Nhằm mục tiêu đưa văn hóa giao thông đi vào đời sống để giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông, thời gian qua, Sở GTVT tỉnh Cao Bằng đã chú trọng nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe thông qua việc tổ chức tiếp nhận, giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính về đăng ký sát hạch cấp mới, cấp đổi giấy phép lái xe và tổ chức các kỳ sát hạch lái xe ô tô, mô tô, quản lý, lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định. Bên cạnh các kết quả đã đạt được, công tác quản lý, đào tạo, sát hạch GPLX cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh còn tồn tại một số hạn chế như: công tác kiểm tra, giám sát các khóa đào tạo lái xe mô tô, ô tô, các kỳ thi tốt nghiệp cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp lái xe ô tô chưa được thường xuyên; công tác tuyển sinh hạng A1 còn tồn tại sai sót thông tin trong tuyển sinh; chất lượng giảng dạy của một số khóa học chưa cao; một số phương tiện dạy lái xe ô tô đã cũ, hỏng nhiều do có thời gian sử dụng lâu. Để có những cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá chính xác, từ đó đưa ra những giải pháp cho Sở GTVT tỉnh Cao Bằng trong quản lý hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe được hiệu quả thì việc nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe là một việc làm cần thiết. Thực hiện tốt vấn đề này sẽ góp phần vào việc nâng cao hơn ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho người lái xe, giảm bớt tình trạng tai nạn, ùn tắc giao thông trong thời gian tới. Do đó, đây chính là lý do để tác giả chọn đề tài “Quản lý của Sở Giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe”
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
- -PHƯƠNG TIẾN PHONG
QUẢN LÝ CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO VÀ SÁT HẠCH LÁI XE
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Hà Nội – 2019
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
- -PHƯƠNG TIẾN PHONG
QUẢN LÝ CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO VÀ SÁT HẠCH LÁI XE
Chuyên ngành: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI
Mã ngành: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG
Hà Nội - 2019
Trang 3Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tôi xin cam đoan nội dung luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thị Liên Hương Các số liệu, tư liệu trình bày trong luận văn đều có trích dẫn nguồn gốc xuất xứ rõ ràng theo quy định.
Tác giả
Phương Tiến Phong
Trang 4Luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu, kết hợp với kinhnghiệm trong công tác và hoạt động trong thực tiễn, cùng với sự cố gắng tìm hiểucủa bản thân.
Đạt được kết quả này, trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo TrườngĐại học Đại học Kinh tế quốc dân, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế - TrườngĐại học Kinh tế quốc dân Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS NguyễnThị Liên Hương, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trìnhnghiên cứu và thực hiện đề tài này
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Sở, phòng quản lý vận tải,phương tiện và người lái Sở Giao thông vận tải Cao Bằng đã cung cấp tư liệu, tạođiều kiện giúp đỡ tôi để luận văn này hoàn thành
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và những tình cảm yêu mến nhấtđến gia đình, những người thân của tôi đã tạo điều kiện, động viên trong suốt quátrình học tập và thực hiện Luận văn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 20 tháng 9 năm 2019
Tác giả
Phương Tiến Phong
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe 6 1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch lái xe cơ giới đường bộ 8 1.1.3 Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe 8 1.1.4 Vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe 9 1.1.5 Sự cần thiết và vai trò quản lý nhà nước của Sở GTVT đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe 9
1.2 Nội dung quản lý của cơ quan nhà nước cấp Sở đối với hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe 11
1.2.1 Tham mưu xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược đối với hoạt động đào tạo lái xe và sát hạch lái xe 11 1.2.2 Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách quy định của nhà nước đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe 12 1.2.3 Tổ chức phân công và phối hợp trong quản lý hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe 12 1.2.4 Quản lý việc đào tạo, sát hạch lái xe và các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh 12 1.2.5 Kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe 13
Trang 61.3.1 Các yếu tố vĩ mô 14
1.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường ngành giao thông vận tải 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ SÁT HẠCH LÁI XE 19
2.1 Đặc điểm địa bàn tỉnh Cao Bằng ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe 19
2.1.1 Vị trí địa lý 19
2.1.2 Điều kiện tự nhiên 19
2.1.3 Khí hậu 20
2.1.4 Dân số 21
2.1.5 Sở Giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng và đặc điểm quản lý hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 22
2.2 Kết quả công tác đào tạo, sát hạch lái xe giai đoạn 2014-2018 của Sở GTVT tỉnh Cao Bằng 24
2.2.1 Đặc điểm tình hình 24
2.2.2 Kết quả đạt được 26
2.3 Phân tích thực trạng quản lý của Sở GTVT tỉnh Cao Bằng đối với hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe 32
2.3.1 Thực trạng tham mưu xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược đối với hoạt động đào tạo lái xe và sát hạch lái xe 32
2.3.2 Thực trạng thực hiện văn bản pháp luật, chính sách quy định của nhà nước đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe 32
2.3.3 Thực trạng tổ chức phân công và phối hợp trong quản lý hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe 34
2.3.4 Thực trạng quản lý việc đào tạo, sát hạch lái xe và các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 36
2.3.5 Thực trạng kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe 55
2.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe của Sở GTVT tỉnh Cao Bằng 57
2.4.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 57
2.4.2 Các yếu tố thuộc môi trường ngành Giao thông vận tải 60
Trang 72.5.1 Những kết quả đạt được 62 2.5.2 Những hạn chế cần khắc phục 64 2.5.3 Nguyên nhân 66
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ SÁT HẠCH LÁI XE 68 3.1 Quan điểm định hướng hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe của Sở GTVT tỉnh Cao Bằng 68 3.2 Các giải pháp hoàn thiện quản lý của Sở giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe 70
3.2.1 Nâng cao hiệu quả công tác tham mưu trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch chiến lược và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe 70 3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe 71 3.2.3 Nâng cao chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe 71 3.2.4 Kiểm soát, giám sát hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe 73 3.2.5 Nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở dữ liệu đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe 74 3.2.6 Tăng cường quản lý lái xe sau khi đào tạo và quản lý lái xe kinh doanh vận tải 75 3.2.7 Nâng cao hiệu quả tuyên truyền và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm 76
3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý của Sở giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe 77
3.3.1 Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng 77 3.3.2 Kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật 77
KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8TT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ Tiếng việt
Trang 9BẢNG BIỂU:
Bảng 2-1 Kết quả đào tạo lái xe mô tô hạng A1 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
giai đoạn 2014-2018 26
Bảng 2-2 Kết quả đào tạo lái xe ô tô các hạng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2018 27
Bảng 2-3 Kết quả sát hạch cấp GPLX mô tô hạng A1 30
Bảng 2-4 Kết quả sát hạch cấp GPLX ô tô các hạng 31
Bảng 2-5 Kết quả cấp giấy phép đào tạo lái xe 45
Bảng 2-6 Lưu lượng đào tạo lái xe của các cơ sở đào tạo lái xe 47
Bảng 2-7 Số lượng Giấy phép xe tập lái được cấp giai đoạn 2014-2018 48
Bảng 2-8 Bảng số liệu cấp giấy chứng nhận giáo viên thực hành lái xe 49
HÌNH: Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Sở GTVT Cao Bằng 23
Trang 10TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
- -PHƯƠNG TIẾN PHONG
QUẢN LÝ CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO VÀ SÁT HẠCH LÁI XE
Chuyên ngành: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI
Mã ngành: 8340410
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội - 2019
Trang 11TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nhằm mục tiêu đưa văn hóa giao thông đi vào đời sống để giảm thiểu tai nạn
và ùn tắc giao thông, thời gian qua, Sở GTVT tỉnh Cao Bằng đã chú trọng nâng caochất lượng công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe thông qua việc tổchức tiếp nhận, giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính về đăng ký sát hạch cấpmới, cấp đổi giấy phép lái xe và tổ chức các kỳ sát hạch lái xe ô tô, mô tô, quản lý,lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định
Bên cạnh các kết quả đã đạt được, công tác quản lý, đào tạo, sát hạch GPLX cơgiới đường bộ trên địa bàn tỉnh còn tồn tại một số hạn chế như: công tác kiểm tra, giám sátcác khóa đào tạo lái xe mô tô, ô tô, các kỳ thi tốt nghiệp cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp lái
xe ô tô chưa được thường xuyên; công tác tuyển sinh hạng A1 còn tồn tại sai sót thông tintrong tuyển sinh; chất lượng giảng dạy của một số khóa học chưa cao; một số phương tiệndạy lái xe ô tô đã cũ, hỏng nhiều do có thời gian sử dụng lâu
Để có những cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá chính xác, từ đó đưa ranhững giải pháp cho Sở GTVT tỉnh Cao Bằng trong quản lý hoạt động đào tạo, sáthạch, cấp đổi giấy phép lái xe được hiệu quả thì việc nghiên cứu thực trạng công tácđào tạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe là một việc làm cần thiết Thực hiện tốtvấn đề này sẽ góp phần vào việc nâng cao hơn ý thức trách nhiệm, đạo đức nghềnghiệp cho người lái xe, giảm bớt tình trạng tai nạn, ùn tắc giao thông trong thời
gian tới Do đó, đây chính là lý do để tác giả chọn đề tài “Quản lý của Sở Giao
thông vận tải tỉnh Cao Bằng đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe”
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và phân tích thựctrạng, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý của Sở Giao thôngvận tải tỉnh Cao Bằng đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe
Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đốivới hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; Phân tích thực trạng côngtác quản lý đào tạo, sát hạch lái xe trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Cao Bằng(do Sở GTVT thực hiện), bao gồm các nội dung: quản lý hồ sơ, tuyển sinh, tổ chứchọc, thi sát hạch cấp giấy phép lái xe,… từ đó rút ra những đánh giá về các kết quả đạt
Trang 12được, những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý đào tạo, sát hạchlái xe của Sở; Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý của Sở Giaothông vận tải tỉnh Cao Bằng đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lýcủa Sở giao thông vận tải đối với hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe
Nội dung chương này tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau:
1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe
Đào tạo lái xe cơ giới là việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp haynhững kiến thức liên quan đến lái xe cơ giới đường bộ nhằm trang bị cho người họcnhững kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết đối với các hoạt động lái
xe cơ giới đường bộ để người học có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làmhoặc để nâng cao trình độ lái xe cơ giới sau khi hoàn thành khóa học
Sát hạch là công việc mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm tiến hànhkiểm tra, khảo sát, thẩm định hiệu quả thành tích của người học trong quá trình đào tạolái xe cơ giới đường bộ về các nội dung như kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành
và những yếu tố khác…để có sự điều chỉnh một cách hợp lý, kịp thời đối với người học
về kiến thức cơ bản và những kỹ năng cần thiết Từ đó, làm cho người học phát huy đầy
đủ tính tích cực, năng động, sáng tạo trong quá trình giao thông, thúc đẩy các hoạt độnggiao thông đường bộ của xã hội đảm bảo sự an toàn và trật tự
Trang 13Quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch lái cơ giới đường bộ là hoạt động thựcthi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằngquyền lực pháp luật nhà nước đối với các hoạt động về đào tạo, sát hạch lái xe cơgiới đường bộ nhằm làm cho các hoạt động thuộc lĩnh vực này đảm bảo trật tự, antoàn và đúng quy định pháp luật.
2 Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe.Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe nhằm đạt đượcmục tiêu của nhà nước đề ra để đảm bảo chất lượng trong công tác đào tạo và sáthạch lái xe góp phần vào việc giảm thiểu tai nạn giao thông, giảm ùn tắc giao thông
và nâng cao ý thức khi tham gia giao thông của mỗi công dân
3 Nội dung quản lý của cơ quan quản lý nhà nước cấp Sở đối với hoạt độngđào tạo và sát hạch lái xe
Tham mưu xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược đối với hoạt động đào tạo lái xe và sát hạch lái xe.
Sở Giao thông vận tải là cơ quan tham mưu chính cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
về công tác đào tạo và sát hạch lái xe Công tác tham mưu của Sở bao gồm tham mưuxây dựng quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo lái xe, hệ thống trung tâm sát hạchlái xe trên địa bàn tỉnh Căn cứ các chức năng nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh giao,
Sở Giao thông vận tải xây dựng các kế hoạch, chiến lược đối với hoạt động đào tạo vàsát hạch lái xe Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải còn có nhiệm vụ tham gia đóng góp ýkiến trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của các
bộ ngành liên quan đến công tác quản lý đào tạo và sát hạch lái xe như Bộ Giao thôngvận tải, Bộ Lao động thương Binh – Xã hội
Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách quy định của nhà nước đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe.
Sở Giao thông vận tải triển khai và thực hiện các văn bản quy phạm phápluật, các chính sách quy định của nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giaothông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh & xã hội hoặc Tổng cụcđường bộ Việt Nam trong hoạt động đào tạo và sát hạch đến các đơn vị địa phươngliên quan, các cơ sở đào tạo lái xe, các trung tâm sát hạch lái xe và công khai các
Trang 14nội dung chính sách, văn bản quy phạm pháp luật đến với người dân Ngoài ra, SởGiao thông vận tải còn triển khai các quy chuẩn quốc gia đối với hoạt động đào tạo
và sát hạch lái xe, một số văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh banhành áp dụng đối với công tác đào tạo và sát hạch lái xe
Tổ chức phân công và phối hợp trong quản lý hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe.
Sở Giao thông vận tải là cơ quan chính tham mưu đề xuất cho Ủy ban nhândân tỉnh trong công tác đào tạo và sát hạch lái xe Phòng Quản lý vận tải, phươngtiện và người lái của Sở được giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp trong hoạt động đàotạo và sát hạch lái xe Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải còn phối hợp với các địaphương triển khai công tác đào tạo lái xe, phối hợp với các ngành liên quan nhưngành Lao động thương binh & xã hội trong việc cấp giấp phép đào tạo lái xe, phốihợp với ngành Công an trong công tác quản lý đào tạo và sát hạch lái xe, quản lýgiấy phép lái xe
Quản lý việc đào tạo, sát hạch lái xe và các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh.
Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý trực tiếp việc đào tạo và sáthạch lái xe đối với những đơn vị đào tạo và sát hạch do Sở thành lập Ngoài ra, SởGiao thông vận tải còn quản lý hoạt động và quản lý việc đào tạo, sát hạch của các
cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe do Sở cấp giấy phép
* Nội dung quản lý việc đào tạo, sát hạch lái xe gồm:
- Quản lý tuyển sinh, ký hợp đồng lái xe;
- Quản lý tài liệu phục vụ đào tạo và tài liệu phục vụ quản lý đào tạo của cơ
sở đào tạo;
- Quản lý hình thức đào tạo và chương trình đào tạo lái xe;
- Quản lý học phí đào tạo;
- Quản lý thông tin đào tạo và lưu trữ hồ sơ đào tạo;
- Quản lý sát hạch viên;
- Quản lý nội dung và quy trình sát hạch lái xe;
- Quản lý tổ chức các kỳ sát hạch lái xe;
Trang 15- Quản lý thông tin các kỳ sát hạch và lưu trữ tài liệu sát hạch;
- Quản lý phí sát hạch lái xe
* Nội dung quản lý các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe gồm:
- Quản lý cấp giấy phép đào tạo lái xe và quản lý hoạt động của cơ sở đào tạolái xe;
- Quản lý về lưu lượng đào tạo lái xe, quản lý cấp giấy phép xe tập lái, quản
lý cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe;
- Quản lý về cơ sở vật chất kỹ thuật của Cơ sở đào tạo lái xe;
- Quản lý tiêu chuẩn chất lượng của Trung tâm sát hạch lái xe;
- Quản lý cấp giấy phép hoạt động của Trung tâm sát hạch lái xe;
Kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe.
