Lồng ghép trò chơi vào bài giảng Địa lí nhằm gây hứng thú cho học sinh học tốt môn Địa lí 11

14 8.2K 47
Lồng ghép trò chơi vào bài giảng Địa lí nhằm gây hứng thú cho học sinh học tốt môn Địa lí 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

long ghep tro choi trong bai giang dia ly 11

ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với các môn khoa học khác môn học Địa ở nhà trường có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Thông qua môn học các em có những kiến thức hiểu biết cơ bản về tự nhiên, kinh tế xã hội của Việt Nam, các châu lục và thế giới.Qua đó giáo dục cho các em tình yêu thiên nhiên , con người và có cách ứng xử phù hợp với thiên nhiên, con người. Đặc biệt đối với chương trình Địa 11 các em được tìm hiểu về tự nhiên, dân cư, kinh tế và các vấn đề của các quốc gia, khu vực khác nhau trên thế giới. Qua đó các em có thể có những nhìn nhận về sự phát triển của Việt Nam trong quá hội nhập. Mặc dù vậy qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng việc dạy và học Địa của giáo viên và học sinh còn nhiều hạn chế. Trong đó đáng quan tâm nhất là thái độ và hứng thú học tập của học sinh đối với môn Địa lí. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa thật cuốn hút, bài giảng chưa được mới lạ; học sinh không quan tâm đến môn học vì không ít học sinh còn có quan niệm coi môn Địa môn học phụ nên chưa dành nhiều thời gian công sức cho việc học tập bộ môn. Một giải pháp cho vấn đề trên đó là giáo viên cần chuẩn bị một bài giảng thật hấp dẫn, có những điều mới, lạ để có thể thu hút học sinh tập trung vào bài giảng trên lớp từ đó học sinh thấy hiểu bài giảng, thích thú với môn học. Vì vậy tôi đã xây dựng chuyên đề: Lồng ghép trò chơi vào bài giảng Địa nhằm gây hứng thú cho học sinh học tốt môn Địa 11. Học sinh phổ thông nói chung và học sinh lớp 11 nói riêng đều đang trong lứa tuổi ham chơi thường thích làm những gì mình thích và luôn muốn chứng tỏ bản thân. Vì vậy việc giáo viên khéo léo sử dụng các trò chơi khác nhau trong môn Địa để thu hút học sinh vào bài học sẽ rất hiệu quả; đặc biệt càng hiệu quả nếu trong các trò chơi giáo viên có thể tạo ra tính cạnh tranh và tính đoàn kết. Tuy nhiên trong phạm vi của chuyên đề tôi chỉ giới thiệu về việc lồng ghép các trò chơi vào bài giảng điện tử môn Địa 11. 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Hiện nay theo chương trình cải cách giáo dục đã được pháp chế hóa trong luật giáo dục. Điều 24.2 “Giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phải phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng kỹ năng tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, nhằm tác động tới tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh” Trong chương trình Địa 11, bên cạnh việc học sinh cần nắm những kiến thức về tự nhiên, dân cư, xã hội cũng như kinh tế của các quốc gia, các khu vực thì học sinh cũng cần rèn luyện kỹ năng tự học, khai thác kiến thức từ bản đồ, tranh ảnh, video, bản đồ, bảng số liệu. Thông qua việc tổ chức các trò chơi trong bài học sẽ tạo hứng thú cho học sinh tự học, chủ động khái thác kiến thức từ các nguồn sẵn có cũng như giáo viên cung cấp như: sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ . II. Cơ sở Thực tiễn - Học sinh không thích