Phân tích theo mặt hàng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ.pdf (Trang 73)

Các mặt hàng xuất khẩu của công ty tương đối đa dạng, và tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2007 – 6th/2010, các mặt hàng chủ yếu của công ty theo yêu cầu của khách hàng chỉ bao gồm 3 mặt hàng: 5% tấm, 15% tấm và 25% tấm.

4.3.2.1 Về khối lƣợng xuất khẩu:

a. Biến động sản lượng (Bảng 19)

Gạo 5% tấm

Sản lượng của mặt hàng 5% có xu hướng tăng qua các năm, từ 2,805 tấn trong năm 2007 đã tăng lên 7.300 tấn trong năm 2008, tăng 160%. Và tiếp tục tăng thêm 9.279 tấn năm 2009 đạt mức 16.579 tấn, với tỷ lệ 127%.

Sở dĩ đạt sự tăng trưởng liên tục qua các năm, là do nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thay đổi, xu hướng tiêu dùng gạo có chất lượng cao ngày càng tăng. Trong khi đó, gạo 5% tấm là gạo có chất lượng khá tốt, gạo nguyên hạt nhiều, tấm ít hơn so với các loại gạo khác. Nên được khách hàng ưa chuộng hơn dẫn đến khối lượng đặt hàng tăng trong các năm qua. Đây cũng là một dấu hiệu tốt về tình hình xuất khẩu của Công ty. Vì mặt hàng này có giá trị gia tăng cao hơn so với các mặt hàng khác, từ đó đem lại lợi nhuận cao hơn. Sự tăng trưởng về khối lượng xuất khẩu của mặt hàng này sẽ mang lại lợi nhuận không nhỏ cho công ty.

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt khối lượng 3.500 tấn, giảm 6.800 tấn so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu của sự giảm sút này là do thị trường Singapore ngừng ký hợp đồng với khối lượng lớn như trong năm 2009, đã ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất khẩu của gạo 5% tấm trong thời gian này.

Gạo 15% tấm

Trái ngược với mặt hàng gạo 5%, mặt hàng gạo 15% tấm chịu sự sụt giảm sản lượng liên tục qua các năm 2007 - 2009. Mặt hàng này đã giảm khá mạnh từ 17.868 tấn trong năm 2007, giảm xuống còn 7,100 tấn trong năm 2008, với mức giảm 10.768 tấn. Sang năm 2009, sản lượng lại tiếp tục giảm thêm 90% so với năm 2008, chỉ còn 685 tấn.

Bảng 19 – SẢN LƢỢNG GẠO XUẤT KHẨU THEO TỪNG MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TỪ NĂM 2007 – 6TH/2010

Đơn vị tính: tấn

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010

Mặt hàng 2007 2008 2009 6th/09 6th/10

Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Chênh lệch 6th10/6th09 +/- % +/- % +/- % 5% tấm 2.805 7.300 16.579 10.300 3.500 4.495 160 9.279 127 -6.800 -66 15% tấm 17.868 7.100 685 685 800 -10.768 -60 -6.415 -90 115 17 25% tấm 9.197 14.272 7.115 6.490 4.800 5.075 55 -7.157 -50 -1.690 -26 Tổng 29.871 28.672 24.379 17.475 9.100 -1.199 -4 -4.293 -15 -8.375 -48

Sự giảm sút này là do mặt hàng gạo 15% tấm chủ yếu được xuất sang thị trường Malaysia, nhưng trong giai đoạn từ năm 2007 – 2009, khối lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh. Từ đó, làm sản lượng xuất khẩu của mặt hàng này tấm bị sụt giảm đáng kể.

Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2010, sản lượng xuất khẩu đạt 800 tấn tăng 17% so với cùng kỳ năm 2009, nguyên nhân là do sự gia tăng xuất khẩu trở lại của thị trường Malaysia.

Gạo 25% tấm

Trái ngược với sự tăng giảm của hai mặt hàng trên, khối lượng xuất khẩu của mặt hàng gạo 25% tấm lại có sự biến động không đều qua các năm. Đạt 9.197 tấn năm 2007, tăng 55% và đạt mức 14.272 tấn trong năm 2008. Nhưng đến năm 2009 lại giảm xuống một nửa so với năm 2008, chỉ còn 7.115 tấn. Đến 6 tháng đầu năm 2010 đạt 4.800 tấn, giảm 1690 tấn, với tỷ lệ 26% so với cùng kỳ năm 2009.

