Ra đời trong bối cảnh nền kinh tếtăng trưởng mạnh có vai trò then chốt của thương mại điện tử, chứng kiến đông đảongười tiêu dùng và doanh nghiệp tham gia mua bán và kinh doanh trực tuyế
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là luận văn tốt nghiệp của riêng em dưới sự hướng dẫncủa giảng viên TS Trần Hoài Nam Tất cả mọi thông tin, tài liệu được sử dụngtrong trong nghiên cứu của các tác giả khác đều được trích dẫn đầy đủ và rõ ràng.Các số liệu em sử dụng cho đề tài nghiên cứu được cung cấp và lưu hành nội bộ tạiđơn vị thực tập - Công ty TNHH Nội thất Việt Dương
Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2019 Sinh viên thực hiện
Trương Thị Thảo
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp chính là kết quả của những kiến thức em tích lũy đượctrong bốn năm học tập tại trường Đại Học Thương Mại và cả những kinh nghiệpthực tế có được trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp Sự tận tình của các thầy,
cô giáo cùng sự nhiệt tình của những anh chị đồng nghiệp trong tại Công ty TNHHNội thất Việt Dương là những yếu tố vô cùng quan trọng giúp em hoàn thành bảnkhóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo trong Trường Đại học Thương mại,khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử Trường Đại học Thươngmại đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu đồng thời tạođiều kiện cho em được thực tập và hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
Em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS Trần Hoài Nam – Giáo viên hướngdẫn đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài Xin chân thành cảm
ơn Ban Giám đốc, cùng toàn thể anh, chị tại Công ty TNHH Nội thất Việt Dương đãhướng dẫn, giúp đỡ, chia sẻ cũng như hết sức tạo điều kiện cho em để có thể hoànthành đề tài tốt nghiệp của mình
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập,khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua Đồng thời do trình độ lý luậncũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏinhững thiếu sót Kính mong các thầy cô giáo, các anh chị trong Công ty TNHH Nộithất Việt Dương góp ý, chỉ bảo để khoá luận có giá trị hơn về mặt lý luận và thựctiễn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2019
Sinh viênTrương Thị Thảo
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH MINH HOẠ vi
MỞ ĐẦU 1
1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 CÁC MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3
3 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU 3
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
5 NỘI DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 6
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐIỆN TỬ 7
1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 7
1.1.1 Khái niệm chung 7
1.1.2 Khái niệm liên quan trực tiếp đến xây dựng chiến lược marketing điện tử 7
1.2 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐIỆN TỬ 8
1.2.1 Đặc điểm của marketing điện tử 8
1.2.2 Vai trò của hoạt động xây dựng chiến lược marketing điện tử 9
1.2.3 Nội dung chiến lược marketing điện tử của doanh nghiệp 10
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai chiến lược marketing điện tử của doanh nghiệp 23
1.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 26
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 26
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 27
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY TNHH NỘI THẤT VIỆT DƯƠNG 28
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH NỘI THẤT VIỆT DƯƠNG 28
2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY TNHH NỘI THẤT VIỆT DƯƠNG 32
Trang 42.2.1 Yếu tố môi trường bên ngoài 32
2.2.2 Yếu tố môi trường bên trong 34
2.2.3 Các yếu tố khác 35
2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY TNHH NỘI THẤT VIỆT DƯƠNG 35
2.3.1 Phân tích chiến lược marketing điện tử hiện tại của Công ty 35
CHƯƠNG 3 CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY TNHH NỘI THẤT VIỆT DƯƠNG 49
3.1 CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU 49
3.1.1 Những kết quả đạt được 49
3.1.2 Một số tồn tại cần giải quyết 50
3.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại 50
3.1.4 Những hạn chế của nghiên cứu và vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo trong việc xây dựng chiến lược marketing điện tử của Công ty TNHH Nội thất Việt Dương 52
3.2 DỰ BÁO TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN KHI THỰC THI CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY TNHH NỘI THẤT VIỆT DƯƠNG 53
3.2.1 Dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tới khi thực thi chiến lược marketing điện tử của Công ty 53
3.2.2 Định hướng phát triển của Công ty trong việc xây dựng chiến lược marketing điện tử 54
3.3 CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY TNHH NỘI THẤT VIỆT DƯƠNG 55
3.3.1 Các đề xuất, kiến nghị đối với Công ty 55
3.3.2 Các đề xuất, kiến nghị đối với nhà nước và các tổ chức liên quan 57
KẾT LUẬN 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 CNTT Công nghệ thông tin
2 CRM Quản lý quan hệ khách hàng
5 PRM Quản lý quan hệ đối tác
6 TMĐT Thương mại điện tử
7 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH MINH HOẠ
Hình 1.1: Quy trình hoạch định chiến lược Marketing điện tử 10
Hình 1.2: Cấu trúc chuỗi giá trị 12
Bảng 1.1: Mô hình SWOT trong chiến lược marketing điện tử của DN 13
Hình 1.3: Các kênh phân phối trong Thương mại điện tử 17
Hình 2.1 Logo Công ty TNHH Nội thất Việt Dương 28
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2017-8/2019 29
Hình 2.2 Giao diện trang chủ website của Công ty 30
Hình 2.3 Giao diện Fanpage Đồ Gỗ Giá Gốc của Công ty 31
Hình 2.4 Điểm mạnh thúc đẩy hoạt động marketing TMĐT 36
Hình 2.5 Điểm yếu gây khó khăn cho hoạt động Marketing TMĐT 37
Hình 2.6 Cơ hội thúc đẩy hoạt động Marketing TMĐT 38
Hình 2.7 Thách thức cản trở hoạt động Marketing TMĐT 39
Hình 2.8 Quy trình phân phối sản phẩm 42
Hình 2.9 Biểu đồ thể hiện đánh giá của khách hàng về quá trình tiếp cận Fanpage Facebook của Công ty 43
Hình 2.10 Biểu đồ thể hiện khả năng tiếp cận của khách hàng tới công ty qua các phương tiện 44
Hình 2.11 Giao diện bài viết về sản phẩm trên website của công ty 45
Hình 2.12 Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng thư điện tử của doanh nghiệp 46
Hình 2.13 Biểu đồ đánh giá dịch vụ hỗ trợ khách hàng của Công ty 47
Hình 2.14 Biểu đồ thể hiện hiệu quả hoạt động E-marketing của Công ty được đánh giá theo các mức độ (thứ tự hiệu quả tăng dần từ 1-5) 47
Bảng 2.2 Ngân sách cho hoạt động marketing thương mại điện tử tại Công ty TNHH Nội thất Việt Dương 48
Trang 7MỞ ĐẦU
1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Theo thống kê của Hootsuite và We Are Social cho thấy lượng người dùngInternet trên toàn thế giới tiếp tục tăng trưởng đều đặn, cụ thể là 276 triệu ngườidùng mới trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 3/2018, giúp tổng lượng người dùngInternet trên toàn thế giới đạt 4,08 tỷ Trong số 7,6 tỷ người trên thế giới thì có hơn
4 tỷ người dùng Internet và hơn 3,2 tỷ người đang sử dụng các dịch vụ thương mạiđiện tử và mạng xã hội Tại Việt Nam, sau hơn hai mươi năm hình thành và phổcập, từ năm 2016 thương mại điện tử đã bước sang giai đoạn phát triển nhanh và tácđộng sâu sắc, toàn diện tới kinh tế xã hội Theo ước tính của Hiệp hội Thương mạiđiện tử Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử năm 2017 đạt trên25% và tiếp tục được duy trì cho đến năm 2020 Ra đời trong bối cảnh nền kinh tếtăng trưởng mạnh có vai trò then chốt của thương mại điện tử, chứng kiến đông đảongười tiêu dùng và doanh nghiệp tham gia mua bán và kinh doanh trực tuyến cực kỳsôi động, Công ty TNHH Nội thất Việt Dương đã triển khai các kênh thông tinthương mại điện tử để quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ mạnh mẽ trên môitrường internet ngay từ những ngày đầu thành lập nhờ đó gặt hái được nhiều thànhcông với doanh thu cao đến từ các kênh thông tin thương mại điện tử
Do giai đoạn sơ khai Công ty TNHH Nội thất Việt Dương mới tiếp cậnmarketing điện tử và ứng dụng theo năng lực triển khai hạn chế của người phụ tráchtạm thời chưa được đào tạo bài bản nên tồn tại nhiều vấn đề cần cải thiện Trong khigiao dịch điện tử đã thâm nhập tới mọi lĩnh vực kinh tế xã hội và cho ra nhiều chỉ sốquan trọng cần nắm bắt, phân tích và vận dụng hiệu quả thì hoạt động marketingđiện tử của Công ty TNHH Nội thất Việt Dương lại chưa có chiến lược cụ thể đểphát huy hết tiềm năng, thế mạnh nền tảng công nghệ và cơ sở dữ liệu sẵn có củamình Mặc dù hết sức chú trọng đầu tư triển khai các hoạt động marketing điện tửdựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin nâng cấp liên tục theo thời giannhưng hiệu quả marketing căn bản chưa đáp ứng được kỳ vọng Đây có thể là thựctrạng chung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam mà nguyên nhân chínhđược Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam chỉ ra là do thiếu hụt lao động chuyêntrách về thương mại điện tử, nhất là lao động chuyên trách được đào tạo bài bản vớichuyên môn kỹ thuật cao Các con số thống kê chỉ ra rằng có đến 31% doanh
Trang 8nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có kỹ năng về công nghệthông tin và thương mại điện tử năm 2017 với xu hướng tăng lên theo quy mô pháttriển và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Như vậy, để cải thiện hiệu quảmarketing từ đó thúc đẩy tăng doanh số bán hàng, Công ty TNHH Nội thất ViệtDương cần gấp rút tuyển dụng lao động chuyên trách có kỹ năng khai thác, sử dụngcác ứng dụng thương mại điện tử với những đề xuất giải pháp khắc phục những tồntại của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh và truyền thông đạt hiệu quả tốt nhất.
