Tình hình thu mua gạo nguyên liệu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ.pdf (Trang 55 - 59)

Từ năm 2007 trở về trước, Công ty chưa tham gia vào khâu chế biến gạo nên không thu mua gạo nguyên liệu. Nên các số liệu phân tích dưới đây chỉ nằm trong giai đoạn từ năm 2008 – 6th

/2010.

4.1.2.1 Sản lƣợng thu mua

a. Biến động sản lượng (bảng 11)

Do được đầu tư cao hơn nên công suất hoạt động của Xí nghiệp Thới Thạnh đều cao hơn phân xưởng An Bình qua các năm. Cụ thể năm 2008, xí nghiệp Thới Thạnh thu mua 18.224 tấn, cao hơn 3,8 lần so với phân xưởng An Bình.

Sang năm 2009, khối lượng thu mua ở Thới Thạnh tăng thêm 755 tấn, trong khi đó An Bình lại giảm 1.548 tấn so với năm 2008. Tổng lượng thu mua ở cả hai phân xưởng đạt 22.179 tấn giảm 793 tấn, so với 22.972 tấn của năm 2008. Vì khối lượng gạo của hợp đồng xuất khẩu trong năm 2009 giảm so với 2008 nên lượng thu mua cũng giảm theo.

Bảng 11 – SẢN LƢỢNG GẠO NGUYÊN LIỆU THU MUA CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TỪ NĂM 2008 – 6TH/2010 Đơn vị tính: tấn Địa điểm thu mua Năm 2008 Năm 2009 6th/2009 6th/2010 Chênh lệch +/- 2009/2008 6th 2010/6th 2009 PX Thới Thạnh 18.224 18.979 12.030 6.100 755 -5.930 PX An Bình 4.748 3.200 2.029 1.000 -1.548 -1.028 Tổng 22.972 22.179 14.059 7.100 -793 -6.959

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010

Trong 6 tháng đầu năm 2010, tổng sản lượng thu mua giảm 49% so với cùng kỳ năm 2009. Chỉ đạt 6.100 tấn ở Thới Thạnh giảm 5.930 tấn. Đạt 1.000 tấn ở An Bình giảm 1.028 tấn. Do lượng hợp đồng trong thời gian này giảm nên Công ty cũng hạn chế thu mua.

b. Phân tích cơ cấu

79.3 85.6 85.1 85.9 20.7 14.4 14.9 14.1 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2008 2009 6th/2009 6th/2010 PX An Bình PX Thới Thạnh

Hình 7 – Cơ cấu sản lƣợng gạo nguyên liệu thu mua ở từng phân xƣởng của Công ty Mekonimex từ năm 2008 – 6th

/2010

Cơ cấu sản lượng thu mua gạo nguyên liệu ở hai phân xương trong thời gian vừa qua chỉ biến động nhẹ. Trong đó lượng gạo thu mua ở Xí nghiệp Thới Thạnh chiếm khoảng 79,3% năm 2008 tăng lên 85,6% năm 2009. Đến 6 tháng đầu năm 2010, chỉ tăng nhẹ đạt 85,9% cao hơn 0,08% so với cùng kỳ năm trước.

Xí nghiệp An Bình có công suất thấp hơn nên chỉ thu mua 20,7% trong tổng lượng gạo thu mua năm 2008, và giảm còn 14,4% trong năm 2009. Trong 6 tháng đầu năm 2010 lại tiếp tục giảm nhẹ còn 14,1%, giảm 0,08% so với 6 tháng đầu năm 2009.

4.1.2.2 Chi phí thu mua

Bảng 12 – CHI PHÍ THU MUA GẠO NGUYÊN LIỆU Ở HAI PHÂN XƢỞNG CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TỪ NĂM 2008 – 6TH

/2010

Đơn vị tính: triệu đồng

Địa điểm thu mua Năm 2008 Năm 2009 6th/09 6th/10 Chênh lệch % 09/08 6th10/6th09 PX Thới Thạnh 118.438 110.591 67.609 35.465 -7 -48 PX An Bình 30.544 18.144 11.257 6.425 -41 -43 Tổng 148.982 128.735 78.865 41.890 -14 -47

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010

Do có sản lượng thu mua lớn hơn, nên chi phí thu mua ở Phân xưởng Thới Thạnh cũng cao hơn Phân xưởng An Bình. Tổng chi phí thu mua năm 2009 đạt 128.735 triệu, thấp hơn 14% so với năm 2008, do chịu ảnh hưởng lớn từ việc giá nguyên liệu thu mua giảm trong năm.

Trong đó, chi phí ở phân xưởng An Bình giảm khá lớn với tỷ lệ 41%, từ 30.544 triệu trong năm 2008 chỉ còn 18.144 triệu đồng trong năm 2009. Phân xưởng Thới Thạnh giảm ít hơn với mức 7.847 triệu đồng, tỷ lệ 7% trong năm.

Trong 6 tháng đầu năm 2010, chi phí thu mua lại tiếp tục sụt giảm khá mạnh, trong đó phân xưởng Thới Thạnh giảm nhiều hơn với tỷ lệ 48%, ứng với mức 32.143 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Phân xưởng An Bình cũng

giảm với tỷ lệ xấp xỉ 43%, đạt 11.257 triệu đồng trong 6 tháng 2009 chỉ còn 6.425 triệu đồng trong thời gian này.

Trái ngược với nguyên nhân chi phí giảm do giá giảm trong năm 2009, nguyên nhân sụt giảm trong 6 tháng đầu năm 2010 là do sản lượng thu mua gạo nguyên liệu sụt giảm ở cả hai phân xưởng.

4.1.2.3 Giá cả thu mua

Bảng 13 – GIÁ GẠO NGUYÊN LIỆU THU MUA Ở HAI PHÂN XƢỞNG CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TỪ NĂM 2008 – 6TH

/2010 Đơn vị tính: đồng/kg Phân xƣởng 2008 2009 6th/09 6th/10 Chênh lệch 09/08 Chênh lệch 6th10/6th09 +/- % +/- % Thới Thạnh 6.499 5.827 5.620 5.814 -672 -10 194 3 An Bình 6.433 5.670 5.548 6.425 -762 -12 877 16

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010

Do chịu ảnh hưởng của đợt sốt giá gạo vào năm 2008, tương tự như giá gạo thành phẩm thu mua, giá gạo nguyên liệu trong năm này khá cao. Sang năm 2009 giá gạo nguyên liệu thu mua bắt đầu giảm nhẹ trở lại.

- Tại Xí nghiệp Thới Thạnh giá gạo thu mua giảm 672 đồng/kg ứng với 10% so với năm 2008.

- Ở phân xưởng An Bình giá gạo giảm cao hơn với mức giảm 762 đồng/kg, còn 5670 đồng/kg.

Trái lại năm 2009, trong 6 tháng đầu năm 2010, giá gạo trung bình ở cả hai phân xưởng đều tăng. Trong khi giá gạo ở Phân xưởng Thới Thạnh chỉ tăng 194 đồng/kg, với tỷ lệ 3%, thì ở Phân xưởng An Bình giá gạo lại tăng đến 877 đồng/kg, với tỷ lệ lên đến 16%.

Tuy nhiên vẫn chưa thể đánh giá được tình hình trên. Do trong thời gian này, lượng gạo thu mua ở Phân xưởng An Bình thấp, thời điểm thu mua lại vào

đợt giá cao, trong khi ở Xí nghiệp Thới Thạnh mua với số lượng nhiều, giá cả tương đối sát với thị trường.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ.pdf (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)