Hoạt động kiểm tra giám sát trong công tác đào tạo và sát hạch lái xe nhằmmục đích điều chỉnh cho hoạt động thực hiện đúng đối với các văn bản quy phạmpháp luật, các chính sách, các văn bản hướng dẫn thực hiện trong công tác Công táckiểm tra, giám sát đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe của Sở Giao thôngvận tải chủ yếu do đơn vị Thanh tra Sở Giao thông vận tải thực hiện, phòng quản lývận tải phương tiện người lái của Sở GTVT cũng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giámsát đối với hoạt động trên nhưng chủ yếu về kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ (không
có chức năng xử lý xử phạt) Kiểm tra giám sát thực hiện trong hoạt động quản lýđào tạo và sát hạch lái xe được thực hiện theo hai hình thức: kiểm tra giám sát theođịnh kỳ và kiểm tra, giám sát đột xuất
4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo, sáthạch lái xe
- Điều kiện kinh tế
- Điều kiện địa lý, tự nhiên
- Khoa học công nghệ
- Dư luận xã hội và tiêu cực xã hội
- Cơ sở pháp lý để tiến hành hoạt động quản lý công tác đào tạo, sát hạch lái xe
- Cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo và sát hạch lái xe
- Ý thức và năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác sáthạch lái xe
Trang 163 Kết quả công tác đào tạo, sát hạch lái xe giai đoạn 2014-2018 của SởGTVT tỉnh Cao Bằng
Kết quả đào tạo lái xe mô tô hạng A1 giai đoạn 2014-2018
Kết quả đào tạo lái xe ô tô các hạng giai đoạn 2014-2018
Kết quả sát hạch lái xe mô tô hạng A1 giai đoạn 2014-2018
Kết quả sát hạch lái xe ô tô các hạng giai đoạn 2014-2018
4 Phân tích thực trạng quản lý của Sở GTVT tỉnh Cao Bằng đối với hoạtđộng đào tạo, sát hạch lái xe
* Tham mưu xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược đối với hoạt độngđào tạo lái xe và sát hạch lái xe
Trang 17Thực hiện việc tham mưu trong công tác xây dựng quy hoạch phát triển các
cơ sở đào tạo và các trung tâm sát hạch, Sở Giao thông vận tải Cao Bằng
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng trong việc ban hành quyđịnh điều kiện, hình thức, nội dung đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô tôhạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa thấp
* Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách quy định của nhànước đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe
Hệ thống các văn bản được tỉnh Cao Bằng áp dụng vào công tác quản lý nhà nước về đào tạo lái xe trong thời gian qua, gồm có:
Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 được Quốc hội thông qua ngày13/11/2008;
Nghị định 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điềukiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe
Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ Giao thông vậntải Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ;
Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Giaothông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;
Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/04/2017 của Bộ trưởng Bộ Giaothông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;
Ngoài ra, Sở GTVT Cao Bằng còn áp dụng một số văn bản của một số cơquan liên quan đến hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, các văn bản hướng dẫn củaTổng cục Đường bộ Việt Nam
* Tổ chức phân công và phối hợp trong quản lý hoạt động đào tạo và sáthạch lái xe
Hệ thống cơ quan quản lý đào tạo và sát hạch lái xe gồm: Bộ Giao thông vậntải, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thôngvận tải tỉnh Cao Bằng Ngoài các đơn vị trên, Sở GTVT tỉnh Cao Bằng còn phốihợp với các cơ quan liên quan đến hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe như: SởTài Chính Cao Bằng về việc thu và sử dụng phí và lệ phí sát hạch, Sở Lao Độngthương binh và xã hội tỉnh Cao Bằng trong việc cấp giấy phép đào tạo lái xe, Công
Trang 18an tỉnh Cao Bằng trong công tác quản lý giấy phép lái xe, quản lý hoạt động của
xe tập lái trên địa bàn tỉnh
* Quản lý việc đào tạo, sát hạch lái xe và các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xetrên địa bàn tỉnh
- Quản lý việc đào tạo và sát hạch lái xe (đối với các cơ sở đào tạo và trungtâm sát hạch do Sở GTVT Cao Bằng thành lập)
Nội dung quản lý đối với việc hoạt động đào tạo và sát hạch bao gồm:
Quản lý tuyển sinh, ký hợp đồng lái xe; Quản lý tài liệu phục vụ đào tạo vàtài liệu phục vụ quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo; Quản lý hình thức đào tạo vàchương trình đào tạo lái xe; Quản lý học phí đào tạo; Quản lý thông tin đào tạo vàlưu trữ hồ sơ đào tạo; Quản lý sát hạch viên; Quản lý nội dung và quy trình sát hạchlái xe; Quản lý tổ chức các kỳ sát hạch lái xe; Quản lý thông tin các kỳ sát hạch vàlưu trữ tài liệu sát hạch; Quản lý phí sát hạch lái xe
- Quản lý cơ sở đào tạo và Trung tâm sát hạch lái xe
Nội dung quản lý cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe bao gồm:
Quản lý cấp giấy phép đào tạo lái xe và quản lý hoạt động của cơ sở đào tạolái xe; Quản lý về lưu lượng đào tạo lái xe, quản lý cấp giấy phép xe tập lái, quản lýcấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe; Quản lý về cơ sở vật chất kỹthuật của Cơ sở đào tạo lái xe; Quản lý tiêu chuẩn chất lượng của Trung tâm sáthạch lái xe; Quản lý cấp giấy phép hoạt động của Trung tâm sát hạch lái xe
* Kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe
- Kiểm tra, giám sát đào tạo lái xe, giám sát hoạt động cấp chứng chỉ sơ cấpnghề của Cơ sở đào tạo, xử lý vi phạm trong công tác đào tạo lái xe
Kiểm tra, giám sát đào tạo lái xe: Hoạt động kiểm tra giám sát công tác đàotạo lái xe được thực hiện theo hai hình thức đó là: kiểm tra theo định kỳ và kiểm trađột xuất Kiểm tra theo định kỳ được thực hiện 02 lần/ khóa đào tạo, ngoài ra còn cócác cuộc kiểm tra đột xuất Về nội dung kiểm tra bao gồm: kiểm tra công tác tuyểnsinh, kiểm tra công tác giáo vụ, kiểm tra việc thực hiện lưu lượng đào tạo của đơn
vị, kiểm tra trong quá trình đào tạo lái xe, kiểm tra việc tổ chức kiểm tra hết mônhọc, giám sát hoạt động kiểm tra cấp chứng chỉ nghề Kết thúc các cuộc kiểm tra
Trang 19giám sát cơ quan quản lý phối hợp với đơn vị lập biên bản kiểm tra và giám sát, đềxuất những vấn đề liên quan Xử lý vi phạm trong công tác đào tạo lái xe được thựchiện theo các quy định hiện hành.
- Quản lý giám sát các kỳ sát hạch lái xe
Căn cứ tình hình thực tế, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vậntải tổ chức giám sát đột xuất kỳ sát hạch Cán bộ giám sát kỳ sát hạch là công chứcthanh tra thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc công chức thanh tra, thanh traviên thuộc Sở Giao thông vận tải Số lượng người giám sát đối với kỳ sát hạch lái xe
mô tô là 02 người, sát hạch lái xe ô tô là 03 người, trong đó cử một thanh tra viên làm
Tổ trưởng Khi làm nhiệm vụ giám sát các kỳ sát hạch, người giám sát phải mặctrang phục theo quy định
5 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động đào tạo
và sát hạch lái xe của Sở GTVT tỉnh Cao Bằng
6 Đánh giá thực trạng quản lý của Sở Giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng đốivới hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe
1 Quan điểm định hướng hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe của Sở GTVT tỉnh Cao Bằng
Trước tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn có chiều hướng gia tăng vàdiễn biến phức tạp như hiện nay, bên cạnh việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
Trang 20khi tham gia giao thông của các chủ phương tiện và tăng cường công tác tuần tra,kiểm soát của các lực lượng chức năng, việc nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạchlái xe nhằm góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông cũng đang được Sở Giao thôngVận tải tích cực thực hiện.
