉ tiêu hiệu quả 82
4.5.1 Lợi nhuận gộp trong hoạt động xuất khẩu gạo 82
4.5.2 Tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 83
Trang 94.5.3 Các chỉ tiêu hiệu quả 84
4.6 Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến xuất khẩu 86
4.6.1 Môi trường trong nước 86
4.6.2 Môi trường nước ngoài 89
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 95
5.1 Tổng hợp các yếu tố tác động 95
5.1.1 Môi trường bên trong 95
5.1.2 Môi trường bên ngoài 96
5.3.3 Đào tạo nhân lực 103
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105
6.1 Kết luận 105
6.2 Kiến nghị 105
6.2.1 Đối với Nhà Nước 105
6.2.2 Đối với doanh nghiệp 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
Trang 10DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2006 - 2009 8
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2006 – 2009 12
Bảng 3: Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2009 16
Bảng 4: 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất Việt Nam 6th/2010 17
Bảng 5: Trình độ nhân sự của Công ty Mekonimex trong 6th/2010 27
Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Mekonimex qua ba năm từ năm 2007 – 2009 34
Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Mekonimex trong 6th/2009 và 6th/2010 36
Bảng 8: Sản lượng gạo thành phẩm thu mua theo từng mặt hàng của Công ty Mekonimex từ năm 2007 – 6th/2010 37
Bảng 9: Chi phí thu mua gạo thành phẩm theo từng mặt hàng của Công ty Mekonimex từ năm 2007 – 6th/2010 40
Bảng 10: Giá gạo thành phẩm thu mua theo từng mặt hàng của Công ty Mekonimex từ năm 2007 đến 6th/2010 41
Bảng 11: Sản lượng gạo nguyên liệu thu mua của Công ty Mekonimex từ năm 2008 - 6th/2010 43
Bảng 12: Chi phí thu mua gạo nguyên liệu ở hai phân xưởng của Công ty Mekonimex từ năm 2008 đến 6th/2010 44
Bảng 13: Giá gạo nguyên liệu thu mua ở hai phân xưởng của Công ty Mekonimex từ năm 2008 – 6th/2010 45
Bảng 14: Sản lượng gạo tiêu thụ của Công ty Mekonimex từ năm 2007 – 6th/2010 46
Trang 11Bảng 15: Doanh thu từ tiêu thụ gạo của Công ty Mekonimex từ năm 2007 đến năm 2009 48 Bảng 16: Sản lượng xuất khẩu đến các thị trường của Công ty Mekonimex từ
năm 2007 – 6th/2010 50 Bảng 17: Kim ngạch xuất khẩu từ các thị trường của Công ty Mekonimex từ năm 2007 đến 6th/2010 55 Bảng 18: Giá xuất khẩu theo từng thị trường của Công ty Mekonimex từ năm
2007 đến 6th/2010 58 Bảng 19: Sản lượng gạo xuất khẩu theo từng mặt hàng của Công ty Mekonimex
từ năm 2007 đến 6th/2010 61 Bảng 20: Kim ngạch xuất khẩu theo từng mặt hàng của Công ty Mekonimex từ
năm 2007 đến 6th/2010 64 Bảng 21: Doanh thu từ xuất khẩu của Công ty Mekonimex từ 2007-2009 67 Bảng 22: Ảnh hưởng của sản lượng và đơn giá đến doanh thu xuất khẩu của
Công ty Mekonimex từ năm 2007 – 2008 68 Bảng 23: Ảnh hưởng của sản lượng và đơn giá đến doanh thu xuất khẩu của
Công ty Mekonimex từ năm 2008- 2009 70 Bảng 24: Ảnh hưởng của sản lượng và đơn giá đến doanh thu xuất khẩu của
Công ty Mekonimex từ 6th/2009- 6th/2010 72 Bảng 25: Chi phí sản xuất theo mặt hàng của Công ty Mekonimex từ năm 2007 – 6th/2010 74 Bảng 26: Ảnh hưởng của sản lượng và giá thành đến chi phí xuất khẩu của Công
ty Mekonimex từ năm 2007 – 2008 77 Bảng 27: Ảnh hưởng của sản lượng và giá thành đến chi phí xuất khẩu của Công
ty Mekonimex từ năm 2008 – 2009 79 Bảng 28: Ảnh hưởng của sản lượng và giá thành đến chi phí xuất khẩu của Công
ty Mekonimex trong 6th/2009 – 6th/2010 81
Trang 12Bảng 29: Ảnh hưởng của doanh thu và chi phí xuất khẩu đến lợi nhuận gộp của Công ty Mekonimex từ 2007 – 6th/2010 82 Bảng 30: Lợi nhuận trên chi phí và doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công
ty Mekonimex từ năm 2007 – 6th/2010 85 Bảng 31: Ma trận SWOT của Công ty Mekonimex 97
Trang 13DANH MỤC HÌNH
Trang Hình 1: Biểu đồ thê hiện sản lượng và giá xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm
2006 – 6th/2010 11
Hình 2: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các thị trường năm 2007 – 2008 (%) 14
Hình 3: Tốp 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam năm 2008 15
Hình 4: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Mekonimex năm 2010 28
Hình 5: Quy trình chế biến gạo của Công ty Mekonimex 32
Hình 6: Cơ cấu gạo thành phẩm của Công ty Mekonimex từ năm 2007 đến 6th/2010 39
Hình 7: Cơ cấu sản lượng gạo nguyên liệu thu mua ở từng phân xưởng của Công ty Mekonimex từ năm 2008 – 6th/2010 43
Hình 8: Cơ cấu sản lượng theo thị trường của Công ty Mekonimex từ năm 2007 – 6th/2010 53
Hình 9: Cơ cấu sản lượng theo mặt hàng xuất khẩu của Công ty Mekonimex từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 63
Hình 10: Giá trung bình xuất khẩu theo từng mặt hàng của Công ty Mekonimex từ năm 2007 – 6th/2010 65
Hình 11: Cơ cấu chi phí sản xuất theo mặt hàng của Công ty Mekonimex từ năm 2007 – 6th/2010 75
Hình 12: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty Mekonimex từ năm 2007 – 6th/2010 83
Trang 14Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, xuất khẩu là một ngành nghề được đánh giá cao trong việc mang lại nguồn ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển đất nước Bên cạnh đó, với khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp cho cây lúa, cộng thêm đất đai màu mỡ và giá nhân công rẻ, đã giúp gạo trở thành mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam Từ đó đưa nước ta đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu mặt hàng này Việc phát triển nghề trồng lúa và có những biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu mà đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, để nước ta giữ vững vị trí xuất khẩu trên thương trường quốc tế là vấn đề luôn được nhà nước xem trọng
Thêm vào đó, từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay, tuy đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng có không ít thách thức cho các doanh nghiệp trong nước Phải tự đổi mới để thích nghi với những thay đổi trong môi trường kinh doanh là vấn đề đã và đang được các công ty hết sức quan tâm, Công Ty Cổ Phần Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ cũng không nằm ngoài xu thế đó Tuy nằm trong ngành nghề xuất khẩu được nhà nước khuyến khích, giúp đỡ nhưng Công ty vẫn không chủ quan trước những khó khăn và thách thức Nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo uy tín trên thương trường luôn là mục tiêu được Công ty chú trọng và từng bước thực hiện trong thời gian qua
Vì những lý do trên, cùng với thời gian thực tập tại Công ty, thiết nghĩ
việc nghiên cứu đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Công ty Cổ Phần
Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ” là cần thiết Nhằm giúp công ty biết
được những thành công và hạn chế trong những năm qua Để từ đó có những giải pháp, kịp thời xây dựng chiến lược phát triển Công ty tốt hơn trong tương lai Góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước giàu đẹp
Trang 151.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình xuất khẩu mặt hàng gạo của Công ty từ năm 2007 đến 6/2010, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sản lượng xuất khẩu gạo của Công ty trong thời gian tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề cụ thể như sau:
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình xuất khẩu gạo qua các năm
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động xuất
khẩu gạo của công ty
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình xuất khẩu,
nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trong tương lai
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Công Ty Cổ Phần Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ Các số liệu trong đề tài chủ yếu được cung cấp từ nội bộ Công Ty Cổ Phần Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ
1.3.2 Thời gian
Đề tài nghiên cứu về tình hình xuất khẩu của công ty trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 9.9.2010 đến ngày 15.11.2010
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Công ty xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm nhưng chiếm phần lớn và chủ đạo là gạo Nên đề tài chủ yếu nghiên cứu sâu về thực trạng xuất khẩu mặt hàng gạo của công ty
Trang 161.4 Lƣợc khảo tài liệu
Luận văn tốt nghiệp của Lê Thị Cẩm Dân, đề tài “phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Công ty Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ – Mekonimex/ns” Nội dung đề tài nghiên cứu chi tiết về tình hình xuất khẩu gạo của công ty qua ba năm 2005 – 2007, thông qua việc phân tích các tiêu chí về sản lượng, kim ngạch, giá cả theo từng thị trường, mặt hàng Bên cạnh đó, đề tài còn đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty qua các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, chi phí Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty mà chưa đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như khách hàng, chính sách pháp luật trong nước, đối thủ cạnh tranh
Trang 17Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì thị trường chỉ địa điểm hay không gian của việc trao đổi hàng hoá, đó là nơi gặp gỡ giữa người bán, người mua, hàng và tiền và ở đó diễn ra các hoạt động mua bán Đây là cách hiểu thị trường gắn với yếu tố địa lý của hành vi tham gia thị trường, đòi hỏi phải có sự hiện hữu của đối tượng được đem ra trao đổi
2.1.1.2 Chức năng:
- Chức năng thừa nhận: Hàng hoá có bán được hay không phải thông qua chức năng thừa nhận của thị trường, của khách hàng, của doanh nghiệp Nếu hàng hoá bán được, tức là được thị trường thừa nhận, doanh nghiệp thương mại mới thu hồi được vốn, có nguồn thu trang trải chi phí và có lợi nhuận và ngược lại Để được thị trường thừa nhận doanh nghiệp phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để từ đó tiến hành kinh doanh những sản phẩm phù hợp với nhu cầu trên thị trường
- Chức năng thực hiện: Chức năng này đòi hỏi hàng hoá và dịch vụ phải được thực hiện bằng giá trị trao đổi (có thể là tiền, hàng, hoặc các chứng từ có giá khác), tức là phải có sự dịch chuyển hàng hóa từ người bán sang người mua
- Chức năng điều tiết và kích thích: Qua hành vi trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, thị trường sẽ điều tiết và kích thích sản xuất và kinh doanh phát triển và ngược lại Chức năng này sẽ điều tiết sự gia nhập ngành hoặc
Trang 18rút ra khỏi ngành của các doanh nghiệp Thị trường khuyến khích các nhà kinh doanh giỏi và điều chỉnh hoạt động kinh doanh đầu tư theo hướng có lợi
- Chức năng thông tin: Thông tin thị trường là những thông tin kinh tế quan trọngđối với mọi nhà sản xuất kinh doanh, cả người mua và người bán, cả người cung ứng và tiêu dùng, cả người quản lý và những người nghiên cứu sáng tạo Việc nghiên cứu thị trường và tìm kiếm các thông tin có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc ra các quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh, cũng như quyết định của các cấp quản lý
2.1.1.3 Vai trò:
Trong nền kinh tế thị trường, thị trường có vị trí trung tâm Thị trường vừa là mục tiêu của người sản xuất kinh doanh vừa là môi trường của hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng hoá Do vậy, thị trường có những tác dụng sau đây:
Một là, bảo đảm điều kiện cho sản xuất phát triển liên tục với quy mô ngày càng mở rộng và bảo đảm hàng hoá cho người tiêu dùng phù hợp với thị hiếu và sự tự do lựa chọn một cách đầy đủ, kịp thời, thuận lợi với dịch vụ văn minh
Hai là, thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu, đưa đến cho người tiêu dùng sản xuất và người tiêu dùng cá nhân những sản phẩm mới Kích thích sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao, văn minh và hiện đại
Ba là, dự trữ các hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội, giảm bớt dữ trữ ở các khâu tiêu dùng, bảo đảm việc điều hoà cung cầu
Bốn là, phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân ngày càng phong phú, đa dạng, văn minh
Năm là, thị trường hàng hoá dịch vụ ổn định có tác dụng to lớn để ổn định sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân
2.1.2 Các vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng hóa
2.1.2.1 Khái niệm:
Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sán phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di
Trang 19chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia, trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia
Mục đích của hoạt động này là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế
2.1.2.2 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu:
Hoạt động xuất khẩu là một mặt của hoạt động thương mại quốc tế nên cũng có những đặc trưng của hoạt động thương mại quốc tế và nó liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế khác như bảo hiểm quốc tế, thanh toán quốc tế, vận tải quốc tế Hoạt động xuất khẩu không giống như hoạt động buôn bán trong nước ở đặc điểm là có sự tham gia buôn bán của đối tác nước ngoài, hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở phạm vi nước ngoài
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá thiết bị công nghệ cao Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng
Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian Có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể được diễn ra trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau
2.1.2.3 Các hình thức xuất khẩu:
Hoạt động xuất khẩu được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: xuất khẩu tại chỗ, xuất khẩu gia công, ủy thác xuất khẩu, xuất khẩu tự doanh, xuất khẩu qua đại lý nước ngoài, hình thức tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu… Mỗi hình thức có những ưu điểm và khuyết điểm riêng biệt, tùy theo tình hình của từng đơn vị mà từng công ty có sự lựa chọn phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình
Đối với Công ty cổ phần Nông sản Thực phẩm xuất khẩu Thành phố Cần Thơ, do đã có uy tín trên thương trường và chịu sự chỉ đạo của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Cần Thơ cũng như Tổng Công ty Lương thực Miền Nam nên công ty xuất khẩu gạo qua 2 hình thức: xuất khẩu trực tiếp và ủy thác xuất khẩu
Trang 20 Xuất khẩu trực tiếp:
Đây là hình thức mà hàng hoá được bán trực tiếp ra nước ngoài không qua trung gian Theo hình thức này đơn vị kinh doanh xuất khẩu trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương Các doanh nghiệp ngoại thương tự bỏ vốn ra mua các sản phẩm từ các đơn vị sản xuất trong nước sau đó bán các sản phẩm này cho các khách hàng nước ngoài (có thể qua một số công đoạn gia công chế biến)
Ủy thác xuất khẩu:
Xuất khẩu uỷ thác là phương thức kinh doanh mà trong đó, đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu không đứng ra trực tiếp đàm phán với nước ngoài mà phải nhờ qua một đơn vị xuất khẩu có uy tín thực hiện hoạt động xuất khẩu cho mình
2.1.2.4 Vai trò của xuất khẩu
Vai trò của hoạt động xuất khẩu đã được tìm hiểu và nhận biết rất sớm bởi các nhà kinh tế học Qua quá trình phát triển của nền sản xuất hàng hoá những quan điểm về vai trò xuất khẩu này ngày càng hoàn thiện hơn Ngày nay hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các công ty xuất nhập khẩu cũng như các công ty đa quốc gia Sau đây là một số vai trò chủ yếu của xuất khẩu đối với mỗi quốc gia và các doanh nghiệp trong nước
Đối với quốc gia:
- Xuất khẩu là một trong những nhân tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
- Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân
Trang 21- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại
Đối với doanh nghiệp:
- Cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trường quốc tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp Xuất khẩu là một trong những cách để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch bành trướng, phát triển, mở rộng thị trường của mình
- Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi
- Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình phát triển
- Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu kỳ sống của một sản phẩm
- Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lẫn nhau giữa các đơn vị tham gia xuất khẩu trong và ngoài nước Đây là một trong những nguyên nhân buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, hạ giá thành của sản phẩm, tiết kiệm các nguồn lực
2.2 Tình hình xuất khẩu gạo của cả nước từ năm 2007 đến 6/2010
2.2.1 Tình hình xuất khẩu gạo
Xuất khẩu gạo của nước ta trong nhiều năm qua đã có những bước phát triển đáng kể về kim ngạch cũng như thị trường xuất khẩu.Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, kể từ khi bắt đầu xuất khẩu vào năm 1989 cho đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 70 triệu tấn gạo, mang về kim ngạch gần 20 tỷ USD, đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước Tình hình cụ thể như sau:
Trang 22Xuất khẩu lúa gạo nước ta ngày càng tăng trước hết là do sự phát triển của khoa học - công nghệ đã cải thiện công tác giống, chăm sóc lúa, phòng trừ sâu bệnh giúp tăng năng suất lúa, nâng cao nguồn cung lúa gạo trong nước Việc giữ vững và gia tăng sản lượng lúa của cả nước là tiền đề tốt cho việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như đẩy mạnh xuất khẩu gạo trên các thị trường trong khu vực và thế giới
Bên cạnh đó, một nguyên nhân không kém phần quan trọng, là do quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng ở nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới làm cho diện tích đất canh tác bị thu hẹp Mà điển hình là Ấn Độ và Philipines từng là những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới cũng trở
Trang 23thành nước nhập khẩu gạo Nguồn cung trên thế giới bị thu hẹp đã tạo cơ hội cho ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam phát triển
Riêng năm 2007 khối lượng xuất khẩu giảm nhẹ so với năm 2006 với mức 42 ngàn tấn tương ứng 0,91% Nguyên nhân là do biến đổi khí hậu, thời tiết giá rét gây mất mùa làm sản lượng lúa sụt giảm trên toàn thế giới, áp lực giữ vững an ninh lương thực quốc gia gia tăng Nên trong công tác điều hành xuất khẩu gạo, chính phủ nước ta đã thực hiện rất nghiêm ngặt để khống chế số lượng gạo xuất khẩu hàng tháng và hàng quý nhằm đảm bảo an ninh lương thực và giá cả trong nước Điều đó dẫn đến giảm khối lượng xuất khẩu trong năm 2007 so với năm 2006 Đến năm 2008, 2009 tình hình trong nước bình ổn, chính phủ khuyến khích xuất khẩu gạo trở lại, nên khối lượng xuất khẩu cũng tăng lên
Trong sáu tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất được khoảng 3.460 ngàn tấn gạo, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2009 Theo Hiệp hội Lương thực
Việt Nam cho rằng nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong quý II, đồng
Euro sụt giảm mạnh đã làm giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao, dẫn tới sức mua gạo bị hạn chế Hơn nữa, gạo tồn kho tại các nước châu Phi vẫn còn nhiều, góp phần làm giảm nhu cầu nhập khẩu gạo tại khu vực này Cũng chính vì vậy mà phía đối tác trì hoãn giao nhận hàng và tạm ngừng triển khai đấu thầu Bên cạnh đó hợp đồng thương mại cũng khó triển khai, do ngoài đối thủ cạnh tranh truyền thống về gạo chất lượng cao là Thái Lan, các doanh nghiệp từ Bangladesh, Myanmar cũng đang gây khó khăn cho gạo cấp thấp của Việt Nam khi đưa ra giá thấp hơn so với giá của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước ta
2.2.1.2 Về kim ngạch và giá cả
Trong nhiều năm qua, giá trị hạt gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới được nâng cao Giá gạo được cải thiện và có xu hướng tăng qua các năm, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu gạo cũng có xu hướng tăng theo
Trang 24D sản lượnggiá xuấtkhẩu
Hình 1 - Biểu đồ thể hiện sản lƣợng và giá xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2006 đến 6th/2010
Nguồn: AGROINFO, 2010
Sản lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu bình quân có xu hướng tăng giảm trái ngược nhau Khối lượng tăng thì giá giảm, khi giá tăng thì khối lượng xuất khẩu lại giảm Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu gạo lại phụ thuộc vào hai yếu tố trên Dẫn đến kim ngạch xuất khẩu trong từng năm không thể tăng cao do luôn chịu ảnh hưởng từ sự sụt giảm của một trong hai yếu tố đó Chỉ riêng năm 2008, vừa đạt được mức tăng về khối lượng và giá xuất khẩu nên trong năm này kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh
Tình hình cụ thể của kim ngạch xuất khẩu qua các năm thể hiện ở bảng 2 Kim ngạch tăng từ 1.490 triệu USD trong năm 2007 lên mức 2.463 triệu USD trong năm 2009 Tuy khối lượng xuất khẩu gạo năm 2007 giảm nhưng kim ngạch trong năm này không giảm, trái lại còn tăng thêm 20,36% tương ứng với mức tăng 252 triệu USD Nguyên nhân là do nhu cầu thế giới tăng cao, đẩy giá xuất khẩu bình quân trong năm tăng thêm 41USD/tấn so với năm 2006
Trang 25Bảng 2 – KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
Giá xuất khẩu tăng cao trong 2 năm 2007 và 2008 là do tình trạng mất mùa diễn ra trên nhiều nước, nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nên chính phủ các nước này tăng cường đẩy mạnh nhập khẩu gạo để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước Trong khi đó nguồn cung khan hiếm, lượng dự trữ lúa gạo trên toàn thế giới sụt giảm mạnh, làm tăng mạnh thương mại lúa gạo toàn cầu, dẫn đến tăng đột biến giá gạo xuất khẩu trong năm 2008
Nếu năm 2007 có khối lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng, thì ngược lại năm 2009 là năm đạt kỷ lục về khối lượng xuất khẩu gạo so
Trang 26với những năm trước, nhưng kim ngạch lại giảm 15,36% so với cùng kỳ năm 2008 Nguyên nhân chủ yếu là do giá xuất khẩu bình quân sau khi tăng đột biến trong năm 2008 đã hạ nhiệt, giảm xuống chỉ còn 400 USD/tấn, với mức giảm 214 USD/tấn so với năm 2008
Ngoài ra, sự giảm giá còn do sự can thiệp của chính phủ Thái Lan – nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong các kho dữ trữ với ước tính khoảng 7 triệu tấn Thêm vào đó, nước ta tiếp tục được mùa, an ninh lương thực quốc gia được đảm bảo, nên chính phủ cũng đẩy mạnh xuất khẩu gạo, trong khi đó nhu cầu nhập khẩu gạo trên thế giới không biến động nhiều Ngoài ra một số chuyên gia còn cho rằng do việc điều tiết, tiếp cận thị trường… của nước ta còn yếu
Kim ngạch 6 tháng năm 2010 đạt 1.730 triệu USD, giảm 1,0% so với sáu tháng đầu năm 2009 Kim ngạch giảm là do khối lượng xuất khẩu giảm, trong khi giá xuất khẩu bình quân đạt khoảng 500 USD/tấn, tăng nhẹ 6,66% so với cùng kỳ năm 2009 Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do giá sàn gạo liên tục tăng trong thời gian qua theo sự điều tiết của chính phủ để đảm bảo nông dân có lãi, trong khi đó chất lượng gạo nước ta còn thấp nên khi giá tăng cao, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc ký hợp đồng xuất khẩu với đối tác, làm giảm khối lượng gạo xuất khẩu
