1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 trong tương lai.docx

105 604 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 197,1 KB

Nội dung

Nghiên cứu một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 trong tương lai.

Trang 1

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

ISO : International Organization Standard (tổ chức tiêu chuẩn quốc tế)WTO : World Trade Orgnization (tổ chức thương mại thế giới)

PCCC : Phòng cháy chữa cháyCBCNV: Cán bộ công nhân viên

TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam

BUNKER: cung cấp (bán) nhiên liệu cho tầu biển

Trang 2

Hình 3.1: Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu Việt Nam

Hình 3.2: Dự báo sản lượng bán hàng của Tổng công ty xăng dầu Việt NamHình 3.3: Dự báo lượng hàng qua các cảng

Hình 3.4: Ma trận SWOT của Công ty xăng dầu B12Hình 3.5: Dự báo sản lượng thông qua tuyến B12

Hình 3.6: Dự báo lưu lượng bơm chuyển trên tuyến B12

Bảng 1 : Bảng đánh giá chung tình hình hoạt động SXKD của Công ty xăng dầuB12

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Kinh doanh trong nền kinh tế hội nhập doanh nghiệp phải chịu nhiều tácđộng từ môi trường kinh doanh, hơn bao giờ hết các Doanh nghiệp cần phải cóhướng đi đúng đắn và phù hợp Một số doanh nghiệp trong nước từng có ưu thếvững mạnh trên thị trường song hiện lại đang giảm sút về khả năng cạnh tranh Bêncạnh đó, một số doanh nghiệp lại có những sự tăng trưởng và phát triển vượt bậc dobiết dựa trên các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước, nắm bắt cơ hội thịtrường, khoa học công nghệ, biết phát huy những điểm mạnh của riêng mình, vượtqua điểm yếu để hoạch định và triển khai công cụ kế hoạch hoá linh hoạt đối phóvới những thay đổi của môi trường kinh doanh

Công ty xăng dầu B12 được thành lập và đi vào sản xuất kinh doanh từ năm1973 với cơ sở vật chất thiếu thốn, vốn kinh doanh và quy mô kinh doanh nhỏ.Trong thời gian qua công ty đã và đang nỗ lực phát huy hiệu quả tổ chức hoạt độngsản xuất kinh doanh, từng bước cải thiện đời sống CBCNV đồng thời thực hiện tốtnghĩa vụ với nhà nước Tuy nhiên hiện công ty đang phải đối mặt với nhiều áp lựcthị trường, sự phát triển hàng loạt các doanh nghiệp xăng dầu,tính chất cạnh tranhngày càng gay gắt Đứng trước tình hình đó Công ty xăng dầu B12 cần phải làm gìđể vượt qua những hạn chế và khó khăn trước mắt để phát triển sản xuất kinhdoanh Điều này sẽ được giải quyết nếu biết phân tích đánh giá tình hình các đốithủ cạnh tranh, phân tích được môi trường kinh doanh và đánh giá thực trạng nội bộdoanh nghiệp nhằm phát huy các thế mạnh, khắc phục điểm yếu, xác định cơ hội đểđề ra các phương án chiến lược Có nghĩa phải xây dựng một phương án kinhdoanh toàn diện cho Công ty xăng dầu B12 để vươn lên đứng vững trong cạnhtranh hiện nay và tiếp tục phát triển là một doanh nghiệp hàng đầu trong khu vực vềkinh doanh xăng dầu.

Nhận thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của tầm chiến lược kinh

doanh đối với một doanh nghiệp, nên em chọn đề tài: " Nghiên cứu một số giảipháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 trong tươnglai ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp ngành kinh tế vận tải biển.

Trang 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Luận văn này tập trung nghiên cứu môi trường kinh doanh thực trạng củaCông ty xăng dầu B12 trên cơ sở đó xây dựng biện pháp kinh doanh cho Công ty.Biện pháp kinh doanh mang tính định hướng và vạch ra những phương án giúp choviệc xây dựng kế hoạch cụ thể đạt được hiệu quả mang muốn.

Dựa trên phương pháp phân tích tổng hợp đánh giá tình hình thực tế doanhnghiệp kinh doanh xăng dầu em rút ra các yếu tố môi trường và xác định cơ hộimục tiêu chiến lược trên cơ sở vận dụng lý thuyết và cơ sở lý luận để đề ra biệnpháp kinh doanh phù hợp.

4 Kết cấu đề tài luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt, danh mụccác bảng biểu và hình vẽ, luận văn gồm 3 phần chính:

Chương 1: Một số cơ sở lý luận ban đầu

Chương 2: Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầuB12

Chương 3: Một số giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh của Công tyxăng dầu B12 trong tương lai.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo hướng dẫn: Ths: Nguyễn HồngThu đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này

Cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban giám đốc Công ty xăng dầuB12; các cô chú, anh chị phòng kinh doanh và phòng tổ chức Công ty đã chỉ bảonhiệt tình trong thời gian tôi thực tập và nghiên cứu tại Công ty Mặc dù được sựgiúp đỡ và nhiều ý kiến đóng góp, cùng với sự cố gắng của bản thân nhưng bảnluận văn tốt nghiệp chắc không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong các thầy côgiáo và các bạn đọc đóng góp những ý kiến quý báu để bản luận văn này hoànchỉnh hơn.

Trang 5

Trân trọng cảm ơn ! Hải phòng, tháng 6 năm 2010

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN BAN ĐẦU1.1 Lý luận chung về kinh doanh xăng dầu

1.1.1 Tính chất, đặc điểm và vai trò của xăng dầu.

Thành phần hóa học của xăng dầu nói chung có hai nhóm hợp chất cơ bản làhydrocacbon và phi hydrocacbon Mỗi loại sản phẩm xăng dầu có tính chất và đặctrưng riêng, được quy định bởi các tiêu chuẩn quốc gia về các hằng số lý, hóa như

Trang 6

tỷ trọng, tính bay hơi, tính chống kích nổ, tính ổn định hóa học, độ nhớt Nhưng nócó một đặc trưng nổi bật là phần lớn các loại xăng dầu tồn tại duới dạng thể lỏng,dễ bay hơi Ngoài ra nó còn là chất dễ gây cháy nổ ngay trong điều kiện bìnhthường.

Xăng dầu có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế-xã hội, nó tácđộng một cách toàn diện đến tất cả các ngành, các lĩnh vực của toàn bộ nền kinh tế,từ công nghiệp đến nông nghiệp và dịch vụ Là một yếu tố trong giá thành sản xuất(nhiên liệu) , giá xăng dầu thay đổi làm cho giá các sản phẩm có sử dụng xăng dầuthay đổi theo, tiếp theo đến lượt nó các sản phẩm này lại tác động đến các sản phẩmkhác liên quan của nền kinh tế Mặt khác, kinh doanh xăng dầu cũng là một trongnhững ngành hàng kinh tế trọng yếu của quốc gia, thể hiện trong việc đóng góp vềGDP, về lao động việc làm,

Sản phẩm xăng dầu hiện nay được các công ty kinh doanh trên thị trườngbao gồm các loại xăng (được phân theo chỉ số chống kích nổ động cơ đo theophương pháp RON: Xăng Mogas 90, Mogas 92, Mogas 95, Mogas 97), dầu diesel,dầu hỏa, mazut, một số loại đặc chủng dùng trong ngành hàng không như Jet A1,dầu mỡ nhờn, gas…

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng và yêu cầu của kinh doanh xăngdầu.

Kinh doanh xăng dầu ở nước ta chịu tác động của các nhân tố:*Chịu sự điều tiết mạnh về chính sách của Nhà nước.

Xăng dầu là mặt hàng chiến lược quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến an ninhnăng lượng của Việt Nam Vì vậy trong bất cứ thời điểm nào, Nhà nước cũng can thiệp về giá, về chính sách thuế, chính sách kinh doanh để bình ổn giá cả thị trườngvà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội nhấtđịnh Sự điều tiết phi thị trường làm cho các công ty xăng dầu chậm thoát khỏi cơchế bao cấp với các đặc trưng là bộ máy quản lý cồng kềnh, kém hiệu quả, chậmthích nghi với cơ chế thị trường Số lượng lao động trong các công ty xăng dầutrong đó có công ty xăng dầu B12 dôi dư lớn, một phần lực lượng lao động, nhất là

Trang 7

lao động quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thịtrường.

* Chịu tác động trực tiếp của thị trường thế giới:

Hiện nay, trên thế giới sự biến động giá xăng dầu đã trở nên vấn đề cực kỳnhạy cảm của tất cả các quốc gia, nhất là các nước nhập khẩu xăng dầu Việt Namhiện nay xuất khẩu 100% dầu thô và trước tháng 6/2009 nhập khẩu 100% xăng dầuthành phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa (nhập khẩu chủ yếu từ các nướcẢ rập, Singapore, Trung quốc…) nên sự biến động giá của thị trường dầu mỏ thếgiới đều ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của các Công ty xăng dầu.

Xăng dầu là mặt hàng chiến lược quốc gia, là sản phẩm lỏng, dễ cháy nổ nênviệc kinh doanh sản phẩm này buộc phải thực hiện 2 yêu cầu sau:

* Yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy cao và đảm bảo môi trường sinh tháirất cao:

Do đặc tính của sản phẩm là dễ cháy nổ do đó đòi hỏi công tác an toàn là rấtcao và là sự đòi hỏi cho toàn bộ quá trình kinh doanh từ khâu nhập khẩu, vậnchuyển và xuất bán đến nơi tiêu dùng Bất cứ sự rò rỉ và sự cố nào liên quan đếnxăng dầu ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước, khí thải,vv liên quan đến môitrường sống xung quanh Vì vậy khi nhập xuất xăng dầu, các chỉ số kỹ thuật đểđảm bảo môi trường luôn phải được đặt lên hàng đầu.

* Yêu cầu cao về kỹ thuật công nghệ của kho hàng, thiết bị:

Sản phẩm xăng dầu luôn luôn có độ giãn nở cao so với nhiệt độ, mặt khác làsản phẩm lỏng, bay hơi nhanh, đòi hỏi các kho tàng, bến bãi và phương tiện chuyênchở phải được thiết kế vừa chịu được sự giãn nở của sản phẩm, vừa hạn chế tối đasự bay hơi Có như vậy mới giảm được hao hụt mất mát và an toàn môi trường vàcũng là giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của Doanh nghiệp

Mục đích của phân tích môi trường kinh doanh là bước quan trọng tronghoạch định chiến lược của doanh nghiệp Mục đích của phân tích môi trường kinhdoanh nhằm tìm ra những cơ hội và nguy cơ ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong đócốt lõi nhất là phân tích và dự báo về thị trường Môi trường kinh doanh là tổng thểcác yếu tố, các nhân tố bên ngoài và bên trong vận động tương tác lẫn nhau, tác

Trang 8

động trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Các nhân tố của môi trường kinh doanh luôn tác động theo các chiều hướng khácnhau, với mức độ khác nhau đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Doanhnghiệp cần nhận thức rõ các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh của mình và đo lường mức độ, chiều hướng ảnh hưởng của chúng Căn cứvào phạm vi có thể phân tổng thể môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thànhmôi trường quốc tế, môi trường kinh tế quốc dân, môi trường cạnh tranh nội bộngành và môi trường bên trong doanh nghiệp.

1.2.1 Các ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế

a Những ảnh hưởng của nền chính trị thế giới

Hoạt động của các doanh nghiệp nước ta phụ thuộc và môi trường quốc tếmà trước hết là những thay đổi chính trị thế giới Các nhân tố chủ yếu phản ánhthay đổi chính trị thế giới là quan hệ chính trị hình thành trên thế giới và ở từng khuvực như vấn đề toàn cầu hoá, hình thành và mở rộng hay phá bỏ các hiệp ước liênminh đa phương và song phương, giải quyết mâu thuẫn cơ bản của thế giới và từngkhu vực Tuy nhiên mức độ tác động của chúng đến hoạt động kinh doanh của mỗidoanh nghiệp lại không giống nhau.

b Các quy định luật pháp của các quốc gia, luật pháp và thông lệ quốc tếCác quy định luật pháp của mỗi nước tác dộng đến hoạt động kinh doanh củacác doanh nghiệp kinh doanh ở thị trường nước đó Môi trường kinh doanh quốc tếlại phụ thuộc và luật pháp và các thông lệ quốc tế Chính những điều này vừa tạo racơ hội nhưng cũng tạo ra thách thức cho các doanh nghiệp của bất kỳ quốc gia nào.

c Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế quốc tế

Các yếu tố kinh tế thế giới tác động mạnh mẽ đến kinh doanh của các doanhnghiệp ở mọi nước tham gia vào quá trình khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tếthế giới.

Các yếu tố kinh tế quốc tế bao gồm:

Thứ nhất, mức độ thịnh vượng của nền kinh tế thế giới;Thứ hai, khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới;Thứ ba, thay đổi trong quan hệ buôn bán quốc tế;d Ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật – công nghệ.

Trang 9

Kỹ thuật – công nghệ tác động trực tiếp đến việc sử dụng các yếu tố đầu vào,năng suất, chất lượng, giá thành … nên là nhân tố tác động mạnh mẽ đến khả năngcạnh tranh của mọi doanh nghiệp Sự phát triển của khoa học kỹ thuật – công nghệcó tác động không chỉ đến một doanh nghiệp mà nhiều doanh nghiệp ở nhiều ngànhkhác nhau theo chiều hướng tích cực.

Trong nền kinh tế thế gới hiện nay, nhân tố kỹ thuật công nghệ đóng vai tròcực kỳ quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp Các doanhnghiệp lớn phát triển mạnh nếu muốn có sức mạnh cạnh tranh cao sẽ là các doanhnghiệp có khả năng nắm giữ kỹ thuât – công nghệ cao, đi đầu trong lĩnh vực nghiêncứu và phát triển.

e Ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá – xã hội

Mỗi nước đều có một nền văn hoá riêng và xu thế toàn cầu hoá tạo ra phảnứng giữ gìn bản sắc dân tộc của từng nước Bản sắc dân tộc ảnh hưởng trực tiếpđến các doanh nghiệp thiết lập quan hệ mua bán trực tiếp với nước mà họ quan hệ.Ngày nay những ảnh hưởng này không chỉ ở hành vi giao tiếp, ứng xử mà điềuquan trọng là văn hoá dân tộc tác động trực tiếp tới việc hình thành thị hiếu và thóiquen tiêu dùng Điều này thể hiện rõ nhất ở các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩusản phẩm tiêu dùng Mặt khác, văn hoá dân tộc còn tác động đến hành vi của nhàkinh doanh, chính trị, chuyên môn, … của nước sở tại Điều này buộc các doanhnghiệp buôn bán với họ phải chấp nhận và thích nghi.

1.2.2 Tác động của môi trường kinh tế quốc dân

a Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế

Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính chấtquyết định đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp Các nhân tố kinh tếảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường làtrạng thái phát triển của nền kinh tế: tăng trưởng, ổn định hay suy thoái.

b Ảnh hưởng của nhân tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế

Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không hoàn toàn phụthuộc vào yếu tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế Việc ban hành hệ thốngluật pháp có chất lượng và đưa vào đời sống là điều kiện đầu tiên đảm bảo môitrường kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp có cơ hội cạnh

Trang 10

tranh lành mạnh; thiết lập mối quan hệ đúng đắn, bình đẳng giữa người sản xuất vàngười tiêu dùng; buộc mọi doanh nghiệp phải làm ăn chân chính, có trách nhiệmđối với xã hội và người tiêu dùng,

Quản lý nhà nước về kinh tế là nhân tố tác động rất lớn đến hoạt động kinhdoanh của từng doanh nghiệp Chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý nhànước về kinh tế, trình độ và thái độ làm việc của các cán bộ công quyền tác độngrất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

c Tác động của nhân tố kỹ thuật công nghệ trong nước

Trong phạm vi môi trường kinh tế quốc dân, yếu tố kỹ thuật – công nghệcũng đóng vai trò ngày càng quan trọng, mang tính chất quyết định đối với khảnăng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Với trình độ khoa học công nghệ như ở nước ta hiện nay thì hiệu quả của cáchoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp vàmạnh mẽ tới các doanh nghiệp Xu thế hội nhập buộc các doanh nghiệp ở nước taphải tìm mọi biện pháp để tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nướcngoài Vì vậy các doanh nghiệp phải chú ý vấn đề này khi xây dựng chiến lược.

Trang 11

d Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên bao gồm nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể khaithác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu, …ở trong nướccũng như ở từng khu vực Các điều kiện tự nhiên có thể ảnh hưởng đến hoạt độngcủa từng loại doanh nghiệp khác nhau: tài nguyên thiên nhiên tác động rất lớn đếndoanh nghiệp thuộc lĩnh vực khai thác; đất đai, thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đếndoanh nghiệp trong ngành lâm thổ, thuỷ sản.

1.2.3 Tác động của môi trường cạnh tranh ngành

Mối đe dọa từ các đối thủ mới luôn là một động lực đáng quan tâm Nhiềnkhi cá nhân cạnh tranh có thể bị thay đổi toàn bộ khi xuất hiện đối thủ “nặng ký”mới.

Mối đe dọa từ những sản phẩm, dịch vụ thay thế có thể là một áp lực đáng kểtrong cạnh tranh Hiện nay, loại hình đào tạo từ xa ở hệ đào tạo đại học hoặc sauđại học có thể là một loại dịch vụ thay thế cho đào tạo theo phương thức truyềnthống qua trường lớp và giảng dạy trực tiếp Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệthông tin dường như càng tiếp sức cho loại hình dịch vụ thay thế này.

1.2.4 Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh

Sau khi đã chọn lọc phân tích ảnh hưởng của các yếu tố trong môi trườngkinh doanh cần tổng hợp xác định thứ tự của các yếu tố thuộc môi trường kinhdoanh theo hai loại: các thời cơ, cơ hội và các rủi ro, đe doạ; để có hướng tận dụngcơ hội hoặc phòng ngừa rủi ro trong quá trình xây dựng và thực thi chiến lược

Mục tiêu của việc phân tích, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp là xácđịnh các điểm mạnh, điểm yếu, các lợi thế và bất lợi trong kinh doanh của doanhnghiệp Mục tiêu này được thực hiện thông qua biểu tổng hợp kết quả phân tích nộibộ doanh nghiệp Về kết cấu và nguyên tắc xác định biểu này cũng được thiết lậpgiống với biểu đánh giá các yếu tố môi trường kinh doanh

1.3 Xác định chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp

1.3.1 Chức năng nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp

Chức năng, nhiệm vụ là lý do tồn tại của doanh nghiệp Nó phân biệt doanhnghiệp này với doanh nghiệp khác Chức năng nhiệm vụ cũng xác định lĩnh vực

Trang 12

kinh doanh, thông thường là các loại sản phẩm cơ bản hoặc loại hình dịch vụ chính,các nhóm khách hàng hàng đầu,

Sau khi phân tích, đánh giá môi trường để tìm cơ hội và nguy cơ đối vớidoanh nghiệp Việc soạn thảo chiến lược phải bắt đầu từ việc xác định nhiệm vụ vàmục tiêu chiến lược để từ đây xây dựng các chiến lược kinh doanh trong thực tiễn,từ đây đưa ra các chiến lược đặc thù về một bộ phận trong hoạt động sản xuất kinhdoanh.

