Giáo án tự chọn địa lý 11 chuẩn.
A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI Tiết 01. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN TỚI GDP, HDI. Ngày 22 tháng 8 năm 2013 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hiểu được các khái niệm: GDP, HDI và các vấn đề có liên quan tới GDP, HDI. - Trình bày được đặc điểm nổi bật, nội dung của cách mạng khoa học và công nghệ. 2. Kĩ năng - Dựa vào bản đồ, nhận xét sự phân bố của các nhóm nước theo GDP/người. - Phân tích bảng số liệu về: bình quân GDP/người, cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của từng nhóm nước. 3. Thái độ Xác định cho mình trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Đối với giáo viên - Bản đồ các nước trên thế giới. - Tài liệu tham khảo có liên quan tới GDP và HDI. - Bảng Tăng trưởng GDP thực tế trên toàn cầu 2. Đối với học sinh - Đọc lại bài học trước III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Tiến trình dạy học 1 Khởi động: Mặc dù cho tới nay vẫn chưa có một công trình nào đưa ra một định nghĩa đầy đủ và cụ thể về cuộc cách mạng KHCN hiện đại. Song về đại thể, ở đây, có thể hiểu cuộc cách mạng KHCN hiện đại là sự thay đổi căn bản trong bản thân các lĩnh vực KHCN cũng như mối quan hệ và chức năng xã hội của chúng. Bài học hôm nay sẽ giúp tìm hiểu kỹ hơn về cuộc CM này cũng như một số khái niệm phổ biến có liên quan. Hoạt động 1: Tìm hiểu các khái niệm GDP, HDI và các chỉ số có liên quan Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1 - GV: yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của em về khái niệm GDP, GDP bình quân đầu người? - HS: trình bày, các HS khác bổ sung. - GV: Bổ sung, chuẩn kiến thức Bước 2: - GV: Đưa ra khái niệm GNP và yêu cầu HS trình bày sự khác biệt giữa GDP và GNP? - HS: trả lời - GV: nhận xét, lấy ví dụ và kết luận 1. Tổng quan về GDP và HDI a. GDP - GDP: tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). - GDP/ng = GDP trong năm/số dân năm đó - GNP (viết tắt cho Gross National Product) - Tổng sản phẩm quốc gia là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó. (thông thường là một năm tài chính). b. HDI 2 Bước 3: - GV: cung cấp cho HS khái niệm "chỉ số phát triển con người - HDI". Và yêu cầu dựa vào khái niệm trên, em hãy cho biết các tiêu chí đánh giá HDI ? HS: Trả lời. GV: Liên hệ HDI của VN Năm 2005 Vn xếp thứ 105/177 (0.733) Năm 2012 đứng thứ 127/186 (0.617) Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới. - Có ba tiêu chí sau: 1. + Sức khỏe: Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung bình. 2. + Tri thức: Được đo bằng tỉ lệ số người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục (tiểu học, trung học, đại học). 3. + Thu nhập: Mức sống đo bằng GDP / người. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1: - GV: Dựa vào Mục III, hãy nêu các nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật? - HS: Trả lời. - GV: lấy ví dụ và chuẩn kiến thức Bước 2: - GV: em có nhận xét gì về lực lượng 2. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại a. 5 nội dung chủ yếu: + Về tự động hoá : Sử dụng ngày càng nhiều máy tự động, rôbốt. + Về năng lượng : xu hướng lấy dạng năng lượng nguyên tử là chủ yếu và các dạng năng lượng “ sạch” như năng lượng mặt trời . v .v 3 sản xuất trực tiếp trong cuộc cách mạng công nghiệp so với lực lượng sản xuất trong cuộc cách mạng khoa học hiện đại và thời gian ra đời của một phát minh khoa học mới ở 2 cuộc cách mạng này? - HS: trả lời - GV: Chuẩn kiến thức. Bước 3: - GV: Để phát triển cuộc CM KH&CN HĐ, Việt Nam cần có chính sách gì? - HS: suy nghĩ, trả lời - GV: Chuẩn kiến thức Bước 4: - GV: Cung cấp cho HS thời gian ra + Về vật liệu mới: xuất