Tác động đến chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ.pdf (Trang 86 - 95)

4.4.2.1 Tình hình chi phí sản xuất theo sản phẩm

a. Phân tích biến động (Bảng 25)

Tổng chi phí sản xuất qua các năm có sự biến đổi không đều là do ảnh hưởng từ sản lượng xuất khẩu và giá thành của từng sản phẩm. Tổng chi phí sản xuất là 129.770 triệu đồng năm 2007 đã tăng 70% trong năm 2008, đạt mốc cao nhất trong giai đoạn này với 220.655 triệu đồng. Đến năm 2009, chi phí sản xuất giảm xuống 24% chỉ còn 168.060 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2010, chi phí tiếp tục giảm thêm 38% so với cùng kỳ năm 2009.

Trong đó, mặt hàng gạo 5% tấm có chi phí tăng mạnh từ năm 2007 đến 2009. Từ 12.774 triệu năm 2007 đã tăng lên 4 lần trong năm 2008, lên mức 64.212 triệu đồng. Sang năm 2009, lại tiếp tục tăng thêm 53.715 triệu đồng, với tỷ lệ 84%, đạt mức 117.926 triệu đồng. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2010, chi phí của mặt hàng này lại giảm mạnh chỉ còn 28.035 triệu đồng, giảm 61% so với cùng kỳ năm 2009.

Mặt hàng 15% tấm lại có phi phí sản xuất giảm dần trong giai đoạn này. Đạt 77.450 triệu đồng trong năm 2007, giảm 21.392 triệu đồng trong năm 2008, chỉ còn 56.057 triệu đồng. Đến năm 2009, tiếp tục giảm thêm 92% so với năm 2008, còn 4.631 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2010, do sản lượng tăng nên chi phí của mặt hàng này có phần thêm 36% so với cùng kỳ năm 2009.

Bảng 25– CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TỪ NĂM 2007 ĐẾN 6TH /2010 Đơn vị tính: triệu đồng Mặt hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6th/2009 6th/2010

Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Chênh lệch 6th10/6th09 +/- % +/- % +/- % Gạo 5% tấm 12.774 64.212 117.926 71.585 28.035 51.438 403 53.715 84 -43.550 -61 Gạo 15% tấm 77.450 56.057 4.631 4.531 6.152 -21.392 -28 -51.427 -92 1.621 36 Gạo 25% tấm 39.546 100.386 45.503 40.465 38.280 60.840 154 -54.883 -55 -2.186 -5 Tổng cộng 129.770 220.655 168.060 116.581 72.467 90.885 70 -52.595 -24 -44.115 -38

Mặt hàng 25% tấm có chi phí sản xuất biến động không đều trong giai đoạn này, với mức 39.546 triệu đồng trong năm 2007 đã tăng 1,5 lần trong năm 2008, đạt mức 100.386 triệu đồng. Đến năm 2009, chi phí của mặt hàng này giảm ngược trở lại 55% so với năm 2008, chỉ còn 45.503 triệu đồng, tuy nhiên mức chi phí này vẫn cao hơn so với năm 2007. Trong 6 tháng đầu năm 2010, tiếp tục giảm nhẹ thêm 3% so với cùng kỳ năm 2009, còn 38.280 triệu đồng.

b. Phân tích cơ cấu

10% 29% 70% 61% 39% 60% 25% 8% 30% 45% 27% 35% 53% 4% 3% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2007 2008 2009 6th/2009 6th/2010 Gạo 25% tấm Gạo 15% tấm Gạo 5% tấm

Hình 11– Cơ cấu chi phí sản xuất theo mặt hàng của Công ty Mekonimex từ năm 2007 – 6th

/2010

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010

Cơ cấu chi phí sản xuất của Công ty có thay đổi lớn trong giai đoạn này. Trong đó mặt hàng gạo 5% chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong năm 2007 với 10%, đến năm 2008 đã tăng lên 29%. Đặc biệt tăng mạnh trong năm 2009, đến 70%, chiếm hơn phân nửa tổng chi phí sản xuất so với các mặt hàng còn lại. Trong 6 tháng đầu năm 2010, mặt hàng này có dấu hiệu sụt giảm trở lại với 39%, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2009.

Mặt hàng gạo 15% tấm có sự biến đổi ngược lại so với gạo 5%. Trong năm 2007, chi phí của mặt hàng này có tỷ trọng cao nhất với 60%, là mặt hàng chủ lực của Công ty trong năm, thì đến năm 2008 bắt đầu giảm sút, chỉ còn 25%,

giảm đến 35%. Sang năm 2009 lại tiếp tục giảm mạnh, chỉ chiếm 3% trong tổng chi phí sản xuất. Trong 6 tháng đầu năm 2010, tuy chi phí có phần tăng trở lại nhưng cũng chỉ đạt 8% trong tổng chi phí, cao hơn 4% so với cùng kỳ năm 2009.