Xác định nhiệm vụ chiến lược: Xác định nhiệm vụ chiến lược chính là trả lời

câu hỏi công việc kinh doanh của doanh nghiệp chúng ta là gì?

Nhiệm vụ kinh doanh là mục đích kinh doanh từ đó xác định lĩnh vực kinhdoanh của doanh nghiệp, loại sản phẩm hoặc loại hình dịch vụ chính, nhu cầu thịtrường hoặc những mong muốn, những nguyện vọng của các thành phần có liênquan đến doanh nghiệp.

Khi xác định nhiệm vụ phải giải quyết các ý kiến khác nhau từ đó có một sựthống nhất về nhiệm vụ bởi vì mọi sự thay đổi về nhiệm vụ luôn kéo theo sự thayđổi về mục tiêu chiến lược, thay đổi về tổ chức, cách cư xử …

Mục tiêu của doanh nghiệp: là toàn bộ kết quả cuối cùng hay trạng thái mà

doanh nghiệp muốn đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định Mục tiêu củachiến lược là kết quả cụ thể của doanh nghiệp cần đạt được khi thực hiện chiếnlược Thông thường các doanh nghiệp chia mục tiêu thành hai loại: mục tiêu dàihạn và mục tiêu ngắn hạn.

Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại mục tiêu Có thể chia theo một sốloại mục tiêu sau:

- Theo thời gian;

- Theo bản chất mục tiêu;- Theo cấp độ của mục tiêu.

Trên đây là một số cách phân loại mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.Tuy nhiên để thấy rõ vai trò của các mục tiêu cần phải thấy được các đặc trưng củahệ thống mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

Trang 13

1.3.2 Các lực lượng ảnh hưởng đến hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp

Khi xác định hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp, thì một vấn đề quan trọnglà xác định những lực lượng ảnh hưởng đến hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp.Đó là:

Thứ nhất, chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp;Thứ hai, đội ngũ những người lao động;

Thứ ba, khách hàng;Thứ tư, xã hội.

Tóm lại: Quá trình soạn thảo chiến lược để đưa ra các giải pháp, nhà quản trịcần xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu theo đuổi để làm căn cứ quyết định các nộidung chiến lược và tổ chức thực thi chiến lược đó Điều quan trọng trong phần nàylà giữa nhiệm vụ và mục tiêu phải ăn khớp nhau, có mối quan hệ qua lại hữu cơ.Mục tiêu là lượng hoá nhiệm vụ và nhiệm vụ phải thực hiện mục tiêu.

Trang 15

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TYTHỜI GIAN GẦN ĐÂY

2.1 Giới thiệu chung về Công ty xăng dầu B12.

2.1.1 Khái quát chung về quá trình hình thành và phát triển của Công ty xăngdầu B12.

2.1.1.1 Khái quát chung về Công ty

Tên đơn vị: Công ty xăng dầu B12 Tên tiếng Anh: B12 Petroleum CompanyBiểu trưng:

Trụ sở chính của Công ty: Khu I - Bãi Cháy - Thành phố Hạ Long - TỉnhQuảng Ninh.

Số điện thoại: (033) 3846.360/3846.377Fax: (033) 3846349/3849329

Website: www.b12petroleum.com.vn

Tổng cộng tài sản: tính đến 01/01/2009: 935.998 triệu đồng.Địa bàn sản xuất và kinh doanh

Tỉnh Quảng Ninh; Tỉnh Hải Dương; Tỉnh Hưng Yên;

H.Thủy Nguyên – Hải Phòng

Công ty xăng dầu B12 hiện nay là 1 trong 50 doanh nghiệp lớn nhất ViệtNam năm 2007-2009 (theo đánh giá của http://www.vnr500.com.vn)

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xăng dầu B12

Quá trình thành lập: Công ty xăng dầu B12 trực thuộc Tổng công ty xăngdầu Việt Nam - Bộ thương mại (tiền thân là Công ty tiếp nhận xăng dầu Quảng

Trang 16

Ninh) được thành lập theo quyết định số 351/VT-QĐ của Bộ vật tư ngày 27 tháng06 năm 1973

Bằng Quyết định số: 351/TM-TCCB ngày 31/3/1993 của Bộ trưởng Bộthương mại (nay là Bộ Công Thương) “về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước”,đã thành lập Công ty xăng dầu B12 trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam(Petrolimex).

Sự ra đời và những bước đi ban đầu (1967-1973)

Công trình tuyến ống dẫn xăng dầu B12 (tiền thân là công trình thuỷ lợi B12)được quy hoạch từ năm 1967, thiết kế thi công năm 1969 và đưa vào sử dụng từnăm 1973 Toàn bộ thiết bị công trình do Liên Xô (trước đây) viện trợ, là tuyếnđườn ống đầu tiên xây dựng tại Việt Nam, nhằm vận chuyển xăng dầu phục vụ chocuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trước đây và xây dựng, phát triển kinh tế, xãhội ở Miền Bắc lúc bấy giờ, với công suất tiếp nhận bơm chuyển tối đa chỉ đạt 1triệu m3/năm.

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1973-1975)

Trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1973-1975) đườngống dẫn xăng dầu của Công ty tiếp nhận xăng dầu Quảng Ninh đã được nối vớiđường ống dã chiến của quân đội tạo thành “mạch máu xăng dầu”, bắt nguồn từbiên giới Việt - Trung (phía Bắc) chạy theo chiều dài đất nước, phục vụ kịp thờicho các yêu cầu của chiến trường, cho nền kinh tế đất nước, góp phần quan trọngvào thắng lợi của dân tộc trong cuộc tổng tiến công mùa Xuân năm 1975 lịch sử

Thời kỳ xây dựng đất nước sau giải phóng (1976-1993)

Từ năm 1976 đến nay, công trình đường ống dẫn xăng dầu làm nhiệm vụ tiếpnhận, vận chuyển toàn bộ khối lượng xăng dầu nhập khẩu tại Cảng dầu B12 chocác Công ty cung ứng trong Ngành ở khu vực miền Bắc phục vụ cho kinh tế, quốcphòng và trực tiếp kinh doanh xăng dầu phục vụ nhu cầu của xã hội trên địa bàntỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và một phần địa bàn thành phố HảiPhòng.

Trang 17

Thời kỳ đổi mới (1994-2004)

Với vai trò là đầu mối nhập khẩu xăng dầu lớn của Tổng công ty xăng dầuViệt Nam ở miền Bắc Công ty xăng dầu B12 đã tổ chức tiếp nhận, bơm chuyển,trực tiếp xuất bán và tạo nguồn cung ứng kịp thời cho các đơn vị trong Ngành, giữvai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước, đảm bảo cơ bản các nhu cầu về xăngdầu cho phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng và dự trữ Quốc gia ở hầu hếtcác tỉnh miền Bắc Đã góp phần tích cực, có tính quyết định vào việc bình ổn thịtrường xăng dầu, thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển, đặc biệt là khi thị trườngxăng dầu thế giới liên tục biến động bất thường

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đặc biệt thực hiệncông cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng, Công ty xăng dầu B12 đã có chủ trươngbằng phát huy nội lực là chính, để đầu tư thực hiện “chương trình hiện đại hoá khodầu” Công ty xác định con người là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của

doanh nghiệp và vốn để đầu tư phát triển

Thời kỳ tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất (2005-2010)

Hàng năm đầu tư từ 30 đến 50 tỷ đồng mỗi năm, riêng 2005 đầu tư đến hơn200 tỷ đồng Chủ yếu để hiện đại hoá các khâu trọng yếu của kho dầu, mở rộng sứcchứa, đầu tư cải tạo nâng cấp tuyến ống, kho bể và cảng xuất nhập, nhằm nâng caokhả năng tiếp nhận, tồn chứa, bơm chuyển tạo nguồn cho các đơn vị tuyến sau đápứng nhu cầu xăng dầu cho hiện tại và những năm tiếp theo Công ty đã đầu tư hàngtrăm máy vi tính các loại Các mạng máy tính phục vụ cho công tác quản lý đãđược nâng cấp toàn diện Toàn Công ty hiện có 7 mạng máy tính, nối mạng vớinhau giúp cho công tác quản lý được chặt chẽ Các thông tin quản lý, tổ chức hạchtoán được cập nhật kịp thời và ở hầu hết các chuyên môn nghiệp vụ đều được thựchiện bằng máy tính.

Các dây truyền sản xuất chính của Công ty như điều khiển các trạm bơm,bến xuất xăng dầu đường thuỷ, đường bộ là nơi có nguy cơ ô nhiễm về hơi xăngdầu ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và nguy cơ thất thoát hàng hóa lớn, đãđược nghiên cứu ứng dụng công nghệ tin học, kết hợp với camera để điều khiển từxa và điều khiển tự động theo chương trình Điều đặc biệt đáng nói ở đây là toàn bộ

Trang 18

các hệ thống tự động điều khiển từ xa được thực hiện theo hướng phát huy nội lựccủa Công ty kết hợp với việc hợp tác với các cơ quan khoa học trong nước…

Các trạm bơm, các bến xuất xăng dầu, đo mức xăng dầu trong các bể chứađược điều khiển tự động từ xa và theo chương trình nên các thông số kỹ thuật đượccập nhật, ghi chép tự động, người công nhân không phải tiếp xúc với xăng dầu,đảm bảo sức khoẻ Hệ thống làm việc tin cậy không có tràn vãi xăng dầu nên khôngxảy ra ô nhiễm môi trường, giao tiếp với khách hàng văn minh hơn và nâng caođược công suất của hệ thống Tại cảng dầu B12, trước đây chưa đầu tư tự động hóavới hai cầu xuất chỉ cấp tối đa 500 chuyến phương tiện/ năm; Sau khi đầu tư tựđộng hoá, hiện đã cấp được gần 4 nghìn chuyến/năm Các bến xuất ô tô cũng đãđược nâng công suất lên nhiều lần kể từ khi tự động hoá Sự hiện đại của hệ thốngkhông những chỉ nâng cao năng suất lao động, cải thiện được điều kiện làm việccho người lao động trong môi trường xăng dầu, mà còn đảm bảo an toàn phòngchống cháy nổ và an toàn về môi trường rất cao.