2 Các giải pháp hoàn thiện quản lý của Sở giao thông vận tải tỉnh Cao Bằngđối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe
* Nâng cao hiệu quả công tác tham mưu trong việc xây dựng quy hoạch, kếhoạch chiến lược và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt độngđào tạo và sát hạch lái xe
Nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008 phù hợpvới Công ước về giao thông đường bộ, Công ước về Biển báo và tín hiệu đường bộ
và thực tiễn phát sinh, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật
Tiếp tục rà soát đề xuất để xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quyphạm pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe và dịch vụ sát hạchlái xe cho phù hợp với thực tiễn
* Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý hoạt động đào tạo vàsát hạch lái xe
Phát triển nguồn lực trong đội ngũ cán bộ quản lý, sát hạch viên, cán bộ côngchức trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp đổi và quản lý GPLX; phối hợp chặt chẽgiữa các cơ quan liên quan để thống nhất các chính sách, nội dung đào tạo, sát hạchnhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý giấy phép lái xe
* Nâng cao chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe
Chỉ đạo các cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch tại địa phương tiếp tụcđầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định đảm bảo đồng bộ, hiệnđại Thường xuyên tuyển chọn, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chogiáo viên, cán bộ làm công tác quản lý đào tạo
Rà soát giáo trình đào tạo để bổ sung đầy đủ các tình huống giao thông cho phùhợp, sát với thực tiễn như: Nút giao phức hợp, đường bộ giao cắt với đường sắt, điểm ravào đường cao tốc, nút giao từ đường phụ ra đường chính; đường đèo dốc, đường cósương mù, đường trơn trượt, đường cao tốc, hầm đường bộ, cầu vượt sông lớn
Trang 21Kiểm tra, rà soát đội ngũ giáo viên đảm bảo các điều kiện theo quy định;nghiên cứu xây dựng nội dung chương trình và lộ trình tập huấn nâng cao đối vớigiáo viên dạy thực hành lái xe
Đề xuất xây dựng, bổ sung để tăng số lượng ngân hàng từ 450 câu hỏi lên
600 câu và lộ trình tăng dần theo hàng năm; tăng số lượng câu hỏi đối với mỗi bàithi; đảm bảo dữ liệu ngân hàng câu hỏi phù hợp với điều kiện địa lý, dân trí và quyđịnh hiện hành để áp dụng cho sát hạch lý thuyết
Nghiên cứu, hướng dẫn các trung tâm sát hạch lựa chọn, lắp đặt camera,đường truyền để kết nối trực tiếp dữ liệu hình ảnh phòng sát hạch lý thuyết và hìnhảnh quá trình sát hạch thực hành lái xe trong hình của học viên
Thực hiện nghiêm túc quy định, quy trình sát hạch cấp GPLX tại tất cả các
kỳ sát hạch cấp GPLX
* Kiểm soát, giám sát hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe
Tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất và giám sát công tác đào tạolái xe theo quy định Công khai địa điểm, thời gian tổ chức các kỳ sát hạch; kếhoạch đào tạo của các khóa đào tạo lái xe
Xử lý nghiêm, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi Giấy phép đào tạo các cơ sở đàotạo lái xe ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn
* Nâng cao hiệu quả khai cơ sở dữ liệu đối với hoạt động đào tạo và sát hạchlái xe
Tiếp tục hoàn thiện phần mềm quản lý GPLX mới phù hợp với hệ thống vănbản quy phạm pháp luật để tăng cường kỹ năng nghiệp vụ
Tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hànhchính thuộc lĩnh vực đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe ở mức độ 3, mức độ 4trên toàn quốc
* Tăng cường quản lý lái xe sau khi đào tạo và quản lý lái xe kinh doanh vận tải Hàng năm xây dựng kế hoạch nâng cao trình độ lái bằng cách tổ chức hội thitại đơn vị, hội thi cấp hiệp hội, cấp thành phố Xây dựng chính sách động viên,khuyến khích lái xe đạt chuẩn theo quy định như: Văn hóa giao thông, đạo đức nghềnghiệp, lối sống, năng lực chuyên môn
Trang 22Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người lái xe về
xã hội, về cách lựa chọn ngành nghề, kỹ năng lái xe phù hợp với khả năng và nhucầu doanh nghiệp
Các đơn vị kinh doanh vận tải cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng người lái
xe đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn về tuyển dụng do doanh nghiệp đề ra
Sau khi người lái xe được ký hợp đồng lao động với các đơn vị kinh doanhvận tải, bộ phận quản lý thường xuyên tìm hiểu, nắm bắt về tình hình công việc củangười lái xe, từ đó có phương pháp phù hợp để điều chỉnh và tập huấn cho người lái
xe về cả đạo đức, tay nghề và pháp luật
* Nâng cao hiệu quả tuyên truyền và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật,thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra tiêu chuẩn theo quy định đối với các
cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe; kiểm tra đột xuất công tác quản lýđào tạo, sát hạch cấp GPLX cơ giới đường bộ, trong đó lưu ý đến công tác kiểm tranội dung đào tạo thực hành lái xe trên đường giao thông công cộng
Đề xuất xây dựng cơ chế phối hợp giữa Sở Giao thông vận tải Cao Bằng vàCông an tỉnh Cao Bằng trong công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX; ứngdụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong cơ chế phối hợp giữa các ngành nhằmđảm bảo quản lý chặt chẽ người lái xe khi tham gia giao thông cũng như khi thamgia học, sát hạch, cấp GPLX
Trang 23KẾT LUẬN
Để có những cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá chính xác từ đó đưa ranhững giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước trong hoạt động đào tạo, sát hạch, cấpGPLX của tỉnh Cao Bằng thì việc nghiên cứu quản lý của Sở Giao thông vận tảiCao Bằng đối hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe là thực sự cần thiết Thực hiện tốtvấn đề này sẽ góp phần vào việc nâng cao hơn ý thức trách nhiệm, đạo đức nghềnghiệp cho người lái xe, giảm bớt tình trạng tai nạn giao thông trong thời gian tới
Do đó, đây chính là lý do tác giả thực hiện luận văn “Quản lý của Sở Giao thông vận tải Cao Bằng đối hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe”.
