Phân tích hiện trạng và giải pháp

Một phần của tài liệu xây dựng qui trình triển khai 5s công ty cổ phần liên hiệp kim xuân (kcn trà nóc – q.bình thủy – tp.cần thơ) (Trang 32)

4.3.1 Khu văn phòng

Hiện trạng

- Khu văn phòng được bố trí khá hợp lý và sạch sẽ, các bàn và ghế làm việc

được sắp xếp gọn gàng, hàng ngày đều có nhân viên vệ sinh đến lau dọn nên rất thoáng mát.

- Tuy nhiên, hồ sơ cũng chưa được phân loại rõ ràng.

- Hồ sơ ở phòng Kinh Doanh cũng khá nhiều, theo quan sát chúng tôi thấy các hồ sơ đều được đặt trong các túi ni-lon và chưa được phân theo từng loại, các đồ dùng khác như: băng keo, giấy, cân,…và đồ dùng cá nhân chưa được sắp xếp gọn gàng.

Hình 4.1 Ảnh thực tế tại khu văn phòng

Hƣớng khắc phục

- Công ty nên trang bị thêm tủ đựng hồ sơ cho các phòng còn thiếu.

- Phân loại hồ sơ theo chủ đề như: báo cáo, kế toán, hợp đồng, quảng cáo, tiếp thị,…hoặc theo thời gian, tính chất (Hồ sơ bình thường - hồ sơ mật - hồ sơ tối mật; Hồ sơ chưa giải quyết - hồ sơ đang giải quyết chưa dứt điểm - hồ sơ đã giải quyết xong). Dùng mẩu giấy ghi nội dung của từng loại hồ sơ để dán trên tường thành của từng kệ riêng biệt.

Đặt chỗ này không đúng rồi!!

Không được rồi! Sắp xếp lại thôi!

Ví dụ:

Hình 4.2 Hình minh họa cách sắp xếp hồ sơ văn phòng

- Các phòng chức năng khác cũng theo vậy mà thực hiện, có như vậy nhân viên sẽ không phải mất nhiều thời gian khi truy tìm hồ sơ.

- Mỗi phòng làm việc nên có 1 góc 5S, ví dụ: dán trên tường các dòng chữ:

- Trước sân văn phòng là khu vực để đinh không đạt đang chờ xử lý, nơi đây rất ồn mỗi khi có xe đến vận chuyển đinh và lúc bắn thử đinh, làm ảnh hưởng đến công việc của cán bộ và nhân viên văn phòng.

Hình 4.3 Ảnh thực tế trước sân văn phòng

Vì vậy, sau mỗi lần sản phẩm bị lỗi thì công ty nên cho tiến hành lựa ngay, đinh nào còn tái chế được thì sau mỗi ca công nhân sẽ chuyển ngay về khu vực lựa

1 phút cho 5S = 1 giờ tìm hồ sơ Thời gian là vàng

Thực hiện tốt 5S mọi lúc,mọi nơi

Không đẹp rồi! Xử lý nhanh thôi!!! Báo cáo Đồ dùng văn phòng Hợp đồng Đồ dùng văn phòng

thực hiện điều này, công ty nên tăng cường thêm công nhân trong ca chính và công nhân làm thêm ngoài giờ. Công tác này nên thực hiện liên tục cho đến khi không còn đinh phế ở khu văn phòng nữa. Nếu thực hiện tốt công tác này thì đinh phế sẽ không tồn lại nhiều như trước đây. Đinh phế nhiều sẽ gây thiệt hại không nhỏ tới tiền bạc và uy tín của công ty. Vì vậy, công ty phải chú ý tới công tác bảo trì – bảo dưỡng đối với máy móc, thiết bị sản xuất cũng như khâu kiểm định chất lượng sản phẩm của bộ phận KCS để có những xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố.

4.3.2 Khu phế liệu

Khu vực này phế liệu còn khá nhiều, gây ảnh hưởng không nhỏ đến vẽ mỹ quan của công ty. Do đó, công ty nên thường xuyên lên kế hoạch thanh lý phế liệu để khu vực này luôn gọn gàng, sạch sẽ.

Hình 4.4 Ảnh thực tế tại khu phế liệu

4.3.3 Khu nhà xe, phòng bảo vệ, tủ đồ công nhân và nhà vệ sinh và nhà ăn

- Khu nhà xe: Theo quan sát, nhà xe khá sạch, có kẻ vạch rõ ràng, phân biệt nơi để xe của CB-CN viên và xe khách.

Hình 4.5 Ảnh thực tế tại khu nhà xe Nhiều quá! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thanh lý thôi!

- Phòng bảo vệ: Khu vực này nhỏ nhưng đồ dùng cũng khá nhiều, đồ dùng cần được sắp xếp cho gọn gàng và ngăn nắp.

Hình 4.6 Ảnh thực tế tại phòng bảo vệ

- Nhà vệ sinh: Công ty có tất cả 4 WC, nhưng chỉ có 2 nhà gần khu văn

phòng là tương đối sạch, còn khu 2 khu vực kế bên khu xử lý nước thải và phía sau phòng bảo vệ rất dơ và hôi. Vì vậy, công ty nên nhắc nhở người phụ trách dọn dẹp vệ sinh sau mỗi ca làm việc, gắn lại cửa đã bị hư, trang bị thêm xà phòng và nước hoa khử mùi ở các nhà về sinh. Ở khu vực dành cho Nam nên trang bị thêm các loại thuốc khử mùi.

- Nhà ăn: Khu vực này tương đối sạch sẽ và ngăn nắp. Tuy nhiên, công ty cũng nên trang bị thêm các sọt rác, có thể dùng nước hoa xịt phòng trước và sau giờ ăn nhằm tạo cho công nhân viên cảm giác thoải mái.

- Tủ đồ công nhân: Khu vực này tương đối sạch và ổn định. Tuy nhiên, còn một số đồ dùng còn để phía trên tủ. Vì vậy, công ty nên yêu cầu công nhân nên sắp xếp lại đồ dùng của mình cho gọn gàng và để đúng nơi qui định. Người phụ trách 5S giám sát khu vực này và thường xuyên nhắc nhở, nếu còn vi phạm thì xử lý theo qui định

Đặt sai chỗ rồi!

Dán vào tủ thông báo thôi!! Sắp xếp lại

4.3.4 Xƣởng sản xuất

Xƣởng sản xuất chia làm nhiều khu vực khác nhau, gồm có:

+ Bộ phận Kéo sợi + Bộ phận Dập đinh + Bộ phận Đánh bóng + Bộ phận Răng đinh + Bộ phận Xi mạ + Bộ phận Hàn cuốn, Hàn nhựa

Các khu vực trong xưởng được kẻ vạch, phân vùng rõ ràng. Tuy nhiên, một phần vì diện tích hẹp, một phần do ý thức công nhân chưa cao nên các dụng cụ lao động, đồ dùng cá nhân, nguyên liệu, thành phẩm, bán thành phẩm và phế phẩm đặt sai vị trí, khu vực này lấn sang khu vực khác. Vì thế, toàn xưởng sản xuất luôn trong tình trạng hỗn loạn, ồn ào, nóng bức và nhiều rác thải.

Kho nguyên liệu

Hiện trạng

Quan sát qua hình ảnh thực tế cho thấy kho có diện tích quá nhỏ, không đủ sức chứa nên nguyên liệu còn để rất nhiều trước sân, nhiều đến mức che luôn cả tên công ty và khu vực phía trước khu văn phòng. Điều này đã làm mất đi vẻ mỹ quan trước sân cũng như không gây được ấn tượng tốt cho khách hàng và đối tác khi đến công ty chúng ta.

Hình 4.8 Ảnh thực tế trước sân để nguyên liệu  Hƣớng khắc phục

Công ty nên có kế hoạch sản xuất phù hợp để nguyên liệu không quá nhiều. Có thể công ty nên thuê kho chứa nguyên liệu để khu vực trước sân gọn gàng hơn.

Cần có khu vực riêng!!!

Khu vực kéo sợi

Hiện trạng

- Khu kéo sợi có 4 máy liên hợp và 5 máy lẻ, vị trí các máy được bố trí theo một trật tự hợp lý từ nguyên liệu đầu vào cho đến đầu ra sản phẩm sợi.

- Tuy nhiên, khu vực này có rất nhiều bụi từ mạc sắt, nên bụi bám rất nhiều vào các máy và sàn nhà.

- Máy cắt, máy hàn chưa có vị trí cố định. Phụ liệu và phế liệu còn đặt ngay lối đi lại; các bản hướng dẫn (cảnh báo) đã cũ và bị lệch hướng; khu vực này cũng khá nguy hiểm vì có máy vận chuyển trên cao nhưng vẫn chưa có biển cảnh báo.

Hình 4.9 Ảnh thực tế tại khu kéo sợi

- Khu vực để các sên cam, dây đạt và dây lỗi rất lộn xộn, chưa có khu vực rõ ràng. Các thành phẩm cũng đặt không theo từng loại và đặt tràn ra lối đi nên rất khó vận chuyển qua khu Dập đinh.

Cũ rồi! Dán lại đi nào…!!! Đặt ngay

lối đi rồi!!!

Lộn xộn quá! Đặt ngay lối đi rồi,

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.10 Ảnh thực tế tại khu để dây kéo sợi

Hƣớng khắc phục

- Phân loại các dây bị lỗi và các đồ dùng không cần thiết chuyển sang khu phế liệu và thanh lý theo kế hoạch. Nếu dây còn tái chế lại thì phải được để qua một khu riêng biệt cùng với máy hàn, sao cho công nhân thuận tiện trong việc đi lại và sản xuất.

- Kẻ vạch, chia khu theo từng loại dây đạt yêu cầu để không mất nhiều thời gian khi vận chuyển qua khu dập đinh.

- Các máy kéo sợi lẻ cũng cần được kẻ vạch, phân biệt với khu để dây để tạo một lối đi thông thoáng.

- Chuyển các sên cam không sử dụng về khu vực được kẻ vạch rõ ràng. - Đặt máy mài sét, máy chuốt sợi và nguyên liệu ở vị trí cố định sao cho công nhân dễ dàng sử dụng.

- Trang bị thêm 1 tủ để dụng cụ lao động và đồ dùng cá nhân. Kế bên có đặt thêm 1 bình nước uống để tránh tình trạng công nhân bỏ máy đi uống nước khi khát.

- Lượng bụi thải ra từ mạc sắt khá cao, vì vậy công ty nên trang bị cho công nhân đầy đủ các đồ dùng bảo hộ lao động như: nón, kính, khẩu trang. Nếu có thể,

Đặt ngay lối đi rồi, chuyển đi thôi!!! Đặt sai chỗ

rồi!!!

Nhiều loại quá! Không phân biệt

được!!!

Phân loại lại thôi!!!

công ty nên trang bị thêm một số thiết bị hút bụi trong khu vực này nhằm tạo không khí trong lành cho công nhân làm việc tốt hơn. Trang bị các khay nhựa (hoặc thùng) đặt dưới các máy kéo sợi để hứng mạc sắt, như vậy sàn nhà sẽ không có mạc sắt và dễ dàng quét dọn.

- Phải dán biển cảnh báo nguy hiểm, bản hướng dẫn và các biểu ngữ về 5S ở 1 góc trong khu vực này cho công nhân dễ nhìn thấy. Ngoài ra, phải dán tên các công nhân làm việc theo từng ca để thuận tiện cho công tác quản lý.

- Bắt đầu công tác vệ sinh cho khu vực này sau khi đã chia khu vực, phân loại và sắp xếp ngăn nắp.

- Phải nhắc nhở công nhân nên có ý thức trong việc vệ sinh, đặt đồ dùng cá nhân và dụng cụ lao động đúng nơi qui định. Các phế phẩm sau cuối ca phải có người thu gom và mang đến khu vực cần xử lý đúng nơi qui định. Cuối giờ, nhân viên vệ sinh phải đến quét dọn và thu gom về bãi rác.

QUI ĐỊNH

- Mỗi màu là một loại dây.

- Mỗi ô vuông nhỏ không đặt quá 2 sên cam chồng lên nhau. - Không được đặt sên cam ngay ô đã đánh dấu X và lối đi. - Đặt đúng loại dây vào đúng khu vực qui định.

Khu dập đinh

Hiện trạng

- Các máy dập đinh được đặt ở các vị trí ổn định theo qui trình sản xuất.

- Giữa 2 dãy máy dập đinh được kẻ vạch rõ ràng nên lối đi rất thoáng, các thùng đinh và sên cam được sắp xếp gọn gàng dọc theo các máy.

- Mỗi máy chỉ được đặt 1 thùng đinh và 1 sên cam nên công nhân dễ dàng đi lại và vận chuyển.

Hình 4.12 Ảnh thực tế lối đi khu Dập đinh

- Tuy nhiên, đây là khu vực rất ồn, sàn nhà rất dơ vì dầu nhớt chảy ra từ các máy dập và thùng đinh.

- Đinh rơi trên sàn nhà còn nhiều.

- Có lúc các thùng đinh, các sên cam và đinh phế chưa được chuyển về khu vực qui định và đặt ngay lối đi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dơ quá!!!

Lại đặt ngay lối đi nữa rồi!!!

Hƣớng khắc phục

- Khu vực này tương đối tốt, tuy nhiên nên phân biệt các thùng đinh thành phẩm theo từng loại.

- Nhắc nhở công nhân thường xuyên thu gom đinh rơi và chuyển về khu vực cần xử lý.

- Để tránh trường hợp các thùng đinh và cây cam lộn xộn, thì các công nhân vận chuyển nên thường xuyên theo dõi các thùng đinh đầy và vận chuyển ngay đến khu đánh bóng, cố gắng không cho quá trình vận chuyển bị gián đoạn. Các thùng đinh khi chuyển phải đặt ở vị trí gọn gàng sao cho không chặn ngang lối đi sang khu vực đánh bóng.

- Trường hợp, nếu trong quá trình sản xuất, dây cũ vẫn còn nhưng cần thêm 1 dây cam khác thì phải đặt sên cam này kế bên sao cho gọn gàng, không lấn ra lối đi và khu vực máy bên cạnh. Mỗi máy dập đinh không được để quá 2 cây cam, thùng đinh cũng vậy.

- Thay thế các thùng đựng đinh phế sao cho cao và lớn hơn để tránh đinh rơi ra bên ngoài, có thể làm các thùng có xe đẩy để dễ dàng di chuyển, và nhắc nhở công nhân nên để các thùng này gọn gàng, cuối ngày làm việc phải chuyển ngay đến khu vực cần xử lý. Các thùng này sau khi lấy đinh xong phải trả về khu vực qui định và sắp xếp gọn gàng.

- Nhắc nhở công nhân nên đặt các dụng cụ cơ khí khi không sử dụng đúng vị trí, có thể đặt tạm thời tại khu vực này ở 1 tủ bên cạnh khu để các thùng nhớt nhưng đến cuối ngày phải chuyển hết về tổ cơ khí.

- Tiến hành công tác vệ sinh, lau dọn sàn nhà, làm sạch các vết dầu nhớt. Nhắc nhở công nhân luôn có ý thức trong việc giữ vệ sinh xung quanh, các đồ dùng lao động và máy móc sản xuất. Công tác bảo trì – bảo dưỡng cũng nên thực hiện theo kế hoạch tránh tình trạng dừng máy trong khi sản xuất.

- Để tránh sàn nhà bị dơ, công ty nên trang bị lại thanh hứng dầu nhớt từ các máy dập chảy ra sao cho kích thước lớn hơn để nhớt không bị tràn ra ngoài, khi lắp đặt nên chú ý tới độ nghiêng dể nhớt dễ dàng chảy xuống thùng chứa. Công ty cũng nên trang bị thêm các thùng đinh thay vì các thùng phi như trước đây.

- Khu vực này rất ồn, công ty nên trang bị cho công nhân các thiết bị bảo vệ tai tránh tiếng ồn.

Khu đánh bóng

Hiện trạng

- Các máy đánh bóng được bố trí logic với đường đi của sản phẩm từ khu dập đinh và ổn định.

- Tuy nhiên, diện tích khu này khá hẹp, nên không có chỗ để các thùng đinh từ Dập đinh chuyển qua. Đặc biệt là máy lọc mạc cưa được đặt ngay giữa các máy nên làm cho lối đi không được thông thoáng. Các đồ dụng cụ lao động còn lộn xộn. Không khí lúc làm việc rất nhiều bụi và tiếng ồn. Sàn nhà rất dơ vì mạc cưa đổ xuống.

- Do diện tích hẹp nên khu vực để đinh sau khi đánh bóng chờ chuyển sang các bộ phận khác xử lý không được ngăn nắp, làm cho lối đi bị thu hẹp và khó vận chuyển các thùng đinh.

- Trước đó có khu vực để mạc cưa mới, và các đồ dùng PCCC không sử dụng đến làm cho khu vực này rất lộn xộn..

- Khu vực này cũng kém ánh sáng.

Hình 4.15 Ảnh thực tế tại khu đánh bóng Đặt ngay lối đi rồi!

Mạc cưa đấy! Vệ sinh thôi!!!

Chuyền về đúng

Hƣớng khắc phục

- Khu vực để các bao mạc cưa cần được phân vạch rõ ràng nên làm hàng rào bao quanh và sắp xếp lại cho gọn gàng.

- Khu vực đinh chờ chuyển cần được chia vạch, kí hiệu lại theo từng loại đinh sao cho công nhân dễ nhận thấy và không mất nhiều thời gian khi vận chuyển. Sắp xếp lại lối đi cho thông thoáng.

- Khu vực để máy lọc bụi phải được kẻ vạch cố định. Cần chuẩn bị các bao hứng mạc cưa thải sao cho không rớt ra ngoài tránh để sàn nhà bị dơ.

- Khu vực này rất bụi, công ty nên trang bị thêm cho công nhân đồ dùng bảo hộ lao động. Có thể trang bị thêm máy hút bụi.

- Nhắc nhở công nhân nên có ý thức bảo vệ dụng cụ lao động và máy móc sản xuất trước và sau ca.

Khu răng đinh

Hiện trạng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các máy răng đinh được đặt tương đối ổn định và phù hợp theo dòng di

Một phần của tài liệu xây dựng qui trình triển khai 5s công ty cổ phần liên hiệp kim xuân (kcn trà nóc – q.bình thủy – tp.cần thơ) (Trang 32)