Đây là đề cương ôn thi hết học phần tự nhiên lục địa - Bắc Mỹ. Tài liệu này dành cho sinh viên khoa địa lý.
BẮC MĨ I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH 1. Ở Bắc Mĩ các dạng địa hình núi cao, núi trung bình, sơn nguyên và đồng bằng cao chiếm ưu thế, còn đồng bằng thấp chiếm một diện tích nhỏ hơn. * Miền núi Coócđie phía tây + Mạch Coócđie duyên hải: được hình thành trên cơ sở đới uốn nếp Tân sinh trong chu kì tạo núi Anpơ – Himalaya, bao gồm các dãy đồi và núi thấp ven bờ Thái Bình Dương và có nơi bị đứt gãy đổ sụp tạo thành nhiều đảo phân bố dọc theo ven bờ. + Mạch Coócđie Nêvađa có độ cao trung bình của các dãy thường trên 3000m, gồm các dãy chính sau: Alaxca, Duyên hải, Caxcat, Xiêra – Nêvađa và Xiêra Mađrây Tây. + Các cao nguyên giữa núi: nằm kẹp giữa 2 mạch núi cao: Coocđie Nêvađa ở phía tây và Coócđie Larami ở phía đông, bao gồm: cao nguyên Iucơn, cao nguyên Frâydơ, cao nguyên Côlômbia, cao nguyên Bồn Địa Lớn, cao nguyên Côlôrađô, sơn nguyên Mêhicô. + Mạch núi Coócđe Larami gồm các dãy núi nằm ở phía đông hệ thống Coócđie như: Brúc, Máckendi, Thạch Sơn và Xiêra Mađrây Đông. * Miền núi Apalat ở phía đông - Là vùng núi trung bình và núi thấp kéo dài theo hướng đông bắc – tây nam trên 2600km từ đảo Niu Phaolen đến thung lũng sông Mitxixipi. - Miền núi Apalat được hình thành vào thời kì Ocdovic trong chu kì tạo núi Calêdoni và Hecxini. + Phần Bắc Apalat là miền núi thấp, cao trung bình khoảng 400 -500m. + Phần Nam là miền núi gồm nhiều dãy núi cao trung bình khoảng 1000 -1500m. * Các sơn nguyên và đồng bằng + Các sơn nguyên cao thuộc quần đảo Bắc Cực Canađa và đảo Grơnlen + Đồng bằng Canada (bình nguyên Lorenxia) + Đồng bằng lớn + Đồng bằng Trung Tâm + Đồng bằng duyên hải nằm ven bờ vịnh Mêhicô và bờ Đại Tây Dương 2. Các hệ thống núi, sơn nguyên và đồng bằng đều theo một hướng chung gần với bắc – nam. Các miền núi được phân bố ở phía tây và phía đông, các sơn nguyên và đồng bằng nằm ở giữa làm cho bề mặt lục địa có dạng như một ống máng khổng lồ cao ở phía bắc và thấp dần xuống phía nam. II. CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH KHÍ HẬU 1. Vị trí địa lí + Tổng lượng bức xạ giảm dần từ nam lên bắc: - ở vùng Trung Mĩ: 160kcal/cm 2 - ở cực bắc lục địa: 80kcal/cm 2 + Cân bằng bức xạ năm cũng giảm từ nam lên bắc: - ở phía nam trung bình: 80kcal/cm 2 .năm - ở vĩ tuyến: 40 0 B 50kcal/cm 2 .năm - vùng cực: 10kcal/cm 2 .năm. Đây chính là cơ sở để hình thành các đới khí hậu khác nhau trên lục địa 2. Hình dạng lục địa - Dạng hình khối của lục địa tạo điều kiện thuận lợi cho sự sưởi ấm và hoá lạnh của lớp không khí trên bề mặt dẫn đến sự hình thành các trung tâm khí áp. - Dạng hình khối của lục địa cũng có ảnh hưởng đến tính chất của khí hậu. 3. Địa hình - Các núi và đồng bằng chạy theo hướng bắc – nam tạo điều kiện thuận lợi cho các khối khí di chuyển theo chiều bắc nam xâm nhập sâu hơn. - Các núi và đồng bằng chạy theo hướng B-N ngăn cản sự di chuyển của các khối khí theo chiều đông - tây làm tăng sự khác biệt về thời tiết và khí hậu giữa vùng ven biển và vùng nội địa. - Địa hình núi tạo nên sự phân hoá theo đai cao về nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa. 4. Các dòng biển - Dòng biển nóng Alaxca - Dòng biển lạnh Califoocnia - Dòng biển nóng Gơnxtrim - Dòng biển lạnh Labrađô III. HOÀN LƯU KHÍ QUYỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM THỜI TIẾT THEO MÙA 1. Mùa đông - Phần lục địa từ vĩ tuyến 40 0 B trở lên có cân bằng bức xạ âm, hình thành một vùng áp cao, được gọi là áp cao Bắc Mĩ với trị số khí áp 1024mb. - Ở phía tây, trên Thái Bình Dương có áp cao Haoai. - Ở phía đông, trên Đại Tây Dương có áp cao Axo. - áp thấp Alêut bao trùm phần tây nam bán đảo Alaxca và duyên hải phía tây Canađa. - áp thấp Aixơlen phát triển sang phía tây bao phủ phần phía nam đảo Grơnlen. - Hai áp thấp này phân cách với nhau bởi áp cao Canada nằm ở tây bắc nước này. - Front cực chạy theo hướng ĐB-TN từ phần nam đảo Bapphin qua vịnh Hơtxơn sang duyên hải tây bắc lục địa ở vào khoảng 50 0 B. - Front ôn đới có hướng ĐB –TN từ bắc vịnh Caliphoocnia qua miền trung Hoa Kì sang phía nam Oasinhtơn ở vào khoảng 30 -35 0 B. - Ở phía nam có áp thấp xích đạo. - ở phần bắc lục địa Bắc Mĩ khoảng từ vĩ tuyến 35 0 B trở lên có gió tây. Miền duyên hải có thời tiết ấm, nhiều mây mù và gió mạnh. - ở vùng duyên hải tây bắc, miền đồng bằng trung tâm và miền duyên hải đông bắc về