Tổng hợp các yếu tố tác động

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ.pdf (Trang 108)

5.1.1 Môi trƣờng bên trong

a. Điểm mạnh

- Với bề dày lịch sử hoạt động kinh doanh trong ngành, Công ty có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh trên thị trường.

- Công ty đã tạo được uy tín trên thương trường trong và ngoài nước, cũng như đối với các tổ chức tài chính, tín dụng.

- Do các kênh thu mua nằm ở vùng sản xuất lúa của Thành phố Cần Thơ nên việc thu mua được tiến hành thuận lợi, chi phí vận chuyển thấp.

- Nguồn lực tài chính của công ty luôn đảm bảo cho các hoạt động sản xuất cũng như các nhu cầu cần thiết khác.

b. Điểm yếu

- Để phát triển công ty trong tương lai, cần có thêm nhiều nhân viên có trình độ chuyên môn cao.

- Chưa có bộ phận maketing và phòng kế hoạch để tìm hiểu về khách hàng, nghiên cứu thị trường, hoạch định và xây dựng chiến lược kinh doanh làm tham mưu cho giám đốc.

- Do chủ yếu bán hàng cho các nhà đầu mối ở nước ngoài, nên thương hiệu công ty chưa tiếp cận được với khách hàng nước ngoài. Hiện tại, Công ty vẫn chưa có những sản phẩm đặc thù với thương hiệu riêng của Công ty.

- Hiện tại thị trường xuất khẩu của công ty tương đối hẹp và biến động qua từng năm. Các hoạt động mua bán chủ yếu được tiến hành với các khách hàng quen thuộc, đã có giao dịch từ trước. Công ty còn thụ động trong việc tìm kiếm thị trường.

5.1.2 Môi trƣờng bên ngoài

a. Cơ hội

- Nền kinh tế trong nước và thế giới phục hồi sau đợt khủng hoảng từ năm 2007 – 2009, đang tạo ra cơ hội phát triển cho công ty trong tương lai.

- Với dân số 8 triệu người ở Việt Nam, được xem là thị trường tiềm năng cho kinh doanh gạo nhưng công ty vẫn chưa phát triển mạnh về khâu tiêu thụ trong nước.

- Được sự quan tâm và khuyến khích phát triển của chính phủ, ngành xuất khẩu gạo đang có cơ hội phát triển, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

- Giá xuất khẩu có xu hướng tăng trong thời gian tới, sẽ mang lại cơ hội nâng cao lợi nhuận của công ty.

b. Thách thức

- Tỷ giá USD biến động thất thường, dẫn đến rủi ro trong các hợp đồng xuất khẩu có thời hạn dài.

- Các thị trường quen thuộc tiến hành đảm bảo an ninh lương thực trong nước, phát triển sản xuất lúa gạo nhằm giảm sự lệ thuộc vào gạo nhập khẩu.

- Lạm phát trong nước các năm qua tăng cao, đẩy chỉ số tiêu dùng và giá cả nguồn nguyên liệu tăng theo. Đồng thời chính sách nâng cao thu nhập cho nông dân nên tăng giá lúa trong các năm qua.

- Tình hình xuất khẩu phụ thuộc vào sự điều hành của nhà nước, nên hoạt động kinh doanh của công ty chịu sự ràng buộc.

- Do chất lượng gạo của Công ty không cao bằng gạo Thái Lan, nên chính sách nâng cao giá sàn xuất khẩu gạo sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường nước ngoài.

5.1.3 Xây dựng ma trận SWOT

Bảng 31 – Ma trận SWOT của Công ty Mekonimex

SWOT

Cơ Hội – O

2. Kinh tế phục hồi sau khủng hoảng. 3. Tiềm năng từ thị trường nội địa.

4. Được hỗ trợ từ chính phủ.

5. Giá gạo xuất khẩu có xu hướng tăng.

Đe Dọa – T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Biến động tỷ giá. 2. Nhu cầu thị trường truyền thống giảm. 3. Giá cả nguyên liệu tăng.

4. Phụ thuộc vào sự điều hành nhà nước. 5. Giá sàn xuất khẩu nâng cao.

6. Nguyên liệu đầu vào không đồng đều

Điểm Mạnh – S

1. Có kinh nghiệm trong kinh doanh.

2. Uy tín trên thị trường.

3. Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi. 4. Nguồn tài chính ổn định.

Giải pháp S – O

S1, S2, S4 + O1, O2, O3  Thâm nhập thị trường nội địa.

S1, S2 + O1, O4  Thâm nhập thị trường truyền thống. Giải pháp S – T  S1, S3 + T3, T6  Kết hợp dọc ngược chiều.  S1, S2 + T2  Phát triển thị trường xuất khẩu. Điểm Yếu – W 1. Thiếu nhân lực có chuyên môn. 2. Thiếu hoạt động Maketing.

3. Chưa có thương hiệu sản phẩm.

4. Thị trường xuất khẩu hẹp.

5. Chất lượng sản phẩm chưa cao.

Giải pháp W – O

W1, W2 + O1, O3 

Đào tạo nhân lực.

W3, W5 + O1, O4 

Đa dạng hóa đồng tâm.

W4 + O1, O3, O4  Phát triển thị trường xuất khẩu. Giải pháp W – T  W1 + T1  Mua hợp đồng quyền chọn.  W3, W5 + T5 

Nâng cao chất lượng sản phẩm.

5.1.3.1 Giải pháp S – O

- Thâm nhập thị trường nội địa: Với kinh nghiệm hoạt động trong ngành lâu năm, đã tạo dựng được uy tín trên thị trường, cùng với nguồn tài chính khá ổn định. Công ty nên tận dụng những cơ hội sau khi nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, các nhu cầu về sản phẩm thiết yếu gia tăng vào thời điểm này. Trong khi thị trường nội địa với dân số hơn 80 triệu dân, đang bị các loại gạo nước ngoài như Đài Loan, Thái Lan chiếm lĩnh. Hơn nữa, chính phủ nước ta đang khuyến khích “Người Việt dùng hàng Việt”. Đây chính là những thời cơ tốt để công ty thâm nhập sâu hơn vào thị trường nội địa với những thế mạnh sẵn có hiện nay.

- Thâm nhập thị trường truyền thống: Sau khi thoát khỏi khủng hoảng, xu hướng tiêu dùng của hầu hết các nước trên thế giới đều gia tăng, trong đó có cả các thị trường truyền thống của công ty. Ngoài ra, do xu hướng công nghiệp hóa ở các quốc gia này những nhà máy đang lấn dần các cánh đồng trồng lúa. Từ đó, làm cho giá lúa gạo trên thế ngày càng tăng cao. Với cơ hội gia tăng sản lượng xuất khẩu và giá bán, Công ty nên vận dụng các điểm mạnh vốn có như kinh nghiệm và uy tín trong ngành để thâm nhập vào thị trường truyền thống.

5.1.3.2 Giải pháp S – T

- Kết hợp dọc ngược chiều: Với vị trí địa lý của các kênh thu mua nằm trong vùng trồng lúa, đã tạo cho công ty dễ dàng tiếp cận với nguồn nguyên liệu. Trong khi, giá cả nguyên liệu đầu và ngày một tăng, thu mua từ nhiều nguồn khác nhau đem lại chất lượng gạo không đồng đều. Thì chiến lược kết hợp dọc ngược chiều thực sự là một giải pháp giúp công ty khắc phục được những thách thức đang đặt ra trước mắt.

- Phát triển thị trường xuất khẩu: Đứng trước nguy cơ khan hiếm lương thực, chính phủ ở các thị trường quen thuộc của công ty đang có những chính sách phát triển sản xuất nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung gạo của nước ngoài, nhu cầu nhập khẩu ở các nước này đang có xu hướng giảm trong tương lai. Đề phòng tình trạng này xảy ra, công ty nên vận dụng ưu thế về kinh nghiệm và uy tín trên thương trường, nhằm tìm kiếm thị trường mới, giảm sự lệ thuộc vào các thị trường truyền thống.

5.1.3.3 Giải pháp W – O

- Đào tạo nhân lực: Để phát triển hơn trong tương lai, tổ chức lại bổ máy quản lý, cần nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh đó tận dụng những chính sách hỗ trợ từ chính phủ để tiếp cận với những thành tựu khoa học, đào tạo cán bộ có năng lực chuyên môn về nông sản và cả kinh doanh xuất khẩu.

- Đa dạng hóa đồng tâm: Để khắc phục yếu điểm về sản phẩm có chất lượng chưa cao, và chưa có thương hiệu sản phẩm riêng biệt mang nét đặc trưng của Công ty. Cùng với những cơ hội về giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng có xu hướng tăng cao khi nền kinh tế phục hồi. Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm, nhằm phát triển những sản phẩm mới, có chất lượng cao hơn, mang nét riêng biệt chỉ có ở Công ty Mekonimex sẽ giúp tăng doanh thu và lợi nhuận.

- Phát triển thị trường xuất khẩu: thị trường xuất khẩu của Công ty tương đối hẹp trong giai đoạn gần đây. Để giảm sự lệ thuộc vào các trường thị trường này, chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu nên được thực hiện cùng với sự tận dụng các cơ hội về sự hồi phục kinh tế và các chính sách hỗ trợ của chính phủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.1.3.4 Giải pháp W – T:

- Mua hợp đồng quyền chọn: được xem là giải pháp tốt nhất đối với các hợp đồng dài hạn khi đứng trước sự biến động tỷ giá trong nền kinh tế hiện nay. Cộng thêm, công ty đang thiếu các nhân lực chuyên môn trong việc nhận ra những thay đối trên thị trường cũng như việc xây dựng các chiến lược thích hợp.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm: Chính phủ đang có những chính sách nâng cao giá sàn xuất khẩu, để đưa gạo Việt Nam sánh ngang với gạo Thái Lan trong tương lai. Tuy nhiên, thực trạng đặt ra là chất lượng sản phẩm của Công ty chưa cao, sẽ dẫn đến giảm lợi thế cạnh tranh giá rẻ trên thị trường nước ngoài. Vì thế, Công ty cần có những biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, để có thể trạnh canh với các loại gạo chất lượng cao khác từ đối thủ cạnh tranh.

5.2 Định hƣớng phát triển

5.2.1 Mục tiêu của công ty

Mục tiêu chính của công ty là trở thành một trong những công ty xuất nhập khẩu lớn, tham gia nhiều hơn vào thị trường thế giới.

Các định hướng cụ thể:

- Mở rộng, triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh mặt hàng gạo trong những năm tiếp theo.

- Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo với qui mô lớn theo nhu cầu của thị trường.

- Nâng cao khả năng tài chính và năng lực quản lý của công ty.

- Phấn đấu tăng doanh thu từ 10 – 15% trên năm, tăng tỷ suất lợi nhuận trên chí phí và doanh thu.

5.2.2 Lựa chọn giải pháp

Dựa vào ma trận SWOT và các định hướng phát triển của công ty các chiến lược được chọn là :

- Kết hợp dọc ngược chiều. Với giải pháp này, công ty sẽ mở rộng được quy mô sản xuất nhằm tăng sự kiểm soát về chất lượng sản phẩm gạo cung cấp cho thị trường xuất khẩu. Hạn chế sự lệ thuộc vào nguồn cung gạo thành phẩm.

- Phát triển thị trường xuất khẩu. Nhu cầu gạo các thị trường tiềm năng ở nước ngoài, sẽ là cơ hội lớn để công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, và xuất khẩu gạo.

- Đào tạo nhân lực là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp nâng cao năng lực quản lý, sức mạnh bên trong nội bộ sẽ làm điểm tựa để công ty dễ dàng vươn tới những thành công trên thị trường thế giới.

- Để tăng doanh thu, nâng cao tỷ suất lợi nhuận thì chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra sẽ giúp mang lại doanh thu cao hơn so với các sản phẩm chất lượng trung bình như trước đây.

5.3 Giải pháp

5.3.1 Kết hợp dọc ngƣợc chiều và nâng cao chất lƣợng sản phẩm

Kết hợp dọc ngược chiều và nâng cao chất lượng sản phẩm có liên hệ mật thiết với nhau. Khi thực hiện được sự kết hợp dọc ngược chiều, thì chất lượng sản phẩm đầu ra sẽ được nâng cao, do giảm được lượng gạo thành phẩm thu mua từ các kênh khác nhau, chất lượng gạo đồng đều hơn. Và muốn nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra cần phải thực hiện giải pháp kết hợp dọc ngược chiều. Nên hai giải pháp này phải được thực hiện cùng lúc.

Kết hợp dọc ngược chiều cung cấp khả năng kiểm soát nguồn nguyên liệu và góp phần khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuất. Bằng cách xây dựng thêm các nhà máy chế biến gạo cũng như các nhà máy xay xát lúa nhằm hạn chế tối đa lượng gạo thành phẩm thu mua từ kênh ngoài, xúc tiến hoạt động thu mua lúa từ nông dân. Sẽ mang lại hiệu quả tối đa cho việc kiểm soát nguyên liệu, giảm được chí phí thu mua, quản lý tốt chất lượng đầu ra, lập kế hoạch đầu tư và sắp xếp hoạt động sản xuất linh hoạt hơn.

Các nhà máy nên được xây dựng gần nguồn nguyên liệu để tiết kiệm chi phí trong việc vận chuyển. Bên cạnh đó, cần đầu tư vào thiết bị công nghệ, dây chuyền đánh bóng gạo, cũng như các hệ thống xay xát lúa. Có thể nói, kết hợp dọc về phía sau là nền tảng của một chương trình cải tiến và quản lý chất lượng.

Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam khẳng định chừng nào chưa giải được bài toán chất lượng cho hạt gạo thì khó có thể xây dựng và giữ được thương hiệu gạo trên thị trường thế giới. Do đó chất lượng sản phẩm của Công ty là yếu tố quan trọng không chỉ giúp mang lại lợi nhuận cao mà còn quyết định sự thành bại của Công ty trên thương trường quốc tế.

Trong khi đó, chất lượng sản phẩm đầu ra của Công ty không chỉ chịu ảnh hưởng từ khâu chế biến mà còn chịu ảnh hưởng trực tiếp ở chất lượng của giống lúa. Theo các chuyên gia, bước đột phá để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu trước hết là khâu giống. Công ty cần tăng cường đầu tư vốn phối hợp với các tổ chức nông dân có kế hoạnh trồng lúa chất lượng cao, tuyên truyền, vận động nông dân không tự sử dụng giống vụ trước dành sản xuất cho vụ sau vì rất dễ lẫn

tạp. Công ty nên đầu tư cho nông dân bằng cách cung cấp giống lúa có xác nhận, đảm bảo tỷ lệ mua gạo từ giống lúa có xác nhận, trên 30% diện tích canh tác để nông dân an tâm gieo trồng. Đặc biệt cần phải thực hiện đồng bộ ba giải pháp là sử dụng lúa đặc sản có mùi thơm, giống lúa có hàm lượng cao về protein, và phát triển công nghệ sau thu hoạch.

Khâu thu hoạch lúa, cần cử cán bộ hoặc nhân viên hướng dẫn nông dân thu hoạch đúng thời điểm không để lúa quá chín, khâu phơi, sấy lúa phải đảm bảo độ khô hạt lúa theo hướng dẫn của ngành chuyên môn. Nguyên liệu đầu vào có đạt tiêu chuẩn thì sản phẩm đầu ra mới có chất lượng cao.

5.3.2 Phát triển thị trƣờng

Giải pháp phát triển thị trường là tìm cách bán các sản phẩm hiện tại trên thị trường mới. Theo giải pháp này, khi quy mô nhu cầu của thị trường hiện tại bị thu hẹp, Công ty cần nỗ lực tìm kiếm thị trường mới để bán các sản phẩm hiện đang sản xuất bằng một số biện pháp.

Tìm kiếm thị trường trên các địa bàn mới bao gồm vùng lãnh thổ, quốc gia khác. Đây là giải pháp được nhiều công ty của các quốc gia phát triển trên thế giới thực hiện để gia tăng doanh số và lợi nhuận.

Tuy nhiên, khi quyết định phát triển thị trường mới phải chú ý cân nhắc các điều kiện về cơ hội, đe doạ cũng như điểm mạnh, điểm yếu của công ty so với các đối thủ cạnh tranh. Cũng như cân nhắc đến yếu tố chi phí, thu nhập và đánh giá các khả năng phát triển thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt khác, để phát triển thị trường mới thành công, công ty phải chú trọng đến chiến lược marketing. Do đó, điều quan trọng cần làm hiện nay là công ty nên thành lập riêng một bộ phận Marketing chuyên nghiên cứu về thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó xây dựng thêm phòng kế hoạch để nghiên cứu và hoạch định các chiến lược nhằm định hướng phát triển vào thị trường tiềm năng.

Điều quan trọng ở đây là Công ty “nên bán sản phẩm thị trường cần chứ không nên bán những gì mình đang có”. Do đó, trong giải pháp phát triển thị trường, Công ty cần tìm hiểu kỹ nhu cầu, thị hiếu, truyền thống tập quán ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của họ như thế nào.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ.pdf (Trang 108)