MỤC LỤC
Việc soạn thảo chiến lược phải bắt đầu từ việc xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược để từ đây xây dựng các chiến lược kinh doanh trong thực tiễn, từ đây đưa ra các chiến lược đặc thù về một bộ phận trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ kinh doanh là mục đích kinh doanh từ đó xác định lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, loại sản phẩm hoặc loại hình dịch vụ chính, nhu cầu thị trường hoặc những mong muốn, những nguyện vọng của các thành phần có liên quan đến doanh nghiệp.
Trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1973-1975) đường ống dẫn xăng dầu của Công ty tiếp nhận xăng dầu Quảng Ninh đã được nối với đường ống dã chiến của quân đội tạo thành “mạch máu xăng dầu”, bắt nguồn từ biên giới Việt - Trung (phía Bắc) chạy theo chiều dài đất nước, phục vụ kịp thời cho các yêu cầu của chiến trường, cho nền kinh tế đất nước, góp phần quan trọng vào thắng lợi của dân tộc trong cuộc tổng tiến công mùa Xuân năm 1975 lịch sử Thời kỳ xây dựng đất nước sau giải phóng (1976-1993). Công ty xăng dầu B12 là Doanh nghiệp nhà nước được thành lập, nhằm quản lý toàn diện hệ thống đường ống và các kho chứa để vừa thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, chuyển tải, lưu chữ, bảo quản và bơm chuyển xăng dầu cho các Đơn vị trong và ngoài ngành, vừa tổ chức vận chuyển xăng dầu bằng đường bộ đảm bảo cung ứng bán buôn và bán lẻ xăng dầu cho các nhu cầu trên địa bàn đường ống đi qua theo kế hoạch Tổng công ty giao.
Nhưng do địa bàn trải dài trên nhiều vùng địa lý, thực tế việc tổ chức kinh doanh rất phức tạp, do có địa bàn trung tâm tập trung mật độ dân số rất đông và có địa bàn lại rất rải rác, có khu vực dân trí cao nhưng có những khu vực dân trí lại thấp, có khu vực tập trung các khu công nghiệp, du lịch, cảng biển, cửa khẩu nhưng có khu vực lại nằm sâu trong nội địa và thuần nông. Mười một doanh nghiệp làm đầu mối nhập khẩu xăng dầu là: Tổng Cty Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex), Cty TNHH Dầu Khí TP.HCM (Saigon Petro), Petec, Tổng công ty dầu Việt Nam (PVOIL), Xăng dầu Hàng Không (Vinapco), Xăng dầu Quân Đội (MIPECO), Thương Mại Dầu Khí Đồng Tháp, Liên Doanh Dầu Khí Mekong, Thương Mại Xăng Dầu Đường Biển, Cty Vật Tư Tổng Hợp Phú Yên và Cty TNHH điện lực Hiệp Phước.
Với phương châm tiết kiệm lao động, Công ty xăng dầu B12 đã tổ chức rà soát lao động ở tất cả các khâu đặc biệt là khâu bán lẻ do năng suất ở khâu này còn thấp, vì vậy bình quân 1 cửa hàng của Công ty chỉ có 6 lao động; có tới 30 trong số 107 cửa hàng của công ty chỉ sử dụng từ 1-3 lao động, đây là mô hình cửa hàng giao khoán quản và được Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam đánh giá cao. Số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty giảm đi đồng nghĩa với việc Công ty đã ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại đưa vào quá trình sản xuất, việc cơ khí hóa tự động hóa từ khâu tiếp nhận đến khâu bơm chuyển xăng dầu cho các tuyến sau giúp nâng cao năng suất lao động đồng thời tách công nhân ra khỏi môi trường lao động độc hại góp phần bảo vệ sức khỏe cho người lao động do đó vị thế và uy tín của Công ty trên thị trường ngày càng được nâng cao.
Giá bán lẻ = { giá CIF + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt } x tỷ giá ngoại tệ + thuế VAT + phí xăng dầu + các loại thuế, phí khác và các khoản trích nộp khác theo qui định hiện hành + chi phí kinh doanh của doanh nghiệp + lợi nhuận. - Công ty xăng dầu B12 là doanh nghiệp nhà nước, ngoài việc kinh doanh xăng dầu còn phải thực hiện đảm bảo an ninh xăng dầu khu vực miền Bắc và dự trữ xăng dầu Quốc gia.
Mặc dù các hãng xăng dầu nước ngoài có lợi thế rất lớn về tiềm năng tài chính, về nguồn hàng và thực hiện kinh doanh với mục tiêu thị phần, lợi nhuận thuần túy, tuy nhiên với thị trường xăng dầu đặc thù của Việt Nam thì khả năng chiếm lĩnh thị phần trong thời gian ngắn sau khi mở của là khó có thể xảy ra. Đây sẽ là thách thức rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi phải tạo dựng hệ thống CSVCKT riêng cho mình để có thể cạnh tranh với hệ thống hoàn thiện, khấu hao thấp đã có, không những của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam mà với hơn 5 đơn vị đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu có tiềm lực, có thị trường và thị phần tương đối, nhất là có hệ thống kinh doanh bán lẻ, đại lý và tổng đại lý.
- Giá dầu thế giới đã liên tục giảm mấy tháng qua, các nền kinh tế lớn trên thế giới đều đã gặp khó khăn; nhưng các biện pháp để ổn định nền kinh tế của các chính phủ đã được triển khai thực hiện, cơ bản các nguyên nhân dẫn đến suy thoái đã được nhận diện và bắt đầu được kiểm soát. - Công ty xăng dầu B12 có cơ sở vật chất kỹ thuật rất lớn, với hệ thống kho, bể, tuyến ống, cửa hàng được đầu tư hiện đại, quy mô đang được mở rộng và chi phí bán hàng thấp là điều kiện thuận lợi giúp Công ty có khả năng cạnh tranh tốt với các đơn vị khác.
- Giá dầu thế giới đã liên tục giảm mấy tháng qua, các nền kinh tế lớn trên thế giới đều đã gặp khó khăn; nhưng các biện pháp để ổn định nền kinh tế của các chính phủ đã được triển khai thực hiện, cơ bản các nguyên nhân dẫn đến suy thoái đã được nhận diện và bắt đầu được kiểm soát. Các nước trong và ngoài khối OPEC đã chủ trương cắt giảm sản lượng xuất khẩu để tăng giá bán. Như vậy có thể nhận định, trong thời gian tới sự suy giảm về nhu cầu sẽ được dự báo ở mức chính xác hơn phù hợp với tình trạng thực của nền kinh tế thế giới; giá dầu thế giới cũng sẽ dần đi vào ổn định, nhưng sẽ không biến động mạnh như hồi giữa năm 2008. - Cơ chế kinh doanh thị trường tiếp tục được triển khai sẽ tạo nhiều điều kiện cho các doanh nghiệp trung thực. Với nguồn hàng ổn định và chất lượng, hệ thống kho bể hoàn thiện, các dịch vụ hỗ trợ đầy đủ thuận tiện sẽ là lợi thế lớn trong việc giữ và phát triển thị phần của Công ty xăng dầu B12. Bên cạnh đó, nguồn lực kinh doanh dự kiến sẽ được giữ ổn định trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho toàn Công ty trong cạnh tranh bán hàng. - Công ty xăng dầu B12 có cơ sở vật chất kỹ thuật rất lớn, với hệ thống kho, bể, tuyến ống, cửa hàng được đầu tư hiện đại, quy mô đang được mở rộng và chi phí bán hàng thấp là điều kiện thuận lợi giúp Công ty có khả năng cạnh tranh tốt với các đơn vị khác. xuất khẩu giảm, khiến doanh thu giảm), nguồn vốn đầu tư nước ngoài hạn chế khi bản thân các nước cũng gặp khó khăn. Đây sẽ là yếu tố bất lợi ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 và có thể nhận định, đây sẽ là đối thủ lớn nhất trong thời gian tới của Petrolimex.
Nâng cao vai trò kiểm soát nguồn vốn trên toàn hệ thống để phòng ngừa rủi ro khi các hộ tiêu thụ xăng dầu cũng chịu tác động từ kinh tế chậm phát triển; rà soát đánh giá các định mức chi phí nội bộ, phù hợp với tình hình mới, tăng khả năng cạnh tranh của toàn hệ thống. Tiếp tục thực hiện chủ trương tạm dừng tiếp nhận lao động trực tiếp để cơ cấu lại lực lượng lao động hiện có; từng bước chuyển đổi việc trả lương theo cơ chế thị trường, sử dụng tiền lương là đòn bẩy tăng năng suất lao động, thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Chú trọng công tác an toàn trên mọi lĩnh vực: PCCC, môi trường, tài chính; gắn chặt khâu chỉ đạo với công tác kiểm tra thực tế để phòng ngừa có hiệu quả các rủi ro trên toàn hệ thống.
Phương pháp này là phân tích những mặt mạnh (S- Strengths), những mặt yếu (W- Weaknesses), các cơ hội (Opportunities) và các nguy cơ (T - Threats), phối hợp các mặt đó để xác định, lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp. Một kỹ thuật tận dụng phương pháp SWOT để phân tích chiến lược có tên là phân tích TOWS/SWOT, đó là phương pháp kết hợp từ phân tích các nhân tố “bên ngoài đến bên trong” (TOWS) hoặc ngược lại “từ bên trong ra bên ngoài”.
Đây là chiến lược mở rộng phát triển doanh nghiệp về quy mô chiều rộng, đáp ứng nhu cầu về xăng dầu cho phát triển của nền kinh đế cũng như đáp ứng nhu cầu kho bể cho dự trữ xăng dầu cho quốc gia và đảm bảo Nguồn hàng cho Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Với chiến lược này Công ty tiếp tục khẳng định được uy tín và tạo đà phát triển cho các năm tiếp theo.
- Do kho cảng Bãi Cháy không được tồn chứa xăng theo quy định hiện hành (khả năng tái xuất xăng sang Nam Trung Quốc trong thời gian gần đây giảm liên tục với sản lượng hiện tại không đáng kể cũng như khả năng vận tải mặt hàngxăng. bằng đường sông rất hạn chế cộng với việc nhập khẩu xăng trực tiếp vào Nghệ An không qua cảng dầu B12 thì quy hoạch cho rằng cũng chưa cần đặt ra vấn đề tồn chứa cũng như xuất bán xăng tại kho cảng B12), không khả thi trong việc đầu tư trạm bơm tại kho cảng B12 để bơm lên kho K130 (do chi phí vận hành, hao hụt khi bơm lên K130 quá cao và phức tạp về mặt kỹ thuật), cùng với việc nâng công suất đường ống -8 để đảm bảo có thể nhập tầu trực tiếp lên kho K130, kho cảng sẽ được quy hoạch chỉ để phục vụ nhập xuất thủy các mặt hàng dầu mazut, diesel và dầu hỏa. + Cần phải thực hiện khẩn trương quy hoạch chi tiết trạm bơm - tuyến ống - kho do hệ thống hiện tại không đủ công suất và không đồng bộ với việc đầu tư nâng cấp các dự án thành phần trong thời gian qua (trạm bơm tại kho K132 quá tải khi bơm về Hà Nội, công suất bơm - ống đi từ kho K131 về Hà Nội quá thấp so với bơm về từ kho K130, tuyến ống đã cũ, cần được nâng cấp phù hợp với công suất mới, kho K132 chủ đạo cấp hàng cho Hà Nội có dấu hiệu quá tải trong khi không được mở rộng..).
Đề tài: “ Nghiên cứu một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 giai đoạn 2010-2015 ” dựa trên thực trạng của doanh nghiệp, các cơ hội và thách thức hiện nay em đi chọn 02 chiến lược chính: Chiến lược đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và Chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ; đồng thời đưa ra các giải pháp để thực hiện chiến lược. Bản luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, một số vấn đề cần nghiên cứu kỹ hơn nữa trong thời gian tới; Những chiến lược giải pháp kiến nghị đưa ra trong luận văn là phù hợp với thực tiễn của Công ty xăng dầu B12.
Đối với việc đầu tư hệ thống kho bể tuyến ống phục vụ công tác dự trữ hàng Quốc gia thì nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ về vốn và lãi suất để các Cty xăng dầu kịp tiến độ triển khai xây dựng theo kế hoạch của Chính phủ;. Chính sách giao thù lao xăng dầu chung đối với các Công ty xăng dầu hiện nay là chưa phù hợp, cần phải có chính sách hỗ trợ về thù lao cho các Công ty xăng dầu đầu nguồn để cạnh tranh với các đầu mối khác;.