hiện nhiều chủng loại rất phong phú và có nhiều tính chất đặc biệt mà vật liệu tự nhiên không có được . + Về công nghệ sinh học: như công nghệ vi sinh, kĩ thuật cuzin, kĩ thuật gen và nuôi cấy tế bào. + Về điện tử và tin học : chủ yếu là lĩnh vực máy tính diễn ra theo 4 hướng: nhanh (máy siêu tính); nhỏ (vi tính); máy tính có xử lí kiến thức (trí tuệ nhân tạo); máy tính nói từ xa (viễn tin học). - Có hai đặc điểm chủ yếu: + khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. + thời gian cho một phát minh mới của khoa học có xu hướng rút ngắn lại và phạm vi ứng dụng của một thành tựu khoa học vào sản xuất và đời sống ngày càng mở rộng. - Ở Việt Nam, ưu tiên phát triển các mặt sự nghiệp giáo dục, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, động viên các tiềm năng về vốn, lao động, phát triển kinh tế đối ngoại . cũng nhằm mục tiêu thúc đẩy nhanh CMKH - KT. b. Sự hình thành và những đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế tri thức 4 đời, định nghĩa nền kinh tế tri thức và yêu cầu HS cho biết nền kinh tế tri thức có đặc điểm nổi bật nào? - HS: Trả lời - GV: Nhận xét và kết luận Bước 5: - GV: Để phát triển nền kinh tế tri thức, VN cần có những chính sách nào? - HS: trả lời - GV: Chuẩn kiến thức - Định nghĩa: + Thời gian: Từ thập niên 80 thế kỉ XX đến nay. + Định nghĩa: Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. - Đặc điểm chủ yếu của kinh tế tri thức: + Tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. + Các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ ngày càng tăng và chiếm đa số. + Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực và mọi nơi trên thế giới. + Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hoá. + Mọi hoạt động đều có liên quan đến vấn đề toàn cầu hoá kinh tế. * VIỆT NAM: Phải tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu công nghệ hiện đại và tri thức mới; - Nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh tế - xã hội; - Từng bước phát triển kinh tế tri thức 4. Tổng kết - GV yêu cầu một HS nêu lại những nét nội dung chính của bài học. 5 - GV khái quát lần cuối và nhấn mạnh đến trọng tâm bài. 5. Hướng dẫn học tập - Đọc bài 2. Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế. Tổ trưởng chuyên môn ký duyệt Tiết 02. 6 ẢNH HƯỞNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN. LIÊN HỆ VIỆT NAM. Ngày 28 tháng 8 năm 2013 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hiểu được xu thế toàn cầu hóa, tính tất yếu của xu thế toàn cầu hóa. - Trình bày được những ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa đối với sự phát triển KT- XH của nhóm nước đang phát triển. - Liên hệ thực tế đối với Việt Nam. 2. Kĩ năng - Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết những tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Đối với giáo viên - Bảng số liệu thống kê giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của nhóm nước ĐPT và thế giới. 2. Đối với học sinh - Đọc lại bài học trước III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Trình bày sự khác biệt cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ? 3. Tiến trình dạy học Khởi động: Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của thời đại và đang trực tiếp ảnh hưởng đến chính trị, môi trường và kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính tất yếu của toàn cầu hóa 7 Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1 - GV: Nội dung sách giáo khoa, vốn hiểu biết, trình bày khái niệm toàn cầu hóa kinh tế. - HS: Trả lời. - GV: Bổ sung, chuẩn kiến thức. Bước 2: - GV: Yêu cầu HS làm việc theo cặp thảo luận: Tìm và giải thích các nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của xu hướng toàn cầu hóa là một tất yếu lịch sử? - HS: Thảo luận theo cặp Bước 3: - GV: Gọi đại diện nhóm trình bày - HS: Cử đại diện trình bày - GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức 1. Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế - Là quá trình mở rộng ảnh hưởng của các hoạt động về kinh tế, tài chính, khoa học, kỹ thuật, công nghệ và một số vấn đề xã hội trên phạm vi toàn thế giới. 2. Tính tất yếu của xu hướng toàn cầu hóa - Do sự tác động của CMKH&CN HĐ -> xu hướng chuyển giao KHKT giữa nước PT và ĐPT. - Sự hợp tác trong trong sản xuất và tiêu dùng nhằm khai thác lợi thế của mỗi nước. - Sự phát triển không đồng đều -> sự chênh lệch về lực lượng sản xuất giữa các lãnh thổ. - Một số sản phẩm kỹ thuật chỉ một nước thì không thể sản xuất được -> hợp tác với nhau - Những vấn đề KT- XH mới nảy sinh để giải quyết cần có sự hợp tác toàn cầu. - Sự hình thành và mở rộng ảnh hưởng của các tổ chức quốc tế là cơ sở để liên kết giữa các nước. 8 Hoạt động 2: Tìm hiểu về ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1: - GV: chia lớp thành 2 nhóm làm việc theo bàn trong 3’. + Nhóm 1: Tìm những tác động tích cực của toàn cầu hóa đến nền kinh tế - xã hội các nước đang phát triển? liên hệ với Việt Nam? + Nhóm 2: Tìm tác động tiêu cực? Liên hệ với Việt Nam? - HS: Tiến hành thảo luận theo bàn. Bước 2: - GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày? - HS: Cử đại diện nhóm trình bày - GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức 3. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. a.Thuận lợi: - Tạo cơ sở tiếp cận các kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm và nguồn vốn lớn từ các nước phát triển - Tạo điều kiện khai thác được lợi thế về nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên phong phú, văn hóa đa dạng. - Tạo điều kiện thuận lợi cho tự do cạnh tranh đã tạo nên những động lực cho sự phát triển sản xuất. b. Khó khăn: - Gây cạnh tranh lớn trong việc tạo ra và tiờu thụ sản phẩm giữa các nước. - Nền kinh tế có nguy cơ tụt hậu và khủng hoảng. - Vấn đề nợ nước ngoài ngày càng trở thành gánh nặng đối với nhiều nước. - Nguy cơ mất bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc 4. Tổng kết Câu 1: Điều kiện dẫn đến toàn cầu hoá là: A. Sự phân công quốc tế ngày càng sâu rộng. B. Mậu dịch quốc tế phát triển nhanh chóng. 9 C. Đầu tư trên phạm vi toàn cầu phát triển. D. Tất cả các ý trên. Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây không thuộc thương mại quốc tế: A. Trị giá xuất khẩu tăng rất nhanh. B. Tự do hoá thương mại phát triển rất lớn. C. Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng. D. Tốc độ tăng trưởng rất cao. Câu 3: Đầu tư nước ngoài hiện nay có đặc điểm: A. Tăng trưởng ổn định. B. Lĩnh vực cụng nghiệp chiếm tỉ trọng lớn. C. Hướng vào địa bàn có nhân công tay nghề cao. D. Tập trung vào các nước đang phát triển. Câu 4: Vị trí to lớn của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế giới biểu hiện ở: A. Có nhiều chi nhánh ở các quốc gia khác nhau B. Nắm trong tay những của cải vật chất to lớn C. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng D. Tất cả các ý trên 5. Hướng dẫn học tập - Đọc bài 3. Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế. Tổ trưởng chuyên môn ký duyệt 10 . Trả lời. GV: Liên hệ HDI của VN Năm 2005 Vn xếp thứ 10 5 /17 7 (0.733) Năm 2 012 đứng thứ 12 7 /18 6 (0. 617 ) Chỉ số phát triển con người (Human Development Index. môn ký duyệt 10 Tiết 03. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP VỀ NỘI DUNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU Ngày 01 tháng 09 năm 2 013 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức