4.1.1.1 Sản lƣợng thu mua
a. Biến động sản lượng
Trong giai đoạn 2007 – 6th/2010, chiếm tỷ trọng lớn trong đơn đặt hàng của Công ty là các mặt hàng gạo 5% tấm, 15% tấm, và 25% tấm. Các mặt hàng còn lại như gạo 10%, gạo thơm… chỉ chiếm khoảng 2% tỷ trọng. Nên ở đây chỉ xét 3 mặt hàng chính của Công ty, tình hình cụ thể như sau:
Bảng 8 – SẢN LƢỢNG GẠO THÀNH PHẨM THU MUA THEO TỪNG MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TỪ NĂM 2007 – 6TH
/2010 Đơn vị tính: tấn Mặt hàng gạo 2007 2008 2009 6 tháng 2009 6 tháng 2010 Chênh lệch +/- 08/07 09/08 6th10/6th09 5% tấm 6.710 2.750 2.800 1.796 - -3.960 50 -1.796 15% tấm 13.061 3.750 1.250 781 - -9.311 -2.500 -781 25% tấm 9.198 500 600 376 500 -8.698 100 124 Tổng 28.969 7.000 4.650 2.953 500 -21.969 -2.350 -2.453
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010
Trong năm 2007, do chưa xây dựng xong hai nhà máy chế biến, nên công ty chỉ thu mua gạo thành phẩm từ các kênh ngoài. Sang năm 2008, hai phân xưởng bắt đầu đi vào hoạt động, lượng gạo thành phẩm thu mua giảm dần qua các năm. Cụ thể:
- Gạo 5% tấm đã giảm từ 6.710 tấn trong năm 2007 chỉ còn 2.750 tấn, ứng với mức giảm 59%.
- Gạo 15% tấm giảm 71%, ứng với mức 9.311 tấn, chỉ còn 3.750 trong năm 2008.
- Gạo 25% tấm có mức giảm cao nhất, giảm 8.698 tấn ứng với 95%. Sang năm 2009, lượng gạo 5% tấm và 25% tấm thu mua tấm có xu hướng tăng nhẹ, do hợp đồng xuất khẩu của hai mặt hàng này tăng mạnh trong năm 2009, có thời điểm hai phân xưởng chế biến không đủ cung cấp, nên công ty phải thu mua thêm để giao hàng đúng thời hạn.
- Gạo 5% tăng 50 tấn với tỷ lệ 2% so với năm 2008. - Gạo 25% tăng cao hơn với mức 100 tấn ứng với 20%.
- Riêng mặt hàng gạo 15% tấm lại tiếp tục giảm 67% ứng với mức 2500 tấn trong năm 2009. Vì hợp đồng xuất khẩu của mặt hàng trong năm này giảm so với năm 2008.
Đến 6 tháng đầu năm 2010, các phân xưởng chế biến cung cấp xấp xỉ lượng gạo thành phẩm xuất khẩu nên công ty chỉ thu mua thêm 500 tấn của mặt hàng gạo 25%. Do các phân xưởng chế biến không đủ cung cấp sản lượng của mặt hàng này vào thời điểm giao hàng.
b. Phân tích cơ cấu (hình 6)
Cơ cấu từng mặt hàng thu mua qua các năm có sự thay đổi tùy theo hợp đồng ký kết trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2009. Trong đó:
- Mặt hàng gạo 5% tấm tuy có sản lượng thu mua giảm qua các năm nhưng mức giảm ít hơn so với 2 mặt hàng còn lại, nên cơ cấu của nó có xu hướng tăng. Chiếm 23% trong năm 2007 đã tăng lên 39% năm 2008. Và chiếm hơn phân nửa tổng sản lượng so với các mặt hàng còn lại trong năm 2009, với tỷ lệ 60%.
- Mặt hàng gạo 15% tấm tăng giảm không đều qua các năm. Tuy năm 2008 có sản lượng giảm khá mạnh nhưng có tỷ lệ giảm thấp hơn so với mặt hàng gạo 25% tấm. Nên về cơ cấu, mặt hàng này đã tăng từ 45% năm 2007 tăng lên
54% năm 2008, chiếm khoảng một nửa trong tổng số. Nhưng đến năm 2009, trong khi các mặt hàng khác có sản lượng thu mua tăng nhẹ, thì mặt hàng này lại giảm 67% về sản lượng, nên cơ cấu giảm xuống chỉ chiếm 27% trong tổng sản lượng. 23% 39% 60% 61% 45% 54% 27% 26% 32% 7% 13% 13% 100% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2007 2008 2009 6th/2009 6th/2010 Gạo 25% tấm Gạo 15% tấm Gạo 5% tấm
Hình 6 – Cơ cấu sản lƣợng gạo thành phẩm thu mua của Công ty Mekonimex từ năm 2007 đến 6th/2010
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010
- Mặt hàng gạo 25% thường chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng cơ cấu, do có sản lượng thu mua thấp nhất trong tổng các mặt hàng. Trong giai đoạn này lại tiếp tục giảm xuống từ 32% trong năm 2007 chỉ còn 7% năm 2008 do sản lượng chịu sự sụt giảm đến 95%. Đến năm 2009, sản lượng thu mua của nó tăng nhẹ nên cơ cấu cũng tăng 6% so với năm 2008 và đạt 13% năm 2009.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, do có thể tự cung cấp đủ lượng gạo thành phẩm xuất khẩu của mặt hàng gạo 5% và 15% tấm, nên Công ty chỉ thu mua thêm mặt hàng gạo 25% tấm. Vì vậy, mặt hàng này chiếm 100% trong tổng sản lượng, tăng 87% so với cùng kỳ năm 2009. Các mặt hàng còn lại vì không thu mua nên chiếm 0% trong cơ cấu 6 tháng đầu năm 2010.