mùa đông thường có khí xoáy hoạt động trên các frônt ôn đới và frônt cực làm cho thời tiết trong các vùng có gió tây bị nhiễu động rất mạnh. - Miền đông và bắc Canađa có gió tây bắc từ áp cao bắc Canađa thổi tới nên vùng này có thời tiết khô và lạnh. - Ở phía nam lục địa, khoảng từ vĩ tuyến 30 0 B trở xuống về mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch đông bắc từ đai áp cao chí tuyến thổi về áp hạ xích đạo. Loại gió này thường mang theo khối khí lục địa nên làm cho thời tiết ở vùng này khô, trong sáng và không có mưa. - Vùng duyên hải Trung Mĩ, do gió mậu dịch đi qua biển và do ảnh hưởng của dòng biển nóng nên thời tiết thường ẩm và có mưa nhiều. - Vùng duyên hải tây nam Hoa Kì và tây Mêhicô chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Califoocnia, thời tiết vùng này về mùa đông khô và lạnh. * Sự phân bố nhiệt độ: - Khoảng từ vĩ tuyến 38 0 B về phía bắc, nhiệt độ trung bình dưới 0 0 C. - Ở tận cùng phía bắc nhiệt độ trung bình -35 0 C, đảo Grơnlen tới -45 0 C. - Ở các vùng duyên hải phía tây và đông nhịêt độ cao hơn vùng nội địa nếu so các điểm có cùng vĩ độ. ( do ảnh hưởng của tính lục địa, tính lòng máng của địa hình, và ảnh hưởng của các dòng biển nóng) 2. Mùa hạ - Bề mặt của lục địa được sưởi nóng mạnh và hình thành một vùng áp thấp chủ yếu theo hg kinh tuyến, trung tâm nằm trên cao nguyên Bồn Địa Lớn và được gọi là áp thấp Bắc Mĩ. - ở phía tây, trên Thái Bình Dương, áp cao Haoai phát triển mạnh và dịch chuyển lên phía bắc, bao chiếm gần như toàn bộ Bắc Thái Bình Dương. - Áp thấp Alêut bị triệt tiêu. - Ở phía đông, trên Đại Tây Dương, áp cao Axo cũng bành trướng và dịch về phía bắc, bao phủ cả vùng đông nam Bắc Mĩ. - ở phía bắc lục địa còn tồn tại một dải áp thấp kéo dài từ Aixơlen qua bắc Canađa và đất Alaxca tới Đông Bắc Á. - Front cực dịch lên phía bắc, nằm ở Bắc Băng Dương. - Front ôn đới tạo thành một vòng cung rộng từ tây nam Mêhicô qua phía bắc hồ Unipec sang tới phía nam vịnh Xanh Lôrăng. - Ở phía nam vành đai áp thấp xích đạo dịch dần lên phía bắc. - Về mùa hạ ở Bắc Mĩ vần tồn tại gió tây nhưng bị thu hẹp lại và dịch chuyển lên phía bắc nằm giữa các vĩ tuyến 50 0 và 65 0 B. - Vùng tây bắc và phía nam Alaxca có gió tây từ biển thổi vào, thời tiết thường ẩm, mát và có mưa, càng vào sâu trong lục địa, mưa càng ít. Hoạt động của các khí xoáy yếu đi. - Vùng cực bắc lục địa (từ vĩ tuyến 65 0 B trở lên) thường có gió bắc hoặc đông bắc thổi từ cực xuống, thời tiết vẫn lạnh. - Phần đông nam về mùa này có gió nam và đông nam, tây nam từ biển thổi vào, mang theo khối khí nhiệt đới hải dương làm cho thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều. - Miền duyên hải tây nam (khoảng từ vĩ tuyến 45 0 B trở xuống) nằm trong phạm vi ảnh hưởng của áp cao Haoai nên có gió tây hoặc tây bắc từ áp cao Haoai thổi tới thời tiết khô hạn trong sáng và không có mưa.(anh hưởng của dòng lạnh califooclia gây ra hiện tượng nghịch nhiệt) - Trên các cao nguyên giữa núi về mùa hè thống trị không khí lục địa, thời tiết nói chung khô và nóng. (trên cn bồn địa lớn có thung lũng chết, độ cao -86m nhiệt độ tuyệt đối 59 0 C 1957) - Vùng Trung Mĩ về mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch đông bắc, nhưng gió đi qua biển nên có thời tiết nóng ẩm. (quanh năm đều chịu ảnh hg cua gió này) * Sự phân bố nhiệt độ: - Nhiệt độ trung bình các vùng phía nam là 25 0 C. - ở cực bắc: 4 0 C. - Vùng trung tâm đảo Grơnlen nhiệt độ trung bình từ 0 0 đến -12 0 C. - Duyên hải tây nam và đông bắc bán đảo Labrađô nhiệt độ thấp hơn trung bình theo vĩ độ từ 2-7 0 C, còn vùng nội địa thì cao hơn từ 2-6 0 C. * Sự phân bố mưa: - Ở duyên hải tây Canađa, nam Alaxca và sườn núi phía nam và đông nam Trung Mĩ có lượng mưa cao nhất, trung bình trên 2000mm/năm. - Vùng đông nam Hoa Kì, các đồng bằng duyên hải phía đông Trung Mĩ và vùng quần đảo Ăngti có mưa trung bình 1000- 2000mm/năm. - Phần lục địa còn lại mưa không quá 1000mm. - Các vùng tây nam Hoa Kì, Califoocnia, quần đảo Bắc Cực Canada, đảo Grơnlen có lượng mưa trung bình thấp nhất, thường không quá 250mm/năm. IV. ĐẶC ĐIỂM CÁC ĐỚI KHÍ HẬU 1. Đới khí hậu ôn đới Giới hạn phía nam của đới ở phía tây đi qua cửa sông Côlămbia (46 0 B), phía đông ngang với vĩ tuyến 40 0 B. a. Kiểu ôn đới hải dương phía tây - Chiếm một dải hẹp ở ven bờ Thái Bình Dương. - Quanh năm chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió tây từ biển vào nên khí hậu rất điều hoà. - Mùa đông thời tiết ấm và ẩm, gió mạnh và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình tháng I thay đổi từ 0 0 – 4 0 C. - Mùa hạ thời tiết mát và ẩm. Nhiệt độ trung bình tháng VII từ 13 - 15 0 C. - Lượng mưa trung bình năm 2000 -6000mm. b. Kiểu ôn đới hải dương phía đông - Nằm ở tận cùng phía đông của đới khí hậu ôn đới - Quanh năm chịu ảnh hưởng của gió tây từ lục địa thổi ra. Khí hậu ẩm ướt và dịu mát. - Mùa đông có tuyết phủ dày, nhiệt độ trung bình tháng I từ -5 đến -20 0 C. - Mùa hạ ẩm và mát. Nhiệt độ không cao do ảnh hưởng của dòng biển lạnh, phần lớn khu vực không quá 20 0 C trừ rìa phía nam. - Các vùng ven biển thường có sương mù kéo dài. - Lượng mưa trung bình năm từ 500 -1000mm. c. Kiểu ôn đới lục địa - Mùa đông chịu ảnh hưởng của áp cao nên nhiệt độ rất thấp, nhiệt độ trung bình tháng I từ -15 đến -20 0 C. Thường xuyên có gió mạnh, bão tuyết do sự xâm nhập của khối khí cực theo sau khí xoáy. Vì vậy lớp tuyết phủ ở đây rất dầy, nhất là phía đông Canada. - Mùa hè thời tiết mát, nhiệt độ trung bình không quá 20 0 C. - Lượng mưa 300-500mm/năm. d. Kiểu ôn đới chuyển tiếp - Hình thành trong vùng núi thấp và các thung lũng thuộc miền núi Coocđie. - Ở đây chịu ảnh hưởng của gió tây từ Thái Bình Dương thổi vào nên có lượng mưa vừa phải 500 -700mm/năm và biên độ nhiệt không lớn. 2. Đới khí hậu cận nhiệt Chiếm một dải rộng nằm ở phía nam đới khí hậu ôn đới. Ranh giới phía nam đi qua phía bắc bán đảo Califoocnia, bắc Mêhicô và phần trung tâm bán đảo Phlorida. a. Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải - Hình thành trên vùng duyên hải phía tây và các cao nguyên giữa núi. - Mùa hè do ảnh hưởng của áp cao Haoai nên có thời tiết ổn định, trong sáng, mát mẻ, ít mưa. Nhiệt độ trung bình tháng VII từ 20 – 22 0 C. - Mùa đông do chịu ảnh hưởng của khối không khí biển ôn đới, gió tây và hoạt động của khí xoáy nên thời tiết hay thay đổi, thường có gió mạnh và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình thay đổi từ 7-10 0 C. Lượng mưa 500-700mm/năm. b. Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa - Tạo thành một dải từ kinh tuyến 98 0 T tới trước và sau kinh tuyến 110 0 T. - Ở đây quanh năm thống trị khối khí lục địa. - Mùa đông tương đối lạnh, nhiệt độ từ 2 đến -2 0 C. - Mùa hè hơi nóng, nhiệt độ 25-26 0 C. - Lượng mưa khá nhỏ. c. Kiểu khí hậu cận nhiệt ẩm - Nằm ở phía đông nam đồng bằng trung tâm và trên đồng bằng ven vịnh Mêhicô. - Mùa đông hơi lạnh có gió đông bắc, tây bắc. Nhiệt độ có thể tới 0 0 C ở phía bắc và 9-10 0 C ở phía nam. - Mùa hè có gió nam, đông nam, tây nam từ biển thổi vào, nhiệt độ 24-25 0 C. - Lượng mưa từ 1000 -1200mm/năm ở phía đông và 700-800mm/năm ở phía tây và phía bắc. d. Khí hậu cận nhiệt gió mùa - Nằm ở một dải hẹp dọc theo duyên hải đông nam Hoa Kì. - Mùa hè có gió mùa tây nam, thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều. - Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch đông bắc khô và hơi lạnh. - Lượng mưa trung bình năm từ 1000 -1500mm. V. NƯỚC TRÊN LỤC ĐỊA 1. Lưu vực Đại Tây Dương - Chiếm một diện tích rộng lớn nhất và có nhiều sông lớn và quan trọng nhất lục địa. - Lưu vực này gồm các sông chảy trên các đồng bằng rộng và bằng phẳng ở phía đông và đông nam lục địa. Lượng mưa hàng năm tương đối lớn nên hình thành nhiều sông lớn. - Các sông lớn và quan trọng nhất là Xen Lôrenxơ, sông Mitxixipi và sông Riô Granđê. a. Sông Xen Lôrenxơ - Sông Xen Lôrenxơ dài 1225km chảy từ hồ Ôntaria đổ ra vịnh Xanh Lôrăng. - Sông rất rộng và sâu. ở hạ lưu từ thành phố Quêbếch trở đi dòng sông biến thành một vịnh cửa sông rộng 50km và dài 400km. - Sông có nhiều nước quanh năm. Thời kì nước lớn nhất là vào tháng V và bị đóng băng từ tháng XI đến tháng IV. Lưu lượng nước ở cửa sông là 10400km 3 . - Sông Xen Lôrenxơ nối vùng Hồ Lớn với Đại Tây Dương b. Sông Mitxixipi - Sông bắt nguồn từ một cao nguyên ở phía tây hồ Thượng, sau đó chảy về phía nam và nhận thêm nhiều phụ lưu lớn như: Mitxuri, Ackandat, Red river ở hữu ngạn; Ôhaiô và Tennetxi ở tả ngạn. - Sông Mitxuri – Mitxixipi dài 6400km, diện tích lưu vực xấp xỉ 3,3 triệu km 2 . - Phía bắc của lưu vực (thượng nguồn) sông có nhiều nước quanh năm và bị đóng băng vào mùa đông. ở phần trung và hạ lưu sông chịu ảnh hưởng của các phụ lưu. - Lưu lượng trung bình năm ở cửa sông là 19000m 3 /s, tối đa 51000m 3 /s và tối thiểu 5000m 3 /s. - Hệ thống sông Mitxuri- Mitxixipi có giá trị kinh