Công nghệ thông tin đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của công tác quản lývà sản xuất - kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 Do tự động hoá nên năng suấtlao động tăng lên, Công ty đã thực hiện việc bố trí, xắp xếp cơ cấu lại lao động Sốngười dôi ra do tự động hóa dây truyền, đã được sử dụng vào công việc khác do mởrộng sản xuất

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực sản xuất kinh doanh

2.1.2.1 Chức năng của công ty

Công ty xăng dầu B12 là Doanh nghiệp nhà nước được thành lập, nhằm quảnlý toàn diện hệ thống đường ống và các kho chứa để vừa thực hiện nhiệm vụ tiếpnhận, chuyển tải, lưu chữ, bảo quản và bơm chuyển xăng dầu cho các Đơn vị trongvà ngoài ngành, vừa tổ chức vận chuyển xăng dầu bằng đường bộ đảm bảo cungứng bán buôn và bán lẻ xăng dầu cho các nhu cầu trên địa bàn đường ống đi quatheo kế hoạch Tổng công ty giao

2.1.2.2 Nhiệm vụ của Công ty

Công ty xăng dầu B12 được Tổng công ty xăng dầu Việt Nam được giaonhiệm vụ quản lý khai thác hệ thống các công trình xăng dầu gồm: Cảng biển tiếp

Trang 19

nhận xăng dầu B12 (theo thiết kế ban đầu cảng chỉ cho phép tiếp nhận được loại tầuđến 10.000DWT, qua nhiều lần cải tạo, nâng cấp đến nay là cảng cứng, có một cầutiếp nhận được tầu đến 5.000DWT và một cầu tiếp nhận được loại tầu có trọng tải

đến 40.000 DWT); 5 kho bể chứa xăng dầu hiện đại với dung tích hơn225.200m3, được nối liên hoàn với nhau qua hệ thống gần 500 km đường ống điqua địa bàn của 7 tỉnh thành phố (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên,Bắc Ninh, Hà Nội và Hà Tây); trên 100 cửa hàng bán lẻ xăng dầu phục vụ nhu cầuxã hội trên địa bàn Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và huyện Thuỷ Nguyênthành phố Hải Phòng.

Công ty xăng dầu B12 tổ chức tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu tại Cảng dầuB12, xuất bán trực tiếp và bơm chuyển điều động bằng đường ống cho tổng khoĐức Giang Hà Nội, tổng kho Thượng Lý Hải Phòng, Kho K133 Hà Tây và khoxăng dầu K135 Phủ Lý - Hà Nam; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công tyvề việc tổ chức tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu tại Cảng dầu B12 Trực tiếp tổ chứcquá trình vận tải xăng dầu bằng đường ống, ký kết hợp đồng vận chuyển xăng dầuvới các đơn vị có nhu cầu vận tải, vận chuyển xăng dầu cho các đơn vị trong ngànhcung ứng xăng dầu cho các đơn vị trung ương và điạ phương trên địa bàn tỉnh HảiDương, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh theo kế hoạch Tổng Công ty giao.

Công ty xăng dầu B12 có tư cách pháp nhân và hạch toán kinh tế độc lậptrong Tổng công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp mọi mặt của Tổng công ty theo chế độphân cấp hiện hành đồng thời chịu sự kiểm tra của UBND các Tỉnh, Thành phố nơiCông ty hoạt động.

- Xây dựng kế hoạch về các mặt hoạt động của đơn vị để trình Tổng công tyxăng dầu Việt Nam giao kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch đó.

- Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về hoạt động của đường ống xăngdầu, tiến hành hạch toán kinh tế về vận tải, phấn đấu hạ giá thành vận tải của đườngống xăng dầu.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, vật tư và tiền vốn được giao - Đào tạo bỗi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên kỹ thuậtnghiệp vụ

Trang 20

2.1.2.3 Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh

* Loại hình Kinh doanh chính:

- Kinh doanh các mặt hàng xăng dầu (xăng Mogas 92, 95, dầu Diesel, dầuMazút)

- Kinh doanh các loại Dầu mỡ nhờn, dầu động cơ (phục vụ các phương tiệncơ giới và tầu thuyền)

- Các loại nhiên liệu lỏng được sản xuất từ dầu mỏ, Gas và các phụ kiệngas

- Hoạt động tái xuất xăng dầu (bán tái xuất sang Trung Quốc và Bunker)* Kinh doanh phụ:

- Vận tải xăng dầu bằng đường ống cho Tổng công ty xăng dầu Việt Nam vàcác Công ty kinh doanh xăng dầu khác khi có nhu cầu.

- Các dịch vụ Cảng biển (lai dắt, buộc cởi dây, cung ứng nước ngọt, )

- Bảo quản dự trữ xăng dầu cho Nhà nước (hàng P10) và cho cho thuê khohàng để dự trữ xăng dầu.

- Vận tải bằng ôtô sitec chuyên dùng- Dịch vụ ứng cứu dầu tràn

Trang 21

Cảng dầu B12( Kho A)

XN Kho vận XD K130

(Kho B +C )

XNXD K131( Kho T)

CN-XN Kho vận XD K132( Kho K132)CN-XN Kho vận XD

K132 (Kho A318)

Công ty XD KV3( Kho H102)

Hà Sơn Bình(Kho K133)

Kho H101(Tổng kho Đức

Kho K135 ( Phủ Lý)XNXD Quảng Ninh

( Kho B +C )

CNXD Hải Dương

2.1.2.4 Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu B12

Hình 2.1: Sơ đồ kết cấu SXKD xăng dầu của Công ty xăng dầu B12

Trang 22

Hệ thống đường ống vận chuyển xăng dầu: 7 tuyến

Tuyến – 8: Có nhiệm vụ nhập hàng từ Cảng dầu B12 đi kho xăng dầu K130,

bao gồm 03 đường ống 16”, chiều dài mỗi đường 7,6 Km/đường;

Tuyến B – T: Có nhiệm vụ bơm chuyển từ kho K130 đi kho K131 có chiều

dài 54 Km;

Tuyến K131 – A318: Có nhiệm vụ bơm chuyển từ kho K131 đi kho A318 &

ngược lại hoặc nhập hàng về kho A318 từ kho K130, tuyến có chiều dài 2,5 Km;

Tuyến K131 – H102: Có nhiệm vụ bơm chuyển từ kho K131 đi kho H102

hoặc nhập hàng về kho H102 từ kho K130 Tuyến có chiều dài 25 Km;

Tuyến T-X: Có nhiệm vụ bơm chuyển từ kho K131 đi kho K132 Tuyến có

chiều dài 38 Km;

Tuyến X - H101: Có nhiệm vụ bơm chuyển từ kho K132 đi kho H101 Tuyếncó chiều dài 48,7 Km;

Tuyến X - H: Có nhiệm vụ bơm chuyển từ kho K132 đi kho K133 & kho

K135 Tuyến có chiều dài 44 Km.

Toàn bộ hàng hóa Nhập khẩu của Tổng công ty xăng Việt Nam tại khu vưcmiền Bắc được nhập trực tiếp qua Công ty xăng dầu B12 và được vận tải đi cácCông ty xăng dầu tuyến sau bằng đường Ống, đường thủy.

Xăng dầu tại các Kho của Công ty xăng dầu B12 là hàng gửi của Tổng côngty xăng dầu Việt Nam và hàng tháng được Tcty thanh toán phí hàng gửi thông quasố lượng nhập xuất.

Nguồn hàng nhập

Đơn vị nhập khẩu: Tổng Công ty trực tiếp Nhập khẩu và giao cho Cty XDB12 tiếp nhận.

Nước nhập khẩu: China, Taiwan, Thailand, Singapore, Malaysia

Thủ tục giám định: Cty thuê cơ quan Giám định độc lập giám định và Côngty cùng tham gia giám sát quá trình làm hàng.

Thủ tục hải quan: Thừa ủy quyền của TCty làm các thủ tục hải quan Thuế: tính thuế và báo cáo số tiền phải nộp về TCty theo từng chuyến tầu Tiền nộp thuế: Tcty chuyển tiền và nộp thuế thay TCty.