Với nội dung nghiên cứu như trên, luận văn đã tiến hành nghiên cứu nhữngvấn đề lý luận của quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe cơgiới đường bộ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt độngđào tạo, sát hạch lái xe cơ giới đường bộ tại tỉnh Cao Bằng Đồng thời luận văn đềxuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo, sáthạch lái xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới
Trang 24TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
- -PHƯƠNG TIẾN PHONG
QUẢN LÝ CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO VÀ SÁT HẠCH LÁI XE
Chuyên ngành: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI
Mã ngành: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG
Hà Nội - 2019
Trang 25LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Tai nạn giao thông là một trong những hiện tượng xã hội xuất hiện cùng với
sự ra đời của các hoạt động GTVT phục vụ đời sống của con người Với những tiến
bộ của khoa học kỹ thuật, con người từ chỗ đi lại, di chuyển bằng đôi chân, đến giaiđoạn làm quen và sử dụng thành thạo các phương tiện giao thông thô sơ, giao thông
cơ giới cho hầu hết các hoạt động đi lại và vận tải hàng hoá
Sự tiến bộ vượt bậc của thành tựu khoa học kỹ thuật đã giải phóng sức lựccon người trong hoạt động giao thông vận tải Song, cũng từ đó, con người phải đốimặt với những hiểm hoạ mới do TNGT gây ra Từ chỗ TNGT đường bộ chỉ lànhững sự kiện hiếm hoi, ít thấy, hậu quả không đáng kể; nhưng đến nay cùng với sự
mở rộng qui mô, phát triển mạnh mẽ các phương tiện giao thông cơ giới có tốc độcao thì TNGT đã trở nên phổ biến và thực sự là mối nguy hiểm thường xuyên, trựctiếp đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ và tài sản của con người Theo thống kê từ BộCông an thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng TNGT đường bộ xảy ra chủyếu do người điều khiển phương tiện mà nguyên nhân sâu xa của nó là do trình độhiểu biết luật giao thông còn non yếu và thiếu ý thức chấp hành pháp luật giaothông Mặt khác, do khả năng điều khiển phương tiện, kỹ năng xử lý tình huống khiđiều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông đường bộ còn hạn chế Mộttrong những nguyên nhân chính dẫn đến sự hạn chế về trình độ, ý thức, kỹ năng xử
lý của người điều khiển phương tiện cơ giới là các bất cập trong công tác đào tạo,sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ
Nhằm mục tiêu đưa văn hóa giao thông đi vào đời sống để giảm thiểu tai nạn
và ùn tắc giao thông, thời gian qua, Sở GTVT tỉnh Cao Bằng đã chú trọng nâng caochất lượng công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe thông qua việc tổchức tiếp nhận, giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính về đăng ký sát hạch cấpmới, cấp đổi giấy phép lái xe và tổ chức các kỳ sát hạch lái xe ô tô, mô tô, quản lý,lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định
Trang 26Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, năm 2017, toàn tỉnh đã tổ chức sáthạch cấp mới GPLX môtô hạng A1 cho 4.338 học viên, trong đó đỗ cấp GPLX cho3.763 học viên; đổi, cấp lại GPLX môtô hạng A1 cho 8.383 trường hợp; đối vớiGPLX môtô hạng A2 đã cấp đổi cho 77 trường hợp; GPLX ôtô các hạng đã tổ chứcđào tạo cho 1.203 học viên, tổ chức sát hạch đối với 1.957 học viên, trong đó đỗ cấpGPLX cho 1.082 học viên; cấp đổi GPLX cho 534 trường hợp.
Sở GTVT tỉnh Cao Bằng đã thực hiện tuyên truyền, triển khai Thông tư12/2017/TT - BGTVT ngày 15/4/2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơgiới đường bộ đến các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch trên toàn tỉnh; yêu cầu các
cơ sở đào tạo rà soát lại hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật chuyên môn; hệ thốngtrang thiết bị, máy móc, phần mềm phục vụ cấp GPLX đáp ứng yêu cầu về công tácquản lý, phần mềm quản lý Mặt khác, Sở đã tăng cường thanh tra, kiểm tra, giámsát các Trung tâm, các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe trên toàn tỉnh, đồng thời, tổchức các khóa đào tạo, sát hạch lái xe mô tô tại các huyện, tạo điều kiện thuận tiệncho nhân dân học và thi lấy GPLX tại địa phương
Bên cạnh các kết quả đã đạt được, công tác quản lý, đào tạo, sát hạch GPLX
cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh còn tồn tại một số hạn chế như: công tác kiểmtra, giám sát các khóa đào tạo lái xe mô tô, ô tô, các kỳ thi tốt nghiệp cấp giấychứng nhận tốt nghiệp lái xe ô tô chưa được thường xuyên; công tác tuyển sinhhạng A1 còn tồn tại sai sót thông tin trong tuyển sinh; chất lượng giảng dạy của một
số khóa học chưa cao; một số phương tiện dạy lái xe ô tô đã cũ, hỏng nhiều do cóthời gian sử dụng lâu
Để có những cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá chính xác, từ đó đưa ranhững giải pháp cho Sở GTVT tỉnh Cao Bằng trong quản lý hoạt động đào tạo, sáthạch, cấp đổi giấy phép lái xe được hiệu quả thì việc nghiên cứu thực trạng công tácđào tạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe là một việc làm cần thiết Thực hiện tốtvấn đề này sẽ góp phần vào việc nâng cao hơn ý thức trách nhiệm, đạo đức nghềnghiệp cho người lái xe, giảm bớt tình trạng tai nạn, ùn tắc giao thông trong thời
gian tới Do đó, đây chính là lý do để tác giả chọn đề tài “Quản lý của Sở Giao
thông vận tải tỉnh Cao Bằng đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe”
Trang 272 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và phân tích thực trạng, luận văn đề xuất cácgiải pháp nhằm hoàn thiện quản lý của Sở Giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng đối vớihoạt động đào tạo và sát hạch lái xe
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn thực hiện những nhiệm vụ nghiêncứu cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo,sát hạch lái xe cơ giới đường bộ
- Phân tích thực trạng công tác quản lý đào tạo, sát hạch lái xe trong thời gianqua trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (do Sở GTVT thực hiện), bao gồm các nội dung:quản lý hồ sơ, tuyển sinh, tổ chức học, thi sát hạch cấp giấy phép lái xe,… từ đó rút
ra những đánh giá về các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân ảnhhưởng đến công tác quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của Sở
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý của Sở Giaothông vận tải tỉnh Cao Bằng đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý
của Sở giao thông vận tải đối với hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe
Trang 28vận tải tỉnh Cao Bằng đối với hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe từ năm 2014 đến
2018 và đề xuất các giải pháp, kiến nghị đến năm 2020, tầm nhìn 2025
4 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu: Trong luận văn, tác giả sử dụng phương
pháp thu thập dữ liệu để tìm kiếm thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu củamình Dữ liệu bao gồm toàn bộ thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động của SởGTVT tỉnh Cao Bằng nói chung và quản lý đối với hoạt động đào tạo, sát hạch lái
xe nói riêng, kết quả đào tạo, sát hạch lái xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnhtrong giai đoạn 2014-2018, các văn bản, chủ trương chính sách của Đảng và Nhànước về quản lý hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe, các văn bản chính thức và báocáo của các bộ ngành ở Trung ương cũng như trên địa bàn tỉnh về lĩnh vực này; cáctài liệu đã nghiên cứu về đề tài này
- Phương pháp thống kê: Sử dụng nguồn tài liệu gồm các văn bản; báo cáo;
các số liệu thống kê; các tài liệu khác có liên quan….;
- Phương pháp điều tra khảo sát, so sánh: khảo sát ghi chú số liệu, thông tin
một cách chi tiết, thu thập dữ liệu tại các trung tâm đào tạo, sát hạch, cấp đổi giấyphép lái xe trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh, thành phố Từ những số liệu đã thu thập
sẽ thực hiện việc phân tích, đánh giá Bên cạnh đó sẽ so sánh việc thực hiện quản lýnhà nước đối với công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới ở các tỉnh
để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Cao Bằng
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở các nguồn tài liệu đã thu thập
được thực hiện phân tích, tổng hợp để đánh giá, đề xuất những giải pháp có hiệuquả, phù hợp với thực tế
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Thông qua việc làm rõ thực trạng quản lý của Sở GTVT tỉnh Cao Bằng đối vớihoạt động đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh, những thành tựu,hạn chế và nguyên nhân, Luận văn khẳng định nhu cầu thực tiễn cần phải hoàn thiện côngtác quản lý của Sở GTVT tỉnh Cao Bằng đối với hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe
Trang 29Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề
lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe ở Việt Nam.Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lýhoạt động đào tạo và sát hạch lái xe; cho cán bộ, công chức có thẩm quyền xử lý viphạm trong lĩnh vực quản lý hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn đượcchia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý của cơ quan nhà nước cấp Sở đối
với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe
Chương 2: Thực trạng quản lý của Sở giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng đối
với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý của Sở giao thông vận
tải tỉnh Cao Bằng đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe
Trang 301.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe
Khái niệm về đào tạo: Đào tạo được xem là việc dạy các kỹ năng thực hành,nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội
và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bịcho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việcnhất định Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáodục, thườngđào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định,
có một trình độ nhất định Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đàotạo chuyênsâu, đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo
Khái niệm đào tạo nghề: Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Đàotạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái
độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việclàm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp Hay nóitheo cách khác, đào tạo nghề là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức đếnngười học nghề để hình thành và phát triển một cách có hệ thống những kiến thức,
kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, trong đó
có nhu cầu quốc gia, nhu cầu doanh nghiệp và nhu cầu bản thân người học nghề
Từ những khái niệm cơ bản về đào tạo và đào tạo nghề, ta có thể hiểu những
nét cơ bản về: Đào tạo lái xe cơ giới đường bộ như sau: Đào tạo lái xe cơ giới là
việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay những kiến thức liên quan đến lái
xe cơ giới đường bộ nhằm trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng và thái
Trang 31độ nghề nghiệp cần thiết đối với các hoạt động lái xe cơ giới đường bộ để người học có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm hoặc để nâng cao trình độ lái xe
cơ giới sau khi hoàn thành khóa học.
Những kiến thức liên quan bao gồm các kiến thức về: luật (luật giao thôngđường bộ), những kiến thức liên quan đến loại xe mình được đào tạo, những kỹnăng thực hành….Trong đó, nội dung quan trọng cần truyền đạt cho người học đó lànhững quy định của pháp luật về lái xe cơ giới Ở đây, Luật được xem là nhữngnguyên tắc, những quy phạm về hành động xã hội Luật giúp con người làm việc,vui chơi, giải trí…tất cả các hoạt động theo một nguyên tắc, trật tự nhất định Việchọc luật giao thông đường bộ nói chung, học luật trong lái xe ô tô nói riêng là rấtcần thiết để trang bị cho người học lượng kiến thức đầy đủ khi tham gia giao thôngmột cách an toàn Từ đó, các hoạt động vận hành của các loại phương tiện giaothông theo một trật tự nhất định, đảm bảo an toàn và tránh ùn tắc
Công tác sát hạch là một khâu quan trọng, có tính nền tảng, cốt lõi trong toàn
bộ công tác đào tạo lái xe cơ giới đường bộ Chúng ta có thể hiểu sát hạch lái xe cơ
giới đường bộ đó là: Công việc mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm tiến
hành kiểm tra, khảo sát, thẩm định hiệu quả thành tích của người học trong quá trình đào tạo lái xe cơ giới đường bộ về các nội dung như kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và những yếu tố khác…để có sự điều chỉnh một cách hợp lý, kịp thời đối với người học về kiến thức cơ bản và những kỹ năng cần thiết Từ đó, làm cho người học phát huy đầy đủ tính tích cực, năng động, sáng tạo trong quá trình giao thông, thúc đẩy các hoạt động giao thông đường bộ của xã hội đảm bảo sự an toàn và trật tự.
Việc sát hạch sẽ phát huy được tác dụng trên nhiều mặt trong hoạt động giaothông đường bộ:
Thứ nhất, sát hạch là công tác có tính chất nền tảng trong công tác đào tạo lái
xe cơ giới đường bộ Mục đích của việc tiến hành sát hạch là đưa ra một tiêu chuẩnkhách quan cho việc lựa chọn những con người có đủ kiến thức và kỹ năng Thôngqua các kỳ sát hạch thì mới đánh giá chính xác, toàn diện về kiến thức, kỹ năng của
Trang 32người học, từ đó để người học có thể tự điều chỉnh bản thân khi tham gia quá trìnhgiao thông trong xã hội Điều này sẽ là một trong những giải pháp quan trọng đểgiảm thiểu những vấn đề phức tạp về giao thông trong thời gian hiện nay.
Thứ hai, sát hạch là biện pháp hữu hiệu để người học tích cực học tập những
kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành các kỳ sát hạch theo quy định của khóađào tạo một cách tốt nhất và hiệu quả Việc tiến hành sát hạch nếu được thực hiệnmột cách nghiêm túc sẽ giúp cho người học có những kiến thức, kỹ năng thật sự đểsau khi hoàn thành khóa học thì họ hoàn toàn có thể áp dụng vào thực tiễn một cáchtốt nhất
1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch lái
xe cơ giới đường bộ
Hiện nay, chưa có tài liệu nào đưa ra một định nghĩa chung về hoạt độngquản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch lái xe Chúng ta có thể hiểu hoạt động quản lý
nhà nước về nội dung này như sau: Quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch lái cơ
giới đường bộ là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các hoạt động về đào tạo, sát hạch lái xe cơ giới đường bộ nhằm làm cho các hoạt động thuộc lĩnh vực này đảm bảo trật tự, an toàn và đúng quy định pháp luật.
1.1.3 Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe
Trong những năm gần đây, kinh tế xã hội có sự phát triển mạnh mẽ, tốc độ
đô thị hóa nhanh Đời sống mọi mặt của người dân không ngừng nâng cao Giaothương giữa các vùng và giao thông đô thị có nhiều thay đổi trong thành phố và một
số tuyến liên huyện, liên tỉnh và liên quốc gia, lưu lượng giao thông tăng nhanh vàdiễn biến phức tạp Số lượng người và phương tiện tham gia giao thông ngày càngtăng, tình trạng tai nạn giao thông xảy ra chưa có chiều hướng giảm, số lượng các
vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng còn cao Thời gian qua hoạt động đàotạo và sát hạch có nhiều chuyển biến tích cực, các cơ sở đào tạo và trung tâm sát
Trang 33hạch đã chú trọng đầu tư xe tập lái, đào tạo nâng cao năng lực giáo viên phục vụnhân dân trong hoạt động đào tạo sát hạch Tuy nhiên, sự phát triển của các cơ sởđào tạo và Trung tâm sát hạch cùng với mặt trái của cơ chế thị trường để lại nhiều
hệ lụy như: tuyển sinh chưa đúng đối tượng, đúng độ tuổi, thời gian đào tạo chưađầy đủ, quá trình sát hạch chưa công khai minh bạch, giấy chứng nhận sức khỏechưa đảm bảo dẫn đến sau khi được cấp giấy phép lái xe ý thức tham gia giaothông chưa tốt, có lái xe sử dụng rượu bia, ma túy, chất kích thích khi tham gia giaothông gây tai nạn thảm khốc, gây bất bình trong dư luận Xuất phát từ những hệ lụytrên cho ta thấy được sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo,sát hạch lái xe
1.1.4 Vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe
Vai trò đó trước hết được hiểu là việc thực thi pháp luật đối với hoạt độngđào tạo và sát hạch lái xe để nhằm mục đích điểu chỉnh, duy trì ổn định trật tự tronghoạt động này Tầm quan trọng của quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo vàsát hạch lái xe thể hiện ở chỗ: quản lý nhà nước góp phần trong việc hiện thực hóamục tiêu, ý tưởng, chủ trương, đường lối chính trị của Đảng đối với hoạt động đàotạo và sát hạch lái xe; giữ vai trò định hướng, dẫn dắt sự phát triển của hoạt độngnày theo một hướng thống nhất thông qua hệ thống pháp luật và các chính sách; giữvai trò điều hành các mối quan hệ trong hoạt động và điều chỉnh các mối quan hệtheo định hướng thống nhất; hỗ trợ, kích thích phát triển, duy trì và thúc đẩy hoạtđộng, củng cố và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng; ngoài ra quản lý nhà nước đốivới hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe còn giữ vai trò trọng tài, giải quyết các mâuthuẫn phát sinh trong lĩnh vực giao thông đường bộ
1.1.5 Sự cần thiết và vai trò quản lý nhà nước của Sở GTVT đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, lĩnh vựcgiao thông và công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông có vị trí quan trọng, làxương sống của nền kinh tế, là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển xã hội và đảmbảo vững chắc nền quốc phòng - an ninh Trong đó, công tác đào tạo, sát hạch lái xe
Trang 34góp phần xây dựng môi trường giao thông có văn hóa, an toàn và hiệu quả, đáp ứngnhu cầu của xã hội và nâng cao năng lực điều khiển phương tiện cho người tham giagiao thông Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu học lái xe của người dânngày càng cao nên những năm qua nhiều tổ chức, cá nhân đã tham gia đầu tư, xâydựng các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe theo chủ trương xã hội hóa.Theo thống kế, hiện nay với 362 cơ sở đào tạo lái xe ô tô, 463 cơ sở đào tạo lái xe
mô tô và 121 trung tâm sát hạch lái xe được phân bố hợp lý trong toàn quốc đã đápứng được nhu cầu học, ôn luyện và sát hạch lái xe của người dân và xã hội