Ở một khía cạnh khác, về cách thức, công cụ và ngân sách đầu tư cho các hoạtđộng quảng cáo tiếp cận tới người tiêu dùng, Công ty TNHH Nội thất Việt Dươngcũng cần cụ thể hoá và xác định trọng tâm trong chiến lược marketing điện tử củamình Khảo sát năm 2017 cho thấy 43% doanh nghiệp đã xây dựng website, 32%doanh nghiệp đã tiến hành kinh doanh trên mạng xã hội, 11% doanh nghiệp đã triểnkhai kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử Về ngân sách triển khai các hìnhthức quảng cáo website và ứng dụng di động, 56% doanh nghiệp cho biết đã chidưới 10 triệu đồng, 36% chi từ 10-50 triệu đồng và có 8% doanh nghiệp chi trên 50triệu đồng cho việc quảng cáo qua các phương tiện trực tuyến Mạng xã hội và công
cụ tìm kiếm là hai hình thức quảng cáo đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệpvới tỷ lệ tương ứng là 46% và 39% Đây là những con số ấn tượng cho thấy thươngmại điện tử đang là mối quan tâm phát triển của hầu hết các doanh nghiệp Việt Namđồng thời tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội đưa hàng hoá và dịch vụ ra ngoài thịtrường và tiếp cận với một số lượng lớn khách hàng vốn là người sử dụng internet
mà các phương thức marketing truyền thống khó tiếp cận được Là một doanhnghiệp B2C điển hình trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất và phân phối đồ dùng nộithất, hơn ai hết, Công ty TNHH Nội thất Việt Dương nhận thức được rằng đã tới lúchành động mạnh mẽ hơn với chiến lược cụ thể hơn để nâng cao vị thế cạnh tranhtrên môi trường internet và giải quyết các vấn đề lớn mà thực tiễn đặt ra cho doanhnghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư – “tận dụng một cách triệt đểsức mạnh lan toả của số hoá và công nghệ thông tin” (theo Chỉ thị số 16/CT-TTg doThủ tướng Chính phủ ban hành ngày 04 tháng 5 năm 2017 “Về việc tăng cườngnăng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư)
Dựa trên những số liệu thống kê, phân tích ở trên cùng nhu cầu thực tiễn kinhdoanh tại doanh nghiệp, có thể thấy rằng việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực
Trang 9tiễn để đề ra những đề xuất, biện pháp nhằm phát triển hoạt động marketing điện tửcho Công ty TNHH Nội thất Việt Dương là rất cần thiết trong thời điểm này Vìvậy, em đã chọn đề tài “Xây dựng chiến lược marketing điện tử của Công ty TNHHNội thất Việt Dương” để làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2 CÁC MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra giảipháp xây dựng chiến lược marketing điện tử của Công ty TNHH Nội thất Việt Dươngđảm bảo bắt kịp xu hướng của thời đại, phát huy hiệu quả lâu dài, tối ưu chi phí tốt, tạođòn bẩy truyền thông mạnh, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài xác định các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về xây dựng chiến lược marketing điện tử vàxây dựng chiến lược marketing điện tử cho doanh nghiệp;
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng chiến lược marketing điện
tử của doanh nghiệp;
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xây dựng chiến lược marketingđiện tử của Công ty TNHH Nội thất Việt Dương
3 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
3.1 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Các dữ liệu của công ty phục vụ cho nghiên cứu đề tài được giớihạn từ năm 2017 đến tháng 9 năm 2019, thời gian viết khóa luận từ tháng 10 đếntháng 12 năm 2019
- Về không gian: Đề tài khoá luận được nghiên cứu dựa trên websitehttp://dogogiagoc.com.vn và các kênh thông tin thương mại điện tử khác của Công
ty TNHH Nội thất Việt Dương
- Về thời gian: Do điều kiện hạn chế về thời gian, nguồn thông tin thu thập từcông ty và một số tài liệu chuyên ngành tiếp cận được nên trong đề tài luận văn sẽtập trung nghiên cứu những vấn đề mang tính chất cần thiết đối với việc phát triểnhoạt động xây dựng chiến lược marketing của Công ty TNHH Nội thất Việt Dương,trọng tâm là giai đoạn năm 2019 - 2020
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan tới chiếnlược marketing điện tử của Công ty TNHH Nội thất Việt Dương
Trang 103.3 Ý nghĩa nghiên cứu
- Ý nghĩa về mặt lý luận: Việc nghiên cứu đề tài giúp tổng hợp lý luận về việcnghiên cứu xây dựng chiến lược marketing điện tử của Công ty TNHH Nội thấtViệt Dương bao gồm các khái niệm, đặc điểm, vai trò, những điểm thuận lợi và khókhăn của việc xây dựng chiến lược marketing điện tử, các yếu tố ảnh hưởng đếnviệc thực thi chiến lược marketing điện tử của doanh nghiệp và các công cụ hỗ trợxây dựng chiến lược marketing điện tử của Công ty TNHH Nội thất Việt Dương
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Phân tích đánh giá vấn đề chiến lược marketingđiện tử của Công ty TNHH Nội thất Việt Dương từ đó đề xuất giải pháp khắc phụcnhững tồn tại của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh và truyền thông đạt hiệuquả tốt nhất
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Dựa trên cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược marketing điện tử, tiến hànhnghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động xây dựng chiến lược marketing điện
tử của Công ty TNHH Nội thất Việt Dương thông qua điều tra dữ liệu sơ cấp và thứcấp Đây là hai nguồn dữ liệu quan trọng, đặc biệt trong nghiên cứu hoạt độngmarketing điện tử của doanh nghiệp vì nó mang tính chính xác, khách quan cao
4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Thông tin thu thập để làm nghiên cứu dựa trên các nguồn tài liệu sau:
- Nguồn tài liệu bên trong doanh nghiệp: Bảng tổng kết, hoạt động kinh doanh
từ năm 2017 đến tháng 9 năm 2019 lấy từ Phòng Hành chính – Nhân sự của Công
ty TNHH Nội thất Việt Dương
- Nguồn tài liệu bên ngoài doanh nghiệp: Do những tổ chức nghiên cứu đưa ra,các ấn phẩm của các cơ quan nhà nước, sách báo, tạp chí thường kỳ, sách chuyênngành, dịch vụ của các tổ chức thương mại…
- Qua Internet: Tổng hợp từ các thông tin trực tiếp trên website của Công tyTNHH Nội thất Việt Dương; các trang tìm kiếm thông tin trên internet như Google,Cốc cốc, Bing ; các giáo trình điện tử ebook và các bài viết trên báo điện tử liênquan
Trang 114.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
- Phương pháp điều tra trắc nghiệm: Phiếu điều tra gồm các câu hỏi chủ yếulàm rõ sự đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ của công ty Số phiếu phát
ra 80 và thu về 60
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Đối tượng phỏng vấn bao gồm Giám đốc,các trưởng phòng và các quản lý bộ phận chuyên trách trong công ty Nội dungphỏng vấn nhằm tập trung làm rõ quan điểm của ban lãnh đạo công ty và các quản
lý bộ phận chuyên trách về hiệu quả hoạt động marketing điện tử và công tác chămsóc khách hàng trực tuyến của công ty hiện nay Cách thức phỏng vấn là phỏng vấntrực tiếp từng cá nhân
4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
4.2.1 Phương pháp định lượng
- Đối với các số liệu thống kê, số liệu cần tính toán, các loại bảng, biểu: Sửdụng phần mềm Microsoft Office Excel là chương trình xử lý bảng tính nằm trong
bộ Microsoft Office của hãng phần mềm Microsoft Bảng tính của Excel gồm nhiều
ô được tạo bởi các dòng và cột, việc nhập dữ liệu và lập công thức tính toán trongExcel có nhiều tính năng ưu việt và có giao diện thân thiện với người dùng đồngthời hỗ trợ tốt việc tạo ra các báo cáo dạng bảng, biểu
- Đối với phiếu điều tra ý kiến khách hàng: Vì hướng tới đối tượng là kháchhàng trực tuyến nên phiếu điều tra được xây dựng bằng cách xây dựng bảnghỏi/phiếu khảo sát trên Google Forms Từ phản hồi, Google Forms sẽ cho phépngười thu thập xem theo bảng tính kết quả dữ liệu thu thập được, hoặc xem theotóm tắt, trong đó sẽ cho phép xem bao nhiêu người đã điền phiếu, bảng thống kê và
sơ đồ dữ liệu Dựa vào những thống kê này người thu thập có thể đưa ra những giảđịnh, kiểm chứng độ tin cậy, xác thực của dữ liệu
4.2.2 Phương pháp định tính
- Phương pháp tổng hợp – quy nạp: Kết hợp đồng hời hai phương pháp tổnghợp – quy nạp để các luận giải, đánh giá, kết luận bổ túc cho nhau một cách có hệthống, chặt chẽ và có tính khái quát cao Phương pháp tổng hợp tập trung trình bàycác dữ kiện và giải thích theo căn nguyên sau đó bằng phương pháp quy nạp đưa ra
