1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng chiến lược marketing điện tử cho công ty cổ phần tập đòan thiên quang

63 144 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNNắm bắt sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội tại Việt Nam và trên thế giới,cùng với đó là sự cần thiết của việc phát triển hoạt động marketing trực tuyến sử dụngmạng xã hội củ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐIỆN TỬ CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐÒAN THIÊN QUANG

Sinh viên thực hiện: Tống Thị Quỳnh

Mã sinh viên: 13D140319 Lớp: 49I5

Hà Nội, 04/2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐIỆN TỬ CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐÒAN THIÊN QUANG

Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Phan Anh Sinh viên thực hiện: Tống Thị Quỳnh

Mã sinh viên: 13D140319 Lớp: 49I5

Hà Nội, 04/2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Nắm bắt sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội tại Việt Nam và trên thế giới,cùng với đó là sự cần thiết của việc phát triển hoạt động marketing trực tuyến sử dụngmạng xã hội của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang, em lựa chọn đề tài khóa luận:

“XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐIỆN TỬ CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐÒAN THIÊN QUANG” Trong quá trình viết khóa luận tốt nghiệp, em

đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ được sự chỉ bảo của thầy giáo ThS Nguyễn Phan Anh, em đã hoàn thành được tốt bài viết của mình Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Nguyễn Phan Anh, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện khóa luận

Ngoài ra em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ và nhân viên Công ty cổphần tập đoàn Thiên Quang đã giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện cho emnắm bắt tổng quát về tình hình hoạt động của công ty, tham gia thực tập và làm việc để

có cái nhìn sâu hơn để xây dựng chiến lược Marketing điện tử cho công ty

Vì thời gian thực tập và những kiến thức còn hạn chế nên em không tránh khỏinhững sai sót trong quá trình phân tích, đánh giá cũng như đưa ra các đề xuất giải pháptrong việc xây dựng chiến lược Marketing điện tử cho Công ty cổ phần tập đoàn ThiênQuang Vì thế, em rất mong nhận được những đóng góp, ý kiến của quý thầy cô, banlãnh đạo công ty để khóa luận hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện Tống Thị Quỳnh

Trang 4

TÓM LƯỢC

Với thời đại Internet hóa như ngày nay, để đón bắt được cơ hội kinh doanh, tănglợi nhuận và phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng thì việc ứng dụng TMĐT vàohoạt động kinh doanh đã, đang và sẽ là chiến lược tất yếu và quan trọng với tất cả cácdoanh nghiệp Ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng loại hình này để tìm kiếm cơhội kinh doanh, tìm đối tác, mở rộng thị trường, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian.Qua quá trình học tập, nghiên cứu trên ghế nhà trường và thời gian thực tập tạiCông ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang, em đã tìm hiểu về các hoạt động của websitewww.thienquanggroup.com.vn , nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng chiếnlược Marketing điện tử của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang, em đã đề xuất vànghiên cứu đề tài khóa luận: “ Xây dựng chiến lược Marketing điện tử cho công ty cổphần tập đoàn Thiên Quang’’ Trong thời kỳ kinh tế thị trường khó khăn hiện nay, việccác doanh nghiệp có thể đứng vững và tiếp tục phát triển đòi hỏi phải có những chiếnlược đúng đắn Nhận thấy hoạt động Marketing điện tử của công ty cổ phần tập đoànThiên Quang vẫn còn rất nhiều thiếu xót và hạn chế như: chưa xây dựng được cộngđồng điện tử mục tiêu, chưa tập trung marketing điện tử bằng cách đặt banner ở cáctrang web có thứ hạng cao, website chỉ là nơi giới thiệu sản phẩm, chưa hỗ trợ cáchình thức thanh toán, không SEO từ khóa để lên trang đầu Google, chính vì vậy lượngkhách viếng thăm còn rất hạn chế…Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chiếnlược marketing trực tuyến để khắc phục như: trao đổi banner, logo tại các website thứhạng cao và nhiều người truy cập, quảng cáo qua thư điện tử đến với khách hàng; đăng

ký trên các công cụ tìm kiếm…

Tuy nhiên, với trình độ có hạn của một sinh viên nên đề tài nghiên cứu còn nhiềuhạn chế và khiếm khuyết, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy côgiáo, các anh chị trong Công ty để khóa luận được hoàn thiện hơn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

TÓM LƯỢC ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC HÌNH VẼ v

DANH MỤC VIẾT TẮT vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

2 CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1

3 PHẠM VI VÀ Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU 2

4 KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐIỆN TỬ 3

1.1Một số khái niệm cơ bản 3

1.1.1Khái niệm Marketing 3

1.1.2 Khái niệm Marketing điện tử 3

1.1.3 Khái niệm chiến lược Marketing 4

1.1.4 Khái niệm chiến lược Marketing điện tử 4

1.2 Lý thuyết về xây dựng chiến lược Marketing điện tử 4

1.2.1 Khái niệm xây dựng chiến lược Marketing điện tử 4

1.2.2 Vai trò xây dựng chiến lược Marketing điện tử 5

1.2.3 Vị trí chiến lược Marketing điện tử trong hoạt động Marketing của doanh nghiêp 5

1.2.4 Các giai đoạn xây dựng chiến lược Marketing điện tử 5

1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu 13

1.3.1 Tình hình nghiên cứu xây dựng chiến lược Marketing điện tử trên thế giới 13

1.3.2 Tình hình nghiên cứu xây dựng chiến lược Marketing điện tử tại Việt Nam 13

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MARKETING ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN QUANG 15

2.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: 15

2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu: 16

2.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN QUANG 16

2.2.1.Giới thiệu tổng quan về công ty công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang 16

Trang 6

2.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến xây dựng chiến lược marketing điện tử của

công ty công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang 21

2.2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong đến xây dựng chiến lược Marketing điện tử của công ty công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang 26

2.3 Kết quả phân tích thực trạng xây dựng chiến lược marketing điện tử của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang 29

2.3.1 Vai trò xây dựng chiến lược marketing điện tử tại công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang 29

2.3.2 Vị trí chiến lược marketing điện tử với chiến lược chung tại công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang 30

2.3.3 Các giai đoạn xây dựng chiến lược marketing điện tử tại công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang 30

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN QUANG HIỆU QUẢ HƠN 35

3.1 CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU 35

3.1.1 Những thành công đạt được từ việc xây dựng chiến lược marketing điện tử của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang 35

3.1.2 Những tồn tại trong hoạt động xây dựng chiến lược marketing điện tử của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang 36

3.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại đó 37

3.2 DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ QUAN ĐIỂM VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN QUANG 39

3.2.1 Dự báo triển vọng về thị trường vật liệu xây dựng trong thời gian tới 39

3.2.2 Định hướng cho việc xây dựng chiến lược marketing điện tử của công ty 42

3.2.3 Những giải pháp để xây dựng chiến lược marketing điện tử của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang được hiệu quả hơn 43

3.3 CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỚI VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN QUANG 47

