Những câu khẩu hiệu hay câu thơ, câu nói dí dỏm có tác động tích cực đến hành vi thái độ và còn có tác động nhắc nhở mọi người hoàn thành tốt công việc của mình. Công ty nên tổ chức một cuộc thi thiết kế khẩu hiệu 5S: có thể là thơ, vè hay là những câu khẩu hiệu đơn giản sao cho ngắn gọn và dễ nhớ để mọi người cùng học theo. Công ty sẽ tổng kết và khen thưởng cho những ai có khẩu hiệu hay, xuất sắc và chọn đó làm khẩu hiệu cho 5S của công ty. Đây là một họat động rất tốt kéo mọi người cùng tham gia vào chương trình 5S để họ cảm thấy yêu và hiểu về chương trình hơn. Các câu khẩu hiệu này nên được dán ở Bản tin 5S để mọi người cùng nhìn thấy.
Sau đây là một số khẩu hiệu mà công ty có thể tham khảo: “ 5S hôm nay, thành công ngày mai ”
“ Trồng cây 5S, hái quả thành công” “ Một phút cho 5S bằng 1 giờ tìm hồ sơ”
5.9.6 Tạo một môi trƣờng làm việc thân thiện
Một môi trường làm việc an toàn và thân thiện tạo điều kiện thuận lợi cho con người làm việc tích cực và hiệu quả hơn. Để tạo một môi trường làm việc thân thiện hơn thì xưởng nên thực hiện một số công việc sau:
Xưởng nên tổ chức các buổi tập thể dục nhẹ trong khoảng 5 phút trước khi vào làm ở khu vực sân trước của công ty. Việc này sẽ tạo không khí hứng khởi cho một ngày làm việc mới, đồng thời về lâu dài sẽ tạo thành một nếp văn hóa đẹp của công ty.
Công ty nên định kỳ tổ chức các cuộc gặp mặt nhỏ để giải đáp các thắc mắc cũng như tư vấn cho anh em công nhân trong cách làm việc và giao tiếp hằng ngày, đồng thời sẽ kết hợp với việc tuyên dương những cá nhân xuất sắc trong công việc cũng như vấn đề vệ sinh, an toàn công nghiệp. Cuộc gặp mặt này nên có sự tham gia của Ban giám đốc để tạo sự gần gũi, cùng với đó là sự góp vui của các tiết mục văn nghệ của anh chị em công nhân. Hoạt động trên có ý nghĩa rất lớn lao đối với mọi người sau những giờ làm việc mệt nhọc và căng thẳng.
Khuyến khích mọi người thân thiện, giúp đỡ nhau trong công việc, ý thức giữ gìn bảo vệ công ty như ngôi nhà thứ hai của mình.
CHƢƠNG VI
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 5S TẠI XƢỞNG SẢN XUẤT
6.1 Quá trình chuẩn bị
6.1.1 Cam kết của ban lãnh đạo
1. Thiết lập chính sách 5S.
2. Đào tạo, giáo dục và tuyên truyền về Thực hành tốt 5S trong toàn công ty.
3. Đảm bảo mục tiêu và kế hoạch triển khai 5S được thiết lập tại các bộ phận trong công ty.
4. Đảm bảo cung cấp kịp thời các nguồn lực cần thiết để triển khai 5S, bao gồm cả hoạt động đào tạo các đánh giá viên 5S và tham quan học hỏi các mô hình thực hành tốt.
5. Theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, tuyên truyền và kiểm tra đánh giá định kỳ kết quả tình hình thực hiện chương trình 5S.
6. Khuyến khích, ghi nhận, động viên và khen thưởng thực hiện tốt 5S của các phòng ban, bộ phận trong công ty.
7. Tạo một môi trường khuyến khích mọi người tích cực tham gia, phát huy sáng kiến và duy trì môi trường làm việc sạch sẽ, thuận lợi và an toàn. 8. Duy trì và cải tiến không ngừng, tạo nên một nguyên tắc hoạt động trong
tổ chức, doanh nghiệp để đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý và kinh doanh.
6.1.2 Cam kết của bộ phận Kéo sợi
1. Thực hiện đúng với kế hoạch và mục tiêu mà ban 5S đã thông báo. 2. Luôn có ý thức kỷ luật, tuân thủ mọi nguyên tắc và qui định của ban 5S. 3. Luôn có tinh thần hợp tác, hỗ trợ đồng đội để hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
4. Sử dụng đầy đủ các đồ dùng Bảo hộ lao động; bảo quản tốt máy móc, thiết bị sản xuất và các đồ dùng 5S.
5. Tự giác, quyết tâm thực hiện tốt 5S và duy trì 5S được lâu dài hơn. 6. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo đúng qui định của Ban giám đốc.
Bảng 6.1 Phân công công việc Ban chỉ đạo 5S
Chức vụ Thành viên Công việc thực hiện
Thành viên Ban lãnh đạo
1. Trần Sĩ Tuấn (Trưởng ban) 2. Trần Nhĩ (Phó ban)
3. Nguyễn Thị Quyên 4. Trần Thanh Kiệt
Cam kết thực hiện 5S
Chỉ đạo chung về quá trình thực hiện
Hỗ trợ quyết định về tài chính và nhân sự cho chương trình 5S Điều hành
1. Trần Hữu Lộc 2. Phan Thanh Truyền 3. Lý Thanh Long
Điều hành hướng dẫn thực hiện 5S
Kiểm soát
1. Nguyễn Văn Định 2. Phạm Văn Phú Đức 3. Trần Văn Giàu
Theo dõi ,kiểm soát và đánh giá quá trình thực hiện công việc 5S tại khu vực quy định.
Nhóm1: Phụ trách khu vực Kéo sợi
Nhóm 2: Phụ trách khu vực Dập đinh Điều phối
1. Phan Ngọc Tuấn 2. Nguyễn Thanh Bình 3. Lý Thị Mỹ Tiên
Lập kế hoạch thi đua và khen thưởng
Chịu trách nhiệm công tác tuyên truyền cho chương trình
6.1.2 Tiến hành lên kế hoạch thực hiện chƣơng trình 5S
Chúng tôi được tìm hiểu về công việc sản xuất tại công ty, tham khảo về tình hình nhân sự tại công ty để phục vụ cho việc phân công công việc và phân chia trách nhiệm cho mỗi thành viên trong xưởng. Sau khi đã có bản kế hoạch nháp, Chúng tôi tham khảo ý kiến của Ban quản đốc để chỉnh sửa cho hợp lý và phù hợp nhất.
Ông Trần Sĩ Tuấn là người đọc bản kế hoạch cuối cùng và quyết định triển khai 5S như kế hoạch đã đề ra.
6.1.3 Thực hiện đào tạo chƣơng trình 5S
Báo cáo viên là người chịu trách nhiệm chính trong việc soạn ra chương trình đào tạo cho nhân viên trong xưởng. Lúc 14h00 ngày 14/08/13, chúng tôi đã cùng với Trưởng phòng của 4 phòng chức năng trao đổi về việc thực hiện 5S tại Văn phòng và 2 bộ phận dưới xưởng. Chúng tôi đã chuẩn bị tài liệu, hình ảnh thực tế tại công ty và gởi cho mọi người cùng xem và thảo luận. Trong buổi hướng dẫn mọi người đã được biết “5S là gì”, những lợi ích mà nó mang lại để hiểu thêm về 5S. Sau đó mọi người được xem các hình ảnh thực tế tại xưởng và đi vào chi tiết chúng ta sẽ tiến hành 5S như thế nào, dựa vào các hình ảnh để chỉ cho công nhân thấy
Hình 6.1 Hình ảnh ngày hướng dẫn thực hiện 5S cho các trưởng phòng
6.1.4 Chuẩn bị cho ngày tổng vệ sinh
Sau ngày đào tạo, về phía công nhân đã biết được các trưởng nhóm và công việc mình phải thực hiện trong ngày tổng vệ sinh, về phía công ty thì chuẩn bị các vật dụng vệ sinh cần thiết như các loại chổi, giẻ lau, ki hốt rác… để phục vụ cho việc vệ sinh, kết hợp với đó là chuẩn bị khẩu hiệu tuyên truyền cho 5S do phòng hành chính nhân sự đảm trách theo khẩu hiệu đã thiết kế.