Mặt hàng này chủ yếu được xuất ủy thác theo sự điều hành của Hiệp hội lương thực Việt Nam, qua các hợp đồng cấp chính phủ. Nên biến động về khối lượng xuất khẩu của mặt hàng này chịu ảnh hưởng nhiều từ hoạt động của Hiệp hội, không phụ thuộc nhiều vào hoạt động kinh doanh của công ty.

b. Về cơ cấu (Hình 9)

Cũng như sản lượng, cơ cấu của mặt hàng gạo 5% tấm có xu hướng tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng 9% trong năm 2007 đã tăng lên 25% năm 2008. Và tiếp tục tăng thêm 43% năm 2009, chiếm 68% hơn phẩn nửa trong tổng sản lượng xuất khẩu. Đến 6 tháng đầu năm 2010, cơ cấu của mặt hàng này giảm 21% so với cùng kỳ năm 2009, chỉ chiếm 38% trong tổng sản lượng.

Mặt hàng gạo 15% tấm chịu sự sụt giảm về khối lượng, do đó cơ cấu đã giảm mạnh trong giai đoạn này. Năm 2007, chiếm hơn phân nửa trong tổng sản lượng, với tỷ lệ 60% đã sụt giảm mạnh chỉ còn 25% trong năm 2008. Đến năm 2009, lại tiếp tục giảm thêm 22% so với năm 2008, chỉ chiếm 3%. Đến 6 tháng đầu năm 2010, cơ cấu của mặt hàng này có phần tăng nhẹ trở lại và chiếm 9%, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2009.

9% 25% 68% 59% 38% 60% 25% 9% 31% 50% 29% 37% 53% 4% 3% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2007 2008 2009 6th/2009 6th/2010 25% tấm 15% tấm 5% tấm

Hình 9 – Cơ cấu sản lƣợng theo mặt hàng gạo xuất khẩu của Công ty Mekonimex từ năm 2007 – 6th/2010

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010

Mặt hàng gạo 25% tấm chiếm 31% trong tổng sản lượng năm 2007, tăng thêm 14% trong năm 2008, chiếm một nửa sản lượng so với các mặt hàng còn lại. Đến năm 2009, mặt hàng này gặp phải sự sụt giảm về sản lượng, nên cơ cấu cũng giảm theo, chỉ đạt 29%, giảm 21% so với năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010, có sự tăng trưởng khá mạnh trở lại chiếm đến 53% trong tổng sản lượng, cao hơn 16% so với cùng kỳ năm 2009.

4.3.2.2 Về kim ngạch xuất khẩu (bảng 20)

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong giai đoạn này biến động qua từng năm. Đạt 8.549 ngàn USD trong năm 2007, tăng 86% trong năm 2008. Nhưng đến năm 2009 lại giảm 41% so với năm 2008. Và tiếp tục giảm trong 6 tháng đầu năm 2010, chỉ đạt 4.240 ngàn USD, giảm 39% so với cùng kỳ 2009.

Gạo 5% tấm có khối lượng xuất khẩu tăng qua các năm nên kim ngạch cũng tăng trưởng qua từng năm. Đạt 815 ngàn USD năm 2007 đã tăng lên gấp 3 lần đạt 3.906 ngàn USD trong năm 2008. Và tiếp tục tăng thêm 58% trong năm 2009 đạt 6.189 ngàn USD. Riêng 6 tháng đầu năm 2010, khối lượng xuất khẩu mặt hàng này giảm nên kim ngạch cũng giảm 62% so với cùng kỳ năm 2009, đạt 1.498 ngàn USD.

Bảng 20 – KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO TỪNG MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TỪ NĂM 2007 – 6TH/2010

Đơn vị tính: ngàn USD (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt hàng 2007 2008 2009 6th/2009 6th/2010

Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Chênh lệch 6th10/6th09 +/- % +/- % +/- % 5% tấm 815 3.906 6.189 3.956 1.498 3.091 379 2.283 58 -2.459 -62 15% tấm 5.134 2.884 229 229 305 -2.250 -44 -2.654 -92 76 33 25% tấm 2.600 9.145 2.983 2.718 2.438 6.545 252 -6.162 -67 -280 -10 Tổng 8.549 15.934 9.401 6.904 4.240 7.386 86 -6.533 -41 -2.664 -39

Kim ngạch mặt hàng gạo 15% tấm có xu hướng giảm khá mạnh trong giai đoạn này từ 5.134 ngàn USD năm 2007, giảm 2.250 ngàn USD xuống còn 2.884 ngàn USD năm 2008. Đến năm 2009 lại tiếp tục giảm thêm 92% so với năm 2008 chỉ còn 229 ngàn USD. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2010, do sản lượng tăng nên kim ngạch cũng tăng theo đạt 305 ngàn USD cao hơn 79 ngàn USD so với cùng kỳ năm 2009 với tỷ lệ 33%.