3.3.1 Đối với công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang 47

3.3.2 Đối với cơ quan quản lí nhà nước 48

KẾT LUẬN 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

2 Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển của công ty 28

DANH MỤC HÌNH VẼ

1 Hình 1.1: Quy trình hoạch định marketing điện tử 9

3 Hình 2.2 Website công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang 19

4 Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty cổ phần tập đoàn Thiên

6 Hình 3.1: Sử dụng email phân theo quy mô doanh nghiệp 40

7 Hình 3.2: Mục đích sử dụng email trong doanh nghiệp qua các

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Đầy đủ Tiếng Anh Đầy đủ Tiếng Việt

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Theo công bố mới nhất từ Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin(VECITA), Bộ Công thương, tỉ lệ dân số Việt Nam có truy cập Internet lên đếnkhoảng 41 triệu người, chiếm khoảng 45% tổng số dân (trên 91,3 triệu người) trong

đó, gần 62% số người truy cập internet tham gia mua sắm online, Internet đã trở thànhmột kênh truyền thông mạnh mẽ, một môi trường marketing đầy tiềm năng cho cácdoanh nghiệp cả truyền thống lẫn trực tuyến khai thác

Trên thực tế các hình thức Marketing truyền thống là quảng cáo trên báo, tạp chí,trên truyền hình vẫn là hướng đi chủ đạo Tuy nhiên, các hình thức marketing truyềnthống đã không còn đạt hiệu quả như trước trong một vài năm gần đây, tại Việt Nam,ngày càng nhiều doanh nghiệp có website riêng để tạo quảng cáo cho đơn vị, sảnphẩm, dịch vụ của mình Marketing điện tử đã và đang từng bước được khai thác, ápdụng trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam và hình thức Marketing điện tử nàyđược xem là hứa hẹn đem lại nhiều thành công cho các doanh nghiệp trong tương laikhông xa Marketing online là công cụ tiện lợi nhất để truyền tải thông tin với tốc độnhanh nhất đến không chỉ một vài chục người, vài trăm người, mà là hàng triệu triệungười trong thế giới rộng mở không còn cách biệt bởi biên giới địa lý này

Nắm bắt được xu hướng đó, công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang đã và đang tiếnhành ứng dụng những tiện ích mà Internet đem lại vào trong hoạt động marketing củamình Tuy nhiên, những hoạt động này cũng chưa đem lại hiệu quả cao Công ty vẫncòn nhiều hạn chế trong việc hoạch định và xây dựng những chiến lược marketing điện

tử theo hướng quy mô, lâu dài và chuyên nghiệp Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là công

ty phải xây dựng được cho mình những chiến lược marketing điện tử đúng đắn đểcông việc kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất

Qua quá trình thực tập ở bộ phận Phòng kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn ThiênQuang, em thấy việc xây dựng chiến lược marketing của công ty vẫn còn nhiều hạn chế

Từ tính cấp thiết trên, em xin mạnh dạn đưa ra đề tài nghiên cứu: “Xây dựng chiếnlược marketing điện tử cho công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang”

2 CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm:

Thứ nhất, đề tài tóm lược và hệ thống hoá vấn đề lý luận cơ bản về marketing điện tử

và xây dựng chiến lược marketing điện tử

Trang 10

Thứ hai, vận dụng tổng hợp cơ sở lý luận, kết hợp với phương pháp nghiên cứu, điều

tra, phân tích điều kiện thực tại trên cơ sở lý đánh giá mặt ưu và mặt tồn tại trong việcxây dựng chiến lược marketing điện tử tại công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, từ đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp xây

dưng chiến lược marketing tại công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang

3 PHẠM VI VÀ Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU

Là một đề tài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉmang tầm vi mô, giới hạn chỉ trong doanh nghiệp và trong một khoảng thời gian ngắnhạn

a Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Tập trung nghiên cứu những chiến lược marketing điện tử tại công ty

cổ phần tập đoàn Thiên Quang trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Về thời gian: Do điều kiện hạn chế về thời gian cũng như về nguồn thông tin thu thập

nên trong khóa luận em tập trung nghiên cứu những vấn đề mang tính chất cần thiếtđối với hoạt động xây dựng chiến lược marketing điện tử cho công ty cổ phần tập đoànThiên Quang trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến 2017 và định hướng nhữngchiến lược dài hạn trong những năm tới

b Ý nghĩa của nghiên cứu

Từ việc nghiên cứu thực trạng và đề xây dựng chiến lược Marketing điện tử cho

website www.thienquanggroup.com.vn tại công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang, em

hy vọng với những nghiên cứu này, Công ty sẽ có những chuyển biến tích cực trongchiến lược marketing điện tử của mình nhằm tạo ra lợi nhuận và giá trị trong lòngkhách hàng

4 KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Ngoài lời cảm ơn, tóm lược, muc lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu,danh mục hình vẽ và phần mở đầu, khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:

Chương 1: Một số lí luận cơ bản về việc xây dựng chiến lược marketing điện tử tại

một doanh nghiệp

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng triển khai

marketing điện tử tại công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang

Chương 3: Các kết luận và đề xuất giải pháp để xây dựng chiến lược marketing điện tử

tại công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang được hiệu quả hơn

Trang 11

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN

LƯỢC MARKETING ĐIỆN TỬ

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm Marketing

Có nhiều cách hiểu về Marketing, sau đây là những cách hiểu điển hình về Marketing:Marketing là những hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng những nhucầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đổi.[1]

Marketing là quá trình thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu của

tổ chức thông qua việc đoán trước các nhu cầu của khách hàng hoặc người tiêu thụ đểđiều khiển các dòng hàng hóa dịch vụ thoả mãn các nhu cầu từ nhà sản xuất tới cáckhách hàng hoặc người tiêu thụ [2]

Theo Viện Marketing Anh quốc : “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộhoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thànhnhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến sản xuất và đưa hàng hoá đến người tiêudùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối đa” [3] Theo Hiệp hội Marketing Mỹ- AMA: “Marketing là một hệ thống tổng thể cáchoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, định gía, xúc tiến và phân phốicác sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêucủa tổ chức [3]

1.1.2 Khái niệm Marketing điện tử

Có nhiều cách hiểu về Marketing, sau đây là những cách hiểu điển hình vềMarketing:

Marketing điện tử là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúctiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhândựa trên các phương tiện điện tử và Internet [4]

Marketing điện tử là việc ứng dụng mạng Internet và các phương tiện điện tửnhư máy tính cá nhân, máy tính cầm tay, để tiến hành các hoạt động Marketing nhằmđạt được các mục tiêu của tổ chức và duy trì quan hệ của khách thông qua việc nângcao hiểu biết về khách hàng ( thông tin, hành vi, giá trị, mức độ trung thành, ), từ đó

Trang 12

tiến hành các hoạt động xúc tiến hướng mục tiêu và các dịch vụ qua mạng hướng tớithỏa mãn nhu cầu khách hàng [5]