4.1.1.2 Chi phí thu mua
Bảng 9 – CHI PHÍ THU MUA GẠO THÀNH PHẨM THU THEO TỪNG MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TỪ NĂM 2007 – 6TH
/2010 Đơn vị tính: triệu đồng Mặt hàng gạo 2007 2008 2009 6 tháng 2009 6 tháng 2010 Chênh lệch % 08/07 09/08 6th10/6th09 5% tấm 30.557 24.338 19.891 11.958 - -20 -18 - 15% tấm 56.606 29.813 8.188 5.160 - -47 -73 - 25% tấm 39.551 3.575 3.930 2.402 4.050 -91 10 69 Tổng 126.715 57.725 32.009 19.521 4.050 -54 -45 -79
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010
Chi phí thu mua gạo thành phẩm qua các năm giảm dần, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2008 với mức 54%, chủ yếu là do sản lượng gạo thu mua giảm dần qua các năm. Trong đó:
- Gạo 5% tấm giảm từ 30.557 triệu đồng năm 2007 còn 24.338 triệu năm 2008, giảm 6.220 triệu, tương ứng với mức 20%. Năm 2009 tiếp tục giảm thêm 4.446 triệu đồng chỉ còn 19.891 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2010, Công ty đã ngừng thu mua mặt hàng này, nên giảm được chi phí thu mua trong kỳ.
- Gạo 15% tấm có chi phí thu mua cao nhất trong năm 2007 với 56.606 triệu đồng đã giảm 47% trong năm 2008. Đến năm 2009 lại tiếp tục giảm mạnh với mức 73% chỉ còn 8.188 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2010, Công ty cũng đã ngừng thu mua mặt hàng này nên chi phí trong kỳ bằng 0.
- Chi phí thu mua gạo 25% tấm có mức giảm cao nhất so với các mặt hàng còn lại, giảm đến 91% tương ứng 35.976 triệu đồng trong năm 2008, chỉ còn 3.575 triệu đồng. Đến năm 2009, mặt hàng này tăng nhẹ với mức 355 triệu
đồng. Đây là mặt hàng duy nhất Công ty thu mua trong 6 tháng đầu năm 2010, với chi phí 4.050 triệu đồng tăng 69% so với cùng kỳ năm 2009.
4.1.1.3 Tình hình giá cả thu mua
Bảng 10 – GIÁ GẠO THÀNH PHẨM THU MUA THEO TỪNG MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TỪ NĂM 2007 -6TH
/2010 Đơn vị tính: đồng/kg Mặt hàng gạo 2007 2008 2009 6 tháng 2009 6 tháng 2010 Chênh lệch % 08/07 09/08 6th10/6th09 5% tấm 4.554 8.850 7.104 6.658 - 94 -20 - 15% tấm 4.334 7.950 6.550 6.607 - 83 -18 - 25% tấm 4.300 7.150 6.550 6.389 8.100 66 -8 21
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010
Giá thu mua bình quân của các mặt hàng gạo đều có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2008, do ảnh hưởng của giá gạo trên thế giới nên giá thu mua ở năm này cũng tăng mạnh. Trong đó:
- Giá gạo 5% tấm có mức tăng cao nhất, từ 4.554 đồng/kg đã tăng lên 8850 đồng/kg, tăng đến 94%.
- Kế đến là giá gạo 15% tấm tăng 83% ứng với mức tăng 3616 đồng/kg. - Gạo 25% có mức tăng giá thấp nhất 66%, do giá trị gia tăng của mặt hàng này không cao so với các mặt hàng còn lại.
Đến năm 2009, giá gạo thế giới giảm từ đó giá gạo trong nước cũng giảm theo. Tuy nhiên mức giảm trong năm 2009 không cao bằng mức tăng trong năm 2008 nên giá gạo thành phẩm thu mua vẫn cao hơn năm 2007. Chịu ảnh hưởng nhiều từ giá gạo thế giới, nên giá gạo 5% tấm biến động nhiều hơn so với hai mặt hàng gạo còn lại, cụ thể:
- Giá gạo 5% tấm đã giảm 1.746 đồng/kg ứng với 20% so với giá năm trước.
- Gạo 15% giảm 1400 đồng/kg ứng với 18% còn 6550 đồng/kg, mức giá này cũng tương đương với gạo 25% tấm sau khi giảm 8%.
Sở dĩ gạo 25% tấm lại có giá thu mua bằng với gạo 15% tấm trong năm 2009 do đây chỉ là giá gạo trung bình của cả năm. Thực tế giá gạo trong nước còn có sự tăng giảm khác nhau qua từng thời điểm trong năm (như trái vụ hay sau thu hoạch) và phụ thuộc vào giá của từng nhà cung ứng.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, Công ty chỉ thu mua thêm gạo 25% tấm với giá 8100 đồng/kg. Tăng 1550 đồng/kg ứng với 24% so với năm 2009.
Tuy nhiên, giá gạo thu mua tăng còn do tác động của tình hình lạm phát trong nước, chỉ số giá tiêu dùng của năm sau luôn cao hơn năm trước. Do đó nếu giá gạo thị trường thế giới không biến động thì giá thu mua trong nước vẫn có xu hướng tăng qua các năm.