Mặt hàng gạo 25% tấm, có chi phí sản xuất biến động ít hơn so với 2 mặt hàng trên. Trong năm 2007, chi phí của mặt hàng này chiếm 30% trong tổng chi phí sản xuất, đã tăng thêm 15% trong năm 2008, với tỷ lệ 45%. Sang năm 2009, lại giảm trở lại chỉ đạt 27%, thấp hơn cơ cấu trong năm 2007. Nhưng trong 6 tháng đầu năm 2010, chi phí lại tăng mạnh chiếm hơn một nửa tổng chi phí sản xuất với 53% , cao hơn 20% so với cùng kỳ năm 2009.

4.4.2.2 Phân tích tác động từ các nhân tố ảnh hƣởng

Chi phí sản xuất qua các năm có sự biến đổi không đều được trình bày ở phần trên là do sự tác động chủ yếu của hai yếu tố sản lượng và giá thành sản phẩm. Để biết rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chí phí sản xuất ta tiến hành phân tích tương tự như phần doanh thu:

Gọi Ci : Chi phí sản xuất của năm thứ i (triệu đồng) qi : Sản lượng xuất khẩu năm thứ i (tấn)

zi: Giá thành sản phẩm bình quân năm thứ i (đồng/kg) Ta có: Ci = qi x zi

Đối tượng phân tích ở đây là sự thay đổi của chi phí qua từng năm Ci = Ci - Ci-1

Giá thành ở mỗi mặt hàng khác nhau và ở mỗi kênh thu mua cũng khác nhau, nhưng để đơn giản cho việc nghiên cứu, đề tài sử dụng giá thành sản xuất bình quân theo từng mặt hàng gạo.

a. Phân tích sự ảnh hưởng của sản lượng và giá thành đến chi phí sản xuất của công ty trong giai đoạn 2007 – 2008

Dựa vào công thức và nguồn số liệu thu được ta có đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn này là:

Chi phí năm 2008 tăng 90.885 triệu đồng so với năm 2007, chi phí tăng đến 70% so với năm 2007. Chí phí tăng là do sự ảnh hưởng của sản lượng và giá thành sản xuất. Được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 26 - ẢNH HƢỞNG CỦA SẢN LƢỢNG VÀ GIÁ THÀNH ĐẾN CHI PHÍ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TỪ NĂM 2007-2008

Mặt hàng q07 z07 q08 z08 q08-q07 z08-z07 Ảnh hƣởng của sản lƣợng Ảnh hƣởng của giá 5% tấm 2.805 4.554 7.300 8.796 4.495 4.242 20.471 30.967 15% tấm 17.868 4.334 7.100 7.895 -10.768 3.561 - 46.675 25.283 25% tấm 9.197 4.300 14.272 7.034 5.075 2.734 21.820 39.019 Tổng cộng 29.871 - 28.672 - -1.199 - - 4.384 95.269

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010

Ảnh hƣởng của nhân tố sản lƣợng

Sản lượng trong năm 2008 giảm 1.199 tấn so với năm 2007, làm chi phí giảm 4.384 triệu đồng. Chi phí giảm là do sản lượng của mặt hàng 15% tấm giảm mạnh với mức 10.768 tấn làm chi phí giảm 46.674 triệu đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, tổng chi phí giảm không nhiều là do hai mặt hàng gạo 5% tấm và 25% tấm tăng về sản lượng, cụ thể:

- Mặt hàng gạo 5% tấm tăng 4.495 tấn về sản lượng, làm chi phí tăng 20.471 triệu đồng.

- Mặt hàng gạo 25% tấm tăng cao hơn với mức 5.075 tấn, nên làm chi phí tăng cao hơn mặt hàng gạo 5% tấm với mức tăng là 21.820 triệu đồng.

Tuy nhiên do mức tăng của hai mặt hàng trên không cao bằng mức giảm của mặt hàng gạo 15% tấm, nên chí phí vẫn giảm 4.384 triệu đồng.

Chi phí giảm do sản lượng giảm không được xem là một dấu hiệu tốt, mà nguyên nhân là do sản lượng xuất khẩu giảm nên làm sản lượng sản xuất bị thu

hẹp theo. Cần có những biện pháp để thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao sản lượng sản xuất.

Ảnh hƣởng của nhân tố giá thành

Do các mặt hàng trong năm 2008 đều tăng giá so với năm 2007, nên chi phí trong năm này tăng cao so với năm 2007, với tỷ lệ 70%. Trong đó:

- Giá thành của mặt hàng gạo 5% tấm là tăng cao nhất, tăng 4.242 đồng/kg so với năm 2007, làm chi phí sản xuất tăng thêm 30.967 triệu đồng.

- Kế đến là mặt hàng gạo 15%, giá thành tăng 3.561 đồng/kg làm chi phí tăng thêm 25.283 triệu đồng.

- Giá thành của mặt hàng gạo 25% tấm là tăng thấp nhất với mức 2.734 đồng/kg. Tuy nhiên do sản lượng của mặt hàng này chiếm tỷ lệ lớn nên có mức tăng chi phí cao nhất với mức 39.019 triệu đồng.

Việc giá thành của ba mặt hàng tăng đã làm tổng chi phí tăng thêm 95.269 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do nguyên liệu tăng giá theo tình hình thị trường, chứ không phải phát sinh từ nội bộ bên trong công ty. Để khắc phục tình trạng này, Công ty cần phải linh hoạt hơn trong việc nắm bắt tình hình thị trường, để kịp thời thu mua nguyên liệu trước đợt tăng giá, nhằm giảm một phần chi phí.

Như vậy, dù chịu ảnh hưởng từ sự sụt giảm của sản lượng, nhưng do giá thành của các mặt hàng đều tăng cao trong năm 2008, nên tổng chi phí của năm 2008 vẫn tăng.

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng = (-4.384) + 95.269 = 90.885(triệu đồng)

b. Phân tích sự ảnh hưởng của sản lượng và giá thành đến chi phí sản xuất của công ty trong giai đoạn 2008 – 2009

Dựa vào công thức và nguồn số liệu thu được ta có đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn này là:

Chi phí năm 2009 giảm 52.595 triệu đồng so với năm 2008, là do sự ảnh hưởng từ sự biến động của sản lượng và giá thành sản xuất trong năm. Được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 27 - ẢNH HƢỞNG CỦA SẢN LƢỢNG VÀ GIÁ THÀNH ĐẾN CHI PHÍ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TỪ NĂM 2008-2009

Mặt hàng q08 z08 q09 z09 q09-q08 z09-z08 Ảnh hƣởng của sản lƣợng Ảnh hƣởng của giá 5% tấm 7.300 8.796 16.579 7.113 9.279 -1.683 81.618 -27.904 15% tấm 7.100 7.895 685 6.760 -6.415 -1.135 -50.649 -778 25% tấm 14.272 7.034 7.115 6.395 -7.157 -639 -50.338 -4.544 Tổng cộng 28.672 - 24.379 -4.293 -3.457 -19.369 -33.226

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010

Ảnh hƣởng của nhân tố sản lƣợng

Tổng sản lượng của năm 2009 giảm 4293 tấn, so với năm 2008 đã làm chi phí giảm 19.369 triệu đồng. Cụ thể là do tác động của từng mặt hàng như sau:

- Gạo 25% tấm có mức sản lượng giảm nhiều nhất với 7.157 tấn so với năm 2008, làm chi phí giảm 50.338 triệu đồng.

- Gạo 15% tấm giảm 6.415 tấn, tuy mức giảm ít hơn gạo 25% tấm nhưng do giá của mặt hàng này cao hơn nên làm chi phí giảm nhiều hơn với mức 50.649 triệu đồng.

Nguyên nhân giảm sản lượng của hai mặt hàng trên vẫn là do sự giảm sút về khối lượng trong các hợp đồng xuất khẩu.

- Gạo 5% tấm thì lại tăng 9279 tấn, làm chi phí tăng thêm 81.618 triệu đồng. Do sản lượng xuất khẩu của mặt hàng này qua các thị trường trong năm 2009 tăng, nên công ty đẩy mạnh sản xuất phục vụ cho hợp đồng xuất khẩu.

Mức giảm của hai mặt hàng gạo 25% tấm và 15% tấm cao hơn so với mức tăng của mặt hàng gạo 5% tấm nên tổng chi phí trong năm 2009 vẫn giảm 19.369 triệu đồng.

Ảnh hƣởng của nhân tố giá thành

Do giá thành của cả ba mặt hàng gạo trong năm 2009 đều giảm nên chi phí sản xuất cũng giảm theo. Cụ thể:

- Mặt hàng gạo 5% tấm giảm nhiều nhất với mức 1.683 đồng/kg đã làm chi phí sản xuất mặt hàng này giảm 27.904 triệu đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mặt hàng gạo 15% tấm giảm 1.135 đồng/kg, nhưng do sản lượng của mặt hàng trong năm khá thấp nên chỉ làm chi phí giảm 778 triệu đồng.

- Mặt hàng gạo 25% tấm chỉ giảm 639 đồng/kg, nhưng lại có sản lượng cao nên làm chi phí giảm 4.544 triệu đồng.

