1- Nguyên nhân:
- Khủng hoảng năng lượng
- Thiếu cơ sở phát triển kinh tế bền vững - Phụ thuộc nguyên, nhiên liệu nhập - Do cạnh tranh.
2- Nội dung chiến lược:
- Khuyến khích các ngành có công nghệ tiên tiến, sử dụng ít năng lượng
- Hiện đại hóa, hợp lý hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Mở rộng thị trường ra nước ngoài - Giảm chi phí SX bằng cải tiến kỹ thuật - Phát triển nền kinh tế tri thức
4. Tổng kết
Phân tích điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên Nhật Bản trên bản đồ
5. Hướng dẫn HS học tập
Hướng dẫn học sinh làm câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa
Rót kinh nghiÖm: ... ... ... ... ... ... ... ... ... Ngày 8 tháng 1 năm 2013 Tiết 22 NHẬT BẢN - CÁC NGÀNH KINH TẾ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1- Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương mại
- Trình bày và giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất tại Honsu và Kiuxiu
2- Kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để nhận biết và trình bày sự phân bố ngành nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải.
- Nhận xét các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển nông nghiệp, thương mại của Nhật Bản
3- Thái độ:
Nhận thức được con đường phát triển kinh tế thích hợp của Nhật Bản, từư đó liên hệ để thấy được sự đổi mới phát triển kinh tế hợp lý ở nước ta hiện nay
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Bản đồ kinh tế chung Nhật Bản
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũTrình bày nguyên nhân và nội dung của chiến lược kinh tế mới ở Nhật Bản
3. Tiến trình dạy họcChiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận nhưng đã gượng dậy phát triển thần kỳ
Hoạt động Nội dung chính
Hoạt động 1: Hoạt động theo cặp:
- Giáo viên yêu cầu các cặp dựa vào nội dung sách giáo khoa, bản đồ kinh tế chung Nhật Bản
+ Trình bày đặc điểm sản xuất ngành công nghiệp Nhật Bản
+ Giải thích sự thay đổi cơ cấu công nghiệp Nhật Bản
+ Nêu đặc điểm và giải thích sự phân bố công nghiệp
+ Tại sao Nhật Bản lại ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp trí tuệ: Nghèo tài nguyên thiên nhiên, khủng hoảng năng lượng, ô nhiễm môi trường, lao động cần cù, sáng tạo, chưa thỏa mãn nhu cầu, cạnh tranh, lệ thuộc thị trường
- Giáo viên gọi đại diện các cặp trình bày, học sinh khác góp ý, bổ sung. - Giáo viên chuẩn kiến thức
I- Công nghiệp
- Được coi là biểu tượng sức mạnh của Nhật Bản, thu hút gần 30% lao động, đóng góp khoảng 30% GDP
- Trong cơ cấu công nghiệp, Nhật Bản có mặt tất cả các lĩnh vực kể cả ngành thiếu tài nguyên
- Hiện nay tỷ trọng các ngành nguyên liệu đang giảm nhanh, các ngành chế biến và lắp ráp phát triển mạnh
- Nhật Bản đứng đầu thế giới về
+ Sản xuất người máy và máy tự động, sản xuất vi mạch và chất bán dẫn (60% rôbốt của thế giới)
+ Sản xuất tiện nghi sinh hoạt + Sản phẩm lụa tơ tằm
+ Tàu biển 41%, ô tô 25% và 60% số lượng xe máy của thế giới
- Các sản phẩm nổi tiếng khác
+ Sản xuất thép 11% sản lượng thép của thế giới
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
- Dựa vào bản đồ kinh tế chung sách giáo khoa cho biết:
+ Đặc điểm của nền nông nghiệp Nhật Bản
+ Tại sao vai trò của nông nghiệp lại ngày càng giảm sút trong nền kinh tế + Trình bày cơ cấu nông nghiệp Nhật Bản. Giải thích sự phân bố và cơ cấu cây trồng
- Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
- Nghiên cứu mục I.2 nêu đặc điểm ngành dịch vụ của Nhật Bản
- Tại sao trong cơ cấu, Nhật Bản lại phát triển mạnh ngành ngoại thương và tài chính
- Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức
công trình. - Phân bố
+ Công nghiệp tập trung chủ yếu ở miền duyên hải do có điều kiện thuận lợi để nhập nguyên, nhiên liệu và xuất khẩu
+ Công nghiệp phát triển mạnh ở vùng đông nam đảo Hônsu và tây bắc đảo Kiuxiu. Do lịch sử phát triển sớm, mạng lươi đô thị dày đặc, lực lượng lao động dồi dào, dân cư đông đúc, cơ sở vật chất phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi
II- Nông nghiệp:
- Diện tích đất nông nghiệp không nhiều (5 triệu ha = 15% diện tích)
- Lực lượng lao động 5%, đóng góp vào GDP 1% (năm 2001)
- Nền nông nghiệp Nhật Bản phát triển theo hướng thâm canh, trình độ cơ giới hóa, thủy lợi hóa cao.
- Sản xuất nông nghiệp chỉ đáp ứng 2/3 nhu cầu, còn lại là nhập khẩu (11,1% giá trị nhập khẩu)
- Trong cơ cấu nông nghiệp, trồng trọt là ngành chủ đạo, cây trồng quan trọng nhất là lúa gạo, lúa mỳ (50% diện tích đất canh tác) - Đứng đầu thế giới về sản lượng hải sản đánh bắt (15% sản lượng thế giới)
- Chăn nuôi đáp ứng 50 - 70% nhu cầu
III- Dịch vụ
- Nhật Bản phát triển mạnh ngoại thương và tài chính.
- Nhật Bản đứng thứ 4 thế giới về giá trị ngoại thương (12% giá trị xuất nhập khẩu của thế giới)
- Trong cơ cấu: Xuất khẩu sản phẩm CN chế biến 98,5% giá trị xuất khẩu
- Nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp 30%, năng lượng 84%, nguyên liệu 94% nhu cầu - Tăng cường đầu tư tài chính ra nước ngoài. - Mua lại các xí nghiệp để phục vụ cho buôn bán
4. Tổng kết
1- Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế thần kỳ của Nhật Bản: - Nâng cao trình độ, hiện đại hóa công nghiệp
- Xây dựng và phát triển hệ thống công nghiệp chủ chốt - Duy trì và phát triển hợp lý cơ cấu kinh tế hai tầng
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, những điều kiện cần thiết để phát triển thương mại 2- Tác dụng của cơ cấu kinh tế hai tầng đối với sự phát triển kinh tế
- Tận dụng sức lao động tại chỗ, tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp. - Tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu từ nhiều nơi
- Các cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công có cơ hội phát triển và chuyển đổi