học, lười học, không biết nhận xét biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, video còn rất lúng túng. - Kiểm tra bài thường không học thuộc bài, một số vẫn còn thái độ sai, nhìn bài, trao đổi - Những câu hỏi phát vấn trong giờ học thường rất ít học sinh phát biểu chỉ một vài học sinhhọc lực khá xung phong xây dựng bài. - Tâm lý học sinh là một môn học khô khan, môn phụ, học sinh học lệch hoặc bỏ hẳn để học các môn thi vào đại học là những trở ngại lớn. - Nhiều giáo viên rất tâm huyết tuy nhiên còn một số ít giáo viên chưa tâm huyết với nghề nghiệp, chưa đầu tư nhiều vào chuyên môn do nhiều nguyên nhân. Nhưng thực tế đây là một môn thi có thể gánh điểm cho một số môn anh, toán để học sinh đỗ tốt nghiệp với tỉ lệ ngày càng cao ở các trường THPT, đặc biệt trong những năm gần đây thi tốt nghiệp 12 đều có xu hướng thi địa thay cho sử. 2 III. Nội dung và phương thức thực hiện 1. Tại sao môn Địa lớp 11 có thể lồng ghép các trò chơi vào bài giảng? Đặc điểm của môn Địa lí: - Môn Địa trong nhà trường có khả năng bồi dưỡng cho học sinh một khối lượng kiến thức phong phú về địa tự nhiên, địa kinh tế - xã hội và những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là kĩ năng bản đồ mà không một môn học nào đề cập tới. Vì vậy, để giúp học sinh hiểu, nắm vững kiến thức địa trong dạy học Địa giáo viên cần đặc biệt coi trọng các vấn đề sau: + Phát triển cho học sinh tư duy địa đó là tư duy liên hệ tổng hợp xét đoán dựa trên bản đồ. + Tận dụng triệt để các thiết bị dạy học Địa như tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, bảng thống kê, băng đĩa hình, trong đó quan trọng nhất là bản đồ. Qua bản đồ, học sinh dễ dàng có được các biểu tượng trong không gian đồng thời phát triển tư duy địa lí. + Tăng cường hướng dẫn học sinh quan sát, thu thập thông tin, vận dụng vào thực tế cho phù hợp với các quy luật của tự nhiên góp phần sử dụng tài nguyên một cách hợp nhất đồng thời biết cách bảo vệ môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Cụ thể với Địa 11 cung cấp cho các em kiến thức về điều kiện và sự phát triển của các quốc gia, khu vực khác nhau trên thế giới. Toàn bộ những kiến thức đó rất dễ khai thác thông qua các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh hay video. Từ đặc thù trên của môn Địa lý rất dễ hình thành nên những câu hỏi thú vị sẽ là nội dung chính của các trò chơi kiến thức. Ví dụ như trong khi học về bài Liên Bang Nga tiết 1 có thể có những câu hỏi củng cố như: Liên Bang Nga có diện tích và dân số đứng thứ mấy trên thế giới? (diện tích rộng nhất thế giới, dân số đứng thứ 7 thế giới). Hay Liên Bang Nga đặc trưng với loại rừng nào? (lá kim – taiga)….Hay khi học về Nhật Bản trong phần củng cố có thể hỏi: kể tên 4 đảo lớn của Nhật Bản theo thứ tự từ bắc đến Nam? Câu hỏi này đỏi hỏi HS phải hình 3 dung lại bản đồ tự nhiên Nhật Bản để có thể kể đúng thứ tự. Từ đó HS sẽ được khắc sâu kiến thức hơn…Như vậy với mỗi quốc gia, khu vực trong chương trình Địa 11 đều có rất nhiều câu hỏi thú vị làm cơ sở cho các trò chơi. 2. Phương thức lồng ghép các trò chơi vào bài giảng Địa 11 Cơ sở để xây dựng nội dung cho các trò chơi trong môn Địa đã được khẳng định nhưng câu hỏi đặt ra là các chơi sẽ tích hợp, lồng ghép vào phần nào của bài giảng? Đầu giờ (kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài học mới), cuối giờ (‘củng cố, đánh giá), hay trong giờ (khai thác kiến thức mới)? Với đặc thù của bài giảng Địa mà cụ thể là Địa 11 thì việc lồng ghép các trò chơi vào bài học có thể tiến hành trong bất cứ hoạt động nào. Đầu giờ kiểm tra bài cũ, hay vào bài mới có thể lồng ghép để làm một trò chơi vừa bao gồm kiến thức cũ vừa có những câu hỏi gợi mở bài học mới. Điều này khiến cho học sinh không bị áp lực với kiểm tra bài cũ mà lại hứng thú với bài học mới. Ví dụ khi dạy bài Trung Quốc (tiết 1) có thể chơi trò chơi “Rung Chuông Vàng” với 8 – 10 câu hỏi trong đó có 6 – 8 câu hỏi có thể kiểm tra bài cũ về Nhật Bản, 1 – 2 câu gợi mở về đất nước Trung Quốc. Ví dụ quốc gia cũng nằm ở khu vực Đông Á như Nhật Bản có dân số đông nhất thế giới là quốc gia nào? . Hay cũng có thể tổ chức một trò chơi nào đó để học sinh khai thác kiến thức mới. Ví dụ như trong khi học về vị trí địa của khu vực Đông Nam Á giáo viên có thể tổ chức trò chơi “theo dòng dữ kiện”. Mỗi một ý về vị trí và lãnh thổ Đông Nam Á giáo viên sẽ đưa ra 2 – 3 dữ kiện là các bản đồ, tranh ảnh để học sinh khái quát. Có thể chia đội để tạo kịch tính trong trò chơi. Vừa khiến học sinh hứng thú học bài vừa có thể rèn luyện kỹ năng khai thác kiến thức từ tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ… Phần củng cố, đánh giá nội dung bài học là phần có thể tích hợp nhiều trò chơi nhất bởi vì phần này thường diễn ra vào cuối bài học khi các kiến thức đều đã giới thiệu với học sinh. Và vì vào cuối tiết học nên việc tiến hành các trò chơi cũng sẽ có phần sôi động hơn. Trong các phần củng cố thông thường giáo viên cũng đưa ra những bài tập khác nhau mà thường là bài tập trắc nghiệm nên khi 4 tổ chức các trò chơi chỉ cần điều chỉnh một chút hình thức của các bài tập đó sẽ có ngay trò chơi rất thú vị. Thực chất của việc chơi các trò chơi này chính là các bài tập với các câu hỏi trả lời nhanh, câu hỏi trắc nghiệm….những trò chơi kiến thứ, trí tuệ thuộc chủ đề Địa lí. Nếu chỉ đơn thuần đưa ra bài tập như thông thường thì nhiều học sinh vốn không có hứng thú với môn Địa sẽ không hề quan tâm. Nhưng nếu đưa ra trước lớp cũng là những bài tập đó nhưng giáo viên gắn cho bài tập đó cái tên của các trò chơi: rung chuông vàng, ai thông minh hơn… thì không khí lớp học sẽ khác hoàn toàn. 3. Một số trò chơi có thể lồng ghép vào bài giảng Địa 11 Hầu hết các kiến thức Địa đều có thể trở thành bài tập trắc nghiệm hay bài tập trả lời nhanh, bài tập điền khuyết…. Vì vậy dù chơi bất kỳ một trò chơi nào trong bài học thì nội dung chính của trò chơi đó chủ yếu vẫn là làm bài tập cơ bản của môn địa (trừ kỹ năng vẽ biểu đồ) . Tuy nhiên vẫn có thể có những câu hỏi tư duy trong trò chơi nhằm nâng cao sự kịch tính của trò chơi. Mặc dù nội dung chỉ nằm trong những dạng bài tập cơ bản của môn Địa nhưng hình thức thể hiện trong các trò chơi thì lại rất đa dạng và phong phú. Dưới đây xin giới thiệu một số trò chơi. a. Trò chơi ô chữ Trò chơi ô chữ là một trong những trò chơi quen thuộc nhưng thỉnh thoảng được chơi nó vẫn không mất đi sự thú vị và hào hứng. Khi xây dựng trò chơi này để thú vị giáo viên có thể không cho từ hàng dọc mà thay vào đó là từ chìa khoá. Với việc trả lời đúng các từ hàng ngang