Giá thành của các mặt hàng giảm chủ yếu là do giá nguyên liệu thu mua ở thị trường trong nước đã giảm trở lại sau khi tăng giá vào năm 2008. Tổng chi phí cả năm chịu ảnh hưởng từ sự giảm giá cả ba mặt hàng, nên đã giảm 31.398 triệu đồng.

Trong năm 2009, cả hai nhân tố sản lượng và giá thành đều giảm, nên làm chí phí trong năm này giảm mạnh.

Tổng hợp các nhân tố = (-19.369) + (-33.226) = 52.595 (triệu đồng).

c. Phân tích sự ảnh hưởng của sản lượng và giá thành đến chi phí sản xuất của công ty trong giai đoạn 6th

/2009 – 6th/2010

Dựa vào công thức và nguồn số liệu thu được ta có đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn này là:

C6th/10 = C6th/10 – C6th/09 = 72.466 – 116.581 = - 44.115 (triệu đồng)

Chi phí trong 6 tháng đầu năm 2010 giảm 44.115 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2009, là do sự ảnh hưởng từ sự biến động của sản lượng và giá thành sản xuất trong thời gian qua. Tình hình cụ thể như sau:

Bảng 28 - ẢNH HƢỞNG CỦA SẢN LƢỢNG VÀ GIÁ THÀNH ĐẾN CHI PHÍ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TRONG 6TH/2009 -

6TH/2010 Mặt hàng q6th/09 z6th/09 q6th/10 z6th/10 q z Ảnh hƣởng của sản lƣợng Ảnh hƣởng của giá 5% tấm 10.300 6.950 3.500 8.010 -6.800 1.060 -47.260 3.710 15% tấm 685 6.615 800 7.690 115 1.075 761 860 25% tấm 6.490 6.235 4.800 7.975 -1.690 1.740 -10.537 8.352 Tổng cộng 17.475 9.100 -8.375 -57.037 12.922

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010

Ảnh hƣởng của nhân tố sản lƣợng

Tổng sản lượng của 6 tháng đầu năm 2010 giảm 48% so với cùng kỳ năm trước, với mức giảm 8.375 tấn, đã làm chi phí giảm 57.037 triệu đồng. Cụ thể là do tác động của hai mặt hàng sau:

- Gạo 5% tấm có mức sản lượng giảm nhiều nhất với 6800 tấn so với 6 tháng đầu năm 2009, làm chi phí giảm đến 47.260 triệu đồng.

- Gạo 25% tấm giảm 1.690 tấn, tuy mức giảm ít hơn gạo 5% tấm nhưng cũng góp phần làm doanh thu giảm thêm 10.537 triệu đồng.

Tuy khối lượng xuất khẩu của gạo 15% tấm tăng 115 tấn, góp phần làm chi phí tăng thêm 761 triệu đồng. Nhưng mức tăng của mặt hàng này vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức giảm của hai mặt hàng còn lại. Nên doanh thu trong thời gian này vẫn giảm mạnh với mức 57.037 triệu đồng.

Ảnh hƣởng của nhân tố giá thành

Do giá thành của cả ba mặt hàng gạo trong thời gian này đều tăng so với cùng kỳ năm trước nên chi phí sản xuất cũng bị ảnh hưởng và tăng theo. Cụ thể:

- Mặt hàng gạo 5% tấm tăng 1060 đồng/kg đã làm chi phí sản xuất mặt hàng này tăng 3.710 triệu đồng.

- Mặt hàng gạo 15% tấm tăng 1.075 đồng/kg, nhưng do sản lượng của mặt hàng trong năm tương đối thấp nên chỉ làm chi phí tăng 860 triệu đồng.

- Mặt hàng gạo 25% tấm tăng cao mạnh nhất với mức 1.740 đồng/kg, lại có khối lượng lớn nên làm chi phí tăng 4.392 triệu đồng.

Giá thành của các mặt hàng đều tăng là do nguyên liệu thu mua trong giai đoạn này đa số rơi vào thời điểm tăng giá. Trong đó, mặt hàng 25% tấm có giá nguyên liệu thu mua vào thời điểm giá thị trường khá cao, so với 2 mặt hàng còn lại, có lúc giá lúa nguyên liệu lên đến 7.625 đồng/kg. Tổng chi phí cả năm chịu ảnh hưởng từ sự tăng giá cả ba mặt hàng, nên đã tăng 12.922 triệu đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2010, tuy giá cả tăng làm chi phí tăng theo, nhưng do chịu ảnh hưởng từ sự giảm mạnh của sản lượng nên chi phí trong thời gian này vẫn sụt giảm đáng kể.

Tổng hợp các nhân tố = (-57.037) + 12.922 = - 44.115 (triệu đồng).

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ.pdf (Trang 86 - 95)