Hình 6.2 Hình khẩu hiệu 5S tại khu vực sản xuất
Khẩu hiệu 5S bao gồm một câu khẩu hiệu quyết tâm thực hiện 5S và một bản nhắc nhở 5S là gì, được dán trên tường để mọi người cùng nhìn thấy.
6.2 Thực hiện 5S
Ban Giám đốc công ty đã tiến hành chọn địa điểm tập kết những thứ không cần thiết đó là khu phế để phế liệu, những thứ không cần thiết sau khi được sàng lọc sẽ được chuyển đến khu vực này và chờ xử lý.
6.2.1 Tiến hành sàng lọc
Đầu tiên là mọi người tiến hành sàng lọc, loại bỏ những thứ không cần thiết ra khỏi khu vực xưởng như các loại sản phẩm cũ, hư, các thiết bị vật dụng không còn dùng nữa…
Hình 6.3 Hình ảnh trước và sau khi sàng lọc dây bị lỗi
Hình 6.4 Hình ảnh trước và sau khi sàng lọc tại khu vực các máy kéo sợi lẻ
Trước khi sàng lọc: Có rất nhiều dây lỗi
không còn dùng nữa nhưng vẫn đặt chung với dây còn tái chế đang sử dụng, làm cho nơi đây rất lộn xộn, cản trở việc đi lại.
Sau khi sàng lọc: Chỉ còn lại những
dây sử dụng và cần thiết, chúng được xếp ngay ngắn để thuận lợi cho việc lấy sử dụng.
Trước khi sàng lọc: Khu vực này còn
nhiều phế liệu đã lâu chưa xử lý, các sên cam đặt sai vị trí, làm cho nơi này không được thông thoáng
Sau khi sàng lọc: Loại bỏ phế liếu, sản phẩm hư ra khỏi khu vực. Chuyển các sên cam về đúng vị trí, chỉ còn lại các nguyên liệu cần thiết và chúng được xếp ngay ngắn và được quét dọn sạch bụi
Hình 6.5 Hình ảnh trước và sau khi sàng lọc tại khu vực máy cuốn
Hình 6.6 Hình ảnh trước và sau khi sàng lọc tại bộ phận dập đinh
Việc sàng lọc được tiến hành thuận lợi và thu được một số thành quả: không gian thoáng hơn, nơi làm việc không còn bề bộn như trước, từng khu vực có lối đi dễ dàng. Nhưng việc sàng lọc cũng không tiến hành triệt để như mong muốn bởi mặt bằng xưởng còn hạn chế chưa có vị trí để đặt các máy móc không còn sử dụng nên chúng vẫn còn ở vị trí cũ, làm mặt bằng sản xuất xưởng chưa được giải phóng
Trước khi sàng lọc: Có nhiều bản
hướng dẫn, cảnh báo đã cũ, đặt lệch hướng. Nên làm cho công nhân khó nhìn và có thể gây nguy hiểm.
Sau khi sàng lọc: Đã loại bỏ đi các bảng
hướng dãn đã cũ và dơ. Nên công nhân dễ nhìn thấy và làm đúng như hướng dẫn.
Trước khi sàng lọc: Có rất nhiều sản
phẩm hư, sản phẩm lỗi và phế liệu để ngay trước các máy đang hoạt động, để lấn ra lối đi và sắp xếp cao dễ đổ gây nguy hiểm cho người công nhân.