tế rất to lớn. 2. các hồ - Bắc Mĩ có rất nhiều hồ lớn. Nếu tính các hồ có diện tích trên 5000km 2 , Bắc Mĩ có 14 hồ. - Hệ thống Ngũ Hồ bao gồm 5 hồ nước ngọt nằm ở trung tâm lục địa Bắc Mĩ: hồ Thượng, hồ Michigân, hồ Hurôn, hồ Êriê và hồ Ôntariô. - Đây là nguồn nước ngọt quan trọng cung cấp cho sản xuất và đời sống của cả 2 nước Hoa Kì và Canađa. - Hồ có tác dụng điều hoà khí hậu cho các vùng lân cận. - Hồ đặc biệt có giá trị về mặt giao thông. - Hồ Gấu Lớn: 31790km 2 - Hồ Nô lệ lớn là hồ nước ngọt nằm ở tây bắc Canađa, có độ sâu 614m Hồ Muối lớn nằm ở phía tây thung lũng Utah, trong cao nguyên Bồn Địa lớn. Hồ Muối lớn có độ mặn 15,0 – 16,0 % đến 27,0 % gấp 8 lần độ mặn trung bình của đại dương. V. CÁC ĐỚI CẢNH QUAN TỰ NHIÊN 1. Đới rừng lá kim (rừng taiga) * Rừng lá kim phía đông - Phạm vi: kéo dài từ chân núi Thạch Sơn đến bờ đông bán đảo Labrađô. - Khí hậu: ôn đới lạnh lục địa. Mùa đông thời tiết rất lạnh, nhiệt độ trung bình tháng I từ –20 0 C đến – 28 0 C. Mùa hè ấm, nhiệt độ trung bình tháng 7 khoảng 20 0 C. Lượng mưa 500-600mm. -Thực vật: thành phần loài nghèo, chỉ có một số đại diện như vân sam đen (chiếm 90%) vân sam trắng, lãnh sam nhựa, tùng rụng lá và thông. ở những nơi gần biển, khí hậu bớt gay gắt hơn, rừng lá kim mọc rất rậm tạo thành kiểu rừng taiga tối. ở sâu trong lục địa cây mọc thấp, thưa dần và xen nhiều cây lá nhỏ như thùy dương giấy, dương liễu. - Thổ nhưỡng chính: đất pôtdôn và đất đầm lầy. * Rừng lá kim phía tây - Tạo thành một dải chạy dọc theo bờ Thái Bình Dương, kéo dài từ nam Alaxca đến khoảng vĩ tuyến 43 0 B. - Khí hậu: ôn đới hải dương với nhiệt độ trung bình mùa đông >0 0 C. Lượng mưa 3000- 4000mm. - Thực vật: cây lá kim như vân sam, lãnh sam Douglasm thiết sam Canađa, trắc diệp đỏ. Trong điều kiện khí hậu ấm và ẩm ướt, các cây mọc rất cao có thể tới 60-80m. ở sâu trong nội địa thực vật chủ yếu là thông và lãnh sam. - Thổ nhưỡng: đất rừng xám rửa trôi có phản ứng chua yếu. - Động vật: khá phong phú. Các loài thú ăn cỏ có: bò rừng mĩ, nai châu mĩ, hươu Vapiti; các loài thú ăn thịt có rái cá, gấu nâu và gấu bariban ; các loài gặm nhấm có hải li, chồn hôi mêphitit, chuột xạ và nhím cây, sóc thỏ, các loài chim có gõ kiến, gà gô, chim ruồi… 2. Đới rừng hỗn hợp và rừng lá rộng - Tạo thành một dải kéo dài từ chân núi Thạch Sơn, qua bờ tây nam hồ Uynipec, qua vùng Hồ Lớn ra đến bờ Đại Tây Dương. * Đới rừng hỗn hợp - Tập trung chủ yếu ở phía bắc - Khí hậu: mùa đông ấm hơn, nhiệt độ trung bình tháng I từ –13 0 C đến –18 0 C. - Thực vật: cây lá rộng mọc xen với cây lá kim. Bao gồm thuỳ dương vàng, phong đường, tần bì đen, giẻ rừng…. ở phía bắc cây lá kim chiếm ưu thế. Càng về phía nam cây lá rộng càng nhiều. - Đất: đất rừng xám và đất pốtdôn cỏ. * Đới rừng lá rộng - Phía nam Hồ Lớn, vùng núi Apalat và đông bắc đồng bằng trung tâm. - Khí hậu: ấm và ôn dịu, nhiệt độ trung bình tháng I là từ – 2 0 C đến - 5 0 C. - Thực vật: rừng lá rộng phát triển và có số lượng các loài thực vật phong phú: sồi, dẻ gai, dẻ rừng, tần bì, đoạn. Ở phía nam của đới có một số loài ưa nóng như sau sau, mộc lan - Đất: đất rừng xám, giàu mùn, độ phì cao, có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu. - Động vật của rừng hỗn hợp và rừng lá rộng rất phong phú. Các loài chung với rừng lá kim như linh miêu, rái cá, sư tử mĩ, chó sói. Ngoài ra ở đây còn có hươu vơcghini, gấu đen bariban, gấu trúc; các loài chim có diều, gà gô và gà tây rừng. 3. Đới thảo nguyên rừng và thảo nguyên * Thảo nguyên rừng - Nằm giữa các đới rừng hỗn hợp ở phía bắc, rừng lá rộng ở phía đông và đới thảo nguyên ở phía tây. - Thực vật: phát triển các rừng dương liễu, rừng thùy dương xen với các thảo nguyên cỏ hòa thảo và cỏ tạp. - Đất: đất secnodiom rửa trôi và đất rừng xám. * Đồng cỏ Preri - Nằm ở phía đông nam. - Thực vật: cỏ và hình thành đới đồng cỏ cao Preri bao gồm các loài cỏ băng, cỏ vũ mao, cỏ râu. - Đất dưới đồng cỏ là đất đen. * Đới thảo nguyên - Thực vật: Lớp phủ cỏ bị chia cắt và mọc thấp hơn, thường không quá 50cm. các loài cỏ bao gồm cỏ grama, cỏ bò rừng. ở phần tây nam của đới xuất hiện truông cây bụi gai chịu hạn với các loại cây meckit, xương rồng. - Đất: đất hạt dẻ và đất xám. - Động vật: khá phong phú với các loài ăn cỏ, ăn thịt, gặm nhấm, bò sát …. + Các loài ăn cỏ điển hình: bò rừng mĩ, sơn dương mĩ, ngựa hoang. + Các loài thú ăn thịt: chó sói thảo nguyên, đại bàng thảo nguyên + Nhiều loài gặm nhấm và bò sát: chuột, chó preri, gà đồng cỏ, kền kền, thằn lằn, rắn chuông. - Thảo nguyên và thảo nguyên rừng là vùng có đất đai tốt và dễ khai thác, vì thế đây là một trong những vùng trồng trọt và chăn nuôi quan trọng nhất của Hoa Kì và Canađa. 4 . Đới rừng cận nhiệt * Đới rừng hỗn hợp cận nhiệt - Phát triển trong miền khí hậu ẩm và cận nhiệt gió mùa thuộc miền nam và đông nam Hoa Kì. - Khí hậu: mùa hạ nóng ẩm, nhiệt độ trung bình tháng 7 >24 0 C. Mùa đông khô và hơi lạnh, nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 0 - 15 0 C. Lượng mưa trên 1000mm. - Thực vật: rừng lá rộng phát triển mạnh bao gồm sồi thường xanh, mộc lan…. Những nơi đất ngập nước phổ biến là cây bụt mọc. Những nơi đất tương đối ẩm có các loài cây lá rộng mọc xen cây lá kim, trên địa hình cao hơn phát triển rừng lá kim với cây chủ yếu là thông. * Đới rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt - Phát triển dọc theo bờ phía tây nam Hoa Kì từ vĩ tuyến 42 0 B đến bán đảo Califoocnia. - Khí hậu: cận nhiệt địa trung hải, mùa hạ nóng, mùa đông ấm và ẩm. - Thực vật: cây lá kim mọc hỗn hợp với cây lá rộng thường xanh. Đáng chú ý nhất là giống Xêcôia gồm hai loài: Xêcôia thường xanh và Xêcôia khổng lồ. Dưới rừng có tầng cây bụi với các loài cây lá cứng thường xanh: đỗ quyên, sồi cây bụi, từng cối và các loại cây bụi gai khác. - Động vật: báo mĩ, thỏ, sóc, chuột ôpôtxum, cá sấu Bắc Mĩ, rùa caiman, ếch trâu, nhiều loài chim trong đó có chim ruồi. 5. Đới bán hoang mạc và hoang mạc ôn đới, cận nhiệt và nhiệt đới - Phân bố trong các vùng cao nguyên giữa núi và vùng ven dòng biển lạnh, bao gồm cao nguyên Bồn địa lớn, Côlôrađô, vùng trung tâm và phía nam sơn nguyên Mêhicô và gần như toàn bộ bán đảo Califoocnia. - Khí hậu: khô hạn gay gắt, lượng mưa nhỏ < 250mm. - Thực vật: Trên cao nguyên Bồn Địa Lớn phổ biến là cây ngải đen, phát triển hoang mạc ngải. Trong các vùng trũng thấp phổ biến là cây muối. Trên các cao nguyên Côlôrađô và các vùng hoang mạc còn lại chủ yếu là xương rồng, ngọc giá thân gỗ, cây Crêôdôt - Động vật, nhiều nhất là loài bò sát: thằn lằn độc Califoocnia, rắn chuông, nhện độc, chuột độc. - Thổ nhưỡng điển hình là đất xám NAM MĨ I. Đặc điểm địa hình 1. Bề mặt lục địa nhìn chung ít bị chia cắt. a. Các sơn nguyên và đồng bằng ở phía đông * Sơn nguyên Guyan và sơn nguyên Braxin - Hai sơn nguyên này là những bộ phận nền được nâng lên khỏi mực biển vào thời tiền Cambri, cấu tạo bởi các đá kết tinh, biến chất và chịu quá trình san bằng lâu dài. + Sơn nguyên Guyan hình thành trên khu vực lõi cổ tiền Cambri. Phần trung tâm của sơn nguyên vẫn còn giữ lại được các lớp cát kết, cuội kết và quăczit màu hồng tuồi tiền Cambri. Khu vực trung tâm là vùng được nâng lên mạnh nhất, với các khối núi cao từ 1500-2000m. - Phần tây nam bị san bằng mạnh, tạo thành các bán bình nguyên hơi lượn sóng với các dãy đồi cao trung bình 300-400m. - Phần phía đông và phía bắc địa hình là những đồi cao từ 300-500m và thấp dần xuống các đồng bằng ven biển. + Sơn nguyên Braxin: là một khu vực rộng lớn được nâng lên mạnh nhất trong khu vực nền Nam Mĩ. Địa hình bề mặt ngày nay chủ yếu là các bán bình nguyên, cao nguyên khá bằng phẳng, cao trung bình 400-800m. Khu vực trung tâm được nâng cao đạt tới 700-900m, tạo thành các cao nguyên rộng lớn, bề mặt bằng phẳng với các vách dốc đứng. Phía đông của sơn nguyên được nâng lên mạnh vào cuối Tân sinh nên ngày nay còn nhiều dãy núi chạy song song với bờ biển như dãy Xiera đô Ma (1810m), Xiera Manticâyra (2810m), trên đó có đỉnh Bandara 2890m là đỉnh cao nhất của sơn nguyên. - Cao nguyên Patagôni là bộ phận được hình thành trên địa đài Patagôni nằm ở đông nam lục địa. Nền đá kết tinh ở đây bị phủ trầm tích nằm ngang hoặc dung nham rất dày rồi bị nâng lên và hạ xuống nhiều lần, bị đứt gãy nên ngày nay tạo thành nhiều cao nguyên nhỏ nằm trên các độ cao khác nhau. - Các đồng bằng Amazôn, Ôrinôcô, đồng bằng nội địa là những đồng bằng thấp hình thành trên các máng nền sau được bồi trầm tích dày nên có bề mặt bằng phẳng. b. Hệ thống núi Anđét ở phía tây (Coócđie Nam Mĩ) - Phần bắc Andet dài 2000km, chạy theo hướng BĐB –NTN từ 12 0 B đến 5 0 N, gồm nhiều dãy chạy song song với nhau: Tây Andet, Trung Andet và Đông Andet. Xen giữa các dãy đó là những thung lũng và bồn địa sâu như Maracaibo, Magdalena và Casapata. Rìa phía tây bắc và bắc là dãy Coocdie Đô Mêrida và Andet duyên hải Phần lớn các dãy ở Bắc Andet có độ cao từ 3000-4000m; có núi lửa hoạt động mạnh, tạo thành nhiều đỉnh cao trên 5000m như Ruit 5400m (Peru), Cotopaxi 5896m (Ecuado), Chimborazo 6310m (Ecuado). - Phần Trung Andet kéo dài 5200km từ 5 0 N đến 46 0 N. Ở phần này Andet gồm nhiều dãy núi chạy song song với nhau, Coocdie Đông và Coocdie Tây, An det duyên hải, An det chính. Độ cao trung bình của các dãy núi ở đây tới 4000-5000m trong đó có nhiều đỉnh núi và núi lửa cao hơn 6000m như: Iliampu (6550m), Lulalaico (6725m), và đặc biệt đỉnh Acongcagua (6960m) là đỉnh cao nhất lục địa Nam Mĩ. Đây là khu vực tập trung nhiều núi lửa trên thế giới đồng thời hay có động đất - Phần Nam Andet: kéo dài từ 46 0 N đến 56 0 N, địa hình hạ thấp dần và thu hẹp. Ở phần nam các dãy duyên hải bị đổ vỡ, sụp đổ biến thành các quần đảo và được gọi là quần đảo Chile, các thung lũng giữa núi biến thành các vịnh. 2. Sự phân bố các núi, sơn nguyên và đồng bằng đều theo một hướng chung gần với hướng Bắc - Nam. II. Các nhân tố hình thành khí hậu 1. Vị trí địa lí - Lãnh thổ lục địa Nam Mĩ trải dài trên nhiều vĩ độ. Phần lớn lục địa Nam Mĩ nằm trên các vĩ độ thấp do đó, hàng năm nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn. - Tổng lượng bức xạ có sự thay đổi theo chiều bắc nam, giảm dần từ bắc xuống nam. + Khoảng từ vĩ tuyến 40 0 N trở lên tổng lượng bức xạ 140-180kcal/cm 2 + Ở phần lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 40 0 N có tổng lượng bức xạ 80-140kcal/cm 2 . - Cân bằng bức xạ giảm từ bắc xuống nam. 2. Hình dạng lục địa - Lục địa mở rộng ở phía bắc và thu hẹp dần ở phía nam. Ở phía bắc lục địa mở rộng tạo điều kiện cho sự sưởi ấm của lớp không khí trên bề mặt dẫn đến sự hình thành trung tâm áp thấp. - Phần nam lục địa khoảng từ các vĩ tuyến cận nhiệt trở xuống, do lục địa bị thu hẹp mạnh nên về mùa đông không đủ điều kiện để hình thành một trung tâm áp cao cận nhiệt như ở lục địa Phi hoặc lục địa Ôxtrâylia. 3. Địa hình - Địa hình chủ yếu chạy theo hướng bắc-nam và có dạng lòng máng, nên gió mậu dịch đông bắc và đông nam từ đại dương dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa làm cho khí hậu trên phần lớn lục địa mang tính chất ẩm của hải dương. - Ở phía tây, dãy Anđet có tác dụng như một bức tường thành ngăn ảnh hưởng của Thái Bình Dương vào sâu trong nội địa. - Địa hình tạo ra sự phân bố theo đai cao của nhiệt độ và độ ẩm. 4. Các dòng biển - Dòng biển nóng Guyan. - Dòng biển nóng Braxin có tác dụng tăng cường độ ẩm cho gió mậu dịch, mang lượng mưa khá lớn đến sườn đông nam của sơn nguyên Braxin ngay cả vào mùa đông. - Dòng biển nóng El Ninô - Dòng biển lạnh Phônclen làm tăng thêm tính chất lạnh và khô cho bờ đông cao nguyên Patagôni. - Dòng biển lạnh Pêru là nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành hoang mạc Atacama ở phía tây. - Các dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ các vùng ven bờ thấp hơn vùng nội địa rất rõ rệt. III. Hoàn lưu khí quyển 1. Tháng 1 - Tháng 1 phần lớn lục địa được sưởi nóng mạnh, nhiệt độ trung bình trên hầu khắp lãnh thổ đạt từ 20 0 C trở lên, trong vùng đồng bằng Grăng Sacô nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 45-46 0 C. - Ở vùng xích đạo và nhiệt đới Nam Mĩ hình thành một áp thấp bao phủ phần lớn lục địa. - Ở trên ĐTD, áp cao Axo ở Bắc Đại Tây Dương mở rộng phạm vi và dịch xuống phía nam, bao phủ phần rìa phía bắc lục địa. - Các áp cao Nam Đại Tây Dương và Nam Thái Bình Dương bao phủ rìa phía đông và rìa tây lục địa. - Ở phía bắc lục địa vào mùa này có gió đông bắc từ áp cao Axo thổi đến mang mưa khá nhiều đến sườn phía bắc sơn nguyên Guyan. - Trên các đồng bằng duyên hải bắc Vênêxuêla và đồng bằng Ôrinôcô do ảnh hưởng của khối khí nhiệt đới ở rìa áp cao và khuất gió nên thời tiết khô ráo, rất ít mưa. - Gió đông bắc khi vượt qua xích đạo đổi thành hướng bắc hoặc tây bắc. Gió này mang theo khối khí xích đạo xâm nhập sâu xuống phía nam tới các vùng phía bắc và tây bắc sơn nguyên Braxin làm cho các vùng này có mưa nhiều vào mùa hè, kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. - Ở phía đông, gió mậu dịch từ ngoại vi áp cao Nam Đại Tây Dương thổi vào lục địa theo hướng đông hoặc đông bắc, mang mưa rất nhiều cho vùng đông nam Braxin và vùng đông bắc Achentina. - Ở phía tây, do ảnh hưởng của áp cao và dòng biển lạnh nên thời tiết khô, trong sáng. - Phần phía nam lục địa, khoảng từ 37 0 -38 0 N trở về phía nam nằm trong đới hoạt động của gió tây vì thế vùng nam Chile về mùa này có mưa khá lớn. - Cao nguyên Patagôni chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn, thời tiết ở đây rất khô ráo. * Về sự phân bố nhiệt - Trên toàn lục địa nhiệt độ giảm dần theo chiều từ bắc xuống nam (từ 25 0 C ở phía bắc đến 10 0 C). - Miền duyên hải phía tây do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pêru, sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ không rõ rệt, nhiệt độ của các địa điểm ở bờ tây bao giờ cũng thấp hơn các địa điểm ở bờ đông nếu so các điểm cùng vĩ độ. 2.Tháng 7 - Phần nam lục địa bị hóa lạnh nên các vùng từ chí tuyến nam trở xuống có nhiệt độ trung bình dưới 16 0 C, phần lớn cao nguyên Patagôni có nhiệt độ trung bình dưới 4 0 C. - Các đai áp cao dịch chuyển về phía bắc nên phần bắc lục địa chịu ảnh hưởng của áp thấp xích đạo. Gió mậu dịch đông bắc từ áp cao Axo chỉ thổi đến rìa phía bắc lục địa, mang mưa khá nhiều cho vùng bắc của sơn nguyên Guyan. - Vùng đồng bằng Ôrinôcô và phần nam sơn nguyên Guyan trong thời gian này có mưa nhiều do gió mùa tây nam mang theo không khí xích đạo nóng ẩm xâm nhập lên. - Ở phía đông lục địa, gió mậu dịch từ áp cao nam Đại Tây Dương thổi vào theo hướng đông, đông bắc và đông nam, qua dòng biển nóng Braxin nên khi vào lục địa gây mưa tương đối nhiều, nhất là trên các sườn núi đón gió ở vùng đông bắc. - Khi vượt qua các dãy núi ở phía đông sơn nguyên Braxin tới phía đông đồng bằng Amadôn và trung tâm sơn nguyên Braxin thì độ ẩm và lượng mưa giảm đi rõ rệt. - Vùng đông nam sơn nguyên Braxin và bắc Achentina thời gian này có hoạt động của khí xoáy trên phrông ôn đới nên thời tiết thường hay thay đổi và có mưa tương đối nhiều. - Phần nam lục địa trên các vĩ độ ôn đới và cận nhiệt có hoạt động của gió tây và khí xoáy, làm cho thời tiết thường hay thay đổi và có mưa. - Vùng cao nguyên Patagôni do khuất gió vẫn khô ráo và trở thành một trung tâm hình thành khối không khí lạnh của lục địa. Các khối khí lạnh thỉnh thoảng xâm nhập lên phía bắc, đi dọc theo đồng bằng tạo thành các „sóng lạnh“. - Phía tây lục địa khoảng từ vĩ tuyến 30 0 N đến 4 0 N nằm trong phạm vi ảnh hưởng của cao áp Nam Thái Bình Dương với gió nam và tây nam, đồng thời do ảnh hưởng của dòng biển lạnh nên thời tiết khô và hơi lạnh. - Riêng vùng duyên hải phía tây Êcuađo và Côlômbia nằm trong đới áp thấp xích đạo và gió mùa tây nam nên có mưa nhiều. * Về sự phân bố mưa - Lục địa Nam Mĩ là nơi có nhiều mưa và mưa phân bố đều nhất so với các lục địa khác trên thế giới. - Các vùng mưa nhiều nhất bao gồm phần tây đồng bằng Amadôn, duyên hải phía tây Êcuađo và Côlômbia và miền nam Chilê với lượng mưa trung bình 2000-5000mm. - Khu vực có mưa trên 1000mm bao gồm đại bộ phận sơn nguyên Braxin, đồng bằng Ôrinôcô. - Khu vực có mưa ít nhất, dưới 250mm bao gồm duyên hải phía tây từ 4 0 N-30 0 N và toàn bộ cao nguyên Patagôni. - Vùng còn lại có lượng mưa từ 250-1000mm. IV. Đặc điểm các đới khí hậu 1. Đới khí hậu xích đạo - Bao gồm phần phía tây đồng bằng Amadôn, một phần sơn nguyên Guyan, duyên hải phía tây Êcuađo và Côlômbia. - Ở đây quanh năm thống trị khối khí xích đạo nóng và ẩm ướt. Không khí được sưởi nóng, thường xuyên bốc lên nên có hoạt động đối lưu rất mạnh. - Mưa nhiều và phân bố đều trong năm nhưng trong một năm có hai cực đại của lượng mưa gắn liền với hai lần mặt trời lên thiên đỉnh. Mưa chủ yếu là mưa rào và mưa dông xảy ra vào buổi chiều. - Lượng mưa trung bình năm từ 2000-3000m, riêng vùng duyên hải phía tây Côlômbia là nơi có mưa nhiều nhất, trung bình từ 5000-6000mm. - Chế độ nhiệt trên toàn đới rất điều hòa, nhiệt độ trung bình 25-27 0 C. 2. Đới khí hậu cận xích đạo - Bao gồm 2 đới bao bọc lấy đới khí hậu xích đạo ở ba phía bắc, nam và đông. Ở phía bắc xích đạo, phạm vi của đới bao gồm toàn bộ phần đất phía bắc đới xích đạo. Ở phần nam xích đạo, phạm vi của đới bao gồm phần lớn sơn nguyên Braxin, phần nam của miền đất thấp Amadôn, và phần đồng bằng ở hạ lưu sông Amadôn. - Một năm có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Trong đới phía bắc mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12 (mùa hạ ở BBC), còn đới phía nam thì ngược lại từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau (mùa hạ NBC). Lượng mưa trung bình thay đổi từ 1000-2000mm. - Biên độ nhiệt độ năm của đới nhìn chung cao hơn đới xích đạo. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất có thể tới 29-30 0 C, tháng thấp nhất không dưới 20 0 C. - Trên sườn đông sơn nguyên Guyan tuy nằm trong đới khí hậu cận xích đạo nhưng về chế độ nhiệt và ẩm lại gần với đới xích đạo. 3. Đới khí hậu nhiệt đới - Nằm phía nam đới khí hậu cận xích đạo, ranh giới phía nam ở khoảng 28 0 N. a. Khí hậu nhiệt đới ẩm - Bao gồm phần duyên hải phía đông và đông nam sơn nguyên Braxin cho đến thung lũng sông Parana. - Quanh năm có gió mậu dịch hướng đông, đông nam và đông bắc từ biển thổi vào, gây mưa nhiều ở sườn đông, nhất là về mùa hạ. - Riêng phần phía nam về mùa đông cũng có mưa nhiều do hoạt động của khí xoáy trên phrông ôn đới. Lượng mưa trung bình năm từ 1000-2000mm. b. Khí hậu nhiệt đới lục địa - Bao gồm đồng bằng Grăng Sacô và vùng chân núi Anđet. - Về mùa hè có khối khí xích đạo từ phía bắc và khối khí nhiệt đới từ ĐTD xâm nhập vào, có mưa tuy lượng mưa không lớn. Mùa đông khô và lạnh, thỉnh thoảng các khối khí lạnh từ phía nam xâm nhập lên làm cho nhiệt độ giảm xuống đột ngột và có băng giá nhẹ. Lượng mưa trung bình năm 500-1000mm. Mùa hạ nhiều khi nhiệt độ tăng lên 40 0 C. c. Khí hậu nhiệt đới khô - Chiếm một dải hẹp ven bờ Thái Bình Dương từ vĩ tuyến 4 0 N đến 28 0 N. - Thời tiết ở đây quanh năm ổn định, mưa rất hiếm mặc dù độ ẩm nhiều lúc khá cao. Lượng mưa trung bình năm rất nhỏ, thường dưới 50mm. Biên độ nhiệt trong năm rất nhỏ, chỉ khoảng 5-6 0 C. V. Sông Amadôn - Sông Amadôn dài 6480km - Sông Amadôn bắt nguồn từ độ cao 5000m trên dãy Anđet, thượng nguồn là sông Maranhon chảy trong một thung lũng sâu, theo hướng từ nam lên bắc, sau đó sông vượt ra khỏi vùng núi Anđet và đổ vào đồng bằng Amadôn. - Trên đồng bằng, sông chảy theo hướng từ tây sang đông và đổ ra Đại Tây Dương ngay trên vị trí của đường xích đạo. - Sông Amadôn có mạng lưới sông rất dày, tổng diện tích lưu vực rộng >7 triệu km 2 . Các phụ lưu quan trọng nhất là Giapura, Riô Nêgro ở tả ngạn, các nhánh Giura, Mađayra và Tapagiôt ở hữu ngạn. - Sông Amadon có lòng sông rất rộng. Ở Manaut, sông rộng 5km và ở hạ lưu sông rộng 20 km. - Sông Amadôn có nhiều nước và chế độ nước điều hoà. Hàng năm sông mang ra biển một khối lượng nước khổng lồ, 3800km 3. Trong một năm có hai thời kỳ nước lớn phù hợp với 2 thời kì mưa ở 2 bán cầu. Mực nước cao nhất trên sông chính thường vào tháng 5, sau thời kì mưa lớn trên các phụ lưu ở Bán cầu Nam từ tháng 10 đến tháng 4. - Thời kì nước lớn thứ 2 liên quan đến mùa mưa lớn ở BBC từ tháng 6 đến tháng 10. [...]... phù sa rất lớn (1 tỉ m3/năm) - Sông Amadôn có giá trị lớn về giao thông, thuỷ năng và thuỷ sản VI CÁC ĐỚI CẢNH QUAN TỰ NHIÊN 1 Rừng xích đạo ẩm thường xanh - Phân bố ở phía tây đồng bằng Amadôn và trên các sườn núi thấp phía tây Côlômbia - Điều kiện khí hậu xích đạo nóng ẩm quanh năm, địa hình đồng bằng thấp và bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi dày đặc - Rừng ở đây thuộc kiểu rừng mưa nhiệt đới điển hình:... hẹp trong nội địa kế cận với rừng nhiệt đới ẩm của sơn nguyên Braxin và ở tây bắc sơn nguyên Guyan - Mùa khô thường kéo dài từ 3 đến 5 tháng - Cây trong rừng phần lớn rụng lá vào mùa khô, cây thường không cao nhưng có thân lớn Tầng dưới rừng phát triển mạnh với các loài dứa, các loại cây bụi và cỏ hoà thảo * Rừng thưa, xa van cỏ và xa van cây bụi - Đới này phát triển ở sâu trong nội địa, nơi có lượng... các sông hồ có tới hơn 2000 loài cá: cá chình điện, cá pirana… 2 Đới rừng hỗn hợp - Phát triển ở phía đông đồng bằng Amazon - Lượng mưa hằng năm lớn (trung bình từ 1500 – 2000 mm), sự phân bố mưa không đều trong năm, xuất hiện một thời kì khô tương đối rõ - Trong rừng các loài cây mọc thưa và thấp hơn, thành phần loài nghèo hơn rừng xích đạo, xuất hiện các loài rụng lá vào mùa khô - Hình thành đất feralit... bằng Ôrinôcô, phần đông bắc sơn nguyên Braxin, phần tây của sơn nguyên này kéo dài về phía nam đến hết đồng bằng Grăng Sacô - Các loài thực vật thành phần chủ yếu là cây bụi, cỏ hoà thảo Các loài cây gỗ đều rụng lá vào mùa khô a) Xavan ẩm bao gồm phía nam đồng bằng Ôrinôcô, vùng rìa phía tây sơn nguyên Braxin, vùng đồng bằng Mamore - Độ ẩm tương đối cao và thời gian ẩm kéo dài nên phát triển các đồng . Phần bắc Andet dài 2000km, chạy theo hướng BĐB –NTN từ 12 0 B đến 5 0 N, gồm nhiều dãy chạy song song với nhau: Tây Andet, Trung Andet và Đông Andet. Xen. Andet kéo dài 5200km từ 5 0 N đến 46 0 N. Ở phần này Andet gồm nhiều dãy núi chạy song song với nhau, Coocdie Đông và Coocdie Tây, An det duyên hải, An det