Marketing điện tử là các hoạt động Marketing được tiến hành thông qua cácphương tiện điện tử và mạng viễn thông [6]

Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu:

Marketing điện tử là hoạt động ứng dụng các công nghệ số ( mạng internet vàcác phương tiện diện tử như web, e-mail, cơ sở dữ liệu,…) để tiến hành các hoạt độngmarketing nhằm tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng và tăng lợi nhuận cho công ty

1.1.3 Khái niệm chiến lược Marketing

Theo Philip Kotler, Chiến lược Marketing là hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn

cứ chỉ đạo một đơn vị tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ Marketing củamình Nó bao gồm các chiến lược cụ thể đối với các thị trường mục tiêu, đối vớiMarketing –Mix và chi phí cho Marketing [1]

Quá trình xây dựng chiến lược Marketing thông thường sẽ trải qua các bước như sau:phân tích các cơ hội thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, xác định mục tiêuMarketing, triển khai Marketing-Mix, tổ chức thực hiện và kiểm tra hiệu quả chiếnlược Marketing [7]

1.1.4 Khái niệm chiến lược Marketing điện tử

Chiến lược marketing điện tử là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phânphối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức

và cá nhân, dựa trên các phương tiện điện tử và Internet [5]

Mục tiêu Marketing là mục tiêu mà donh nghiệp muốn đạt được trên thị trườngnhư là khối lượng sản phẩm bán ra, thị phần mục tiêu trong Marketing TMĐT khôngkhác Marketing truyền thống bởi mọi công ty đều phải chú trọng tới khách hàng,hướng tới nhu cầu của khách hàng trước khi đề cập tới sản phẩm của mình, cho dùtrong thời đại công nghệ thông tin hay thời đại khác

1.2 Lý thuyết về xây dựng chiến lược Marketing điện tử

1.2.1 Khái niệm xây dựng chiến lược Marketing điện tử

Xây dựng chiến lược marketing điện tử là kế hoạch tổng thể xác định địnhhướng và phạm vi hoạt động marketing điện tử, ở đó tổ chức phải giành được lợi thếthông qua kết hợp các nguồn lực trong một môi trường thương mại điện tử luôn thay

Trang 13

đổi, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường điện tử và đáp ứng mong muốncủa các đối tượng có liên quan đến tổ chức.

1.2.2 Vai trò xây dựng chiến lược Marketing điện tử

Xây dựng chiến lược marketing điện tử giúp cho doanh nghiệp thấy rõ các bướcthực hiện marketing để đạt mục tiêu đề ra với một ngân sách phù hợp trong thời giannhất định Một chiến lược marketing điện tử thành công có thể giúp cho doanh nghiệp:

- Hiểu rõ những tác động và kết quả của các quyết định marketing trong thời gianqua

- Hiểu rõ thị trường cạnh tranh hiện nay của doanh nghiệp

- Xác định mục tiêu rõ ràng và các giải pháp marketing điện tử phù hợp trong thờigian tới

- Xác định rõ ngân sách marketing trong thời gian tới

1.2.3 Vị trí chiến lược Marketing điện tử trong hoạt động Marketing của doanh nghiêp

Chiến lược marketing điện tử được sử dụng như bản đồ chỉ dẫn hướng đi củadoanh nghiệp và hướng dẫn việc phân bổ các nguồn lực, đưa ra các quyết định chiếnlược ở những thời điểm khó khăn

Chiến lược marketing điện tử đúng đắn sẽ giúp các cấp quản trị của doanh nghiệpthể hiện suy nghĩ một cách có hệ thống, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ tổchức một cách chủ động và hoàn hảo hơn Các bộ phận được chỉ rõ các mục tiêu chủđạo cũng như các chính sách cụ thể để đạt được mục tiêu do vậy họ nhanh nhậy và chủđộng hơn trong việc đối phó với những đột biến của môi trường

1.2.4 Các giai đoạn xây dựng chiến lược Marketing điện tử

Trang 14

bán sản phẩm bởi sự khác biệt về nhu cầu, ước muốn hay hành vi của khách hàng luôngắn với yếu tố địa lí.

Những công ty đa quốc gia lớn thường phát triển các chiến lược đa phân đoạn dựa trênnhững đặc điểm địa lí

- Tiêu thức nhân khẩu học:

Là phân chia khách hàng thành các nhóm căn cứ vào các đặc điểm nhân khẩu học nhưtuổi, thu nhập, giới tính, trình độ học vấn, sắc tộc… Nhu cầu, ước muốn và sức muacủa người tiêu dùng luôn có sự liên hệ chặt chẽ với các yếu tố thuộc về nhân khẩu học

- Tiêu thức tâm lí:

Cơ sở lí luận và thự tiễn đã chứng minh các yếu tố tâm lí đóng vai trò quan trọng tronghành vi lựa chọn mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng Phân đoạn thị trường theotâm lí người tiêu dùng là việc chia thị trường thành các nhóm khách hàng căn cứ vàocác biến số nhân cách, giá trị, lối sống, sở thích và quan niệm sống Trong đó nhâncách là những nét tiêu biêu Giá trị là niềm tin được cất giữ bên trong như tín ngưỡng.Lối sống là khía cạnh tâm lí liên quan tới các hành gắn với các sản phẩm như chơi thểthao, ăn uống…Sở thích và quan niệm phản ảnh thái độ và niềm tin của người đó

- Tiêu thức hành vi khách hàng

Theo tiêu thức hành vi, thị trường người tiêu dùng sẽ được phân chia thành các nhómđồng nhất về đặc tính như: lý do mua hàng, lợi ích tìm kiếm, sự trung thành, số lượng

và tỉ lệ sử dụng, cường độ sử dụng cũng như tình trạng sử dụng sản phẩm, dịch vụ.Tuy nhiên thực tế có hai biến số của cơ sở phân đoạn hành vi thường được sử dụng là:Lợi ích tìm kiếm và tình trạng sử dụng sản phẩm

b Định khách hàng điện tử mục tiêu

Sau khi xem xét nhiều phân đoạn tiềm năng, những nhà quản trị marketing phải lựachọn đoạn thị trường điện tử mục tiêu tốt nhất Để làm được điều này, họ cần xem xétnhững sự phân tích cơ hội thị trường dựa trên việc phân tích SWOT, và thông thườngnhững cơ hội này được nhìn nhận trên cơ sở phù hợp nhất giữa thị trường và nguồn lựccũng như khả năng của doanh nghiệp Trong một vài trường hợp, công việc này dễdàng như khám phá một phân đoạn mới của nhóm những người đã từng thăm websitecủa doanh nghiệp và sau đó là sự thử nghiệm với những chào hàng có thể lôi cuốnđược nhóm này Tuy nhiên, trong một số trường hợp công việc này lại là một quá trình

Trang 15

khá dài và cần sự chuẩn bị kĩ lưỡng Một phân đoạn thị trường điện tử hấp dẫn phải làphân đoạn có thể tiếp cận được thông qua Internet, có quy mô khá lớn và tất nhiêntiềm ẩn lợi nhuận lớn.