Sau khi sàng lọc: Đã loại bỏ đi các sản phẩm hư, sản phẩm lỗi và phế liệu làm mặt bằng thông thoáng hơn và không gây cản trở đường đi.
6.2.2 Tiến hành sắp xếp
Sau đã sàng lọc những thứ không cần thiết, công nhân bắt đầu sắp xếp dây và sên cam theo kế hoạch đề ra. Sau đây là một số hình ảnh thực tế về việc sắp xếp tại xưởng:
Hình 6.7 Hình ảnh trước và sau khu vực để nguyên liệu
Hình 6.8 Hình ảnh trước và sau khu vực để dụng cụ vệ sinh
Trước khi sắp xếp: Nguyên liệu để rất
lộn xộn; dây dai, sắt rối đặt ngay lối đi làm cho công nhân khó vận chuyển và đi lại. Các dụng cụ vệ sinh khi sử dụng xong không được sắp xếp gọn gàng.
Sau khi sắp xếp: Nguyên liệu, sắt rối, dây
đai được đựng vào thùng và pallet gọn gàng, lối vận chuyển thông thoáng. Các dụng cụ vệ sinh: chổi, đồ hốt rác, len… được treo lên tường giúp công nhân dễ lấy sử dụng.
Hình 6.9 Hình trước và sau khi sắp xếp tại khu vực để dây
Sau khi sắp xếp: Phân biệt khu vực đặt
dây đạt và dây lỗi. Sàn xưởng được phân ô, vẽ vạch rõ ràng, 1 màu là 1 loại dây, mỗi ô chỉ được đặt 2 sên cam chồng lên nhau.
Trước khi sắp xếp: Dây đặt rất lộn xộn,
không phân biệt theo từng loại và đặt lấn sang lối đi làm cho công nhân khó vận chuyển và đi lại.
Hình 6.10 Hình trước và sau khi sắp xếp sên cam
Hình 6.11 Hình trước và sau khi sắp xếp dây sản xuất
Trước khi sắp xếp: Các sên cam đặt riêng
lẻ, không được sắp xếp gọn gàng và đặt lấn ra lối đi nên chiếm một diện tích khá lớn.
Sau khi sắp xếp: Các sên cam đươc xếp
chồng lên nhau và được sắp xếp gọn gàng.
Trước khi sắp xếp: Sên cam và thùng đinh
còn đặt ngay lối đi, mỗi máy dập đinh đặt nhiều sên cam nên làm cho lối đi bị cản trở gây khó khăn trong việc vận chuyển và đi lại.
Sau khi sắp xếp: Các sên cam không sử
dụng và các thùng bóng được chuyển về đúng khu vực qui định. Chỉ giữ lại 1 thùng đinh, tối đa là 2 sên cam và được sắp xếp gọn gàng dọc theo 2 lối đi nên mặt bằng khu vực này rất thoáng.
6.2.3 Tiến hành sạch sẽ
Sau đã sàng lọc và sắp xếp lại mọi thứ ngăn nắp, mọi người bắt đầu tổng vệ sinh, lau chùi máy móc và phân xưởng. Công việc được tiến hành như bảng phân công công việc được phát ra cho mọi người. Mọi người đều thực hiện tốt công việc mà mình phụ trách: lau cửa sổ, quét mạng nhện, lau máy móc, lau bụi, quét dọn sàn xưởng … Sau đây là một vài hình ảnh mô tả thực tế việc vệ sinh tại xưởng:
Hình 6.12 Hình trước và sau khi làm vệ sinh tại khu để dây đạt
Hình 6.13 Hình trước và sau khi vệ sinh sàn xưởng nơi khu Dập đinh
Trước khi vệ sinh: Xung quanh khu
vực này rất nhiều bụi bám và rác từ phế liệu vụn.
Sau khi vệ sinh: Sàn xưởng được quét dọn
sạch sẽ, không gian nhìn thoáng và mát mẻ. Tiến hành chia ô, vẽ vạch cho từng khu vực, từng loại dây.
Trước khi vệ sinh: Sàn xưởng rất dơ vì
vết dầu nhớt chảy ra từ các máy dập đinh.
Sau khi vệ sinh: Công nhân đã cạo hết
lớp dầu nhớt bám trên sàn xưởng, kiểm tra lại chỗ dầu chảy ra và khắc phục.
Hình 6.14 Hình trước và sau khi thay thế thùng đựng đinh
Hình 6.15 Hình trước và sau khi thu gom đinh rơi
Công việc vệ sinh diễn ra thuận lợi và có sự tham gia tích cực của mọi người, và cũng đã thu được một số thành quả: sàn xưởng không còn rác và sạch sẽ…, nhưng máy móc vẫn chưa được lau chùi, cũng có một số công việc mà xưởng chưa thực hiện được như kế hoạch: sơn lại các đường sơn bị mờ…
Trước khi vệ sinh: Do sử dụng các thùng
phuy đựng đinh nên nhớt chảy ra rất nhiều, làm khu vực này rất dơ.
Sau khi vệ sinh: Thay thế bằng các thùng
bóng thay vì chứa đinh bằng các thùng phuy như trước nên dầu nhớt không còn chảy ra sàn xưởng nữa.
Trước khi vệ sinh: Do thùng phuy nhỏ
nên đinh rơi ra ngoài rất nhiều.
Sau khi vệ sinh: Sau khi được thay thế
bằng các thùng bóng nên đinh rơi đã giảm, công nhân thường xuyên đến thu gom nên sàn xưởng đã sạch hơn trước.
6.2.4 Tiến hành Săn sóc
Sau ngày tổng vệ sinh, hàng ngày mọi người đều dành 10 phút cuối ngày để làm vệ sinh theo công việc được phân công. Mọi người nên quét sàn xưởng, dọn dẹp các vật dụng còn lại của ngày hôm trước và chuẩn bị các vật dụng cho ngày làm việc mới, sắp xếp lại các loại bán thành phẩm và thành phẩm ngăn nắp. Vào cuối tuần xưởng dành ra 30 phút cuối để tổng vệ sinh kỹ hơn kết hợp với việc lau sàn xưởng, lau chùi máy móc, sắp xếp mọi thứ về đúng vị trí của nó, quét nhà. Việc duy trì vệ sinh hàng ngày tiến hành khá tốt, góp phần vào giữ vệ sinh chung của xưởng.
Để thực hiện liên tục và duy trì 3S trên, chúng tôi đã thiết kế biểu mẫu - bảng kiểm tra thực hiện 5S hàng ngày (Bảng 6.2) cho từng Bộ phận. Mỗi ngày, Bảo vệ Chuyên cần sẽ theo dõi, nhắc nhở và chấm điểm cho từng bộ phận. Từ đó, Ban 5S sẽ tuyên dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể thực hiện tốt 5S vào cuối mỗi tháng. Nếu vi phạm sẽ bị làm kiểm điểm hoặc bị trừ thưởng tùy theo mức độ vi phạm.
6.2.5 Tiến hành Sẵn sàng – kỷ luật
Ban 5S đã đưa ra các nguyên tắc, các qui định rõ ràng, cụ thể để mọi người theo đó mà thực hiện tốt 5S. Nếu ai vi phạm sẽ bị làm kiểm điểm nếu còn tiếp tục sẽ bị trừ thưởng chuyên cần hoặc tiền trách nhiệm của tháng đó. Như vậy họ sẽ tự giác trong việc thực hiện 5S. Ví dụ: lấy vật gì ở đâu thì trả lại chỗ đó; thấy dơ bẩn thì lau chùi, quét dọn; thấy lộn xộn thì sắp xếp lại cho ngăn nắp.