2.2.1.3 Về thị trường xuất khẩu a Năm 2007
Trong năm 2007, gạo nước ta đã xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có cả các thị trường khó tính như: EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ… Lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam không chỉ giữ được thị phần xuất khẩu ở những thị trường truyền thống (châu Á, châu Âu và châu Mỹ) mà còn mở rộng, phát triển thêm thị trường mới (châu Phi và Trung Đông) Sự vươn lên trong thị trường lúa gạo thế giới của Việt Nam đã khẳng định vị trí, vai trò của mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới
Ở thị trường châu Á, nổi bật trong năm 2007 gồm có 2 thị trường truyền thống là Philippines và Indonesia
Trang 27- Philippines là thị trường đứng đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam năm 2007 với 1.454 triệu tấn, trị giá 464,87 triệu USD, giảm 3,71% về lượng nhưng tăng 8,3% về trị giá so với năm 2006 Xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là gạo 25% tấm
- Xuất khẩu sang Indonesia năm 2007 tăng mạnh, đạt 1,11 triệu tấn gạo với trị giá 360,66 triệu USD, tăng tới 226,6% về lượng và tăng 244,75% về trị giá so với năm 2006 Thị trường này chủ yếu nhập khẩu gạo 15% tấm và gạo nếp 10% tấm
Tuy nhiên, xuất khẩu sang một số nước châu Phi năm 2007 lại giảm khá nhiều như Angola, Nam Phi, Bờ Biển Ngà, Tanzania, Camêrun, Kênya… chỉ chiếm khoảng 8,4% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu gạo
b Năm 2008
Năm 2008 được xem là năm xuất khẩu gạo gặt hái được nhiều thành công nhất trong giai đoạn này Đạt tăng trưởng cả về khối lượng, giá cả và thị trường xuất khẩu đóng góp không nhỏ vào sự phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam Nếu như trong năm 2007, gạo Việt Nam được xuất khẩu hơn 70 quốc gia, và vùng lãnh thổ thì đến năm 2008, con số này đã tăng lên gần gấp đôi 128 quốc gia và vùng lãnh thổ
Hình 2 - Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các thị trường
năm 2007 - 2008 (%)
Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan, 2009
Trang 28Nhìn chung, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Châu Á trong năm này giảm mạnh so với năm 2007, giảm từ 78,1% năm 2007 xuống còn 58,8% năm 2008 Ngược lại, xuất khẩu sang thị trường Châu Phi là tăng mạnh nhất, tăng hơn gấp đôi so với năm 2007 từ 8,4% năm 2007 lên 22% năm 2008
Philippines vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam Năm 2008, nước này nhập khẩu tới 1.800 nghìn tấn, với kim ngạch 1.400 triệu USD, chiếm gần 40% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, tăng 9,3% thị phần so với năm 2007
Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo năm 2008 của Việt Nam có sự thay đổi, đặc biệt trong việc xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia Trong các năm trước đây, cũng như năm 2007, Indonesia luôn là thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam, chiếm 24% tổng lượng xuất khẩu Nhưng đến năm 2008, nước này đã giảm mạnh lượng nhập khẩu gạo, chỉ chiếm hơn 1% tổng lượng gạo xuất khẩu, tương ứng với mức 76,4 nghìn tấn gạo, giảm mạnh so với mức hơn 1 triệu tấn gạo của năm 2007, tuột xuống vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng Do lượng dự trữ trong nước cao và mở rộng sản xuất nên Indonesia có thể tự đáp ứng được nhu cầu gạo tại thị trường trong nước
Hình 3 – Tốp 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam năm 2008
Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan, 2009
Trong 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất năm 2008 thì có 3 thị trường đứng đầu bảng là thị trường truyền thống, chiếm 63,8% về giá trị và
Trang 2954,8% về lượng Bảy thị trường còn lại là các thị trường mới, chiếm 18,4% về giá trị và 23,3% về lượng, trong đó thị trường châu Phi chiếm tới 11,7% về giá trị và 14,5% về lượng, có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu lớn nhất
Điều đáng chú ý là trong năm 2008, Iraq bắt đầu nhập khẩu gạo Việt Nam trở lại khi tạm ngừng nhập khẩu vào năm 2007 Trước đây, Iraq cũng được coi là một thị trường truyền thống trong xuất khẩu gạo của Việt Nam
c Năm 2009
Trong năm 2009, Gạo Việt nam được xuất sang 20 thị trường chính, nhưng chủ yếu vẫn là sang Philippines, Malaysia, Cu Ba, Singapore
Bảng 3 – 10 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO LỚN NHẤT CỦA
VIỆT NAM NĂM 2009 Thị trường xuất
khẩu Khối lượng (tấn) Kim ngạch (USD) Philippines 1.707.994 917.129.956
Malaysia 613.213 272.193.107 Cuba 449.950 191.035.678 Singapore 327.533 133.594.368 Đài Loan 204.959 81.616.149
Hồng Kông 44.599 20.214.664 Nam Phi 37.253 16.367.271 Ucraina 37.562 15.748.696
Nguồn: AGROINFO, 2010
Trong đó, xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines vẫn giữ vị trí đầu bảng với khối lượng hơn 1,7 triệu tấn gạo, trị giá hơn 917 triệu USD, đóng góp hơn một nửa thị phần của toàn khu vực châu Á, chiếm tới 35% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009
Trang 30Thị trường xuất khẩu lớn tiếp theo phải kể đến là Malaysia, từ vị trí thứ ba trong năm 2008 đã vươn lên thứ hai với 613.213 tấn, trị giá khoảng 272 triệu USD
Tiếp đến là thị trường Cu Ba với kim ngạch 191 triệu USD, Singapore 133,6 triệu USD Các quốc gia và lãnh thổ châu Á nằm trong nhóm 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2009 còn có Đài Loan với 203.000 tấn và 81 triệu đô la và Iraq 168.000 tấn và 68 triệu đô la
Năm 2009 gạo vẫn tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Châu Phi, đạt kim ngạch 587 triệu USD, chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng gấp đôi so với 22% của năm 2008.
d Sáu tháng đầu năm 2010
Bảng 4 – 10 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO LỚN NHẤT CỦA VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010
Thị trường xuất
khẩu Khối lượng (tấn) Kim ngạch (USD)
Chênh lệch kim ngạch so với 6th/2009 (%)
Philippines 1.278.759 819.986.741 -3,42 Singapore 339.046 138.864.526 110,59 Đài Loan 288.874 111.491.086 213,36 Malaysia 181.181 81.578.665 -47,77 Cuba 148.400 66.326.176 -42,22 Hồng Kông 71.077 31.486.701 281,19 Nga 30.941 13.384.939 -30,76 Indonesia 16.545 10.023.520 45,61 Nam Phi 17.031 6.893.452 -48,69 Ucraina 8.259 3.809.423 -62,24
Nguồn: AGROINFO
Các thị trường xuất khẩu gạo lớn của nước ta trong 6/2010 không thay đổi
nhiều so với năm 2009 Nhưng có sự sắp xếp lại về vị trí giữa các thị trường
Trang 31Philippines vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của nước ta với khối lượng hơn 1.278 nghìn tấn, trị giá gần 820 triệu USD, giảm 18,26% về khối lượng và giảm 3,42% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước Sự sụt giảm ở thị trường lớn nhất này là do chính phủ Philippines bắt đầu thực thi những chính sách nhằm tự cung cấp lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, giảm sự lệ thuộc vào nước khác
Tiếp đến là Singapore với khối lượng 339.046 tấn, đạt kim ngạch gần 139 triệu USD, Đài Loan với khối lượng 288.874 tấn, đạt kim ngạch hơn 111 triệu USD Cả hai thị trường này đều đạt sự tăng trưởng vượt bậc, cao hơn cả năm 2009 cộng lại Mặt khác, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu sang 2 quốc gia Malaysia và Cuba lại sụt giảm so với cùng kỳ năm trước Malaysia giảm 47,77% về giá trị, Cuba giảm 42,22%
Nhìn chung 6 tháng đầu năm 2010, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo ở hầu hết các thị trường đều giảm Duy chỉ có Singapore, Đài Loan, Hồng Kông là tăng mạnh Ngoài ra còn có 2 thị trường có mức tăng nhẹ là Australia và Indonesia
2.2.2 Chủ trương và định hướng của chính phủ
2.2.2.1 Về giá cả
Nhà nước ta đã ban hành những chính sách giữ giá ổn định để hỗ trợ xuất
khẩu cho các doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo nông dân có lãi trong công tác điều hành xuất khẩu gạo năm 2010 và định hướng đến năm 2011 Cụ thể là:
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải kiên quyết đấu tranh với hiện tượng tiêu cực, chống bán phá giá, gây thiệt hại đến quyền lợi của người sản xuất, và của doanh nghiệp Với chính sách này, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát triển tốt hơn, tăng sự cạnh tranh lành mạnh, không bị ép giá từ phía các doanh nghiệp khác
Bên cạnh đó, các Bộ, ngành, địa phương cũng đã thống nhất giữ giá lúa tốt theo hướng có lợi cho nông dân, tạo động lực mở rộng sản xuất lúa gạo những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011 Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên có hệ thống phân phối lương thực
Trang 32tại các địa phương, đặc biệt là Tổng công ty Lương thực miền Nam và miền Bắc đảm bảo lượng gạo tạm trữ đủ để tham gia bình ổn thị trường
Vào cuối tháng 6/2010, Chính phủ đã ban hành Quyết định TTg về việc mua tạm trữ tối đa 1 triệu tấn gạo hàng hóa vụ hè thu, góp phần tăng tiêu thụ và giữ vững giá mua lúa gạo theo hướng có lợi cho nông dân; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đàm phán ký kết các hợp đồng số lượng lớn Trong thời gian tới, chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện chính sách này để đảm bảo đầu ra cho nông dân Điều khó khăn ở đây là các doanh nghiệp thường ký hợp đồng rồi mới thu mua lúa từ nông dân, nếu thu mua trước mà chưa có hợp đồng ký kết doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm khoản chi phí lưu kho, làm giảm lợi nhuận
993/QĐ-2.2.2.2 Về chất lượng gạo
Theo Chính phủ, tuy Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong số các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng nước ta chưa có những giống lúa đặc sản cho giá trị cao Chính phủ khẳng định đã đến lúc xuất khẩu gạo phải chuyển hướng từ lượng sang chất để nâng cao giá trị xuất khẩu
Tại tọa đàm về “Xây dựng vùng lúa nguyên liệu chất lượng cao xuất khẩu” tổ chức ngày 3/8/2010, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xác định, mỗi tỉnh sẽ có 1 - 2 giống lúa chủ lực chất lượng cao dùng cho xuất khẩu và sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp Ngay vụ đông - xuân 2010 - 2011, mỗi tỉnh sẽ xây dựng mô hình vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao từ 500 - 1.000 ha Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp tăng thêm lợi thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế, từng bước xây dựng thương hiệu gắn liền với giống lúa đặc sản của địa phương
2.2.2.3 Về hoạt động xuất khẩu
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, hiện nay Chính phủ không chủ trương đề ra các chỉ tiêu cứng về xuất khẩu gạo, việc điều hành xuất khẩu gạo sẽ theo hướng linh hoạt sao cho tiêu thụ được gạo hàng hóa trong dân, ổn định thị trường trong nước Đặc biệt, Bộ Công Thương và Tổ điều hành xuất khẩu gạo liên bộ chỉ đạo các Tổng công ty Lương thực nhà nước tăng cường
Trang 33giao dịch, ký kết các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung có khối lượng lớn để tiêu thụ có hiệu quả lượng gạo vụ đông xuân và hè thu trong năm
Xuất khẩu gạo sẽ là ngành hàng kinh doanh có điều kiện Việt Nam mỗi năm trung bình xuất trên dưới 6 triệu tấn gạo, trong khi đó hiện có tới 205 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu Điều này khiến cho chi phí xuất khẩu tăng cao hơn nhiều lần Hơn nữa, từ năm 2011, Việt Nam cho phép doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gạo, kéo theo khả năng dư thừa các nhà máy xay xát, kho chứa Trước thực trạng đó, dự thảo lần 4 về nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo gồm 7 chương, 29 điều đã bổ sung các điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo như:
- Phải có kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn
- Duy trì mức dự trữ lưu thông tương đương 20% lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó nhằm can thiệp bình ổn giá gạo cung ứng thị trường khi có biến động
- Các doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu gạo với giá thoả thuận trong hợp đồng không thấp hơn giá sàn định hướng xuất khẩu đã được công bố, lượng gạo tồn kho tối thiểu tương đương 50% lượng gạo trong hợp đồng đăng ký xuất khẩu…
Các quy định này sẽ loại bớt những doanh nghiệp không có thực lực Vừa thúc đẩy ngành xuất khẩu gạo phát triển, vừa đảm bảo thương nhân mua lúa cho nông dân ngay sau thu hoạch, không bị động chờ hợp đồng xuất khẩu
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp: đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu do công ty cung cấp, qua các thông tin trên báo, truyền hình, internet, từ các niên giám thống kê và các nghiên cứu trước đây…
Trang 342.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.3.2.1 Phương pháp so sánh:
Mục tiêu 1 sử dụng phương pháp so sánh để thấy được sự biến động tình hình xuất khẩu gạo của công ty qua các năm
Khái niệm: Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu
phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc)
Các bước thực hiện:
Bước 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn để so sánh
Chọn chỉ tiêu của một kỳ làm căn cứ để so sánh, được gọi là kỳ gốc Tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc sao cho thích hợp Để thấy được xu hướng phát triển của tình hình xuất khẩu nên đề tài chọn kỳ gốc là năm trước để phân tích cả năm hoặc cùng kỳ năm trước để phân tích 6 tháng đầu năm
Về không gian: các số liệu được thu thập trong cùng công ty, hoặc trong cùng mặt hàng xuất khẩu gạo
Bước 3: Kỹ thuật so sánh
Sử dụng chủ yếu hai hình thức:
- So sánh bằng số tuyệt đối: dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc Để thấy được quy mô và số lượng của xu hướng phát triển
Trang 35- So sánh bằng số tương đối: là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng
2.3.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn:
Mục tiêu 2 sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của công ty, và mức độ ảnh hưởng của chúng
Khái niệm: Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế
theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế
Các bước thực hiện:
Bước 1: Xác định công thức
Là thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích qua một công thức nhất định Công thức gồm tích số các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích
Bước 2: Xác định các đối tượng phân tích
Gọi Q là chỉ tiêu phân tích
Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích Thể hiện bằng phương trình: Q = a b c
Đặt Q1 : Kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1 b1 c1 Q0 : Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 b0 c0
Q: Mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là đối tượng phân tích, Q = Q1 - Q0 = a1 b1 c1 - a0 b0 c0
Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Thực hiện theo trình tự các bước thay thế Lưu ý: Nhân tố đã thay ở bước
trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau - Thay thế bước 1 (cho nhân tố a):
Trang 36Thay thế a0 b0 c0 bằng a1 b0 c0, mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là:
a = a1 b0 c0 - a0 b0 c0
- Thay thế bước 2 (cho nhân tố b):
Thay thế a1 b0 c0 bằng a1 b1 c0, mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là: b = a1 b1 c0 – a1 b0 c0
- Thay thế bước 3 (cho nhân tố c):
Thay thế a1 b1 c0 bằng a1 b1 c1, mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là: c = a1 b1 c1 – a1 b1 c0
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:
a + b + c = (a1.b0.c0 - a0.b0.c0) + (a1.b1.c0 – a1.b0.c0) + (a1.b1.c1 – a1.b1.c0) = a1 b1 c1 - a0 b0 c0 = Q (đối tượng phân tích)
Bước 4: Tìm nguyên nhân làm thay đổi các nhân tố
Nếu do nguyên nhân chủ quan từ công ty thì phải tìm biện pháp khắc phục những nhược điểm, thiếu sót để kỳ sau thực hiện tốt hơn
Bước 5: Đưa ra các biện pháp khắc phục các nhân tố chủ quan ảnh
hưởng không tốt đến chất lượng kinh doanh và đồng thời củng cố, xây dựng phương hướng cho kỳ sau
2.3.2.3 Phương pháp chuyên gia:
Mục tiêu 3 sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm tìm ra giải pháp đúng đắn để phát triển tình hình xuất khẩu của công ty
Khái niệm: Phương pháp chuyên gia là phương pháp dự báo sẽ đưa ra
những dự đoán khách quan về tương lai phát triển của một lĩnh vực hẹp của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá của chuyên gia
Cách thực hiện: Thu thập ý kiến của các chuyên gia trong ngành và trong cơ quan thực tập Từ đó rút ra những đánh giá dự báo về đối tượng cần dự báo
Trang 37Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ
3.1 Giới thiệu về công ty
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Để có được những thành tựu như ngày nay, tạo được sự tín nhiệm của các khách hàng trên thị trường trong nước lẫn nước ngoài, công ty đã phải trải qua gần 30 năm hoạt động Trong thời gian này, đơn vị đã phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức Nhưng nhờ có những chủ trương và chiến lược đúng đắn của các vị lãnh đạo và sự đoàn kết của toàn thể nhân viên mà công ty đã vượt qua và ngày càng phát triển hơn Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của công ty có thể chia làm các giai đoạn như sau:
a Giai đoạn 1980 – 1983
Tiền thân của CTCP Nông sản Thực phẩm xuất khẩu Thành phố Cần Thơ là “Công ty hợp doanh sản xuất chế biến hàng xuất nhập khẩu Hậu Giang” được thành lập vào năm 1980 Do tình hình trong nước thay đổi và có những yêu cầu mới đặt ra nên công ty chỉ hoạt động với tên gọi này trong 3 năm
b Giai đoạn 1983 – 1985
Đến ngày 05/06/1983 căn cứ quyết định 110/QĐ – UB của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hậu Giang đã quyết định chuyển từ Công ty Hợp doanh sang loại hình Doanh nghiệp nhà nước với tên gọi “Công ty sản xuất chế biến hàng xuất nhập khẩu”
Trong giai đoạn này, do mới chuyển sang loại hình kinh doanh mới, trong cơ cấu có nhiều thay đổi, bộ máy quản lý chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm nên việc kinh doanh không được thuận lợi Thêm vào đó, do chịu sự tác động từ các chính sách của nhà nước đã ràng buộc công ty trong việc kinh doanh khiến công ty hoạt động ở thế bị động và gặp nhiều khó khăn Dù đã có nhiều cố gắng của toàn thể nhân viên, nhưng lợi nhuận đạt được vẫn chưa cao
Trang 38c Giai đoạn 1986 – 1991
Ngày 04/06/1986 Công ty đã đổi tên lần nữa thành Công ty Nông sản Thực phẩm xuất khẩu Hậu Giang Trong năm này, do có sự đổi mới đúng đắn của chính phủ từ bao cấp sang hạch toán kinh doanh độc lập, nên Công ty hoạt động ngày càng hiệu quả
Đến năm 1988 luật đầu tư trong nước ra đời, nắm được tình hình và được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, công ty đã hợp tác với công ty Viet-Sing (Hồng Kông) với tỷ lệ vốn góp 45% Từ đó công ty được giao hai nhiệm vụ chủ yếu: vừa sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, vừa tham gia liên kết với Hồng Kông để thành lập các xí nghiệp Meko với tổng số vốn là 3.1 triệu USD
Các xí nghiệp liên doanh của công ty trong giai đoạn này gồm có: Xí nghiệp Da Meko, Xí nghiệp Chế biến Thức ăn gia súc Meko, Xí nghiệp may mặc Meko, Xí nghiệp lông vũ Meko, Xí nghiệp gia cầm Meko, Xí nghiệp thủ công mỹ nghệ Meko, Xí nghiệp Liên doanh thuốc lá Vinasa
d Giai đoạn 1992 - 1997
Sau đó, vì lý do chia tách tỉnh mà công ty lại được đổi tên thành “Công ty Nông sản Thực Phẩm xuất khẩu Cần Thơ” vào ngày 28/11/1992 Sau nhiều năm hoạt động có hiệu quả, đến năm 1997 công ty đã sát nhập Xí nghiệp Chế biến Nông sản Thực phẩm Cần Thơ và Xí nghiệp thuộc da Tây Đô vào công ty Trong thời gian này công ty cũng đã được công nhận là doanh nghiệp nhà nước thuộc sở thương mại và du lịch Cần Thơ tổ chức doanh nghiệp theo hình thức quốc doanh, hoạch toán kinh tế độc lập, được cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp
e Giai đoạn 1998 đến nay
Năm 1998, chính thức là thành viên trong Liên doanh Dầu khí Mekong, Mekong Gas Ngày 01/10/1998 tham gia góp vốn hình thành Công ty Liên doanh Giày da Tây Đô
Một lần nữa, công ty lại được đổi tên thành “Công ty Nông sản Thực phẩm xuất khẩu Thành phố Cần Thơ” từ ngày 12/01/2004 khi Cần Thơ trở thành Thành phố trực thuộc Trung Ương Đến tháng 02/2004 sát nhập thêm Xí nghiệp May Meko và Xí nghiệp Thức ăn gia súc Meko vào Công ty
Trang 39Từ năm 1986 đến năm 2004, tuy đã trải qua nhiều lần đổi tên nhưng Công ty vẫn giữ nguyên hình thức Doanh nghiệp nhà nước Cho đến ngày 20/7/2010 Công ty chính thức chuyển thành “Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ” theo quyết định QĐ3355/QĐ – UBND ban hành ngày 28/12/2008 của UBND Thành phố Cần Thơ
Công ty Nông sản Thực phẩm xuất khẩu Thành phố Cần Thơ là một trong các đơn vị xuất khẩu có uy tín của Thành phố Cần Thơ, kim ngạch xuất khẩu đạt từ 9.000.000 đến 10.000.000 USD/năm, trong đó gạo là mặt hàng chủ lực, trực tiếp và ủy thác xuất khẩu: từ 30.000 đến 40.000 tấn/năm
Trong quá trình hoạt động, các xí nghiệp trực thuộc công ty ngày càng lớn mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường với nguồn tài chính riêng lẻ Đồng thời, được sự chấp thuận từ lãnh đạo cấp trên, các xí nghiệp này đã tách ra hoạt động với tư cách là một công ty độc lập Chính vì vậy, lĩnh vực kinh doanh của công ty hiện tại đã bị thu hẹp so với ban đầu Hiện nay mạng lưới Công ty gồm có: Xí nghiệp bao bì Carton, Phân xưởng Chế biến gạo xuất khẩu An Bình, Xí nghiệp chế biến gạo xuất khẩu Thới Thạnh, Cụm Kho Trà Nóc Liên doanh với nước ngoài có: Xí nghiệp thủ công mỹ nghệ Meko Liên doanh trong nước có: Công ty liên doanh sản xuất Giày da Tây Đô
- Tên đầy đủ:
Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ
- Tên giao dịch quốc tế:
Can Tho Agricultural product & Foodstuff Export Company
- Tên thương mại: Mekonimex/ns
- Trụ sở đặt tại số 152-154 Trần Hưng Đạo – Thành phố Cần Thơ - Điện thoại: 071.835542 – 835544 Fax: 84.71.832060
3.1.2 Ngành nghề kinh doanh
Xuất khẩu: Nông sản, lương thực, thực phẩm, chế biến ra quả tươi và xây xát gạo; thủy hải sản tươi sống và thủy hải sản chế biến; sản phẩm may mặc, giày da, hàng thủ công mỹ nghệ
Trang 40 Nhập khẩu: Phân bón, hóa chất, nguyên liệu, máy móc, thiết bị phụ tùng phục vụ nông nghiệp
Kinh doanh: Vật tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp, phương tiện giao thông, chuyên chở lương thực, hàng tiêu dùng thiết yếu
Đại lý ký gửi hàng hóa xuất nhập khẩu
Kinh doanh giày da Kinh doanh nguyên liệu, vật tư phụ tùng ngành dệt và may, hàng thiết bị văn phòng
Sản xuất và gia công sản phẩm may mặc xuất khẩu Sản xuất bao bì carton, và giấy xeo, in lụa
Sản xuất chế biến thức ăn gia súc