3.2.2.1 Tổ chức thu mua – chế biến
Từ năm 2007 trở về trước, Công ty chỉ thu mua gạo thành phẩm từ các kênh sau đó xuất khẩu theo hợp đồng, mà không đảm nhận khâu chế biến gạo. Khu vực thu mua bao gồm các quận, huyện trong thành phố và các tỉnh lân cận như Tiền Giang, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long. Do thu mua từ nhiều kênh khác nhau nên chất lượng gạo không đều, giá xuất khẩu thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Ngoài ra, còn phải chịu sự lệ thuộc vào nguồn cung gạo thành phẩm của thị trường.
Để khắc phục các nhược điểm này, Công ty đã quyết định xây dựng hai nhà máy chế biến gạo với dây chuyền lau bóng gạo đạt công suất 8 tấn/giờ, trị giá 5 tỉ 850 triệu đồng trong năm 2007. Đó là, xí nghiệp Thới Thạnh và phân xưởng An Bình. Đến năm 2008, hai phân xưởng này bắt đầu đi vào hoạt động. Từ đó đến nay, Công ty chủ yếu thu mua gạo nguyên liệu qua hai xí nghiệp này để chế biến. Nguồn cung cấp là các bạn hàng xáo trong thành phố, và không còn thu mua từ các tỉnh lân cận nữa.
Hiện nay, Công ty chỉ thu mua gạo thành phẩm khi khối lượng hợp đồng xuất khẩu quá lớn, hai xí nghiệp trực thuộc không đủ cung cấp. Dự kiến trong năm 2011, Công ty sẽ bắt đầu xây dựng thêm 2 nhà máy xay xát, thu mua lúa trực tiếp từ nông dân, và một nhà máy chế biến gạo, để tăng sản lượng gạo đầu ra phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra trong tương lai, Công ty cũng sẽ không thu mua gạo
thành phẩm từ các kênh, và đẩy mạnh thu mua lúa trực tiếp từ nông dân nhằm giảm chí phí thu mua, giúp tăng lợi nhuận.
Việc này rất có lợi cho sự phát triển của công ty trong tương lai. Vừa giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung gạo thành phẩm trên thị trường, vừa tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao, đồng đều, theo đúng yêu cầu từ phía khách hàng. Từ đó, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thương trường trong nước cũng như quốc tế.
Việc tiến hành thu mua của công ty rất linh hoạt, thường là sau các vụ thu hoạch lúa hằng năm, hoặc theo tình hình của thị trường và hợp đồng xuất khẩu.
Gạo nguyên liệu được mua là gạo xô, đã được bóc bỏ. Sau đó, sẽ được đưa vào máy lau bóng để sản xuất ra gạo thành phẩm. Quy trình chế biến theo sơ đồ sau:
Hình 5 – Quy trình chế biến gạo của Công ty Mekonimex
Nguồn: Phòng kinh doanh
Gạo nguyên liệu
Tấm
Máy lau bóng gạo
Gạo thành phẩm Cám
Đóng gói
3.2.2.1 Phân phối
Công ty phân phối gạo qua hai hình thức: ủy thác xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp.
- Xuất khẩu ủy thác: được thực hiện theo sự chỉ đạo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam thông qua các hợp đồng đấu thầu cấp chính phủ, giảm được sự cạnh tranh trong nước. Tuy giá cả tương đối cao và đầu ra ổn định nhưng phải chịu sự lệ thuộc vào hoạt động của Hiệp hội.
- Xuất khẩu trực tiếp: cho các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài, giá cả phải cạnh tranh nên thông thường không cao bằng xuất khẩu theo hình thức ủy thác. Tuy nhiên, xuất khẩu với hình thức này, tạo được sự độc lập trong hoạt động kinh doanh, không lệ thuộc vào các tổ chức hay doanh nghiệp khác trong Hiệp hội.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tư nhân, hay chính phủ các nước sau khi mua gạo từ Công ty sẽ phân phối lại cho các doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài, rồi mới đến tay người tiêu dùng. Do đó, Công ty chỉ tạo được uy tín đối với các nhà xuất nhập khẩu. Thương hiệu của công ty vẫn chưa được người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài biết đến.