Kim ngạch mặt hàng gạo 25% tấm, tăng giảm không đều trong giai đoạn 2007 – 6th/2010. Trong năm 2007 đạt 2600 ngàn USD đã tăng gấp 2,5 lần đạt 9.145 ngàn USD năm 2008. Có sự tăng mạnh trong năm 2008 là do khối lượng xuất khẩu của mặt hàng trong năm này tăng mạnh. Nhưng đến năm 2009, lại giảm 67% so với năm 2008 và đạt mức 2.983 ngàn USD. Đến 6 tháng đầu năm 2010, đạt 2.438 ngàn USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước.

4.3.2.3 Về giá xuất khẩu bình quân:

0.00 100.00 200.00 300.00 400.00 500.00 600.00 700.00 2007 2008 2009 6th/2010 U SD 5% tấm 15% tấm 25% tấm

Hình 10 – Giá trung bình xuất khẩutheo từng mặt hàng của Công ty Mekonimex từ năm 2007 – 6th/2010

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010

Nhìn chung, giá xuất khẩu của các mặt hàng có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2007 – 6th/2010, điều này phù hợp với tình hình chung của cả nước và trên thế giới. Do xu hướng đô thị hóa ở các nước trên thế giới, nên diện tích

trồng lúa gạo đã bị thu hẹp ở nhiều nơi. Nguồn cung khan hiếm, nhưng cầu về lúa gạo thì không giảm. Từ đó, đẩy giá xuất khẩu gạo của công ty nói riêng, của thế giới nói chung có xu hướng tăng qua các năm.

Mặt hàng gạo 5% tấm, với mức giá 290 USD/tấn năm 2007 tăng gần 2 lần đạt mức 535 USD/tấn năm 2008, sau đó giảm còn 373 USD/tấn năm 2009 nhưng vẫn cao hơn năm 2007.

Về mặt hàng gạo 15% tấm, tuy giảm về số lượng và cơ cấu so với các mặt hàng khác, nhưng giá vẫn tăng qua các năm. Năm 2008 đạt mức 406 USD/tấn tăng gần 1,5 lần so với mức 287 USD/tấn năm 2007 và giảm xuống 335 USD/tấn năm 2009.

Mặt hàng gạo 25% tấm là có mức tăng cao nhất so với 2 mặt hàng còn lại. Năm 2008 đạt mốc 641 USD/tấn tăng 2,27 lần so với năm 2007 và giảm xuống 419 USD/tấn năm 2009, tuy nhiên vẫn cao hơn giá năm 2007, 1,48 lần.

Giá của các mặt hàng tăng mạnh trong năm 2008 là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến sự khan hiếm lương thực toàn cầu trong năm này, khiến giá gạo tăng đột biến. Sang năm 2009 tình hình thế giới bắt đầu bình ổn trở lại giá gạo có chiều hướng giảm xuống nhưng vẫn cao hơn so với năm 2007 và tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2010. Trong thời gian này, gạo 5% tấm đã tăng lên 428 USD/tấn, gạo 15% tấm đạt 381 USD/tấn, gạo 25% tấm đạt 508 USD/tấn. Mặt hàng gạo 25% tấm vẫn đạt mức tăng cao nhất so với 2 mặt hàng còn lại.

Điều đáng lưu ý ở đây là mặt hàng gạo 5% tấm có chất lượng cao hơn gạo 25% tấm nhưng lại có giá xuất khẩu trung bình thấp hơn so với mặt hàng gạo 25% tấm. Là do gạo 5% tấm được bán chủ yếu cho các khách hàng là nhà nhập khẩu trung gian. Những khách hàng này có vai trò như một đầu mối thu mua, sau đó phân phối lại cho các doanh nghiệp trong nước, phải trải qua nhiều kênh mới đến tay người tiêu dùng. Cộng thêm hợp đồng trả tiền ngay, vì vậy mà giá bán thường không cao. Trong khi đó gạo 25% tấm được bán qua hình thức đấu thầu tập trung cấp chính phủ. Với hình thức này thì các kênh phân phối trung gian ít hơn, lại hạn chế được sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa, các hợp đồng này thường xuất với đơn giá trả chậm từ 3 đến 4 tháng, rủi ro biến

động giá cả cao hơn so với hình thức trả tiền ngay, cộng thêm chi phí lãi vay được tính vào giá bán. Vì vậy mà giá gạo 25% tấm lại cao hơn gạo 5% tấm.

Ngoài ra, mặt hàng gạo 25% phần lớn được xuất qua thị trường Philippines. Giá cả xuất sang thị trường này thường cao hơn so với các thị trường còn lại của công ty. Đây được xem là những lý do chính trong việc giải thích tại sao mặt hàng gạo 25% tấm lại có giá cao hơn so với 5% và 15% tấm.