Sau đó những nhà quản trị marketing điện tử sẽ lựa chọn một trong 4 chiến lược đểđáp ứng đoạn thị trường mục tiêu được lựa chọn:

+ Marketing đại trà (Mass Marketing)

+ Marketing đa phân đoạn (Multisegment Marketing)

+ Marketing ngách (Niche Marketing)

+ Marketing vi mô (Micro Marketing)

d Các chiến lược định vị

Các chiến lược định vị giúp doanh nghiệp xác lập một hình ảnh theo ý muốn chomột doanh nghiệp và sản phẩm của nó trong tâm trí của tập khách hàng điện tử mụctiêu đã lựa chọn Định vị là quá trình sáng tạo ra hình ảnh và viễn cảnh mong muốncủa doanh nghiệp hoặc nhãn hiệu trong cách nhìn nhận của khách hàng tiềm năng

Để thành công, một doanh nghiệp phải tạo ra sự khác biệt cho chính doanh nghiệp

và sản phẩm của mình với các doanh nghiệp khác và vị thế của doanh nghiệp giữa cácđối thủ cạnh tranh trong tâm trí khách hàng để tìm ra thị trường riêng phù hợp vớidoanh nghiệp Các doanh nghiệp có thể định vị nhãn hiệu, bản thân doanh nghiệp,hoặc sản phẩm đặc thù

- Các chiến lược định vị:

Trang 16

+ Định vị theo theo thuộc tính của sản phẩm và dịch vụ: Thuộc tính là đặc điểm củasản phẩm hay dịch vụ như màu sắc, quy mô, thành phần, tốc độ…

Có nhiều ví dụ như: ivillage cho phép những người sử dụng xây dựng thực đơn chobữa ăn của riêng họ tại website bằng việc sử dụng các tiêu thức như thành phần vàlượng calo

+ Định vị công nghệ: Là một dạng định vị thuộc tính, định vị trên cơ sở công nghệ đặcbiệt quan trọng cho những nhà quản trị marketing điện tử Tại trang web Land’s End,một phụ nữ có thể xây dựng những mô hình ảo dựa trên những đặc điểm cơ thể nhưmàu tóc, loại da, kiểu tóc, khuôn mặt Sau đó những người sử dụng có thể nhìn thấycác thiết kế Land’s End bởi những bộ đồ ảo đã được khách hàng vẽ ra đó

+ Định vị lợi ích khách hàng: Lợi ích là một phần của những thuộc tính – là quan điểmcủa khách hàng về những đặc tính có lợi cho họ Định vị theo lợi ích nhìn chung là cơ

sở định vị quan trọng vì định hướng của khách hàng là trả lời cho câu hỏi: “Làm điểu

đó có lợi nhất cho tôi?”

+ Định vị trên cơ sở phân loại người sử dụng: Định vị dựa theo những phân đoạnkhách hàng Nó sẽ thành công khi một phân đoạn có một vài giá trị độc nhất mà gắnkết được các lợi ích của sản phẩm gần gũi với nhóm này hơn những phân đoạn khác.Kellogg’s đưa ra những trang web tương hỗ tới đối tượng trẻ em Chúng có thể đăng kítrực tuyến và nhập mã số được tìm thấy ở gói ngũ cốc của kellogg’s, sau đó sử dụng

mã số này như tiền ở các trang web liên quan hoặc thậm chí là lấy lãi suất từ một ngânhàng đặc biệt (www.kellogg.com)

+ Định vị so với đối thủ cạnh tranh: Nhiều doanh nghiệp định vị bằng việc cố gắngchào bán những lợi ích cụ thể đem lại lợi thế so với chào hàng của đối thủ cạnh tranh.Các doanh nghiệp trực tuyến và ngoại tuyến thường định vị chính họ để cạnh tranh vớitoàn bộ doanh nghiệp trong ngành kinh doanh mà họ tham gia, hay với một doanhnghiệp cụ thể, hoặc dựa theo vị trí tương đối của nó trong ngành Trong lĩnh vực phầnmềm, Microsoft là người dẫn đầu và để cho tất cả mọi người đều biết đến

+ Định vị tích hợp: Một vài doanh nghiệp muốn được biết đến với tư cách là nhà cungcấp tất cả mọi thứ về một dòng sản phẩm hay một lĩnh vực nào đó và thậm chí là toàn

bộ (Ví dụ Wal-Mart) Đây là một chiến lược trực tuyến đặc biệt quan trọng vì nhữngkhách hàng bận rộn muốn có sự tiện lợi và đi mua sắm tất cả thứ đồ cần thiết trongcùng một cửa hàng Ví dụ: Trang web của Martha Stewart mang đến môt chuỗi tổng

Trang 17

thể của những đơn vị kinh doanh trong cùng một địa điểm Trang web này truyềnthông một cách hiệu quả về những đặc điểm nhận dạng một nhãn hiệu – cải thiện chấtlượng cuộc sống tại nhà và khuyến khích một cách khéo léo việc tự phục vụ Nhữngngười thăm trang web Martha Steward được dẫn tới trang web Kmart, nơi mà nhữngsản phẩm nội địa mang thương hiệu Martha Steward được bán.

- Chiến lược tái định vị:

Sự định vị riêng lẻ không tạo ra sự thành công của sản phẩm Những nhà quảntrị marketing cần phải nhạy cảm về cảm nhận thị trường và những ý niệm sau đó vềdoanh nghiệp cũng như là về sản phẩm như thế nào Dựa trên những thông tin phảnhồi của thị trường, doanh nghiệp phải linh hoạt để có thể phản ứng trở lại những dưluận bởi gia tăng hoặc thay đổi một vị trí

Tái định vị là sự phản ứng linh hoạt của doanh nghiệp dựa trên thông tin phảnhồi của thị trường nhằm thay đổi hoặc xác lập vị thế và hình ảnh mới cho thương hiệudoanh nghiệp hoặc một sản phẩm Các doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức trongthời gian dài khi cố gắng sử dụng tái định vị để thay đổi nhận thức của khách hàng đốivới các thương hiệu của họ Thật may mắn, các doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm tra

sự tiến triển bằng cách theo dõi những sở thích và thói quen của khách hàng trênInternet

1.2.4.2 Hoạch định marketing điện tử

Quy trình hoạch định marketing điện tử

Bao gồm 6 bước với nội dung cụ thể như sau:

Hình 1.1: Quy trình hoạch định marketing điện tử

Nguồn: Bài giảng Marketing TMĐT

Phân tích tình huống marketing điện tử

Thiết lập mục tiêu kế hoạch marketing điện tử

Thiết lập chiến lược marketing điện tử

Phát triển chương trình hành động

Phân tích hiệu lực/ chi phí và tiên lượng hiệu quả dự kiến

Xây dựng quy trình kiểm tra thực thi kế hoạch marketing điện tử

Trang 18

- Bước 1: Phân tích tình huống marketing điện tử

Nếu không phải là một trường hợp kế hoạch bột phát, kế hoạch e-marketing điển hìnhthường bao gồm cả phân tích SWOT để tăng cường sự kết nối giữa mục tiêu, chiếnlược chung của công ty với hoạt động marketing điện tử Trên cơ sở những thông tin

đó, việc phân tích tình thế cần nhấn mạnh tới các khía cạnh sau:

+ Mô tả tình huống marketing điện tử

Một số người nghĩ rằng việc lập kế hoạch marketing điện tử nghĩa là bắt đầu từ sự cắtgọt và bấm đốt Không có gì có thể thực hiện được nếu xa rời thực tế Nhận dạng vàphân tích tình huống marketing điện tử hiện tại là điểm xuất phát tốt nhất để lập kếhoạch mới Tình huống marketing điện tử hiện tại sẽ sử dụng những thông tin quảntrọng mang tính sống còn như:

 Thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp, thị trường và khách hàng hiện tại

 Phương thức định giá và thông tin giá có thể nói lên chiến lược giá trực tuyến củadoanh nghiệp

 Thông tin phân phối sẽ chỉ ra khu vực mà sản phẩm đang được bán và phát hiệnnhững phân đoạn có thể chấp nhận cách thức TMĐT

 Dữ liệu xúc tiến TMĐT sẽ đóng vai trò kết nối giữa Internet và chiến lược xúc tiếnhiện tại và các cách thức truyền thông marketing trực tuyến khác của doanh nghiệp

 Thông tin khác về doanh nghiệp cạnh tranh và tình hình định vị thương hiệu củadoanh nghiệp trên thị trường Người lập kế hoạch marketing điện tử phải nắm đượcthông tin về mức độ liên quan giữa nội dung của trang web, việc xúc tiến bán hàng vàchiến lược định vị hiện tại của doanh nghiệp Sử dụng dữ liệu này và thu thập thêmthông tin về môi trường vĩ mô sẽ giúp phân tích tình huống marketing điện tử

 Lợi thế cạnh tranh đang bị xói mòn

 Chi phí cao để duy trì cơ sở dữ liệu

 Các đại lí đang đòi tăng thêm hoa hồng

Trang 19

 Tăng mức độ hài lòng của khách hàng.

+ Phân tích diễn biến môi trường vĩ mô

Những giả định chủ yếu về tương lai:

 Tình hình kinh tế, tỉ lệ thất nghiệp, lạm phát

 Sự mở rộng hay thu hẹp của thị trường ngành kinh doanh

 Xu hướng của các đối thủ cạnh tranh trong thời gian tới

 Cá quy định mới có thể có của pháp luật

- Bước 2: Xây dựng mục tiêu marketing điện tử

Nhìn chung các mục tiêu trong một kế hoạch e-marketing thể hiện dưới các dạng sauđây:

 Nhiệm vụ

 Số lượng có thể đo lường được

 Quy định thời gian hoàn thành

Thực tế, hầu hết các kế hoạch marketing điện tử nhằm tới việc thực hiện đa mục tiêugồm:

 Tăng thị phần

 Tăng doanh thu

 Giảm chi phí

 Xây dựng thương hiệu

 Phát triển cơ sở dữ liệu

 Đặt ra các mục tiêu về CRM

 Tăng hiệu quả quản lí chuỗi cung cấp

- Bước 3: Kết nối chiến lược e-business và thiết lập chiến lược marketing điện tử

Sau khi tổng hợp lại thông tin về chiến lược e-business và mô hình kinh doanh TMĐT,doanh nghiệp sẽ xây dựng các chiến lược marketing điện tử nhằm thực hiện mục tiêu

kế hoạch marketing điện tử của mình Chiến lược này được trình bày dưới 2 phân lớp:+ Chiến lược phân lớp 1: Lựa chọn thị trường mục tiêu, khác biệt hóa sản phẩm, dịch

Trang 20

Đây là công đoạn mà nhà lập kế hoạch phải phân công các phần công việc theo các nộidung kế hoạch và theo tiến độ Mỗi phần nhiệm vụ phải chỉ rõ: công việc nào đượclàm, khi nào bắt đầu và kết thúc, ai/bộ phận nào phụ trách, và sẽ phối hợp với ai đểlàm công việc đó và giành chi phí bao nhiêu cho công việc đó.

- Bước 5: Phân tích hiệu lực/ chi phí và tiên lượng hiệu quả kế hoạch

Phần quan trọng của bất kì kế hoạch marketing điện tử nào là xác định hiệu lực manglại, các nguồn thu mong đợi từ việc đầu tư trong mối tương quan với chi phí như thếnào để tiên lượng các kết quả về lợi nhuận và chi phí, tính toán lợi tức đầu tư, tỉ lệhoàn vốn nội bộ, cái mà nhà lập kế hoạch sử dụng để quyết định những nỗ lựcmarketing điện tử nào là xứng đáng Trong quá trình thực hiện, nhà lập kế hoạch sẽgiám sát doanh thu và chi phí thực tế để xem kết quả có phản ánh khả năng thực hiệnmục tiêu không Các phần sau đây mô tả một vài loại doanh thu và chi phí tái sinh từ

kế hoạch marketing điện tử

+ Dự đoán doanh thu kì vọng

+ Lợi nhuận vô hình

+ Doanh thu từ chi phí cơ hội

+ Chi phí marketing điện tử

- Bước 6: Xây dựng quy trình kiểm tra thực hiện kế hoạch marketing điện tử

Một khi kế hoạch marketing điện tử được thực hiện, sự thành công của nó phụthuộc vào việc kiểm tra, kiểm soát và đánh giá liên tục Điều này có nghĩa là nhà quảntrị marketing điện tử phải có hệ thống đường mòn đo lường trước khi cổng điện tửđược mở ra Vậy nên đo lường cái gì? Câu trả lời phụ thuộc vào mục tiêu kế hoạch

Nhìn chung, các doanh nghiệp ngày nay thường đặt mục tiêu chính là ROI (hệ

số thu nhập trên đầu tư) Do đó, nhà lập kế hoạch marketing điện tử phải thể hiện cácmục tiêu vô hình của họ như xây dựng thương hiệu CRM sẽ dẫn tới việc tăng doanhthu như thế nào? Họ cũng cần phải thể hiện sự chính xác và kịp thời của các công cụ

đo lường để đánh giá các khoản thu cũng như chi phí trong suốt quá trình thực hiện kếhoạch

1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trang 21

1.3.1 Tình hình nghiên cứu xây dựng chiến lược Marketing điện tử trên thế giới

 E – Marketing: Strauss, El – Anssary & Frost ,2016

Cuốn sách giới thiệu về Internet và các công nghệ khác có ảnh hướng sâu sắc đếncách kinh doanh Sự chuyển đổi này đã dẫn đến các kỹ thuật kinh doanh mới tăngthêm giá trị khách hàng, xây dựng mối quan hệ khách hàng và lợi nhuận của công tytăng lên Nhấn mạnh sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến, các tác giả sử dụng cáchnhìn chiến lược và đưa ra nhiều nội dung quan trọng, đó là: blog, mạng xã hội, xâydựng thương hiệu trực tuyến và tiếp thị tìm kiếm

 Internet Marketing: Integrating online and offline strategy – Marry Lou Roberts,2012

Công trình này đề cập đến việc xây dựng chiến lược marketing Tác giả đưa racác khái luận về Interner marketing với nhiều quan điểm khác nhau và tập trung vàoviệc xây dựng chiến lược truyền thông dựa trên công cụ trực tuyến này Thông tincung cấp bao phủ toàn diện về lĩnh vực tiếp thị qua Internet nhanh chóng và kịp thời

Nó hoạt động dựa trên tiền đề rằng Internet - dù được sử dụng như một phương tiệntruyền thông hay là một kênh phân phối - chỉ là một thành phần trong kho vũ khí củanhà tiếp thị hiện đại Vấn đề then chốt mà các nhà tiếp thị phải đối mặt ngày hôm nay

là làm thế nào để tích hợp tốt nhất cấu phần mới mạnh mẽ này, tiếp tục phát triển trongtiếp thị Internet vào các chiến lược và kế hoạch truyền thông của họ

 E-Marketing Strategy - Ian Chaston,2002

Cuốn sách được tác giả giới thiệu ngắn gọn thực tế những khái niệm cốt lõi của chiếnlược TMĐT, các khái niệm hoạch định marketing để hướng dẫn hoạt động hiệu quảcủa chiến lược TMĐT Cuốn sách này xem xét tác động của TMĐT, hành vi củangười mua điện tử, định vị, lợi thế cạnh tranh và phát huy trên trang web, cung cấphướng dẫn về phát triển thành công các kế hoạch marketing điện tử

1.3.2 Tình hình nghiên cứu xây dựng chiến lược Marketing điện tử tại Việt Nam

 Giáo trình “Marketing thương mại điện tử”, GS.TS.Nguyễn Bách Khoa, NXBThống Kê, 2011

Trong 5 năm cuối thế kỷ 20, chúng ta đã chứng kiến những bước tiến quantrọng trong hội nhập kinh tế và thương mại gắn liền với những quá trình và những mốc

sự kiện, gia nhập ASEAN (1995), APEC (1997) và đang tích cực xúc tiến gia nhập

Trang 22

WTO và triển khai thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Điều đó đang

và sẽ tạo ra thời cơ, đồng thời cũng đặt ra những thử thách Tổ chức hoạt độngmarketing như là yêu cầu cấp thiết và phải vươn lên một tầm mức quốc tế cũng nhưđổi mới quan điểm, cách thức và công cụ marketing thực hành nhằm đảm bảo nhữngđiều kiện cơ bản cho phát triển mức cạnh tranh của các công ty kinh doanh nước ta.Cuốn sách này trang bị cho người đọc những kiến thức cơ bản về marketing điện tử:Khái niệm, đặc điểm, lợi ích, vai trò; hành vi khách hàng điện tử; các chiến lượcmarketing điện tử…

 Giáo trình “Quản trị marketing”, Philip Kotler/NXB Lao động Xã hội, 2013

Cuốn sách này đề cập đến những vấn đề cơ bản về marketing, marketing trực tiếp,marketing – mix…

 Đề tài cấp bộ: “Phát triển chiến lược TMĐT cho các doanh nghiệp thuộc Hapro”,TS.Nguyễn Hoàng Việt, 2008 – 2009

Đề tài cung cấp các khái niệm về phát triển chiến lược kinh doanh, phát triển chiếnlược TMĐT, vận dùng phân tích TOWS “động” nhắm xác lập định hướng phát triểnchiến lược…

Trang 23

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MARKETING ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN QUANG2.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

2.1.1.1 Phương pháp điều tra

- Là phương pháp dựa trên việc thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, nhân viêntrong công ty kết hợp với việc quan sát trực tiếp hoạt động kinh doanh tại công ty vàkết hợp với kiến thức thực tế đã được tích luỹ để làm tư liệu sử dụng

- Mục đích: tiếp cận thực tế với các tác nghiệp của hoạt động kinh doanh trựctuyến tại công ty

- Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu tìnhhình phát triển kinh doanh với các hoạt động tác nghiệp thực tế tìm kiếm mặt hàng,liên hệ nguồn hàng, xúc tiến hoạt động bán hàng, tác nghiệp mua hàng, bán hàng, kiểmsoát, đánh giá quá trình

- Ưu và nhược điểm:

+ Ưu điểm: câu trả lời không bị ảnh hưởng lẫn nhau, nhanh chóng, ít tốn kém+ Nhược điểm: hạn chế số lượng thành viên, tính xác thực

- Ứng dụng phương pháp này trong việc đánh giá một số hoạt động phát triểnkinh doanh trực tuyến mặt hàng

Trang 24

2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu:

- Phân tích và xử lý dữ liệu là việc sử dụng các công cụ, phần mềm thống kêcho phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu thành thông tin cần thiết cho mục đíchnghiên cứu thông qua khảo sát, khai phá và thu thập dữ liệu

- Các phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu:

+Các phương pháp định tính: Phân tích, tổng hợp, quy nạp

+ Thu thập bản báo cáo chuyển đổi thành bản báo cáo thành những bài viếtngắn gọn, dễ hiểu có chất lượng từ thông tin trong việc thu thập dữ liệu

2.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN QUANG

2.2.1.Giới thiệu tổng quan về công ty công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang

2.2.1.1 Giới thiệu chung về công ty

Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang là một trong những nhà cung cấp thép không

gỉ, inox và các vật liệu xây dựng hàng đầu tại thị trường Việt Nam với hệ thống kênhphân phối cả ba miền Bắc, Trung, Nam

- Tên tổ chức : CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN QUANG

- Tên giao dịch quốc tế: THIEN QUANG GROUP JOINT STOCK COMPANY

- Tên viết tắt : TQ GROUP

- Trụ sở chính : Xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

- Văn phòng tại HN: Địa chỉ: 409 – C30 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội

- Điện thoại : (84-0321) 3997185 Fax : (84-0321) 3980908

Trang 25

-Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh : Giấy chứng nhận ĐKKD số 0900233261, do

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên đăng ký lần đầu ngày 16 tháng 05 năm 2007,đăng ký thay đổi lần 3 ngày 08 tháng 03 năm 2011

2.2.1.2 Sự hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Quang được thành lập từ mô hình doanh nghiệp giađình năm 2001 và được chuyển đổi thành công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang năm

2007 Sau 10 năm thành lập, bằng những nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viênThiên Quang, cùng với những chiến lược bài bản và những bước đi chậm, chắc, những

sự thay đổi để vượt lên và những trải nghiệm của 10 năm qua là những mốc son lịch

sử, đã tạo nên một Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Quang có tên tuổi trong ngànhthép không gỉ Việt Nam Hiện nay, Công ty là đối tác tin cậy của nhiều đối tác, doanhnghiệp trong và ngoài nước, đã tạo được mạng lưới tiêu thụ trải dài từ Bắc đến Nam vàxuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới

Hiện nay Inox Thiên Quang là một trong những nhà cung cấp thép không gỉ hàng đầutại thị trường Việt Nam với hệ thống kênh phân phối cả ba miền Bắc, Trung, Nam Tạithị trường Việt Nam, Inox Thiên Quang luôn là đối tác chiến lược của các tập đoànthép nổi tiếng trên thế giới như: Thyssen Krupp; Acelor; Posco; Nippon Steel;Thainox; Acesita; Avesta Polarit…

Do nhu cầu phát triển của thị trường, năm 2005 Inox Thiên Quang xây dựng nhà máykéo dây cây và sản xuất que hàn thép không gỉ tại Hưng Yên Đầu năm 2007, bắt đầucung cấp cho thị trường mặt hàng dây, cây thép không gỉ

01/10/2012: Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang đã niêm yết 10.000.000 cổ phiếutại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã giao dịch là ITQ

Trang 26

Năm 2013, Phát hành 300.000 cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người laođộng trong Công ty.

Năm 2014, Phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và trả cố tức bằng cổ phiếu.Niêm yết bổ sung 5.205.998 cổ phiếu

Năm 2015, Phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu niêm yết bổ sung 8.337.307 cổphiếu Giá trị vốn tăng: 83.373.070.000 đồng, vốn điều lệ sau khi tăng238.433.050.000 đồng

Trong chiến lược phát triển kinh doanh và sản xuất hàng năm, Công ty đã đặt mục tiêutăng trưởng 20% so với năm trước và chiến lược quản lý:

Quản lý theo tiêu chuẩn ISO9001:2008 vào doanh nghiệp với biểu ngữ: Uy tín- chất lượng-cải tiến liên tục-phát triển bền vững” nhằm nâng cao và đáp ứng sự thoả mãn của khách hàng

Tiếp tục đầu tư máy móc công nghệ cao để mở rộng xưởng và tăng sản lượng sản xuất.CỘT MỐC PHÁT TRIỂN CHÍNH

- 28/06/2001: Công ty TNHH – TM Thiên Quang thành lập

- 02/12/2004: Công ty TNHH – TM Thiên Quang chuyển đổi thành Công ty TNHH –

SX Thiên Quang Hưng Yên

- 16/05/2007: Công ty TNHH – SX Thiên Quang Hưng Yên chuyển đổi thành Công ty

- Đúc kim loại mầu

- Sản xuất các cầu kiện kim loại

- Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại

- Sản xuất nồi hơi (trừ nồi hơi trung tâm)

- Rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại

- Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại

- Tái chế phế liệu

- Xây dựng nhà các loại

Trang 27

- Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ

- Xây dựng công trình công ích

- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng

- Chuẩn bị mặt bằng

- Hoàn thiện công trình xây dựng

- Hoạt động xây dựng chuyên dụng

- Đại lý, môi giới, đấu giá

- Bán buôn kim loại và quặng kim loại

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng

- Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt trong xây dựng

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

- Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương

- Vận tải hàng hoá đường thuỷ nội địa

- Kho bãi và lưu giữ hàng hoá

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải đường sắt và đường bộ

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thuỷ

- Bốc xếp hàng hoá

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải

- Dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu

- Cho thuê nhà xưởng, văn phòng, kho bãi

2.2.1.5 Website của công ty

Trang 28

Hình 2.2 Website công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang

(Nguồn: website thienquanggroup.com.vn )

- Tên website: thienquanggroup.com.vn

- Website được thành lập năm 2011

- Email hỗ trợ: sale@inoxthienquang com.vn

Tính năng của Website

Hệ thống website có nhiều tính năng được tích hợp nhằm mang đến sự tiện dụng vàthoải mái cho khách hàng và giúp quản trị website dễ làm việc

Trang chủ: Được thiết kế theo bố cục và phong cách của các website thương mại điện

tử trình bày thông tin hình ảnh sản phẩm một cách rõ dàng và ngắn gọn, nhưng vẫnmang tính thẩm mỹ cao và ấn tượng với người dùng ( với các thành phần đồ họa caocấp các banner flash hình ảnh động ấn tượng đối với người sử dụng )

Trang giới thiệu: Cho phép người quản trị tạo các trang giới thiệu, tuyển dụng ,

download , tạo popup quảng cáo, thông báo,liên hệ không giới hạn

Trang giới thiệu sản phẩm: Cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết về các

sản phẩm dịch vụ được chia theo danh mục Mỗi danh mục có nhiều sản phẩm bêntrong trình bày dưới dạng list sản phẩm/dịch vụ Các thành phần này có thể bao gồmhình ảnh, mô tả và giá thành

Trang 29

Chức năng dịch vụ: Thêm mới không hạn chế, sửa chữa, tìm kiếm , sắp xếp, tạo danh

mục không hạn chế số cấp , upload ảnh đại diện, upload ảnh minh họa , đưa vào cácthông tin như giá cả, bảo hành

Chức năng tin tức: Thêm mới không hạn chế, sửa chữa, tìm kiếm , sắp xếp, tạo danh

mục không hạn chế số cấp , upload ảnh đại diện, upload ảnh minh họa , đưa vào cácthông tin như ngày đăng, tác giả, các tin liên quan

Chức năng soạn thảo nội dung web: Chức năng tương tự Microsoft Word cho phép

người quản lý soạn thảo trang web, in đậm, nghiêng,font chữ, chèn bảng, ảnh flash,file, video , dán liên kết đến website khác

Chức năng quản lý menu: Quản lý menu ngang, menu trái phải, menu dưới không hạn

chế số cấp, dán liên kết vào menu,tạo cho khách hàng dễ quan lý với 1 menu phongphú tùy thích

Chức năng quản lý quảng cáo, banner và liên kết website: Quản lý quảng cáo, banner

ảnh hoặc flash, trao đổi liên kết, dán liên kết tới các website khác

Chức năng thống kê: Thống kê số lượt xem của các trang , lượt xem sản phẩm , lượt

khách ghé thăm, số người đang xem, lượt xem trong ngày, trong tháng, trang đượcxem nhiều nhất, từ khóa tìm nhiều nhất , dung lượng băng thông website …

2.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến xây dựng chiến lược marketing điện tử của công ty công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang

2.2.2.1 Môi trường vĩ mô:

Ngày 16 tháng 12 năm 1996, Uỷ ban của Liên hiệp quốc về Luật Thương mạiquốc tế (UNCITRAL) đã thông qua Luật mẫu về TMĐT bao gồm các quy định chung

về TMĐT và quy định về TMĐT trong từng lĩnh vực Trong đó bao gồm luật giao dịchđiện tử, chữ ký điện tử và chứng thực điện tử, các quy định về an toàn giao dịch, các

Trang 30

quy định về tiêu chuẩn hoá, bảo vệ người tiêu dùng, bí mật riêng tư, bảo vệ quyền sởhữu trí tuệ…

Tại Việt Nam, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TMĐT cũng đangbước đầu được hình thành và bổ sung, trong đó cụ thể là:

Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về TMĐT được Chính phủ ban hành ngày9/6/2006

Luật giao dịch điện tử có hiệu lực từ 1/3/2006

Luật công nghệ thông tin ngày 29/6/2006

Luật thương mại (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/1/2006

Luật Dân sự có hiệu lực từ 1/1/2006 (Hình thức giao dịch dân sự)

Luật Hải quan có hiệu lực từ 1/1/2006

Luật sở hữu trí tuệ có hiệu lực từ 1/7/2006

Việc ban hành những văn bản pháp luật trên là rất cần thiết và hợp lý vì hoạtđộng TMĐT nói chung và marketing điện tử nói riêng đang phát triển rất mạnh mẽ ởnước ta, các doanh nghiệp có thể yên tâm và tự tin ứng dụng Internet vào hoạt độngkinh doanh và marketing của mình

Hệ thống luật pháp hiện tại và đang chuẩn bị đưa vào thực hiện có thể gây ảnhhưởng lớn đến các chiến lược marketing điện tử Những nhà lãnh đạo quan tâm đếncác luật liên quan đến hoạt động riêng tư, và những tài sản số hoá (bao gồm bảnquyền), sự gian lận, lừa lọc thẻ thanh toán và thông tin trên mạng internet… Nhữngvấn đề thuộc về hoạt động cá nhân rất khó để xây dựng luật, nhưng nó cũng rất quantrọng cho những người tiêu dùng thường xuyên cung cấp các thông tin cá nhân trênInternet Một cách thức để trách việc bị quấy rối thường xuyên là sử dụng các thư điện

tử opt – out Điều này xảy ra khi những người sử dụng không truy cập vào hộp trangweb để tránh việc bị ghi vào danh sách email của một công ty nào đó Một số nhà lậppháp muốn tạo luật cho việc này vì có rất ít người sử dụng đọc trang web này đủ cẩnthận để chú ý tới các hộp opt – out Những vấn đề về tài sản số hoá bắt đầu từ nhữngngày đầu mới xuất hiện hình thức website và sẽ còn tiếp tục làm đau đầu doanh nghiệpcũng như những nhà lập pháp Trong một phương tiện truyền thông nơi mà nội dungđược phân phát tự do, nó có thể được thể hiện ra hoàn toàn – điều này không phải làtốt đối với những nhà tạo ra nội dung Spam, hình thức nội dung gây khó chịu cho

Trang 31

người nhận, và những mẫu khác của sự biểu đạt cá nhân thường xung đột với quyềnlợi của người sử dụng và, bởi vậy, hình thức này vẫn đang được bàn bạc giữa nhữngnhà lập pháp Làm thế nào mà chính phủ có thể làm cân bằng quyền tự do trong việcbiểu lộ dựa vào những nhu cầu của người tiêu dùng? Cuối cùng, công nghệ mới manglại những cơ hội mới cho những hoạt động gian trá Mặc dù những đại lý điều chỉnhđang làm việc rất cố gắng để chống lại những hoạt động gian trá, nhưng yêu cầu cácdoanh nghiệp tuân theo luật lệ trong thế giới mạng là rất khó.)

b Yếu tố kinh tế

Những biến động về môi trường kinh tế có tác động trực tiếp đến tình hình hoạtđộng kinh doanh, do đó doanh nghiệp phải nắm bắt những thay đổi để có thể hoạchđịnh chiến lược marketing trực tuyến phù hợp nhất, nhằm nắm bắt cơ hội, né tránhthách thức

Các nhân tố về kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến chiến lược marketing trựctuyến như:

- Thu nhập bình quân đầu người: Thu nhập tăng lên thì một mặt người dân có thể dànhcho mình một khoản tiền cao hơn trong thu nhập của mình để chi tiêu các nhu cầu tiêudùng, mua sắm hàng ngày

- Tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất, tỉ giá hối đoái, lạm phát…có tác động trực tiếp đếnhoạt động của doanh nghiệp Đặc biệt tại thị trường Việt Nam hiện nay đang diễn ra

lạm phát cũng như sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái.

Sự gia tăng của những phương tiện không dây tạo ra một sự thách thức mới trong việcthiết kế kiểu dáng khi mà các doanh nghiệp đang cô gắng mang đến nhiều nội dungphong phú hơn vào những màn hình nhỏ xíu của những phương tiện di động này

Ngày đăng: 20/04/2020, 15:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Philip Kotler (15 th Edition), Principles of Marketing TÀI LIỆU THAM KHẢOI. Tài liệu tham khảo tiếng Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Philip Kotler (15th Edition), "Principles of Marketing
5. GS.TS.Nguyễn Bách Khoa (2011), Marketing thương mại điện tử, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing thương mại điện tử
Tác giả: GS.TS.Nguyễn Bách Khoa
Nhà XB: NXB ThốngKê
Năm: 2011
6. GS., TS. Đỗ Thế Tùng, Giải pháp phát triển TMĐT , Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển TMĐT
7. PGS.TS Trần Minh Đạo (2006), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing căn bản
Tác giả: PGS.TS Trần Minh Đạo
Nhà XB: NXB Đại họcKinh tế Quốc dân
Năm: 2006
8. Philip Kotler (2013), Quản trị marketing, NXB Lao động xã hội.II. Tài liệu tham khảo tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị marketing
Tác giả: Philip Kotler
Nhà XB: NXB Lao động xã hội.II. Tài liệu tham khảo tiếng Anh
Năm: 2013
9. El – Ansary & Frost (2016), E – Marketing: Strauss, Prentice Hall Publishing Sách, tạp chí
Tiêu đề: E – Marketing
Tác giả: El – Ansary & Frost
Năm: 2016
10. Ian Chanston (2002), E-Marketing Strategy, MCGraw – Hill Publishing Sách, tạp chí
Tiêu đề: E-Marketing Strategy
Tác giả: Ian Chanston
Năm: 2002
11. Jeffrey F. Rayport, Bernard J. Jaworski – Boston (2001), E – Commerce, Mc Graw – Hill Publishing Sách, tạp chí
Tiêu đề: E – Commerce
Tác giả: Jeffrey F. Rayport, Bernard J. Jaworski – Boston
Năm: 2001
12. Mary Lou Roberts (2012), Internet Marketing: Intergrating online and offline strategy, McGraw-Hill Publishing.III. Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Internet Marketing: Intergrating online and offlinestrategy
Tác giả: Mary Lou Roberts
Năm: 2012
1. Bộ Công thương, Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2014, năm 2015, năm 2016 Khác
2. Bộ môn Quản trị chiến lược (2010), Bài giảng E-marketing Khác
3. Bộ môn Quản trị chiến lược (2010), Bài giảng Môi trường và chiến lược TMĐT Khác
4. Bộ môn Quản trị tác nghiệp Thương mại điện tử (2010), Bài giảng Quản trị tác nghiệp Khác
14. Internetmarketing.inet.vn 15. Vi.wikipedia.org Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w