sự liên quan giữa các dữ kiện và tạo thành quy tắc
Trang 12- Phương pháp diễn dịch: Từ quy tắc đưa ra ví dụ cụ thể hữu ích cho việc kiểmđịnh lý thuyết và giả thiết Mục đích của phương pháp này là đi đến kết luận đi theocác lý do cho trước Các lý do này dẫn đến kết luận và thể hiện qua các minh chứng
cụ thể
5 NỘI DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngoài các phần như tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng và hình, chương mở đầu, kết cấu của khóa luận gồm 3 chương chính, cụ thể như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng chiến lược marketing điện tử
Chương 2: Thực trạng hoạt động xây dựng chiến lược marketing điện tử tại Công ty TNHH Nội thất Việt Dương
Chương 3: Các kết luận và đề xuất về việc xây dựng chiến lược marketing điện tử của Công ty TNHH Nội thất Việt Dương
Trang 13CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
MARKETING ĐIỆN TỬ
1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1 Khái niệm chung
- Thương mại điện tử:
Thương mại điện tử là việc tiến hành các giao dịch thương mại thông quamạng Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác [5, tr.19]
- Marketing thương mại điện tử:
Marketing TMĐT là việc ứng dụng các công nghệ số trong các hoạt độngmarketing thương mại nhằm đạt được mục tiêu thu hút và duy trì khách hàng thôngqua việc tăng cường hành vi mua của khách hàng, sau đó thỏa mãn những nhu cầu
đó [4, tr 17]
- Chiến lược:
Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanhnghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ cácnguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó [7, tr.23]
1.1.2 Khái niệm liên quan trực tiếp đến xây dựng chiến lược marketing điện
tử
- Chiến lược marketing thương mại điện tử:
Chiến lược Marketing TMĐT chính là một kế hoạch trong dài hạn, có thể coi
là một tập hợp các quyết định và hành động để doanh nghiệp có thể đạt được mụctiêu Marketing dựa trên các phương tiện điện tử và Internet [8]
Chiến lược Marketing điện tử không chỉ liên quan đến mục tiêu Marketing củadoanh nghiệp mà còn chỉ ra cách thức doanh nghiệp có thể đạt được nhiệm vụ vàmục tiêu của mình trên cơ sở khai thác các nguồn lực cơ bản và tính đến những cơhội và thách thức từ môi trường bên ngoài Chiến lược Marketing TMĐT chính làcách mà doanh nghiệp thực hiện thông qua các phương tiện điện tử để đạt được mụctiêu marketing
- Xây dựng chiến lược marketing thương mại điện tử của doanh nghiệp:
Xây dựng chiến lược marketing thương mại điện tử của doanh nghiệp là quátrình quản trị nhằm tạo ra và duy trì sự ăn khớp về chiến lược giữa các mục tiêu và
Trang 14khả năng của doanh nghiệp với các cơ hội marketing thương mại điện tử đầy biếnđộng [6, tr 211]
1.2 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETINGĐIỆN TỬ
1.2.1 Đặc điểm của marketing điện tử
- Thời gian hoạt động liên tục 24/7: Marketing điện tử có khả năng hoạt động
liên tục tại mọi thời điểm, khai thác triệt để thời gian 24 giờ trong một ngày, 7 ngàytrong một tuần, 30 ngày trong một tháng, 365 ngày trong một năm, hoàn toàn không
có khái niệm thời gian chết Nhờ đó, doanh nghiệp khắc phục được trở ngại của yếu
tố thời gian và tận dụng tốt hơn các cơ hội kinh doanh;
- Tốc độ giao dịch cao: Các giao dịch trong marketing thương mại điện tử
nhanh hơn nhiều so với marketing truyền thống đồng thời thông tin về sản phẩm,dịch vụ cũng như các thông tin khuyến mãi của doanh nghiệp sẽ được tung ra thịtrường nhanh hơn, khách hàng cũng nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận với nhữngthông tin này trong khi doanh nghiệp dễ dàng và nhanh chóng nhận được thông tinphản hồi từ phía khách hàng;
- Không gian phạm vi toàn cầu: Trong môi trường Internet, khoảng cách địa lý
được rút ngắn, thị trường trong marketing TMĐT không có giới hạn, cho phépdoanh nghiệp khai thác triệt để cơ hội thị trường toàn cầu Nhờ có Internet, cácdoanh nghiệp hoàn toàn có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình đến tập kháchhàng mục tiêu trên toàn thế giới như Mỹ, EU, Nhật, Úc với chi phí thấp và thời giannhanh nhất Ngoài việc đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lời ích thì đặc trưng nàycủa markting TMĐT cùng chứa đựng những thách thức với doanh nghiệp Khikhoảng cách địa lý được rút ngắn đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ tham gia
và môi trường kinh doanh toàn cầu, môi trường cạnh tranh càng trở nên gây gắt vàkhốc liệt hơn nhiều Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược kinhdoanh, marketing rõ ràng và linh hoạt
- Đa dạng hoá, cá biệt hoá sản phẩm: Chưa bao giờ việc mua sắm lại trở nên
dễ dàng như vậy, với một chiếc máy tính kết nối Internet, khách hàng có thể ngồi ởbất cứ đâu cũng có thể thực hiện được việc mua sắm như tại các cửa hàng thật Sảnphẩm, dịch vụ ngày càng trở nên đa dạng và được cá biệt hóa phù hợp với các nhucầu khác nhau của khách hàng
Trang 15- Khả năng tương tác thông tin cao: Internet giúp mọi trở ngại của khâu giao
dịch trung gian hoàn toàn được loại bỏ Doanh nghiệp và khách hàng giao dịch trựctiếp với nhau thuận tiện và nhanh chóng hơn thông qua các website, gửi e-mail trựctiếp hay các diễn đàn thảo luận
- Hàng hoá và dịch vụ số hoá: Khách thể trong marketing TMĐT là hàng hóa
và số hóa Chúng thường được phân phối dưới hình thức như: các tài liệu (văn bản,sách báo ), các dữ liệu (số liệu thống kê ), các thông tin tham khảo hoặc phầnmềm máy tính Các phần mềm, báo, đĩa CD âm nhạc sẽ không cần thiết phải đónggói và phân phối tới các kho hàng, các kiốt bán hàng hay đến nhà nữa, chúng hoàntoàn có thể phân phối qua mạng Internet dưới dạng số hóa Những người đi nghỉmát, du lịch có thể tìm thấy thông tin về các thành phố mà họ dự định đến thăm trêncác website, từ những thông tin hướng dẫn giao thông, thời tiết cho đến số điệnthoại, địa chỉ Tuy nhiên còn hạn chế nhưng các ngành khác như dịch vụ tư vấn,giải trí, ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục và y tế, cũng đã và đang sử dụng Internet
để làm thay đổi phương thức kinh doanh
1.2.2 Vai trò của hoạt động xây dựng chiến lược marketing điện tử
1.2.2.1 Đối với doanh nghiệp
- Giúp chia sẻ thông tin với đối tác, khách hàng, nhà cung ứng: Do internet có
tính toàn cầu hóa cao loại, loại bỏ trở ngại không gian và thời gian Doanh nghiệp
có thể truy cập bất cứ lúc nào, ở đâu và việc chia sẻ thông tin với các đối tác, ngânhàng, nhà cung ứng không còn là vấn đề đối với doanh nghiệp nữa
- Khả năng tự động hóa cao giúp giảm chi phí giao dịch: Marketing điện tử
giúp doanh nghiệp cắt giảm khá lớn chi phí bán hàng, không phải tốn kém nhiềucho việc thuê cửa hàng, mặt bằng, đông đảo nhân viên phục vụ và cũng không cầnphải đầu tư nhiều cho kho chứa,… giảm thời gian, chi phí và công sức trong hầu hếtcác hoạt động xúc tiến, quảng cáo
- Tiếp cận thị trường mới dễ dàng: Đối tượng khách hàng của doanh nghiệp
không còn bị giới hạn về thời gian và không gian nên cơ hội mở rộng tập kháchhàng cao hơn Số lượng khách hàng của doanh nghiệp sẽ tăng kéo theo tăng doanhthu bán hàng
- Góp phần hỗ trợ cá biệt hóa sản phẩm: Đáp ứng nhu cầu khách hàng, thỏa
mãn khách hàng là mục đích cuối cùng của bất cứ doanh nghiệp nào Cá biệt hóasản phẩm giúp tăng lợi nhuận, tăng doanh thu và thị phần cho doanh nghiệp
Trang 161.2.2.2 Đối với khách hàng
- Khách hàng sẽ có thêm nhiều thông tin về sản phẩm, dịch vụ hơn: Nhờ ứng
dụng marketing điện tử mà doanh nghiệp ngày càng da dạng hóa sản phẩm hơn Vìvậy khách hàng cũng có nhiều sự chọn lựa hơn, khách hàng hoàn toàn có thể sosánh với sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác từ đó có sự lựa chọn tốt nhất
- Đánh giá chi phí/ lợi ích chính xác hơn: Chỉ cần một chiếc máy vi tính có kết
nối Internet là có thể mua được tất cả các sản phẩm, dịch vụ mà không cần mất thờigian và chi phí tới tận cửa hàng để mua Hơn nữa, người mua có thể tham khảođược nhiều sản phẩm của các cửa hàng khác nhau, so sánh về giá cả, chất lượnggiữa các gian hàng nên cơ hội mua được hàng giá rẻ nhiều hơn
- Có thêm nhiều sản phẩm để lựa chọn: Hiện nay khi mà hầu hết các sản phẩm
đều được bán qua internet và các phương tiện điện tử, khách hàng có hàng ngàn sự lựachọn Họ sẽ dễ dàng và nhanh chóng tìm được sản phẩm yêu thích, phù hợp với mình