4.4 Phân tích tác động của sản lƣợng và giá cả đến hoạt động xuất khẩu của Công ty

4.4.1 Tác động tới doanh thu trong hoạt động xuất khẩu gạo

Bảng 21 – DOANH THU TỪ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TỪ NĂM 2007 – 2009 Năm Sản lƣợng (Tấn) Đơn giá (USD/tấn) Doanh thu (1000 USD) 2007 29.870 286 8.548 2008 28.672 555 15.934 2009 24.379 386 9.401 6th/2009 17.475 395 6.904 6th/2010 9.100 466 4.240

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010

Trong giai đoạn từ năm 2007 đến 6th/2010, doanh thu có sự tăng giảm qua các năm là do chịu ảnh hưởng bởi sự tăng giảm khác nhau của hai nhân tố chủ yếu là sản lượng xuất khẩu và đơn giá xuất khẩu. Để hiểu rõ sự tác động của từng nhân tố đến doanh thu ta tiến hành phân tích như sau:

Gọi Qi : Doanh thu xuất khẩu của năm thứ i (ngàn USD) qi : Sản lượng xuất khẩu năm thứ i (tấn)

pi: Đơn giá xuất khẩu bình quân năm thứ i (USD/tấn) Ta có: Qi = qi x pi

Qi = Qi - Qi-1

Do công ty có nhiều mặt hàng, mỗi mặt hàng lại xuất sang các thị trường khác nhau nên đơn giá cũng khác nhau. Để đơn giản cho việc nghiên cứu, đề tài sử dụng đơn giá bình quân theo từng mặt hàng gạo.

4.4.1.1 Phân tích sự ảnh hưởng của sản lượng và đơn giá đến doanh thu của công ty trong giai đoạn 2007 – 2008

Dựa vào công thức và nguồn số liệu thu được ta có đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn này là:

Q08 = Q08 – Q07 = 15.934 – 8.548 = 7.386 (nghìn USD)

Doanh thu xuất khẩu gạo năm 2008 tăng thêm 7.386 nghìn USD so với năm 2007 là do sự ảnh hưởng của các nhân tố được thể hiện qua bảng sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 22 - ẢNH HƢỞNG CỦA SẢN LƢỢNG VÀ ĐƠN GIÁ ĐẾN DOANH THU XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TỪ NĂM 2007-2008

Mặt hàng q07 p07 q08 p08 q08-q07 p08-p07 Ảnh hƣởng của sản lƣợng Ảnh hƣởng của giá 5% tấm 2.805 290 7.300 535 4.495 245 1.306 1.785 15% tấm 17.868 287 7.100 406 -10.768 119 -3.094 844 25% tấm 9.197 283 14.272 641 5.075 358 1.435 5.110 Tổng cộng 29.871 - 28.672 - -1.199 - -354 7.739

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010

a. Ảnh hƣởng của nhân tố sản lƣợng xuất khẩu

Tổng sản lượng xuất khẩu năm 2008 giảm 1.199 tấn dẫn đến doanh thu xuất khẩu giảm 354 ngàn USD. Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm mạnh của mặt hàng gạo 15% tấm, giảm 10.768 tấn so với năm 2007 dẫn đến doanh thu từ mặt hàng này giảm 3.094 ngàn USD.

Nhưng do mặt hàng gạo 5% tấm và 25% tấm đều tăng về sản lượng, nên cả 3 mặt hàng chỉ làm doanh thu giảm 354 ngàn USD. Cụ thể:

- Gạo 5% tấm trong năm 2008 xuất khẩu tăng 4.495 tấn so với năm 2007, do đó doanh thu của mặt hàng này đã tăng thêm 1.306 USD trong năm này.

- Gạo 25% tấm xuất khẩu tăng 5075 tấn, dẫn đến doanh thu của mặt hàng này tăng 1435 ngàn USD.

Như vậy, giá trị xuất khẩu trong năm 2008 giảm là do sự sụt giảm của mặt hàng gạo 15% tấm. Hai mặt hàng còn lại tuy tăng về sản lượng nhưng mức tăng không cao bằng mặt hàng gạo 15% tấm, nên giá trị xuất khẩu này vẫn sụt giảm.

b. Ảnh hƣởng của nhân tố đơn giá xuất khẩu

Đơn giá xuất khẩu của cả ba mặt hàng đều tăng trong năm 2008, với tổng lượng tăng thêm là 721 USD/tấn, đã làm tổng doanh thu tăng thêm 7.739 ngàn USD. Trong đó:

- Đơn giá xuất khẩu của mặt hàng gạo 5% tấm tăng 245 USD/tấn, góp phần tăng doanh thu của mặt hàng này thêm một lượng là 1.785 ngàn USD.

- Tuy giá xuất khẩu của gạo 15% tấm tăng ít hơn gạo 5% tấm, với mức tăng 119 USD/tấn, nhưng cũng giúp doanh thu của mặt hàng này tăng thêm 844 ngàn USD.

- Mặt hàng gạo 25% tấm có mức tăng cao nhất với mức tăng 358

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ.pdf (Trang 73)