Trang 23

Quá trình nhận xăng dầu các Công ty tuyến sau

Khối lượng và chủng loại: Theo số lượng và chủng loại đã đăng ký vớiTCty và Cty từ tháng trước

Phương thức giao nhận:

Bằng đường thủy: xuất hàng thông qua Cảng dầu B12;Bằng đường bộ: Bến xuất tại các đơn vị và các Kho

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty xăng dầu B12 hiện nay

Số đơn vị trực thuộc: Công ty có 7 Đơn vị trực thuộc gồm:

Cảng dầu B12 – Địa chỉ: số 1, Đường Hạ Long, Phường Bãi Cháy – T/P HạLong, Quảng Ninh;

Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh – Địa chỉ: Phường Giếng Đáy – T/P HạLong – Quảng Ninh;

Xí nghiệp kho vận xăng dầu K130 – Địa chỉ: Phường Giếng Đáy – T/P HạLong – Quảng Ninh;

Xí nghiệp xăng dầu K131 – Địa chỉ: Huyện Thủy Nguyên – T/P Hải Phòng; Xí nghiệp kho vận xăng dầu K132 – Địa chỉ: Đường Nguyễn Lương Bằng,T/P Hải Dương – tỉnh Hải Dương;

Chi nhánh xăng dầu Hưng Yên – Địa chỉ: Thị xã Hưng Yên, Tỉnh HưngYên;

Chi nhánh xăng dầu Hải Dương – Địa chỉ: Đường Nguyễn Lương Bằng , T/PHải Dương – tỉnh Hải Dương

Trang 24

GIÁM ĐỐC

PGĐ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PGĐ KINHDOANH

PHONG XÂY DỰNGCƠ BẢN PHÒNG TIN HỌC PHÒNG KT XĂNGDẦU B12PHÒNG TỔNG HỢP - HÀNHCÁC CỬA HÀNG VĂN PHÒNGCHÍNHPHÒNG QLKTĐẦUTƯ

PHÒNG THANHTRA BẢO VỆ

XNXD QUẢNGNINHXN KHO VẠN XĂNG DẦU K130XNXD K131 CNXD HẢI DƯƠNG CNXD HƯNG YÊNCẢNG DẦU B12

PHÒNG THỬ NGHIỆM XĂNGDẦU B12

XN KHO VẬN XĂNG DẦU K132

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty xăng dầu B12

Hình 2.2 : Sơ đồ tổ chức của Công ty xăng dầu B12

Trang 25

Bám giám đốc Công ty

+ Giám đốc công ty:

Giám đốc Công ty xăng dầu B12 là người chịu trách nhiệm trước Nhànước, Bộ Công Thương và Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam về kết quả quản lý,điều hành mọi hoạt động của Công ty

Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Bộ Công Thương, Hộiđồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam về việc quản lý,điều hành các lĩnh vực hoạt động của Công ty, các chiến lược phát triển của Côngty, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của Công ty với Nhànước.

Trực tiếp chỉ đạo và điều hành các công việc:

- Công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương;- Công tác tài chính kế toán;

- Công tác tiếp nhận tầu dầu và vận tải xăng dầu bằng đường ống;- Công tác tái xuất xăng dầu theo ủy quyền của Tổng công ty;

- Quyết định các chủ trương đầu tư, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật;- Quyết định phương thức tổ chức kinh doanh, cơ chế kinh doanh, định mứckinh tế kỹ thuật, các quy định quản lý nội bộ.

+ Phó giám đốc kỹ thuật:

Là người giúp việc cho Giám đốc và được phân công nhiệm vụ phụ tráchlĩnh vực quản lý kỹ thuật đầu tư

+ Phó giám đốc - xây dựng cơ bản:

Được phân công phụ trách lĩnh vực các dự án đầu tư tuyến ống, kho bể.

+ Phó giám đốc kinh doanh:

Được phân công phụ trách lĩnh vực kinh doanh Trực tiếp chỉ đạo và điềuhành các công tác liên quan đến kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu.

Trang 26

- Đại diện lãnh đạo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008;- Công tác thanh tra, kiểm tra;

- Công tác tổng hợp báo cáo, giúp giám đốc trong lĩnh vực thi đua khenthưởng; đào tạo;

- Công tác quân sự;

- Công tác bảo hộ lao động; an toàn vệ sinh lao động; chăm sóc sức khoẻ,bảo hiểm và giải quyết chế độ đối với người lao động;

- Công tác theo dõi hoạt động của các tổ chức đoàn thể;

- Công tác tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực quan hệ công chúng;- Công tác xây dựng phương án phát triển doanh nghiệp.

+ Chức năng nhiệm vụ của phòng Kế toán công ty

Phòng kế toán cung cấp đầy đủ toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế tàichính trong công ty, giúp giám đốc điều hành quản lý các hoạt động kinh tế tàichính trong công ty đạt hiệu quả cao;

Kế toán phản ánh đầy đủ tài sản hiện có, sự vận động tài sản của Công ty;Phản ánh toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh cũngnhư kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh;

Phản ánh đầy đủ được từng loại nguồn vốn, từng loại tài sản, giúp cho côngtác kiểm tra giám sát trong việc sử dụng vốn và tính chủ động trong kinh doanh.Cùng với phòng kinh doanh thanh quyết toán mọi kết quả hoạt động kinh doanhcủa Công ty.

+ Chức năng nhiệm vụ phòng Kinh doanh:

Giúp cho giám đốc về công tác thị trường, phát triển khách hàng

Kiểm tra theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc;Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và triển khai thực hiện kế hoạch củaCông ty;

Thống kê báo cáo cân đối hàng hoá;

Triển khai thực hiện hợp đồng mua bán xăng dầu.

Trang 27

+ Chức năng nhiệm vụ phòng Tổ chức:

Chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự, công tác thi đua Cân đối và phânphối tiền lương, quỹ tiền thưởng cho công ty và cho các đơn vị trực thuộc Lập kếhoạch đào tạo, thi nâng bậc cho công nhân viên Soạn thảo các văn bản quy chế trảlương, phân phối tiền thưởng và các văn bản liên quan đến chế độ chính sách củangười lao động Theo dõi cấp phát trang bị bảo hộ cho người lao động.

+ Chức năng nhiệm vụ phòng Kỹ thuật đầu tư:

Chịu trách nhiệm về tình trạng kỹ thuật của tài sản vật tư ,theo dõi tuyếnống toàn công ty, chịu trách nhiệm cấp phát vật tư cho các đơn vị thuộc công tyquản lý và khối cửa hàng văn phòng công ty Đào tạo để thi nâng bậc cho cán bộcông nhân viên công ty;

Xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị, vật tư;

+ Chức năng phòng Kỹ thuật xăng dầu:

Chịu trách nhiệm về chất lượng, phẩm chất xăng dầu của toàn công ty, đolường kiểm định bể chứa, barem dung tích Phân tích kiểm tra các chỉ tiêu chấtlượng xăng dầu từ khâu nhập đến khâu xuất Kiểm định cột bơm, bể chứa, xà lan.Thay thế sửa chữa định kỳ cột bơm và các thiết bị đo lường

+ Chức năng nhiệm vụ phòng Xây dựng cơ bản:

Phòng xây dựng cơ bản được giám đốc công ty giao cho nhiệm vụ theo dõicác mặt hoạt động về xây dựng cơ bản Làm các thủ tục về đất đai để mở rộngmạng lưới bán lẻ, kho tàng, nhà làm việc của Công ty Thiết kế các công trình xâydựng cơ bản do công ty quản lý Giám sát thi công các công trình xây dựng cơ bản.Thanh quyết toán các hạng mục của công trình Cùng với phòng kỹ thuật đầu tư đểhoàn thiện hệ thống công nghệ các công trình xăng dầu.

+ Chức năng nhiệm vụ của phòng Tổng hợp - hành chính:

Chịu trách nhiệm về các công việc tổng hợp các báo cáo, hành chính trongCông ty, điều hành các phương tiện như xe con xe ca Phụ trách các mảng y tế cơquan, nhà trẻ, nhà ăn, tiếp khách, đối ngoại với khách hàng của công ty.

+ Chức năng nhiệm vụ phòng thanh tra bảo vệ:

Trang 28

Chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát hoạt đông của các đơn vị trực thuộccông ty gồm các mặt: an ninh trật tự, vệ sinh công nghiệp Kiểm tra đôn đốc cáchoạt động về công tác phòng cháy chữa cháy Lập phương án, mở lớp huấn luyệnPCCC cho cán bộ công nhân viên Cùng với hội đồng hoà giải xử lý các đơn thưkhiếu nại của người lao động Giải quyết các vấn đề tệ nạn xã hội trong phạm viCông ty.

2.1.3.2 Các quy định, quy chế quản trị nội bộ tại Công ty

Công ty xăng dầu B12 đã thực hiện từng bước phân cấp quản lý các mặt kếhoạch, vật tư, kỹ thuật, tổ chức lao động tiền lương và tài chính cho các đơn vịthành viên Trong quá trình thực hiện Công ty đã bổ sung sửa đổi cho phù hợp vớicơ chế của Nhà nước.

- Công ty có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thựchiện nghiệp vụ quản lý các mặt đối với các thành viên.

- Các đơn vị thành viên phải thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo thườngxuyên và hàng tháng theo quy định và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trungthực

Về các hoạt động sản xuất của đơn vị mình

- Các đơn vị được Công ty giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh là đơn vịthành viên trực thuộc Công ty

+ Có tư cách pháp nhân đầy đủ

+ Có con dấu riêng và đăng kí kinh doanh đúng quy định của Nhà nước;+ Được mở tài khoản thu chi tín dụng Ngân hàng

+ Được ủy quyền và tự chịu trách nhiệm trong việc ký kết và thực hiện cáchợp đồng kinh tế trong và ngoài Công ty

+ Được phân cấp quản lý về các mặt kế hoạch, vật tư, kỹ thuật, tổ chức laođộng tài chính theo nội dung quy chế của Công ty;

+ Đơn vị trực thuộc có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhànước và Công ty, thực hiện đúng các quy định của Công ty xăng dầu B12 và TổngCông ty xăng dầu Việt Nam;

+ Đơn vị có trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.

Trang 29

Công ty có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thựchiện nghiệp vụ quản lý các mặt của các đơn vị được giao quyền tự chủ sản xuấtkinh doanh theo đúng quy định của Nhà nước và Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam.

2.2 Khái quát tình hình xăng dầu trong 2 năm 2008, 2009.

2.2.1.Tình hình thị trường xăng dầu thế giới năm 2008, năm 2009

2.2.1.1 Tình hình thị trường xăng dầu thế giới năm 2008

Năm 2008, thị trường xăng dầu trải qua những biến động hết sức phức tạp,bất ngờ Giá dầu thô thế giới trong những tháng đầu năm leo thang liên tục với đỉnhđiểm tăng lên 147,27 USD/thùng trong tháng 7 Tuy nhiên, do tác động của khủnghoảng kinh tế toàn cầu, kể từ tháng 8 năm 2008, giá dầu đã thụt giảm mạnh và đến

kết thúc năm chỉ còn 39,03 USD/thùng (chỉ bằng 27% thời kỳ đỉnh điểm và giảmmạnh so với giá dầu kết thúc năm 2007 ở mức 95,98 USD/thùng).

Trong nước, do tác động của giá dầu thế giới, Nhà nước đã liên tục cónhững chính sách và thực hiện 12 lần tăng, giảm giá xăng dầu, đồng thời áp dụngvà nâng thuế nhập khẩu xăng dầu, đến thời điểm hiện tại thuế nhập khẩu dầu là25% và các mặt hàng khác là 40%.

Theo quy định tại Nghị định 55/2007/NÐ-CP của Chính phủ về kinh doanhxăng dầu; kể từ năm 2007 các mặt hàng xăng, dầu hỏa, Mazut đã chính thức đượcáp dụng cơ chế thị trường Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của thị trường xăng,dầu thế giới trong bảy tháng đầu năm, cho nên các mặt hàng xăng, dầu vẫn chưathật sự được điều hành theo cơ chế thị trường Ðể bảo đảm mục tiêu bình ổn giá vàbảo đảm an ninh năng lượng, từ tháng 7 trở về trước giá xăng, dầu vẫn do Nhànước điều hành, việc tăng, giảm giá từng thời điểm đều do Nhà nước quyết định.Từ ngày 16-9-2008, các mặt hàng xăng dầu trong nước đã được chuyển sang kinhdoanh theo cơ chế thị trường Sau hơn 03 tháng vận hành, cơ chế này bước đầuphát huy hiệu quả khi giá xăng dầu trong nước đã từng bước được điều chỉnh theogiá thế giới (có tăng, có giảm).

2.2.1.2 Tình hình thị trường xăng dầu thế giới năm 2009

Trang 30

Thị trường xăng dầu thế giới vẫn diễn biến phức tạp, khó dự đoán tác độngảnh hưởng rất lớn đến thị trường xăng dầu nước ta Ở trong nước kinh doanh xăngdầu đã dần theo cơ chế thị trừờng, cạnh tranh mạnh hơn và cơ chế điều hành giácủa Chính phủ cũng linh hoạt hơn Trên địa bàn kinh doanh của công ty diễn ra sựcạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần của các đầu mối được phép kinh doanh xăng dầuhết sức quyết liệt; thị phần của công ty trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chiếm 71%,Hưng Yên 61%; Thủy Nguyên- Hải Phòng 60% và Hải Dương là 53% Thị phầncòn lại là gồm của PV oil,Petec và các đối thủ khác Các đối thủ cạnh tranh ngàycàng tìm cách mở rộng mạng luới nhằm chiếm lĩnh kênh phân phối hạ nguồn, pháttriển thị phần và có cơ chế chính sách kinh doanh khá linh hoạt, khuyến khích thuhút khách hàng, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức kinh doanh bán hàngcủa công ty Loại hình bán hàng tái xuất phụ thuộc nhiều vào chính sách của TrungQuốc và các quy định quản lý của Nhà nước của địa phương về điều kiện, địa điểmxuất hàng và cũng đã gây khó khăn nhất định cho triển khai thực hiện loại hìnhkinh doanh này Với thị phần của công ty như hiện nay, cũng có thể nói đây là mộtlợi thế trong kinh doanh Nhưng nếu chủ quan, thiếu tích cực trong phát triển mạnglưới cửa hàng hay thiếu cơ chế chính sách bán hàng linh hoạt thì không nhữngkhông phát triển được thị phần mà còn mất thị phần hiện có Mặt khác có thể nóinăm 2009 được đánh giá là cơ hội phù hợp cho các dự án đầu tư và như vậy cũngdẫn đến kích cầu tiêu thụ xăng dầu cho sản xuất.

2.2.2 Tình hình thị trường xăng dầu thuộc địa bàn Công ty B12 quản lý

2.2.2.1.Tình hình thị trường và chính sách thù lao của các Công ty đầu mối khác:

*Tại Hải Phòng:

Thị trường Hải Phòng có nhiều đơn vị đầu mối cung cấp xăng dầu do đó cósự cạnh tranh luôn gay gắt và quyết liệt, các đầu mối khác luôn duy trì thù lao choĐlý, TĐLý ở mức cao hơn của XN K131 thông qua việc tính toán vào cước vận tải,bên cạnh đó Công ty xăng dầu Khu vực III vẫn duy trì những chính sách ưu đãi vớikhách hàng bằng cách thông qua một số TĐLý để vận dụng tính toán chi phí bán

Trang 31

hàng hỗ trợ cho các Đại lý đảm bảo mức thù lao tương đương với các đầu mốikhác Nếu so sánh với đầu tháng thì cuối tháng thù lao cho Đại lý, Tổng đại lý đãtăng từ 100-140đ/lít, cụ thể tại thời điểm này như sau:

- Petec : Thù lao cho Đại lý xăng khoảng 850đ/l và dầu là 900đ/l

- PV Oil : Thù lao cho Đại lý xăng khoảng 1.140đ/l và dầu là 1.180đ/l.Ngoài ra do tình hình giá xăng dầu thế giới trong những tháng cuối năm liên tục cónhững biến động, PV Oil còn áp dung chính sách hỗ trợ giảm giá linh hoạt.

*Tại Hải Dương, Hưng Yên:

Các TĐLý vận dụng cước vận tải thuộc nhiều khu vực khác nhau (Hà Nội,Bắc Ninh, Thái Nguyên ) đổ vào địa bàn Hải Dương, Hưng Yên gây nên sự cạnhtranh quyết liệt về thù lao giữa các đầu mối khác với Chi nhánh Hải Dương, HưngYên của Công ty

- PV Oil: Chiết khấu cho Tổng đlý xăng là 900-1.000đ/l, dầu là 1.200đ/l (nợ 10 ngày ) Nếu thanh toán tiền ngay tăng thêm 30đ/l.

1.000 Xăng dầu Quân đội : Chiết khấu cho Tổng đlý xăng là 800đ/l, dầu là900đ/l (chậm trả 10 ngày), nếu thanh toán ngay cộng thêm 30đ/l.

- PETEC : Chiết khấu cho Tổng đlý xăng là 900-1.000đ/l, dầu là 1.200đ/l (nợ 10 ngày) Nếu thanh toán tiền ngay tăng thêm 30đ/l.

1.000-* Tại Quảng Ninh:

Là một địa bàn kinh doanh có nhu cầu tiêu thụ lớn và rất giầu tiềm năng phát triển với nhu cầu xăng dầu tăng trưởng hàng năm khoảng gần 10%/năm, luôn là một thị trường cạnh tranh “rất nóng bỏng” Hiện nay, đã xuất hiện nguy cơ một số khách hàng của Công ty đã, đang và sẽ có xu hướng muốn thanh lý hợp đồng vớiCông ty và chuyển sang ký hợp đồng với các đối thủ cạnh tranh, do đó thị phần củaCông ty đã bị thu hẹp đáng kể Chiết khấu, thù lao cho đại lý, tổng đại lý của đầu mối khác không ngừng gia tăng, cụ thể tại thời điểm này như sau :

- PV Oil : Thanh toán ngay thù lao cho đại lý xăng từ 850-950đ/l, dầu 1.000đ/l.

900 Petex : Thanh toán ngay thù lao cho đại lý xăng từ 800900 860đ/l, dầu 850900 910đ/l.

Trang 32

850 Xăng dầu Quân đội : Thanh toán ngay thù lao cho đại lý xăng từ 770850 850đ/l, dầu 730-810đ/l.

Nhìn chung, Thị trường của Công ty trên địa bàn Quảng Ninh hiện naychiếm khoảng 60 – 65% thị phần, còn lại là của các đầu mối khác

2.2.2.2 Chính sách bán hàng của các đơn vị trực thuộc hiện đang áp dụng:

Với tình hình thị trường như vậy, Công ty đã chỉ đạo các đơn vị về công tácbán hàng, cơ chế, chính sách để các đơn vị chủ động, linh hoạt hơn trong việc xâydựng phương án bán hàng, tăng khả năng cạnh tranh thúc đẩy sản lượng bán ra, giữvững được thị phần trong các thời kỳ.

Công ty đã thực hiện giá giao cho các đơn vị bằng giá giao của TCTy choCty, chỉ đạo các đơn vị nắm bắt tình hình thị trường, đồng thời có những chỉ đạothực hiện chính sách bán hàng linh hoạt và phù hợp, tạo mọi điều kiện tốt nhất chocác đơn vị trong công tác bán hàng và cạnh tranh với các đối thủ trên địa bàn

2.3 Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty xăng dầu B12

Môi trường kinh doanh là môi trường sống của Doanh nghiệp Nó bao gồmmôi trường bên trong và môi trường bên ngoài Công ty Bất kỳ Doanh nghiệp nàomuốn tồn tại và phát triển cũng phải thích nghi với môi trường kinh doanh, nóicách khác phải luôn tự thay đổi và hoà nhập vào môi trường, tức phải sản xuất haycung ứng những cái gì thị trường cần, cố gắng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầucủa xã hội và tiêu dùng của nhân dân có thế thì Doanh nghiệp mới phát triển đượcvà tất nhiên hiệu quả kinh tế mang lại cũng tăng lên

2.3.1 Môi trường bên ngoài :

2.3.1.1 Điều kiện kinh tế:

Khi nói đến kinh doanh là phải nói đến nhu cầu và tiềm năng tiêu thụ tại thị

trường đó hay nói cách khác đó là các khách hàng tại địa bàn đó và quan trọng nhấtlà thu nhập của nhân dân nói chung và khách hàng nói riêng có tăng không Nhưchúng ta đã biết trong thời gian qua nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tếthị trường đã thu được kết quả hết sức to lớn, thu nhập bình quân của nhân dânngày một tăng Đặc biệt đối với địa bàn Công ty nằm trong tam giác kinh tế củaĐất nước là Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, đồng thời trên địa bàn lại có nhiều

Trang 33

khu Công nghiệp, khu Du lịch, Cảng biển, Cửa khẩu đây là một điều kiện rấtthuận lợi cho sự phát triển của Công ty.

Do đặc thù riêng của Công ty là quản lý theo tuyến ống do vậy địa bàn hoạtđộng rất rộng bao gồm : Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và một phần Thànhphố Hải phòng, mức thu nhập cũng như điều kiện cơ sở hạ tầng cũng rất khác nhaudo vây cũng gây không ít khó khăn cho Doanh nghiệp trong việc tổ chức sản xuấtkinh doanh.

2.3.1.2 Điều kiện chính trị:

Nền kinh tế của nước ta được xây dựng theo hướng kinh tế thị trường có sựđiều tiết và quản lý của Nhà nước Đặc biệt xăng dầu là mặt hàng chiến lược chịusự quản lý và chi phối trực tiếp của các chính sách của Nhà nước như : Chính sáchthu lệ phí giao thông qua giá bán xăng dầu, thuế nhập khẩu và phụ thu, chính sáchbán hàng cho miền núi và đặc biệt là chính sách giá trần Do việc quản lý vĩ môchặt chẽ của Nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu mặc dù Nhà nước đã có nhiềuchính sách hỗ trợ, ưu đãi, nhưng thực tế hiện nay Ngành xăng dầu nói chung và choCông ty xăng dầu B12 nói riêng đang phải đối đầu với rất nhiều khó khăn lớn trongcông tác tổ chức sản xuất kinh doanh như :

- Do chính sách giá trần mặc dù giá xăng dầu thế giới tăng cao nhưng giábán trong nước vẫn giữ nguyên hoặc tăng chút ít không đủ bù đắp chi phí (hiện naygiá xăng dầu nhập khẩu giá xấp xỉ bằng giá bán trong nước).

- Do Ngành xăng dầu phải bắt buộc nhập khẩu để đảm bảo nhu cầu tiêu dùngcũng nhu cầu an ninh quốc phòng trong khi đó các Doanh nghiệp được phép nhậpkhẩu (ngoài Ngành xăng dầu còn 05 đầu mối nhập khẩu khác) lại không bị bắt buộcnhập khẩu, do vậy khi giá xăng dầu thế giới tăng cao thì họ không nhập khẩu màgiá hạ thì họ nhập để cạnh tranh.

- Ngành xăng dầu phải bán giá thống nhất ở thành phố cũng như ở các miềnsâu, miền xa

2.3.1.3 Điều kiện xã hội :

Do kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao nhu cầu tiêu

dùng xăng dầu nói riêng và các nhu cầu khác đều tăng, và thực tế xăng dầu đã làmột nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong đời sống xã hội hiện tại cũng như

Trang 34

tương lai đây là một điều kiện vô cùng thuận lợi cho công ty nhưng đồng thời cũnglà khó khăn lớn bởi vì trong tương lai không chỉ có 06 đầu mối nhập khẩu xăng dầumà sẽ còn nhiều doanh nghiệp khác sẽ kinh doanh xăng dầu, do đó cạnh tranh sẽhết sức khốc liệt.

2.3.1.4 Điều kiện địa lý tự nhiên và môi trường:

Địa bàn Công ty xăng dầu bao gồm cả đồng bằng, miền núi hải đảo trải dài

trên 400Km với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông và đường biển việcgiao lưu hàng hoá rất thuận tiện Nhưng do địa bàn trải dài trên nhiều vùng địa lý,thực tế việc tổ chức kinh doanh rất phức tạp, do có địa bàn trung tâm tập trung mậtđộ dân số rất đông và có địa bàn lại rất rải rác, có khu vực dân trí cao nhưng cónhững khu vực dân trí lại thấp, có khu vực tập trung các khu công nghiệp, du lịch,cảng biển, cửa khẩu nhưng có khu vực lại nằm sâu trong nội địa và thuần nông Nói tóm lại điều kiện tự nhiên và môi trường của Công ty rất phong phú, đa dạng,nói chung đây là một điều kiện thuận lợi nhưng cũng không kém phần khó khăncho việc phát triển của Công ty

2.3.1.5 Các bạn hàng :

Công ty xăng dầu B12 là một doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn

trên 30 năm Kể từ khi thành lập đến nay Công ty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệmvụ khi còn chế độ cung ứng theo chỉ tiêu đến nay trong môi trường kinh doanh cócạnh tranh, Công ty luôn được các bạn hàng tin cậy Hàng năm sản lượng bán rađều tăng đồng thời giữ vững và phát triển thêm được nhiều khách hàng mới Thựctế các Doanh nghiệp sử dụng xăng dầu trên địa bàn luôn coi Công ty là bạn hàng sốmột là một địa chỉ đáng tin cậy Các bạn hàng lớn, chủ yếu của Công ty bao gồm :Ngành Than, Ngành điện, Ngành Xi măng, các Doanh nghiệp sản xuất kính, Đóngtầu,…

2.3.1.6 Đối thủ cạnh tranh:

Công ty xăng dầu B12 trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, cũngnhư các Đơn vị khác trong Ngành, Công ty đang và phải liên tục phấn đấu để đứngvững trong cơ chế thị trường với điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt của cácdoanh nghiệp khác, trong đó có những Doanh nghiệp chuyên nghiệp và ưu thế hơnhẳn về vốn, cơ chế Cụ thể : Đối với xăng dầu sáng 13 đối mối các doanh nghiệp

Trang 35

khác như : PETEX, PETECHIM, VINAPCO, SAIGON PETROL , dầu mỡ nhờncó hàng chục hãng như : Castrol, Vidamo, Shell, Mobil,

Tính đến ngày 01/01/2010 cả nước có 11 công ty đầu mối nhập khẩu xăngdầu (về kinh doanh xăng dầu có 10 Cty), trong đó 4 - 5 công ty chiếm 90% tổngsản lượng nhập khẩu xăng dầu hàng năm Mười một doanh nghiệp làm đầu mốinhập khẩu xăng dầu là: Tổng Cty Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex), Cty TNHHDầu Khí TP.HCM (Saigon Petro), Petec, Tổng công ty dầu Việt Nam (PVOIL),Xăng dầu Hàng Không (Vinapco), Xăng dầu Quân Đội (MIPECO), Thương MạiDầu Khí Đồng Tháp, Liên Doanh Dầu Khí Mekong, Thương Mại Xăng DầuĐường Biển, Cty Vật Tư Tổng Hợp Phú Yên và Cty TNHH điện lực Hiệp Phước

Trang 36

Hình 2.3: Hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu tối thiểu năm 2009

Trang 37

Qua số liệu từ Sở công thương các địa phương và kết hợp với bộ phận thịtrường của Công ty xăng dầu B12 ta có số liệu về thị phần xăng dầu của Công tynăm 2009 như sau:

Hình 2.4 : Thị phần xăng dầu của Công ty

Công tythuộcPetrolime

2.3.1.6.1 Tổng công ty dầu Việt Nam (PVOil)

* PV Oil : Đây là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, có nguồnlực lớn tuy nhiên hệ thống cơ sở vật chất còn hạn chế (kho bể nhỏ, hệ thống củahàng bán lẻ ít…)

Hệ thống bán lẻ trực tiếp còn yếu nên chính sách phát triển thời gian qua họthường tập trung về các Đại lý lớn, tổng đại lý, các khách hàng công nghiệp… dođó thù lao, chiết khấu thường cao nhất đặc biệt có chính sách hỗ trợ khách hàng chogửi hàng tại kho…

PVOil cũng có một số mặt hạn chế : Yêu cầu thanh toán ngay và nhận hàngkhó khăn, nguồn hàng không đáp ứng kịp thời…

Trang 38

Đây là đối thủ chính của Công ty trong thời gian qua và trong tương lai (đãký kết hợp tác toàn diện với tỉnh Quảng Ninh và đang tiến hành các thủ tục nhằmxây dựng kho tại Lạch Huyện_Yên Hưng-Quảng Ninh).

2.3.1.6.2 Tổng công ty xăng dầu Quân đội ( MIPECOR )

Mipecor: Có nguồn lực khá lớn tuy nhiên hệ thống cơ sở vật chất còn hạnchế (kho bể nhỏ, hệ thống của hàng bán lẻ…).

Chính sách như các các đầu mối khác, họ cũng tập trung phát triển qua hệthống đại lý nên thù lao, chiết khấu, cơ chế bán hàng linh hoạt cũng tương đối linhhoạt như : Được dư nợ (đến cuối tháng thanh toán hết), áp dụng hình thức chiếtkhấu giảm giá tùy theo lượng nhận, hình thức thanh toán…

Hệ thống kho bể chứa tại Miền bắc còn hạn chế.

Hạn chế về Nguồn hàng (chủ yếu bán hàng hàng theo từng lô và từngthời điểm, số lượng ít).

2.3.1.6.3 Công ty thương mại và kỹ thuật dầu tư ( PETEC )

Nhìn chung có nguồn lực, hệ thống cơ sở vật chất còn hạn chế.

Chính sách như của PV Oil , họ cũng tập trung phát triển qua hệ thống đại lýnên thù lao, chiết khấu, cơ chế bán hàng linh hoạt cũng tương đối linh hoạt như:Được dư nợ (đến cuối tháng thanh toán hết), áp dụng hình thức chiết khấu giảm giátùy theo lượng nhận, hình thức thanh toán…

2.3.1.6.4 Công ty kinh doanh xăng dầu VINALINES phía Bắc

Đã tổ chức triển khai kinh doanh tại khu vực phía Bắc (chủ yếu tái xuất),Tuy nhiên đây được xác định là một đối thủ tiềm năng của Công ty.

Công ty Vinalines đang tiến hành các thủ tục nhằm xây dựng kho tại LạchHuyện - Yên Hưng - Quảng Ninh

Tuy nhiên do nắm vững tình hình và vận dụng các chính sách mềm dẻo,phù hợp Công ty vẫn giữ vững được vị thế chủ đạo trên thị trường, giữ được chữtín với khách hàng

Trang 39

2.3.2 Môi trường bên trong :2.3.2.1.Về lao động :

Tổng số lao động toàn Công ty xăng dầu B12 hiện nay là 1.654người Trongđó :

- Lao động có trình độ trên đại học : 15người.- Lao động có trình độ đại học là : 489 người - Lao động có trình độ cao đẳng là : 67 người - Lao động có trình độ trung cấp là : 213 người - Công nhân kỹ thuật là : 848 người

- Lao động chưa qua đào tạo là : 22 người - Lao động gián tiếp: 401 người

- Lao động trực tiếp là : 1.253 người

(Nguồn số liệu từ phòng tổ chức)

2.3.2.2 Về kết cấu lao động

Yếu tố chủ yếu nhất trong ba yếu tố cơ bản của qúa trình sản xuất là laođộng có ý thức của con người Tư liệu lao động và đối tượng lao động là những tưliệu sản xuất, chỉ phát huy tác dụng trong quá trình sản xuất khi có sự tác động củalao động

Trong các doanh nghiệp số lượng lao động , tình hình sử dụng thời gian laođộng và tình hình năng suất lao động của công nhân viên là các nhân tố có ảnhhưởng đến việc hoàn thành kế hoạch sản lượng cũng như kế hoạch giá thành củadoanh nghiệp Do đó doanh nghiệp phải quan tâm chính xác số thù lao phải trả chocông nhân viên để bù đắp sức lao động của họ đã hao phí để sản xuất ra sản phẩmđồng thời phải phân bổ chính xác số chi phí đó vaò giá thành sản phẩm , lao vụ ,dịch vụ.

Xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh , quản lý khoa học kỹ thuật vàtài sản hiện có mà tổng công ty xăng dầu Việt Nam giao cho công ty quản lý , côngtác tổ chức lao động của công ty đang đáp ứng ngày một tốt hơn ,phù hợp hơn vớiyêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh , tiến bộ khoa học kỹ thuật và trình độcủa năng lực sản xuất Công ty có rất nhiều loại hình lao động với đối tuợng , điềukiện lao động rất đa dạng , phức tạp nhưng được phân công hiệp tác lao động chặt

Trang 40

chẽ , tổ chức hoạt động theo định mức và các mức định biên lao động mà sau nàyđuợc tổng công ty quy định cụ thể tại quyết định số 095/XD-QĐ ngày 2/3/1998 banhành “Quy định tạm thời định biên lao động tại các đơn vị thành viên Tổng công tyxăng dầu Việt nam”

2.3.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật :

Công ty xăng dầu B12 là đầu mối nhập khẩu xăng dầu lớn nhất phía Bắc,hiện nay đang quản lý : 01 cầu cảng nhập khẩu có khả năng tiếp nhận tầu từ5.000DWT-40.000DWT, gần 500Km đường ống bơm xăng dầu, 06 kho xăng dầuvới tổng sức chứa 226.000m3 (dự kiến đến đầu năm 2010 tăng trên 400.000m3) ,09 bến xuất, trong đó có 01 bến xuất đường thuỷ, cùng hơn 100 cửa hàng bán xăngdầu, dầu nhờn, gas, kho dầu nhờn, kho kho gas Hệ thống cơ sở vật chất của Côngty trang bị hiện nay được đánh giá ngang tầm khu vực với hệ thống đo mức từ xa,bến xuất tự động, cột bơm điện tử Ngoài ra toàn Công ty đang trang bị hàng trămchiếc máy tính để ứng dụng tin học vào quản lý và điều hành sản xuất.

2.3.2.4 Môi trường tác nghiệp:

Ngoài việc trang bị đầy đủ điều kiện làm việc và an toàn cho CBCNV

trong toàn Công ty, Công ty luôn quan tâm tạo điều kiện, đoàn kết nhất trí cùngnhau hoàn thành nhiệm vụ được giao Công ty luôn tạo điều kiện để CBCNV đượchọc tập, tham gia các hoạt dộng văn hoá thể thao, thăm quan du lịch, ngày tết đềucó xe đưa đón CBCNV về quê ăn tết cùng gia đình Chính vì vậy đã tạo ra đượcđời sống vật chất và tinh thần lành mạnh, một môi trường rất tốt để CBCNV cống

hiến hết khả năng và trí tuệ để góp phân xây dựng công ty ngày một phát triển

Tóm lại : Môi trường kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 có rất nhiều

thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn phức tạp Nhưng thực tế những năm quavới những kết quả thu được như doanh số, lãi, thu nhập năm sau đều cao hơnnăm trước vốn sản xuất kinh doanh thường xuyên được bổ sung, đời sống củaCBCNV được nâng cao đã minh chứng hướng đi đúng đắn của Công ty Trong thờigian tới với tình hình giá xăng dầu thế giới tiếp tục biến động khó lường, cạnh tranhngày một khốc liệt hơn đòi hỏi Công ty phải nỗ lực hơn nữa vượt qua mọi khó khănmới có thể đứng vững và phát triển được trong cơ chế thị trường

2.3.3 Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty xăng dầu B12

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Quyết định số: 1139/QĐ-TTg ngày 31/7/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 Khác
[2] Công văn số: 235/TB-VPCP ngày 4/8/2009: Thông báo kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tại cuộc họp Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển Doanh nghiệp Khác
[3] Nghị định số: 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về Kinh doanh xăng dầu Khác
[4] Báo cáo hoạt động sản xuất kinh danh của Công ty xăng dầu B12 các năm 2008, 2009 Khác
[5] Định hướng quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đến năm 2015.[6] Các Website Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.3: Hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu tối thiểu năm 2009 - Nghiên cứu một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 trong tương lai.docx
Hình 2.3 Hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu tối thiểu năm 2009 (Trang 37)
Hình 2.3: Hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu tối thiểu năm 2009 - Nghiên cứu một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 trong tương lai.docx
Hình 2.3 Hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu tối thiểu năm 2009 (Trang 37)
BẢNG ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU B12 - Nghiên cứu một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 trong tương lai.docx
12 (Trang 43)
BẢNG ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU B12 - Nghiên cứu một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 trong tương lai.docx
12 (Trang 43)
BẢNG ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU B12 - Nghiên cứu một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 trong tương lai.docx
12 (Trang 43)
Căn cứ theo nhu cầu tiêu thụ bảng trên, có thể tính toán lượng hàng qua các kho đầu mối như sau (dự kiến với số cảng hiện tại, nếu bổ sung thêm cảng thì sản  lượng này sẽ bao gồm cho cả cảng bổ sung): - Nghiên cứu một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 trong tương lai.docx
n cứ theo nhu cầu tiêu thụ bảng trên, có thể tính toán lượng hàng qua các kho đầu mối như sau (dự kiến với số cảng hiện tại, nếu bổ sung thêm cảng thì sản lượng này sẽ bao gồm cho cả cảng bổ sung): (Trang 70)
Hình 3.3: Dự báo lượng hàng qua các cảng - Nghiên cứu một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 trong tương lai.docx
Hình 3.3 Dự báo lượng hàng qua các cảng (Trang 70)
- O1: Sự quan tâm và hỗ trợ   của   Nhà   nước,   địa  - Nghiên cứu một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 trong tương lai.docx
1 Sự quan tâm và hỗ trợ của Nhà nước, địa (Trang 78)
Hình 3.4: Ma trận SWOT của Công ty xăng dầu B12 - Nghiên cứu một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 trong tương lai.docx
Hình 3.4 Ma trận SWOT của Công ty xăng dầu B12 (Trang 78)
Hình 3.4: Ma trận SWOT của Công ty xăng dầu B12 - Nghiên cứu một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 trong tương lai.docx
Hình 3.4 Ma trận SWOT của Công ty xăng dầu B12 (Trang 78)
Hình 3.5: Dự báo sản lượng thông qua tuyến B12 - Nghiên cứu một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 trong tương lai.docx
Hình 3.5 Dự báo sản lượng thông qua tuyến B12 (Trang 86)
Hình 3.5: Dự báo sản lượng thông qua tuyến B12 - Nghiên cứu một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 trong tương lai.docx
Hình 3.5 Dự báo sản lượng thông qua tuyến B12 (Trang 86)
Hình 3.6: Dự báo lưu lượng bơm chuyển trên tuyến B12 - Nghiên cứu một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 trong tương lai.docx
Hình 3.6 Dự báo lưu lượng bơm chuyển trên tuyến B12 (Trang 87)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w