- Thuận tiện hơn trong việc mua sắm: Để mua một sản phẩm hay tìm hiểu
thông tin về một sản phẩm, khách hàng chỉ cần lên mạng và vào các website là cóthể biết được đầy đủ thông tin, hoặc đặt hàng tại nhà cũng như có thể so sánh giá cả,chất lượng dịch vụ với sản phẩm của nhiều công ty khác nhau
1.2.3 Nội dung chiến lược marketing điện tử của doanh nghiệp
Quy trình xây dựng chiến lược marketing điện tử
Quá trình xây dựng chiến lược Marketing TMĐT về cơ bản gồm các bướcđược thể hiện cụ thể qua mô hình dưới đây:
Hình 1.1: Quy trình hoạch định chiến lược Marketing điện tử
(Nguồn: Bài giảng Marketing TMĐT, Đại học Thương Mại)
Định
vị chiến lược
Kế hoạc
h triển khai
Hoạch định nguồn lực
Kế hoạch kiểm tra
Điều chỉnh kế hoạch phù hợp với điều kiện mới,
cơ hội mới, ý tưởng mới
Trang 171.2.3.1 Phân tích tình thế chiến lược Marketing TMĐT
Bước đầu tiên của quá trình hoạch định chiến lược marketing điện tử chính lànhận dạng, phân tích tình thế marketing điện tử của DN Đó là việc xác định cácđiều kiện thị trường hiện tại và tiến hành phân tích năng lực của tổ chức, mức độ màlực lượng lao động hiện hành với những kỹ năng cần thiết để hoạt động trong môitrường TMĐT Dữ liệu từ sự phân tích bên trong và bên ngoài này cho phép nhàquản trị xác định các cơ hội và những đe dọa của môi trường bên ngoài, những điểmmạnh điểm yếu trong nội bộ DN Các nhân tố này có tác động đến việc ứng dụng vàtriển khai marketing điện tử của DN
Phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp
Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp là tập hợp phức hợp và liên tục cácyếu tố, lực lượng, điều kiện ràng buộc có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại, vậnhành và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường Môi trường bên ngoàicủa doanh nghiệp có thể chia làm: Môi trường vĩ mô và môi trường ngành Việcphân định, phân tích các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp là một qua trình đòi hỏiphải tiến hành thường xuyên, liên tục bởi môi trường luôn luôn có những biến đổi,phát triển nhất định
Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp
Với đề tài liên quan đến quá trình xây dựng chiến lược marketing TMĐT nên
sẽ tập trung phân tích các nhân tố môi trường đang có cường độ thay đổi mạnh mẽnhất và trong dài hạn, nó thể hiện ở các yếu tố sau: Luật pháp, công nghệ, kinh tế,văn hóa-xã hội
Môi trường ngành của doanh nghiệp
Một ngành sản xuất hẹp hay ngành kinh tế kỹ thuật bao gồm nhiều doanhnghiệp có thể đưa ra nhiều sẩn phẩm dịch vụ giống nhau hoặc tương tự có thể thaythế cho nhau Vì vậy để cạnh tranh thì nhiệm vụ của các nhà chiến lược là phân tích
và phán đoán các đối thủ cạnh tranh trong môi trường ngành để xác định các cơ hội
và đe dọa đối với danh nghiệp của họ
Mục tiêu của các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình này để phân tích xem
họ có nên gia nhập một thị trường nào đó hoặc hoạt động trong một thị trường nào
đó không Tuy nhiên, vì mội trường kinh doanh ngày nay mang tính “động” nên môhình này còn được áp dụng để tìm kiếm một ngành nhất định các khu vực cần được
Trang 18cải thiện để sản sinh nhiều lợi nhuận hơn Ví dụ trên thế giới chẳng hạn như Ủy Banchống độc quyền và sát nhập ở Anh hay bộ phận chống độc quyên ở Mỹ cũng sửdụng mô hình này để xác định xem có công ty nào đang lợi dụng công chúng haykhông.
Môi trường bên trong của doanh nghiệp
Giá trị mà doanh nghiệp tạo ra được đo bằng khối lượng giá trị mà người muasẵn sàng trả cho sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đó Công ty có thể có lãinếu giá trị của nó tạo ra lớn hơn chi phí để tạo ra giá trị đó của các bộ phận chứcnăng Để đạt được một lợi thế cạnh tranh, các bộ phận chức năng của công ty phảitạo ra một giá trị với chi phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh Cách thứ hai làcác đơn vị chức năng phải làm sao cho sản phẩm của mình khác biệt với sản phẩmcủa đối thủ cạnh tranh nhằm tạo ra mức giá bán cao hơn trên thị trường Điều này
có nghĩa là công ty phải theo đuổi chiến lược chi phí thấp hoặc chiến lược khác biệthóa sản phẩm
Quy trình tạo ra giá trị có thể được trình bày thông qua khái niệm “chuỗi giátrị”, do Michel Porter nêu ra Chuỗi giá trị được phân tách thành các hoạt động cơ bản
và các hoạt động hỗ trợ Mỗi hoạt động đều làm tăng giá trị sản phẩm Mỗi hoạt động
cơ bản chịu trách nhiệm tạo ra sản phẩm vật chất, tiếp thị, phân phối và các hoạt độngmarketing tới người mua, thực hiện dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ sau bán hàng
Hình 1.2: Cấu trúc chuỗi giá trị
(Nguồn: Bài giảng Quản trị chiến lược, Đại học Thương Mại)
Trang 19Các hoạt động hỗ trợ là những hoạt động chức năng trợ giúp cho các hoạtđộng cơ bản Như phát triển công nghệ có thể hạ thấp chi phí chế tạo và tạo ranhững sản phẩm hấp dẫn hơn có thể bán ở mức giá cao hơn Chức năng quản lýnhân lực đảm bảo rằng công ty sử dụng hợp lý những người có kỹ năng để thựchiện hiệu quả các hoạt động tạo giá trị của doanh nghiệp, hoạt động thu mua là đónggóp trong sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp va cuối cùng là cơ sở hạ tầng nóbao gồm cơ cấu tổ chức, các hệ thống kiểm soát và văn hóa công ty Các nhà quản
lý cấp cao nhất thông qua sức mạnh lãnh đạo có thể chủ động hình thành cơ sở hạtầng của một doanh nghiệp và qua đó tất cả các hoạt động tạo ra giá trị khác được
thực hiện
Phân tích mô thức SWOT
Trên cơ sở nhận dạng các nhân tố chiến lược môi trường vĩ mô, ngành và môitrường bên trong doanh nghiệp để từ đó nhận định được đâu là thời cơ, thách thức,đâu là điểm mạnh, điểm yếu để đưa lên mô thức SWOT nhằm xây dựng các chiếnlược phù hợp cho doanh nghiệp
Phân tích SWOT ở dây dựa vào việc sơ đồ hóa phân loại các nhân tố môitrường có ảnh hưởng nhất đến việc hoạch định chiến lược marketing TMĐT
Bảng 1.1: Mô hình SWOT trong chiến lược marketing điện tử của DN
cơ hội
WO
CL hạn chế điểm yếu để tận dụng cơ hội
Threats
Các thách thức
ST
CL phát huy điểm mạnh để hạn chế thách thức
WT
CL vượt qua điểm yếu của DN và né tránh các thách thức
(Nguồn: Bài giảng Quản trị chiến lược, Đại học Thương Mại)
1.2.3.2 Thiết lập mục tiêu chiến lược marketing TMĐT dài hạn
Mục tiêu marketing TMĐT là những trạng thái, những cột mốc, những tiêuthức cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất
Trang 20định.Việc xác định một mục tiêu marketing TMĐT cụ thể là một yêu cầu quyết định
để có thể xây dựng một chiến lược phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đó Một mụctiêu cụ thể có thể giúp cho người làm marketing TMĐT có thể đo lường hiệu quảcủa việc thực hiện chiến lược marketing TMĐT của mình Việc lựa chọn mục tiêuMarketing TMĐT ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau, tùy thuộc vào mặt hàng, lĩnhvực kinh doanh, đặc thù ngành, hay chiến lược kinh doanh điện tử chung của doanhnghiệp Thực tế đối với doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dịch vụ thì mục tiêuchung marketing TMĐT hướng tới là:
Phải thu hút được lượng lớn khách hàng
Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Tăng thị phần
Tăng doanh thu
Giảm thiếu tối đa chi phí
1.2.3.3 Định vị chiến lược marketing TMĐT
Phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường TMĐT là quá trình phân chia thị trường tổng thể thànhcác nhóm nhỏ hơn trên cơ sở những đặc điểm khác biệt về nhu cầu, ước muốn vàcác đặc điểm trong hành vi Khi đó, các đoạn thị trường sẽ là những nhóm kháchhàng có nhu cầu tương tự nhau đối với cùng một tập hợp các kích thích marketingTMĐT
Có rất nhiều tiêu thức khác nhau để phân đoạn thị trường, mỗi doanh nghiệp
sẽ xác định cho mình những tiêu thức phân đoạn phù hợp với mặt hàng kinh doanh
và khả năng của mình Các tiêu thức dùng để phân đoạn thị trường thường được sử
dụng: phân đoạn theo lợi ích, hành vi hoặc theo tiêu thức nhân khẩu học, việc tiến
Trang 21hành phân đoạn thị trường là rất tốn kém và mất thời gian, doanh nghiệp không nênphân đoạn thị trường nếu như việc phân đoạn đó không đem lại hiệu quả nhưng nếuthị trường nhất thiết phải phân đoạn mà doanh nghiệp lại không tiến hành thì việckinh doanh chắc chắn sẽ không thể thành công.
Lựa chọn thị trường điện tử mục tiêu
Sau khi xem xét nhiều phân đoạn thị trường tiềm năng, những nhà quản trịmarketing phải lựa chọn đoạn thị trường điện tử mục tiêu tốt nhất Để làm đượcđiều đó, họ cấn xem xét những sự phân tích cơ hội thị trường dựa trên việc phântích TOWS và thông thường những cơ hội này được nhìn nhận trên cơ sở sự phùhợp nhất giữa thị trường và nguồn lực cũng như khả năng của doanh nghiệp Mộtphân đoạn thị trường điện tử hấp dẫn phải là phân đoạn có thể tiếp cận được thôngqua Internet, có quy mô khá lớn và tất nhiên tiềm ẩn lợi nhuận lớn
Sau khi lựa chọn thị trường điện tử mục tiêu những nhà quản trị marketingTMĐT sẽ lựa chọn một trong bốn chiến lược để đáp ứng lên nó như: Marketing đạitrà (Mass marketing); Marketing đa phân đoạn (Multisegment marketing);Marketing ngách (Nicle marketing); Marketing vĩ mô (Micromarketing)
Định vị sản phẩm, sự khác biệt hóa
Các chiến lược định vị sản phẩm là quá trình sáng tạo ra thương hiệu, hìnhảnh, sản phẩm đặc thù hoặc nhãn hiệu của doanh nghiệp trong cách nhìn nhận củakhách hàng tiềm năng và các chiến lược nhằm nhấn mạnh sự hiểu biết của kháchhàng để phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh được thựchiện thông qua các hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, trò chuyện và bánhàng qua điện thoại, triển lãm thương mại, trang web hoặc email
Để thành công trên thị trường doanh nghiệp phải tạo ra sự khác biệt cho chínhdoanh nghiệp và sản phẩm của mình với các doanh nghiệp khác cũng như vị thế củadoanh nghiệp giữa các đối thủ cạnh tranh và trong tâm trí khách hàng để tìm ra thịtrường riêng phù hợp với doanh nghiệp, để thực hiện được điều đó doanh nghiệpcần nghiên cứu nguồn lực cũng như năng lực của mình tìm nên năng lực lõi khácbiệt so đối thủ cạnh tranh
1.2.3.4 Kế hoạch triển khai chiến lược marketing TMĐT
Chiến lược chào hàng
Trang 22Chào hàng trong thương mại điện tử là việc đưa ra nhóm các lợi ích có thểthỏa mãn nhu cầu của tổ chức, người tiêu dùng và họ sẵn sàng bỏ tiền ra mua hoặcđồng ý trao đổi với các giá trị tương đương khác.
Để thực hiện chào hàng hiệu quả trong thương mại điện tử doanh nghiệp phải
tự trả lời 2 cho câu hỏi: Chào bán sản phẩm, dịch vụ với những đặc tính gì? Và cáchthức thể hiện sản phẩm, dịch vụ trên website ra sao? Các loại chiến lược chào hàngđược áp dụng trong kinh doanh:
Chiến lược sáng tạo mới: Áp dụng với sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện trên thị
trường hoặc doanh nghiệp lần đầu đưa ra cách thức chào hàng mới cho sản phẩm,dịch vụ của mình
Chiến lược cải tiến sản phẩm: Chiến lược này dựa trên những sản phẩm hiện
tại nhưng có những cải tiến mới về mẫu mã, đặc điểm, tính năng…
Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm: Đây là hình thức doanh nghiệp cung cấp
thêm các sản phẩm, dịch vụ có liên quan hoặc không liên quan tới sản phẩm hiện tạidựa trên nền tảng thương hiệu hiện tại
Chiến lược tái định vị sản phẩm: Chiến lược này sử dụng khi doanh nghiệp
tham gia vào thị trường mới hay hướng tới người tiêu dùng mới
Từ đó, doanh nghiệp sẽ lựa chọn các chiến lược phù hợp với công ty để manglại hiệu quả tốt nhất trong kinh doanh
Chiến lược định giá
Khái niệm về giá phụ thuộc vào quan điểm người mua và người bán, khi thamgia vào quá trình trao đổi, mỗi người có nhu cầu và mục đích khác nhau nên việcđịnh giá phụ thuộc vào từng trường hợp Về phía doanh nghiệp, định giá chịu ảnhhưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như: chiến lượcmarketing của doanh nghiệp, mức độ co dãn của thuế, giá, cấu trúc thị trường Trênnhững mục tiêu doanh nghiệp muốn hướng đến, doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọnchiến lược định giá thích hợp Các chiến lược định giá bao gồm: chiến lược định giá
cố định, chiến lược định giá linh hoạt và chiến lược “hàng đổi hàng”
Chiến lược định giá cố định: Người bán đặt ra một mức giá và người mua chấp
nhận giá ở mức giá đó Có hai chiến lược áp dụng trong marketing thương mại điện
tử là chiến lược định giá dẫn đạo thị trường và chiến lược định giá xúc tiến
Trang 23Chiến lược định giá linh hoạt: Doanh nghiệp chào bán các mức giá khác nhau
cho các khách hàng khác nhau
Chiến lược “hàng đổi hàng”: Đây là hình thức hàng đổi hàng, sản phẩm/dịch
vụ được trao đổi với sản phẩm/dịch vụ khác mà không dùng đến tiền
Chiến lược phân phối
Hoạt động phân phối trong kinh doanh giúp nhà nghiên cứu thị trường xácđịnh được cách thức mà người tiêu dùng có thể nhận được hàng hóa, dịch vụ mà họmong muốn
“Kênh phân phối trong thương mại điện tử là một nhóm những doanh nghiệp
-cá nhân có mối quan hệ độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, sử dụng -các phương tiệnđiện tử hoắc các phương tiện truyền thông khác để cùng nhau tham gia và quá trìnhđưa sản phẩm – thông tin về sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối
cùng”
Nguồn: Giáo trình Marketing TMĐT, Đại học Thương Mại).
Các loại hình phân phối trong thương mại điện tử: kênh phân phối trực tiếp vàkênh phân phối gián tiếp
Hình 1.3: Các kênh phân phối trong Thương mại điện tử
(Nguồn: Judy Strauss, Adel El-Ansary và Raymond Frost (2005), E – Marketing)
Chiến lược xúc tiến
Xúc tiến thương mại là bao gồm tất cả các hoạt động được phân phối với thôngtin giao tiếp về sản phẩm hoặc dịch vụ Cụ thể xúc tiến thương mại điện tử là sự tíchhợp công nghệ với hoạt động xúc tiến, là một tiến trình chức năng chéo cho việchoạch định, thực thi và kiểm soát các phương tiện truyền thông, được thiết kế nhằmthu hút, duy trì và phát triển khách hàng Xúc tiến thương mại điện tử bao gồm các
Nhà sản xuất Người môi
Trang 24thông điệp được gửi qua internet và các ứng dụng CNTT khác đến với khách hàng.Các công cụ xúc tiến thương mại điện tử bao gồm:
+ Quảng cáo trực tuyến
Quảng cáo là hoạt động truyền thông phi cá nhân thông qua các phương tiệntruyền thông đại chúng khác nhau, thường manh tính thuyết phục về sản phẩm hoặc
về quan điểm và là hoạt động phải trả tiền Bản chất của quảng cáo trực tuyến cũngnhư quảng cáo truyền thống, có điều nó được thực hiện trong môi trường mạnginternet và sử dụng nhiều công cụ truyền thông online khác hỗ trợ
Các phương tiện chủ yếu được sử dụng trong quảng cáo trực tuyến như: quảngcáo qua thư điện thử, quảng cáo không dây, quảng cáo banner, Adword - quảng cáothông qua các công cụ tìm kiếm… trong đó:
Quảng cáo qua email - thư điện tử: Là một loại hình quảng cáo trực tuyến rẻ
nhất, quảng cáo qua thư điện tử thường chỉ đặt một nội dung quảng cáo ngắn được lồng vào nội dung của các doanh nghiệp khác Những nhà quảng cáo mua khoảng không gian trong thư điện tử mà được tài trợ bởi những doanh nghiệp khác
Google Adwords: Cụ thể là việc sử dụng từ khóa, công ty đăng ký với các
công cụ tìm kiếm nhằm tạo đường link tới website doanh nghiệp khi người truy cậpsearch từ khóa trên công cụ tìm kiếm về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.Quảng cáo sẽ được xuất hiện ở những vị trí ưu tiên trên trang kết quả tìm kiếm củaGoogle, thông qua việc lựa chọn các từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ củadoanh nghiệp
Quảng cáo banner/hình ảnh/flash/video: Doanh nghiệp đưa ra thông điệp
quảng cáo thông qua các website của 1 bên thứ ba bằng các hình thức như âmthanh, hình ảnh, đồ họa, siêu liên kết…
Quảng cáo không dây: Đây là hình thức quảng cáo qua các phương tiện di
động, banner và các nội dung trên website mà người sử dụng đang truy cập
+ Xúc tiến bán hàng điện tử
Xúc tiến bán là hình thức khuyến khích ngắn hạn dưới hoạt động tặng quàhoặc tặng tiền, giúp đẩy nhanh quá trình sẩn xuất tới tay người tiêu dùng; đồng thờigiúp tăng nhanh tốc độ đưa hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp tới người tiêu dùng.Với mục tiêu nhanh chóng định vị hình ảnh doanh nghiệp trong tâm trí ngườitiêu dùng, tăng lượng tiêu thụ hàng hóa sản phẩm, dịch vụ thì xúc tiến bán điện tửbao gồm các hoạt động:
Trang 25Phát Coupon: Doanh nghiệp tiến hành gửi thư điện tử cho khách hàng thông
báo về các chương trình phát coupon – phiếu thưởng cho khách hàng khi mua hàng,
từ đó đem lại lòng trung thành với nhãn hiệu của khách hàng
Khuyến khích dùng thử sản phẩm mẫu: Công ty sử dụng hình thức đưa ra một
phần sản phẩm và khuyến khích khách hàng dùng thử trước khi quyết định mua.Ngoài ra còn có các chương trình khác như: khuyến mại, giảm giá, chơi tròchơi có thưởng, tích lũy điểm thưởng… với các hoạt động thường xuyên thay đổi,cập nhật mới để thu hút người tiêu dùng sử dụng wbsite mang lại hiệu quả tối ưunhất
+ Marketing quan hệ công chúng điện tử
Marketing quan hệ công chúng (MPR – Marketing Public Relations) bao gồmmột loạt các hoạt động được thực hiện nhằm tạo được cái nhìn tích cực và thiện chí
về hình ảnh sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp đối với các đối tượng có liên quanđến doanh nghiệp
Marketing quan hệ công chúng dựa trên nền tảng Internet gồm: xây dựng nộidung trên website của doanh nghiệp, xây dựng cộng đồng điện tử, tạo các sự kiệntrực tuyến từ đó thực hiện các hoạt động: quảng bá nhãn hiệu, tổ chức các chươngtrình, sự kiện để nhận được các phản hồi tích cực từ phía khách hàng mục tiêu.Các công cụ của PR trực tuyến:
Website của doanh nghiệp: Cung cấp đầy đủ thông tin nhất về doanh nghiệp
cũng như các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
Các sự kiện trực tuyến: Được tổ chức dưới các hình thức các buổi thảo luận,
hội nghị, hội thảo trực tuyến tạo cơ hội cho khách hàng giao lưu, đối thoại vớidoanh nghiệp nhằm tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với khách hàng,đồng thời thu hút khách hàng tiềm năng và khách hàng điện tử từ đó hiểu rõ nhu cầucủa họ
Cộng đồng điện tử: Nền tảng của nó là tạo ra các bảng tin và hình thức gửi thư
điện tử tới khách hàng và người tiêu dùng
Trang 26+ Marketing điện tử trực tiếp
Marketing điện tử trực tuyến bao gồm tất cả các hoạt động truyền thông trựctiếp đến người nhận là khách hàng của doanh nghiệp, được sử dụng để giúp doanhnghiệp nhận được những phản ứng đáp lại dưới hình thức đơn đặt hàng, lời yêu cầucung cấp thêm thông tin, hay một cuộc đến thăm gian hàng của doanh nghiệp nhằmmục đích mua sản phẩm, dịch vụ đặc thù của doanh nghiệp Các hoạt độngmarketing điện tử trực tuyến bao gồm :
Các doanh nghiệp có thể sử dụng email gửi đi để thông báo, để gửi lời chào hàng xúc tiến, hoặc để truyền thông các vấn đề quan trọng và có liên quan đến các nhân vật hữu quan Thư thông báo qua email ngày càng được sử dụng rộng rãi vì nócung cấp những lợi ích: tên doanh nghiệp gửi email được ghi rõ ràng và đầy đủ; cá nhân hóa hoạt động truyền thông với những nội dung được biến đổi cho phù hợp với nhu cầu; chỉ ra cho người nhận đường link để quay lại với website của doanh nghiệp; người nhận có thể chuyển tiếp email cho bạn bè của mình…
Email opt-in và opt-out
Khi thuê các danh sách địa chỉ email từ những nhà môi giới danh dách, những nhà phân tích thị trường nên tìm kiếm những danh sách mà đảm bảo 100% đó là opt-in Opt-in được hiểu là việc người sử dụng đồng ý tự nguyện nhận các email thương mại về những chủ đề phù hợp với quan tâm, sở thích của họ Opt- out là việc người sử dụng không muốn tiếp tục nhận email của doanh nghiệp nữa Họ sẽ click vào biểu tượng không nhận thư nằm trong nội dung thư điện tử mà doanh nghiệp gửi đến cho họ
Tin nhắn SMS
Là tin nhắn dạng văn bản ngắn được gửi từ người sử dụng này đến người sửdụng khác qua Internet, qua điện thoại di động hoặc qua PDA SMS sử dụng côngnghệ lưu và gửi lại tin nhắn trong vài ngày, thường thu hút những người sử dụng diđộng bởi họ có thể trao đổi thông thông tin nhanh chóng mà chi phí lại khá rẻ Khingười sử dụng gửi những tin nhắn ngắn dạng văn bản, họ phải trả phí cho thời gian
sử dụng qua điện thoại di động, nhưng chi phí này vẫn còn là nhỏ nếu so sánh vớiviệc sử dụng điện thoại để nói chuyện SMS rất dễ dàng bởi người sử dụng khôngphải mở thư điện tử hay các chương trình phần mềm khác để gửi hay nhận thôngtin Thay vào đó, người sử dụng có thể soạn các tin nhắn qua điện thoại di động
Trang 27+ Chiến lược CRM/PRM
Trong marketing điện tử chiến lược CRM/PRM đóng vai trò quan trọng giúpcho doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp trong tâm trí kháchhàng và đối tác Để làm tốt điều đó doanh nghiệp nên: sử dụng phần mềm CRM vàPRM để kết hợp giao dịch với khách hàng với hành vi của họ trong CSDL tổng hợp,
sử dụng phần mềm phân tích việc tiếp cận website, hay sử dụng các nguồn thông tinthứ cấp trên Internet
1.2.3.5 Hoạch định nguồn lực
Phần quan trọng của bất kỳ kế hoạch marketing TMĐT nào cũng là xác địnhhiệu lực mang lại, các nguồn thu mong đợi từ việc đầu tư trong mối tương quan vớichi phí như thế nào để tiên lượng các kết quả về lợi nhuận và chi phí, tính toán lợitức đầu tư (ROI), tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR), cái mà nhà lập kế hoạch sử dụng đểquyết định những nỗ lực marketing TMĐT nào là xứng đáng Trong quá trình thựchiện, nhà lập kế hoạch giám sát doanh thu và chi phí thực tế để xem kết quả có phảnánh khả năng thực hiện mục tiêu không? Các phần sau đây mô tả một vài loại doanhthu và chi phí phát sinh từ kế hoạch marketing TMĐT
Liên quan tới hai dự đoán kinh tế sau:
Dự đoán doanh thu
- Dự đoán doanh thu tức thời, ngắn hạn, dài hạn
- Dự đoán được số lượng kỳ vọng người truy cập website của DN theo thờigian
- Doanh thu bán hàng từ quảng cáo, phí đăng ký tên miền, dịch vụ phát sinh từchuỗi thành viên, từ site của đối tác, hoa hồng và các khoản thu khác
Dự đoán chi phí
- Chi phí cho công nghệ: chi phí cho phần mềm, phần cứng, mạng hay đăng ký
dịch vụ, tài liệu đào tạo và giáo dục, chi phí bảo dưỡng…
- Chi phí cho nhân viên: lương, thưởng, trợ cấp
- Chi phí truyền thông Marketing: chương trình quảng cáo, quan hệ xã hội,
hoạt động xúc tiến online và offline, đăng ký bộ máy tìm kiếm, chi phí danh bạ trựctuyến, thuê danh mục email…
- Chi phí phát triển site khác: đăng ký tên nhiều miền, thuê tư vấn và viết nội
dung, vận hành hoạt động thiết kế và phát triển khác
Trang 28- Chi phí tổng hợp: chi phí dự án điển hình khác như chi phí đi lại, điện thoại,
văn phòng phẩm
1.2.3.6 Kế hoạch kiểm tra
Công ty cần tiến hành các hoạt động xem xét lại và đánh giá toàn bộ chươngtrình marketing điện tử một cách thường xuyên liên tục để có thể phát hiện ra nhữngsai lệch và đưa ra những điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi của môi trường
Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá có thể đo lường được trong quản lý côngviệc và truyền đạt tới các nhân viên Một số chỉ tiêu đo lường công ty có thể xemxét: Số lượng khách hàng truy cập website, số lượng khách hàng quay lại, số giaodịch thành công, lượng khách hàng phản hồi Và một số các chỉ tiêu tài chính như:mức tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí và thời gian
- Hoạt động kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, liên tục
- Cần xây dựng các hệ thống công cụ đo lường căn cứ vào mục tiêu kế hoạch
2 Xây dựng các tiêu chuẩn
3 Đo lường các kết quả
4 So sánh việc thực hiện với các mục tiêu
5 Xác định các vấn đề còn tồn tại
6 Đề xuất các giải pháp sửa chữa (nếu cần)
Một khi kế hoạch marketing TMĐT được thực hiện, sự thành công của nó phụthuộc vào việc kiểm tra và kiểm soát đánh giá liên tục
Mục đích của hoạt động kiểm tra, đánh giá nhằm: biến chương trình marketingTMĐT thành những thành tố có thể đo lường được kết quả Thiết lập một hệ thống
Trang 29đo lường có hiệu quả trong quản lý công việc và truyền đạt hệ thống đó tới nhânviên Qua đó có được các thông tin kịp thời để điều chỉnh chiến lược phù hợp
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai chiến lược marketing điện tử của doanh nghiệp
1.2.4.1 Môi trường bên trong
- Nhân lực
Nhân lực là một thành phần không thể thiếu trong bất cứ một đơn vị doanhnghiệp nào Không một đơn vị nào có thể tồn tại nếu không có nguồn nhân lực đápứng được sự hoạt động và vận hành của bộ máy công ty
Bên cạnh việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất thì doanh nghiệp cần thiết phải cómột đội ngũ kỹ thuật tin học có chuyên môn cao, khả năng nắm bắt, xử lý nhanhmọi tình huống sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện các hoạt động marktingđiện tử hiệu quả, thích nghi kịp thời với những thay đổi liên tục của nền côngnghiệp số
- Cơ sở vật chất
Ngoài nhân lực thì cơ sở vật chất cũng là thành phần rất quan trọng hỗ trợcông ty ứng dụng CNTT thành công vào hoạt động kinh doanh Các trang thiết bịcần thiết để phục vụ cho hoạt động kinh doanh cũng như marketing điện tử đó là hệthống máy tính, máy in, máy fax, điện thoại bàn cho các phòng ban và tất cả đềuđược kết nối mạng nội bộ, mạng Internet Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng giúp đỡ rấtnhiều cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt là việc thực thi các chiếnlược và hoạt động marketing TMĐT
- Tài chính
Tài chính của doanh nghiệp đóng vai trò chi phối mọi hoạt động khác củadoanh nghiệp, bao gồm cả hoạt động phát triển markting trực tuyến Nguồn lực tàichính của doanh nghiệp được hiểu là quy mô vốn, phân phối và quản lý nguồn vốncho các hoạt động kinh doanh Một doanh nghiệp có nguồn vốn vững chắc, linhhoạt là điều kiện rất tốt để doanh nghiệp có thể nắm bắt các cơ hội kinh doanh,nhanh nhạy trong các tình huống thay đổi của thị trường và tạo ra ưu thế cạnh tranh
so với các đối thủ khác
Ngoài ra, với nguồn vốn dồi dào, doanh nghiệp có thể triển khai, thực hiện cáchoạt động marketing điện tử đồng bộ và rộng khắp tới mọi đối tượng khách hàng
Trang 30hơn Tuy nhiên, để hiệu quả trong phát triển hoạt động marketing điện tử, đòi hỏidoanh nghiệp cần có những chính sách phân bổ và sử dụng nguồn vốn hợp lý chotừng hoạt động.
1.2.4.2 Môi trường bên ngoài
- Yếu tố kinh tế
Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều chịu sự chi phối của môitrường kinh tế thời điểm doanh nghiệp tồn tại và phát triển Các yếu tố ảnh hưởngmạnh mẽ nhất đến hoạt động kinh doanh tại mỗi doanh nghiệp có thể kể tới: tăngtrưởng kinh tế, ổn định, bão hòa hay suy thoái Do đó, doanh nghiệp cần phải biếtđánh giá và dự báo nền kinh tế trước mắt và lâu dài, để có những chiến lượcmarketing hợp lý, hiệu quả
tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,
+ Luật Giao dịch điện tử 2005 đặt nền tảng pháp luật cơ bản cho các giao dịchđiện tử trong xã hội bằng việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu đồngthời quy định khá chi tiết về chữ ký điện tử
+ Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định chung về hoạt động ứng dụng vàphát triển công nghệ thông tin cùng những biện pháp bảo đảm hạ tầng công nghệcho các hoạt động này
+ Nghị định về Thương mại điện tử
+ Nghị định về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số
+ Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
+ Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng
+ Nghị định về Chống thư rác
+ Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụngdịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet
Trang 31+ Thông tư số 09/2008/TT-BCT hướng dẫn Nghị định Thương mại điện tử vềcung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử
Các văn bản pháp luật được ban hành sẽ tạo ra hành lang pháp lý, giúp cácdoanh nghiệp có thể yên tâm và tự tin ứng dụng Internet vào hoạt động kinh doanh
và markting
- Văn hóa, xã hội
Môi trường văn hóa, xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động marketingthương mại điện tử Văn hóa mỗi quốc gia luôn sẽ có những điểm khác biệt, ảnhhưởng trực tiếp đến chiến lược kinh doanh, chọn lựa thị trường, của các nhà quảntrị Tại Việt Nam, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet dẫn đến số lượng người sửdụng internet ngày càng tăng, tần suất truy cập tăng tạo điều kiện cho các doanhnghiệp tiếp cận và quảng bá thương hiệu đến gần với khách hàng hơn
Theo thống kê của tổ chức We Are Social tính đến tháng 1 năm 2019, ViệtNam đang có số dân là 96,96 triệu, trong đó có đến 64 triệu người đang dùnginternet chiếm 66% dân số cả nước, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước
- Công nghệ thông tin
Sự phát triển và ứng dụng của Internet đã làm thay đổi mô hình và cách thứchoạt động của nhiều doanh nghiệp
Việc ứng dụng nghệ vào hoạt động kinh doanh tạo cho doanh nghiệp lợi thếcạnh tranh khác biệt Công nghệ phát triển mang đến những thay đổi cho các hoạtđộng markting: giảm chi phí triển khai marketing công nghệ điện tử, chi phí thuênhân viên và các công việc giấy tờ, tăng tốc độ cung cấp thông tin Chính vì vậydoanh nghiệp cần chú trọng tới cả công nghệ lẫn chiến lược nếu muốn thành côngtrong kinh doanh trên môi trường Internet
- Đối thủ cạnh tranh
Bước chân vào thị trường kinh doanh thì việc đối đầu với các đối thủ cạnh tranh
là điều tất yếu cho mọi doanh nghiệp, muốn có vị trí tốt trên thị trường đòi hỏi doanhnghiệp đó phải có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ Sự phát triển công nghệ hay các yếu
tố luật pháp, kinh tế không có tác động riêng gì tới hoạt động marketing điện tử củamột doanh nghiệp mà tác động lên toàn bộ thị trường kinh tế Vậy nên, chiến lượcmarketing điện tử của doanh nghiệp không chỉ chú ý tập chung vào khách hàng màcòn phải thích nghi được với chiến lược cạnh tranh của đối thủ kịp thời
Trang 32Bên cạnh đó, nhà quản trị phải biết nhận ra điểm mạnh, điểm yếu trong hoạtđộng marketing điện tử của đối thủ, từ đó học hỏi, rút kinh nghiệm và hoàn thiệnhơn nữa hoạt động marketing điện tử của doanh nghiệp mình.
- Khách hàng
Khách hàng là đối tượng trọng tâm cho mỗi chiến dịch marketing của doanhnghiệp, kể cả marketing truyền thống hay điện tử Có thể nói tập khách hàng thìmuôn hình vạn trạng, việc của doanh nghiệp là phải nắm bắt được nhu cầu, thị hiếucủa từng đối tượng khách hàng, phải xác định tập khách hàng mới, khách hàng mụctiêu của doanh nghiệp để có chiến lược marketing điện tử cụ thể, đạt hiệu quả cao.1.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Tuy TMĐT mới phát triển tại Việt Nam trong khoảng hơn 11 năm trở lại đâynhưng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về TMĐT nói chung cũng như vềchiến lược và chiến lược phát triển TMĐT nói riêng, có thể kể đến một số côngtrình nghiên cứu như sau:
Có nhiều cuốn sách về TMĐT và chiến lược phát triển kinh tế nói chung, pháttriển thương mại nói riêng đã được xuất bản, cung cấp các kiến thức tổng quát.Trần Văn Hòe (2010), Giáo trình TMĐT căn bản, NXB Đại học Kinh tế quốcdân: Giáo trình trình bày khái niệm cơ bản liên quan tới TMĐT, các vấn đề như anninh TMĐT, mô hình TMĐT cơ bản, các điều kiện áp dụng TMĐT như hạ tầngkinh tế - xã hội, hạ tầng pháp lý v.v
Nguyễn Văn Minh (2011) Giáo trình TMĐT căn bản, NXB Thống kê: Giáotrình giới thiệu tổng quan về TMĐT, thị trường, kết cấu hạ tầng, mô hình kinhdoanh, giao dịch, thanh toán, an toàn trong TMĐT, những lĩnh vực ứng dụng vàtương lai của TMĐT v.v
Nguyễn Hoàng Việt (2011), Giáo trình Marketing TMĐT, NXB Thống kê:Giáo trình giới thiệu tổng quan về TMĐT, hành vi mua của khách hàng, marketingchiến lược, lập kế hoạch marketing TMĐT, quản trị chào hàng, định giá, truyềnthông, phân phối, kiểm tra và đánh giá marketing TMĐT v.v
Ngoài ra còn một số sách, giáo trình có liên quan như:
Trần Hoài Nam (2013), Phát triển ứng dụng mô hình TMĐT B2B ở Việt Nam,luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương mại
Trang 33Trung tâm Thông tin thương mại (Bộ Công Thương) (2006), TMĐT dành chodoanh nghiệp, nhà xuất bản Lao động xã hội.
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Những vấn đề liên quan tới chiến lược nói chung cũng như chiến lược pháttriển TMĐT cũng được nhiều chuyên gia trên thế giới nghiên cứu Có thể kể đếnmột số công trình như sau:
- Cuốn sách E – Marketing strategy của Ian Chaston xuất bản năm 2000 bởinhà xuất bản McGraw-Hill Inc Hoa Kỳ
Cuốn sách đưa ra những khái niệm ngắn gọn và thực tế về chiến lượcmarketing điện tử và xây dựng chiến lược marketing điện tử để dẫn đến hiệu quảhoạt động chiến lược thương mại điện tử trong doanh nghiệp Cuốn sách xem xéttác động của thương mại điện tử, hành vi mua của khách hàng điện tử, định vị, lợithế cạnh tranh và phát huy nó trên website, cung cấp và hướng dẫn phát triển thànhcông các kế hoạch marketing điện tử
- Cuốn sách The complete E – Commerce Book: Design, Build and Maintain aSuccessful Web – Based Business, của Janice Reynolds sản xuất 2008 bởi nhà xuấtbản McGraw-Hill Inc Hoa Kỳ
Cuốn sách đưa ra cách thức để xây dựng một mô hình TMĐT thành công.Cuốn sách đi từ việc thiết lập kế hoạch, thực thi đến những chi tiết nhỏ nhất nhưphần cứng, phần mềm, cách giữ chân lôi kéo khàng hàng, các dịch vụ hỗ trợ TMĐTcần thiết Đây là cuốn sách ra đời năm 2008 và cũng là một đề tài nghiên cứu kháthành công lúc bấy giờ về TMĐT
- Cuốn sách của June Cambell; Beginer guide to Ecommerce, 2008, NightcatsMunlitimedia Productions
Cuốn sách đưa ra những hiểu biết cho người mới bắt đầu nghiên cứu vềTMĐT Các khái niệm và thực trạng chung nhất được đưa ra một cách cô đọng,giúp cho người đọc am hiểu hơn về TMĐT và các điều kiện cần thiết cho việc ápdụng TMĐT trong một doanh nghiệp
Ngoài ra còn một số sách như E - Marketing của tập thể các tác giả Judy Strauss, Adel El-Ansary và Raymond Frost; Strategic Electronic Marketing của Brad A.Kleindl
Ph.D, cung cấp cho chúng ta cái nhìn đa chiều hơn về Marketing TMĐT
Trang 34CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING
ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY TNHH NỘI THẤT VIỆT DƯƠNG
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH NỘI THẤT VIỆT DƯƠNG
Giới thiệu tổng quan về Công ty
- Tên đầy đủ: CÔNG TY TNHH NỘI THẤT VIỆT DƯƠNG
- Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH NỘI THẤT VIỆT DƯƠNG
- Tên tiếng Anh: VIET DUONG FURNITURE COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: VIET DUONG FURNITURE CO., LTD
- Người đại diện: LA VĂN DƯƠNG
- Mã số thuế: 0107736963
- Ngày thành lập: 26/02/2017
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
- Website công ty: http://dogogiagoc.com.vn/
- Logo công ty:
Hình 2.1 Logo Công ty TNHH Nội thất Việt Dương
Quá trình thành lập và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Nội thất Việt Dương chính thức được thành lập và đi vào hoạtđộng kể từ ngày 25/02/2017 theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số
0107736963 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội cấp lần đầu ngày 26/02/2017 vàđăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 10/03/2017 Tiền thân của Công ty TNHH Nộithất Việt Dương là 2 cơ sở sản xuất đồ gỗ nội thất sở hữu trang thiết bị hiện đại, độingũ thợ thủ công lành nghề rất có uy tín tại địa phương Trong đó, một cơ sở tại Cầu
Rô đi vào hoạt động từ năm 2009 và một cơ sở tại Đồng Thạch đi vào hoạt động từnăm 2012 cùng trên địa bàn xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội
Trang 35Nhờ nắm bắt tốt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, có tầm nhìn và chiếnlược phát triển phù hợp với diễn biến thị trường trong nhiều năm liền, Công tyTNHH Nội thất Việt Dương đã từng bước chiếm lĩnh thị phần mục tiêu và khẳngđịnh uy tín thương hiệu cao trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất trên thị trường toàn quốc.Đến nay, Công ty TNHH Nội thất Việt Dương có 43 nhân viên, kỹ thuật viên và thợthủ công trên toàn hệ thống, 1 showroom, 2 xưởng gia công và hệ thống cơ sở vậtchất hiện đại, tiện nghi, đáp ứng mọi nhu cầu tham quan, mua sắm sản phẩm nộithất của đa dạng đối tượng khách hàng.
Tình hình kinh doanh tại Công ty
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2017-8/2019
(12 tháng)
2018 (12 tháng)
2019 (8 tháng)
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH Nội Thất Việt Dương)
Từ bảng trên, có thể thấy rằng qua 3 năm hoạt động kể từ năm 2017 đến nayCông ty không ngừng tăng trưởng doanh thu nhưng lợi nhuận sau thuế tăng giảmchưa ổn định do chưa cân đối được doanh thu và chi phí tốt nhất Mặc dù vậy, kinhdoanh có lãi ngay từ năm tài chính đầu tiên và không ngừng mở rộng quy mô tổchức doanh nghiệp là những tín hiệu khả quan cho thấy nhiều triển vọng trong thờigian tới
2.1.1 Tình hình ứng dụng hoạt động marketing điện tử của Công ty TNHH Nội thất Việt Dương
2.1.1.1 Thiết kế và triển khai website
Công ty TNHH Nội Thất Việt Dương có website chính tại địa chỉ:
http://dogogiagoc.com.vn/
- Được ra đời vào tháng 05 năm 2017
- Ý nghĩa tên miền: Đồ gỗ giá gốc tại xưởng cho mọi khách hàng