Thời gian qua, với chỉ đạo quyết liệt của Bộ Giao thông vận tải, Tổng cụcĐường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương đã có nhiều cố gắng trong quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép láixe; chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe đầu tư cơ sởvật chất kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định; tổ chức đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ sát hạch viên, cán bộ nghiệp vụ phục vụ nhu cầu sát hạch, cấpđổi giấy phép lái xe, nên chất lượng công tác đào tạo, sát hạch,không ngừng nângcao, góp phần quan trọng vào việc kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắcgiao thông, được xã hội đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế cần được khắcphục như: nội dung, chương trình đào tạo chưa được bổ sung, thay đổi kịp thời đểđáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức đạo đức nghề nghiệp, vănhóa ứng xử và kỹ năng xử lý các tình huống trên đường của đội ngũ lái xe khi thamgia giao thông, trong quản lý đào tạo có nơi chưa thực hiện nghiêm túc nội dung,chương trình đào tạo; trong công tác sát hạch phần sát hạch lái xe trên đường vẫntheo hình thức truyền thống; trong công tác cải cách thủ tục hành chính còn chậm,diễn ra không đồng đều và toàn diện; việc phối hợp với lực lượng công an để xử lýngười điều khiển phương tiện giao thông chưa chặt chẽ, người lái xe giả khai báomất để được cấp lại giấy phép lái xe
Để nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người tham giagiao thông góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trong thời gian
Trang 35tới đòi hỏi cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó có giải pháp nâng caohơn nữa vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác đào tạo, sát hạch lái xe
Sở Giao thông vận tải là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhândân cấp tỉnh quản lý nhà nước về giao thông đường bộ, thể hiện chức năng quản lýnhà nước đối với lĩnh vực đào tạo, sát hạch lái xe
Sở Giao thông vận tải được coi là cơ quan trung gian trong quá trình thựchiện quản lý đối với công tác đào tạo và sát hạch lái xe Vai trò của Sở Giao thôngvận tải được thể hiện ở chỗ là đơn vị thực thi pháp luật đối với hoạt động đào tạo vàsát hạch lái xe để nhằm mục đích điều chỉnh và duy trì ổn định trong hoạt động này
Sở Giao thông vận tải là cơ quan thực hiện và triển khai các văn bản của Bộ Giaothông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổng cục đường bộ, đồng thời cũng góp ý kiến
để xây dựng nên hệ thống văn bản trong công tác đào tạo và sát hạch lái xe
Đối với các đơn vị đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe thì vai trò của SởGiao thông vận tải thể hiện ở chỗ là cơ quan quản lý các đơn vị trên, giữ vai tròđịnh hướng, dẫn dắt các đơn vị trên phát triển theo một hướng thống nhất trên cơ sởđảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật Vai trò của Sở Giao thông vậntải còn được thể hiện ở chỗ điều hành các mối quan hệ trong hoạt động và điềuchỉnh các mối quan hệ theo định hướng thống nhất, hỗ trợ kích thích phát triển, duytrì và thúc đẩy hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe
1.2 Nội dung quản lý của cơ quan nhà nước cấp Sở đối với hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe.
1.2.1 Tham mưu xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược đối với hoạt động đào tạo lái xe và sát hạch lái xe.
Sở Giao thông vận tải là cơ quan tham mưu chính cho Ủy ban nhân dân cấptỉnh về công tác đào tạo và sát hạch lái xe Công tác tham mưu của Sở bao gồmtham mưu xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo lái xe, hệ thốngtrung tâm sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh Căn cứ các chức năng nhiệm vụ của Ủyban nhân dân tỉnh giao, Sở Giao thông vận tải xây dựng các kế hoạch, chiến lược đối
Trang 36với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải còn cónhiệm vụ tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng và triển khai thực hiện cácvăn bản quy phạm pháp luật của các bộ ngành liên quan đến công tác quản lý đào tạo
và sát hạch lái xe như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động thương Binh – Xã hội
1.2.2 Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách quy định của nhà nước đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe.
Sở Giao thông vận tải triển khai và thực hiện các văn bản quy phạm phápluật, các chính sách quy định của nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giaothông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh & xã hội hoặc Tổng cụcđường bộ Việt Nam trong hoạt động đào tạo và sát hạch đến các đơn vị địa phươngliên quan, các cơ sở đào tạo lái xe, các trung tâm sát hạch lái xe và công khai cácnội dung chính sách, văn bản quy phạm pháp luật đến với người dân Ngoài ra, SởGiao thông vận tải còn triển khai các quy chuẩn quốc gia đối với hoạt động đào tạo
và sát hạch lái xe, một số văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh banhành áp dụng đối với công tác đào tạo và sát hạch lái xe
1.2.3 Tổ chức phân công và phối hợp trong quản lý hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe.
Sở Giao thông vận tải là cơ quan chính tham mưu đề xuất cho Ủy ban nhân dântỉnh trong công tác đào tạo và sát hạch lái xe Phòng Quản lý vận tải, phương tiện vàngười lái của Sở được giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp trong hoạt động đào tạo và sáthạch lái xe Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải còn phối hợp với các địa phương triển khaicông tác đào tạo lái xe, phối hợp với các ngành liên quan như ngành Lao động thươngbinh & xã hội trong việc cấp giấp phép đào tạo lái xe, phối hợp với ngành Công an trongcông tác quản lý đào tạo và sát hạch lái xe, quản lý giấy phép lái xe
1.2.4 Quản lý việc đào tạo, sát hạch lái xe và các cơ sở đào tạo, sát hạch lái
xe trên địa bàn tỉnh.
Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý trực tiếp việc đào tạo và sáthạch lái xe đối với những đơn vị đào tạo và sát hạch do Sở thành lập Ngoài ra, Sở
Trang 37Giao thông vận tải còn quản lý hoạt động và quản lý việc đào tạo, sát hạch của các
cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe do Sở cấp giấy phép
* Nội dung quản lý việc đào tạo, sát hạch lái xe gồm:
- Quản lý tuyển sinh, ký hợp đồng lái xe;
- Quản lý tài liệu phục vụ đào tạo và tài liệu phục vụ quản lý đào tạo của cơ
sở đào tạo;
- Quản lý hình thức đào tạo và chương trình đào tạo lái xe;
- Quản lý học phí đào tạo;
- Quản lý thông tin đào tạo và lưu trữ hồ sơ đào tạo;
- Quản lý sát hạch viên;
- Quản lý nội dung và quy trình sát hạch lái xe;
- Quản lý tổ chức các kỳ sát hạch lái xe;
- Quản lý thông tin các kỳ sát hạch và lưu trữ tài liệu sát hạch;
- Quản lý phí sát hạch lái xe
* Nội dung quản lý các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe gồm:
- Quản lý cấp giấy phép đào tạo lái xe và quản lý hoạt động của cơ sở đào tạo lái xe;
- Quản lý về lưu lượng đào tạo lái xe, quản lý cấp giấy phép xe tập lái, quản
lý cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe;
- Quản lý về cơ sở vật chất kỹ thuật của Cơ sở đào tạo lái xe;
- Quản lý tiêu chuẩn chất lượng của Trung tâm sát hạch lái xe;
- Quản lý cấp giấy phép hoạt động của Trung tâm sát hạch lái xe;
1.2.5 Kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe.
Hoạt động kiểm tra giám sát trong công tác đào tạo và sát hạch lái xe nhằmmục đích điều chỉnh cho hoạt động thực hiện đúng đối với các văn bản quy phạmpháp luật, các chính sách, các văn bản hướng dẫn thực hiện trong công tác Công táckiểm tra, giám sát đối với hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe của Sở Giao thôngvận tải chủ yếu do đơn vị Thanh tra Sở Giao thông vận tải thực hiện, phòng quản lývận tải phương tiện người lái của Sở GTVT cũng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giámsát đối với hoạt động trên nhưng chủ yếu về kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ (không
Trang 38có chức năng xử lý xử phạt) Kiểm tra giám sát thực hiện trong hoạt động quản lýđào tạo và sát hạch lái xe được thực hiện theo hai hình thức: kiểm tra giám sát theođịnh kỳ và kiểm tra, giám sát đột xuất.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe
1.3.1 Các yếu tố vĩ mô
1.3.1.1 Điều kiện kinh tế
Tình hình phát triển kinh tế luôn có ảnh hưởng tích cực đến công tác quản lýđào tạo, sát hạch lái xe Khi GDP hàng năm tăng cao, thu nhập bình quân đầu ngườicao dẫn đến nhu cầu về học nghề nói chung và học lái xe ô tô nói riêng của ngườidân ngày càng tăng cao.Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá là cónền chính trị ổn định Điều này đã góp phần không nhỏ giúp ổn định nền kinh tế,tạo môi trường đầu tư tốt Đối với lĩnh vực đào tạo nghề luôn được Đảng, Nhà nướcquan tâm với mục tiêu: “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chấtlượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức”
Trong những năm gần đây, do nền kinh tế thế giới bị suy thoái toàn cầu nêntình hình kinh tế Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn Các Tổng công ty, doanhnghiệp sử dụng nhiều lao động bị đình trệ sản xuất, không đáp ứng được việc làmcho người lao động vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu học lái xe củangười dân Cùng với sự phá vỡ thế độc quyền trong thị trường đào tạo nghề lái xe(năm 2008), sau khi có chủ trương của Nhà nước về xã hội hóa lĩnh vực giáo dục,một số doanh nghiệp tư nhân đã tham gia thị trường đào tạo nghề lái xe vì vậy áplực cạnh tranh đối giữa các cơ sở đào tạo lái xe ngày càng tăng Yếu tố này cũng tácđộng nhiều đến chất lượng đào tạo của các đơn vị Quản lý nhà nước đối với lĩnhvực này vì thế cần phải chặt chẽ hơn trong bối cạnh cạnh tranh giữa các cơ sơ, cóthể dẫn đến tình trạng chất lượng đào tạo không được chú trọng
Trang 391.3.1.2 Điều kiện địa lý, tự nhiên
Vị trí địa lý, đường xá, địa hình cũng ảnh hưởng đến nhu cầu trong việc đăng
ký học và sát hạch lái xe cũng như gây khó khăn cho công tác quản lý đào tạo, sáthạch lái xe Nhất là ở những địa phương có diện tích lớn, địa hình đồi núi phức tạpthì việc cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá cơ sởđào tạo được thường xuyên liên tục, hay tăng cường công tác cưỡng chế, xử lý viphạm trực tiếp của các cơ sở, trung tâm đào tạo là rất khó khăn
1.3.1.3 Khoa học công nghệ
Hoạt động đào tạo nghề lái xe cũng bị chi phối của phát triển công nghệ vàảnh hưởng rất lớn tới năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề lái xe đó là sựchuẩn bị từ nguồn nhân lực cho tới các phương tiện máy móc thiết bị cũng như hìnhthức giảng dạy bằng những thiết bị hiện đại Nếu có những bước chuẩn bị tốt sẽgiúp cho các học viên có thể tiếp thu kiến thức tốt hơn, việc thực hành trên thiết bịđược nhiều hơn và kết quả học tập sẽ được cải thiện Khoa học công nghệ cũng cóảnh hưởng đến công tác quản lý đào tạo, sát hạch lái xe Theo xu hướng phát triểncủa xã hội hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý là mộtviệc tất yếu, cần thiết Nếu các Nhà quản lý không cập nhật, ứng dụng các côngnghệ mới thì sẽ trở thành lạc hậu, lỗi thời và không đáp ứng được yêu cầu của hoạtđộng quản lý trong thực tế hiện nay Đây cũng là một yếu tố có tác động nhiều đếnhiệu quả công tác quản lý đào tạo và sát hạch lái xe Sự phát triển của công nghệđặc biệt là Công nghệ thông tin và điện tử đã giúp cho công tác quản lý hồ sơ, đàotạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe được thực hiện chính xác và khách quan hơn
Cơ quan quản lý nhà nước cần chủ động trong việc đầu tư trang thiết bị, cửcán bộ đi đào tạo chuyên sâu cho việc ứng dụng các công nghệ mới trong hoạtđộng quản lý đào tạo, sát hạch Các công nghệ tiên tiến đã được một số sở giaothông vận tải ở các địa phương triển khai là tin hoa hóa toàn bộ công tác quản lýgiấy phép lái xe
Trang 401.3.1.4 Dư luận xã hội và tiêu cực xã hội
Dư luận xã hội
Công luận và dư luận xã hội đã và đang phát huy vai trò quan trọng vào quátrình quản lý và phát triển đất nước Các phương tiện truyền thông cùng với dưluận xã hội đã và đang trở thành một những lực lượng xung kích trong việc pháthiện những cái mới, những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến và cả việc tấn côngvào những tệ nạn của đời sống xã hội Sự khen chê của công luận và dư luận xãhội có một sức mạnh không nhỏ tác động vào tâm tư, suy nghĩ, hành động củatừng cá nhân
Đối với hoạt động quản lý đào tạo, sát hạch cấp GPLX, nhiều cuộc thanh,kiểm tra đã được dư luận quan tâm, chú ý Thực tiễn cũng cho thấy, nhiều bài báo,những loạt phóng sự điều tra về những hành vi vi phạm của các cơ sở đào tạo lái
xe, co ửo sát hạch lái xe đã giúp ích rất nhiều cho các cơ quan quản lý Nhà nướctrong quá trình tiến hành thanh tra và kiến nghị xử lý Tuy nhiên, nếu công luận và
dư luận xã hội phản ánh đúng đắn và bình luận một cách khách quan, không thiên vị
sẽ là điều hết sức thuận lợi cho cơ quan quản lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.Ngược lại, nếu công luận và dư luận xã hội phản ánh các tình tiết, sự việc một cáchphiến diện, chủ quan thì khi tiến hành thanh tra cơ quan quản lý phải chịu một áplực không nhỏ từ công luận và dư luận xã hội Trong trường hợp như vậy rất có thểdẫn tới việc ra những quyết định, xử lý theo dư luận và công luận xã hội, làm mất đitính khách quan của hoạt động quản lý và do vậy làm giảm hiệu lực, hiệu quả củacông tác này
Tiêu cực trong xã hội
Hiện nay, những tiêu cực xã hội đã và đang tấn công vào hệ thống cơ quannhà nước, trong đó có các cơ quan quan thực thi pháp luật, gây ra những tác hạikhông nhỏ, giảm sút lòng tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ công chức Tronghoạt động quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX không phải là không có những cán
bộ đã bị xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Nếu tiêu cực xã hội xảy