sẽ được cung cấp 1 – 2 từ nằm trong từ chìa khoá. Trong quá trình chơi giáo viên nên chia đội chơi để tạo tinh thần đoàn kết mà vẫn cạnh tranh. Trò chơi này thích hợp với việc kiểm tra bài cũ hoặc củng cố cuối bài học. 5 Ví dụ: sau khi dạy bài Đông Nam Á tiết 1 giáo viên có thể củng cố bài học bằng ô chữ như sau: b. Trò chơi ô cửa bí mật Giáo viên chuẩn bị từ 3 – 4 câu hỏi tương ứng với 3 – 4 ô cửa bí mật, mỗi ô cửa là một câu hỏi mà học sinh phải vượt qua để đến với phần quà ẩn trong ô cửa. Điều khiến cho trò chơi trở nên thú vị chính là phần quà trong mỗi ô cửa: có cánh của sẽ có phần qua tinh thần, có cánh cửa có phần quà là điểm số. 6 Trò chơi này có thể áp dụng trong kiểm tra bài cũ, củng cố và cả khai thác kiến thức mới trong bài học. Dưới đây là một ví dụ: c. Trò chơi đi tìm bức tranh Giáo viên có thể lấy 1 bức tranh liên quan đến nội dung bài học để làm chìa khoá được dấu dưới 9 miếng ghép tương ứng với 9 câu hỏi (tuỳ chọn số lượng miếng ghép). Trả lời đúng mỗi miếng ghép bức tranh sẽ được mở ra một phần tương ứng với vị trí miếng ghép đó. Với trò chơi này giáo viên nên chia đội để chơi. Trả lời đúng 1 miếng ghép sẽ được 10 điểm, tìm được bức tranh sẽ được 40 điểm. Kết thúc phần chơi đội nào có tổng điểm lớn hơn sẽ thắng. 7 Với trò chơi này có thể áp dụng để dạy bài mới, kiểm tra bài cũ hoặc củng cố bài. Dưới đây là một ví dụ: d. Trò chơi con số may mắn Trò chơi con số may mắn có 9 ô số (số lượng có thể tuỳ chỉnh) trong đó có 3 ô là ô may mắn, sáu ô còn lại tương ứng với 6 câu hỏi về bài học. Trò chơi này nên chia đội để chơi và tính điểm. Mỗi câu trả lời đúng sẽ mang về cho đội mình 10 điểm, nếu chọn được ô số may mắn thì không cần trả lời đội đó cũng được cộng điểm. Cuối cùng đội thắng là đội có tổng điểm cao hơn. 8 Trò chơi này thích với với phần củng cố cuối bài hơn cả. Dưới đây là ví dụ về bài Đông Nam Á – tiết 2 áp dụng trò chơi này: e. Trò chơi rung chuông vàng Trò chơi mô phỏng theo chương trình rung chuông vàng với khoảng 10 câu hỏi (số lượng tuỳ ý) có thể theo các cấp độ khó dần. Có thể chia đội để chơi hoặc chơi cá nhân. Yêu cầu mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy làm bảng để ghi đáp án cho các câu hỏi. Sau khi có tín hiệu sẽ giơ câu trả lời của mình nên. Nếu chơi theo hình thức cá nhân thì người thắng cuộc là người trả lời được đến câu hỏi cuối cùng. Nếu chơi theo đội thì đội thắng là đội còn nhiều người trên sàn thi đấu nhất ở câu hỏi cuối cùng. 9 Trò chơi này thích hợp với phần củng cố cuối bài hoặc hoạt động đầu giờ (kiểm tra bài cũ). Dưới đây là một ví dụ bài Đông Nam Á – tiết 3: f. Trò chơi theo dòng dữ kiện Giáo viên đưa ra những hình ảnh, những thông tin (có thể là câu hỏi) gợi ý yêu cầu HS tìm ra nội dung ẩn chứa trong dữ kiện đó. Mỗi nội dung sẽ có khoảng từ 2 – 3 dữ kiện. 10

Ngày đăng: 03/11/2013, 07:42

Hình ảnh liên quan

Giáo viên đưa ra những hình ảnh, những thông tin (có thể là câu hỏi) gợi ý yêu cầu HS tìm ra nội dung ẩn chứa trong dữ kiện đó - Lồng ghép trò chơi vào bài giảng Địa lí nhằm gây hứng thú cho học sinh học tốt môn Địa lí 11

i.

áo viên đưa ra những hình ảnh, những thông tin (có thể là câu hỏi) gợi ý yêu cầu HS tìm ra nội dung ẩn chứa trong dữ kiện đó Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan