luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY
Ở NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THIỆU HÓA - THANH HÓA
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: K40B – KTNN
Niên khóa: 2006 – 2010
Huế, 05 – 2010
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài này, ngoài sự nổ lực của bản thân, tôi đã nhận được sựgiúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong trường, các cô chú trong ban lãnh đạo cơ quancùng toàn thể bà con ở 3 xã Thiệu Giang, Thiệu Long, Thiệu Công huyện Thiệu Hóa.Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Các thầy cô giáo trong trường Đại học Kinh Tế Huế đã tận tình giảng dạy cho tôitrong suốt thời gian học ở trường, trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết để hoànthành khóa luận tốt nghiệp này, đặc biệt là thầy giáo Thạc sỹ Lê Sỹ Hùng đã tận tìnhhướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập
Tôi xin chân thành cảm ơn ông Mai Danh Thức Giám đốc Ngân hàng chính sách
xã hội huyện Thiệu Hóa cùng các cô chú trong cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi vàgiúp đỡ tận tình cho tôi trong quá trình thực tập tại Ngân hàng
Tôi xin cảm ơn các hộ vay vốn ở xã Thiệu Giang, xã Thiệu Long, xã Thiệu Cônghuyện Thiệu Hóa đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra
Xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể bạn bè cùng gia đình đã luôn là nguồn động viên,khích lệ cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực tập để tôihoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình
Do thời gian và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên bài khóa luận khó tránhkhỏi những thiếu sót, kính mong sự đóng góp, giúp đỡ của thầy cô và bạn bè để đề tàiđược hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2010Sinh viên thực hiện
Lê Văn Hoàn
Trang 3TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong thời gian thực tập tại NHCSXH huyện Thiệu Hóa tôi đã chọn đề tài: “Tình
hình cho vay và sử dụng vốn vay ở Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thiệu Hóa”
1 Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Tìm hiểu và làm rõ tình hình cho vay vốn của Ngân hàng cũng như tình hình vay
và sử dụng vốn vay của các hộ nghèo tại NHCSXH Thiệu Hóa để từ đó một phần nàođưa ra các giải pháp có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hộnghèo
2 Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu
- Thu thập số liệu từ “Báo cáo tổng kết hoạt động” của NHCSXH Thiệu Hóa quacác năm 2007, 2008, 2009
- Báo cáo tình hình kinh tế và niên giám thống kê huyện Thiệu Hóa qua các năm
2007 – 2009
3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp thống kê phân tích
- Phương pháp phỏng vấn, điều tra hộ
4 Các kết quả đạt được
- Về mặt lý luận: Đề tài đã khái quát được những luận điểm cơ bản về tín dụng vàtín dụng Ngân hàng; một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động của Ngân hàng chính sách xãhội huyện Thiệu Hóa
- Về mặt nội dung: Đề tài đã phân tích được tình hình huy đông vốn và cho vaycủa NHCSXH Thiệu Hóa trong 3 năm 2007 - 2009, tình hình vay và sử dụng vốn vaycủa các hộ nghèo Qua đó tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạtđộng cho vay vốn hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thiệu Hóa
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vii
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT viii
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
A CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1 Khái niệm và tiêu chí để đánh giá nghèo đói 4
1.2 Một số vấn đề chung về tín dụng và tín dụng Ngân hàng 5
1.2.1 Khái niệm và phân loại tín dụng 5
1.2.2 Tín dụng ngân hàng 6
1.3 Một số nội dung chính trong hoạt động cho vay vốn hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội 6
1.3.1 Chức năng của Ngân hàng Chính Sách Xã hội 6
1.3.2 Nguyên tắc cho vay vốn 7
1.3.3 Mức cho vay và lãi suất cho vay 7
1.3.4 Quy trình thủ tục cho vay 8
1.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động cho vay của Ngân hàng 10
B CƠ SỞ THỰC TIỄN 11
1.1 Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội huyện Thiệu hóa 11
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 11
1.1.1.1 Vị trí địa lý 11
1.1.1.2 Địa hình 12
1.1.1.3 Đất đai thổ nhưỡng 12
1.1.1.4 Khí hậu 13
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 13
1.1.2.1 Tình hình kinh tế của huyện Thiệu Hóa 13
Trang 51.1.2.2 Về văn hóa – xã hội 15
1.1.2.3 Tình hình dân số và lao động 16
1.1.2.4 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Thiệu Hóa 18
1.1.2.5 Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện Thiệu Hóa 20
1.2 Một vài nét cơ bản về NHCSXH Thiệu Hóa 21
1.2.1 Sự ra đời và mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của NHCSXH huyện Thiệu Hóa 21
1.2.2 Tình hình lao động của NHCSXH Thiệu Hóa 22
1.2.3 Những thuận lợi và khó khăn về tình hình thực hiện nhiệm vụ cho vay vốn hộ nghèo tại NHCSXH Thiệu Hóa 23
1.2.3.1 Thuận lợi 23
1.2.3.2 Khó khăn 24
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY Ở NHCSXH HUYỆN THIỆU HÓA 26
2.1 Tình hình huy động vốn tại NHCSXH Thiệu Hóa 26
2.2 Tình hình biến động về doanh số cho vay hộ nghèo ở NHCSXH Thiệu Hóa 28
2.3 Tình hình biến động về doanh số thu nợ ở NHCSXH Thiệu Hóa 32
2.4 Tình hình biến động dư nợ và nợ quá hạn cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Thiệu Hóa 35
2.4.1 Tình hình biến động dư nợ hộ nghèo tại ngân hàng 35
2.4.2 Tình hình biến động nợ quá hạn cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Thiệu Hóa 39
2.5 Tình hình sử dụng vốn vay hộ nghèo trên địa bàn huyện 40
2.5.1 Tình hình cơ bản của hộ 40
2.5.1.1 Tình hình lao động và nhân khẩu của hộ 40
2.5.1.2 Tình hình đất đai của hộ vay vốn 42
2.5.2 Quy mô vay vốn của hộ 43
2.5.3 Mục đích sử dụng vốn vay của hộ 44
2.5.4 Một số ý kiến của các hộ có vay vốn tại Ngân hàng 45
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH THIỆU HÓA 48
Trang 63.1 Định hướng chiến lược của Ngân hàng 48
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay vốn hộ nghèo tại NHCSXH Thiệu Hóa 48
3.2.1 Giải pháp về cải tiến phương thức thủ tục 48
3.2.2 Tăng cường công tác huy động và cho vay vốn hộ nghèo 49
3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng trước, trong và sau khi vay 50
3.2.4 Giải pháp về lãi suất và thu hồi vốn 51
3.2.5 Giải pháp xử lý nợ quá hạn 52
3.2.6 Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý điều hành và trực tiếp tác nghiệp trong lĩnh vực tín dụng 53
3.3 Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo 54
3.3.1 Các giải pháp nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh 54
3.3.2 Các giải pháp nhằm giúp đỡ hộ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả 55
3.3.2.1 Về phía Ngân hàng 55
3.3.2.1 Về phía hộ nghèo 55
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
1.1 Kết luận 57
1.2 Kiến nghị 58
1.2.1 Kiến nghị đối với Nhà nước và chính quyền địa phương 58
1.2.2 Kiến nghị đối với NHCSXH Thiệu Hóa 58
1.2.3 Đối với hộ nghèo vay vốn và các tổ chức hội – đoàn thể 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng Tên Trang
Bảng 1: Mức lãi suất cho vay 8
Bảng 2: Tình hình dân số và lao động của huyện Thiệu Hóa trong năm 2009 17
Bảng 3: Cơ cấu đất đai của huyện Thiệu hóa trong 3 năm 2007 - 2009 19
Bảng 4: Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện Thiệu Hóa qua 3 năm 2007 -2009 20
Bảng 5: Tình hình lao động của NHCSXH huyện Thiệu Hóa giai đoạn 2007 – 2009 23
Bảng 6: Tình hình huy động vốn của NHCSXH Thiệu Hóa trong 3 năm 2007 -2009 27
Bảng 7: Tình hình biến động về doanh số cho vay hộ nghèo ở NHCSXH Thiệu Hóa qua 3 năm 2007 – 2009 30
Bảng 8: Tình hình biến động về doanh số thu nợ ở NHCSXH Thiệu Hóa qua 3 năm 2007 - 2009 34
Bảng 9: Tình hình dư nợ cho vay hộ nghèo ở NHCSXH Thiệu Hóa qua 3 năm 2007 – 2009 37
Bảng 10: Tình hình dân số và lao động 3 xã điều tra 42
Bảng 11: Tình hình đất đai của các hộ vay vốn 42
Bảng 12: Phân tổ các hộ vay vốn từ NHCSXH Thiệu Hóa theo quy mô vốn 43
Bảng 13: Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ điều tra 44
Bảng 14: Một số ý kiến của hộ vay vốn 47
Trang 8DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo 9
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của NHCSXh thiệu Hóa 22
Trang 9DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
NHPVNN Ngân hàng phục vụ người nghèoNHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội
Trang 10ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 sào 500m2
Trang 11PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chúng ta hiện nay vẫn đangcòn gặp nhiều khó khăn Nước ta là một nước đang phát triển, nền kinh tế đang cònphụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước vẫn đang còncao, làm sao để giải quyết được đói nghèo, nâng cao đời sống của người dân đó là vấn
đề được Đảng và nhà nước quan tâm
Việc sử dụng vốn hiệu quả sẽ đem lại cho người dân cuộc sống ấm no Tuy vậy,đối với người nghèo việc có vốn để sản xuất đã khó và khi đã có vốn mà sử dụng vốn
đó sao cho có hiệu quả lại càng khó hơn Hiểu được nổi khó khăn đó, Đảng và nhànước ta đã có nhiều chính sách nhằm huy động vốn cho người nghèo, tạo mọi điềukiện cho họ có vốn để sản xuất với những điều kiện ưu đãi nhất Và một trong nhữngchính sách đó là sự ra đời của Ngân hàng chính sách xã hội Ra đời với mục đích xãhội là chủ yếu, trong những năm qua Ngân hàng đã đồng hành cùng người dân trongcông cuộc xóa đói giảm nghèo và đã có những đóng góp tích cực, giúp cải thiện đờisống của người dân ở mỗi địa phương trong cả nước
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập theo Quyết định131/2002/QĐ -TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổchức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo Việc xây dựng Ngân hàng Chính sách xãhội là điều kiện để mở rộng thêm các đối tượng phục vụ là hộ nghèo, học sinh, sinhviên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việclàm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất,kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa NHCSXHhoạt động không vì mục đích lợi nhuận, phục vụ người nghèo và các đối tượng chínhsách khác
Việc thành lập NHCSXH để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo vàcác đối tượng chính sách khác đã là một trong những động lực góp phần nâng caohiệu quả xóa đói giảm nghèo (XĐGN), ổn định xã hội, tạo ra bước tiến quan trọng vềphát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt là các
Trang 12hộ nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng kém phát triển Đến nay mạng lưới giao dịch củaNHCSXH đã được tổ chức thành một hệ thống từ trung ương đến cấp xã Toàn quốc
có 64 chi nhánh cấp tỉnh và sở giao dịch, 592 phòng giao dịch cấp huyện, hơn 8.500điểm giao dịch cấp xã, gần 265.000 tổ tiết kiệm và vay vốn ở khắp các thôn, bảntrong phạm vi cả nước Là một trong những nguồn cung cấp vốn, là người bạn đồnghành của nông nghiệp và nông thôn, NHCSXH Việt Nam nói chung, NHCSXHhuyện Thiệu Hóa nói riêng đã và đang chuyển tải một lượng vốn không nhỏ đến các
hộ nghèo, góp phần tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người dân, hạn chế tìnhtrạng cho vay nặng lãi đối với người nghèo, giúp họ làm giàu một cách chính đángbằng chính sức lao động của mình, thực hiện có hiệu quả chương trình XĐGN, thúcđẩy phát triển kinh tế, đưa đất nước vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiệnđại hóa
Với mong muốn đem kiến thức đã học được để vận dụng vào thực tế, từ đó hiểu
rõ hơn đường đi của vốn từ Ngân hàng đến người nghèo cũng như những vướng mắccủa hộ nghèo trong quá trình đi vay và sử dụng vốn vay, góp phần giúp Ngân hàng và
bà con tháo gỡ những khó khăn và tìm ra cách thức sử dụng vốn có hiệu quả nhất.Trong thời gian thực tập tại NHCSXH huyện Thiệu Hóa tôi đã chọn đề tài: “Tình hìnhcho vay và sử dụng vốn vay ở Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thiệu Hóa” làm đềtài thực tập cuối khóa của mình
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Tìm hiểu và làm rõ tình hình cho vay vốn của Ngân hàng cũng như tình hìnhvay và sử dụng vốn vay của các hộ nghèo tại NHCSXH Thiệu Hóa để từ đó một phầnnào đưa ra các giải pháp có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả đồng vốn vay của hộnghèo
Nội dung của đề tài:
Để đạt được những mục đích trên, đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung sau:
- Tình hình cho hộ nghèo vay vốn của NHCSXH huyện Thiệu Hóa
- Tình hình vay và sử dụng vốn vay của hộ nghèo
- Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay và sử dụng vốn vay của
hộ nghèo
Trang 13Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp thống kê phân tích
- Phương pháp phỏng vấn, điều tra hộ
Giới hạn của đề tài
Do thời gian thực tập có hạn trong lúc đó tổng số hộ vay vốn là rất lớn, nên tôichỉ điều tra ngẫu nhiên 45 hộ trong 3 xã: xã Thiệu Giang, xã Thiệu Long, xã ThiệuCông từ danh sách vay vốn tại NHCSXH huyện Thiệu Hóa Trong phạm vi của đề tài,tôi chỉ xin phân tích tình hình vay và sử dụng vốn vay của hộ nghèo chứ không đánhgiá hiệu quả sử dụng của nguồn vốn vay bởi lẽ ngoài việc sử dụng vốn vay củaNHCSXH thì hộ nghèo còn đi vay từ nhiều nguồn khác nữa do đó không thể đánh giáchính xác hiệu quả thực sự mà nguồn vốn vay mang lại
Với thời gian thực tập có hạn và trình độ khả năng còn hạn chế, khóa luận chắcchắn không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy rất mong sự góp ý, giúp đỡ của thầy
cô cùng các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn
Trang 14PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
A CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 KHÁI NIỆM VÀ TIÊU CHÍ ĐỂ ĐÁNH GIÁ NGHÈO ĐÓI
Đói nghèo là vấn đề lớn của mọi quốc gia Người nghèo dễ bị tổn thương và tácđộng bởi cuộc sống Phần lớn người những nghèo đang sống tại các quốc gia đangphát triển và kém phát triển, nơi những phong tục tập quán lạc hậu cũng như sức sảnxuất kém vẫn đang tồn tại
Báo cáo phát triển Việt Nam tại hội nghị tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam năm
2003 đã nêu rõ: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không đủ các điều kiện vậtchất và tinh thần để duy trì cuộc sống ở mức tối thiểu trong điều kiện chung của cộngđồng Mức sống tối thiểu bao gồm: ăn, mặc, ở, chữa bệnh, đi lại, học hành… Haynghèo đói là tình trạng thua kém ở nhiều mặt, từ thu nhập đến tính dễ bị tổn thươngkhi bị rủi ro và ít có khả năng tham gia vào quá trình ra quyết định chung Đói là bộphận của những người nghèo, không những không đủ các nhu cầu cơ bản tối thiểu màcòn không đủ lương thực để duy trì cuộc sống hàng ngày
Khái niệm nghèo đói được hiểu theo hai quan điểm: Nghèo đói tuyệt đối vànghèo đói tương đối
- Nghèo đói tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không được thỏa mãnnhững nhu cầu cơ bản cho cuộc sống con người, nhu cầu này đã được xã hội thừa nhậntùy thuộc vào mức độ phát triển kinh tế xã hội và các phong tục, tập quán của địaphương
Tình trạng nghèo đói tuyệt đối xảy ra khi thu nhập hay mức tiêu dùng của mộtngười hay hộ gia đình giảm xuống thấp hơn giới hạn nghèo đói được định nghĩa
- Nghèo đói tương đối là tình trạng được xác định khi so sánh mức sống củacộng đồng hay nhóm dân cư này với cộng đồng hay nhóm dân cư khác hoặc giữa cácvùng với nhau
Trang 15Đánh giá nghèo đói phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và giải pháp của từngnơi Ngày nay nghèo đói tương đối được chú trọng nhiều hơn để có giải pháp thu hẹpkhoảng cách giữa giàu và nghèo.
Ở Việt Nam, nghèo đói được xác định dựa trên chuẩn mực hộ gia đình nghèođói do Bộ LĐTB – XH công bố từng thời kỳ
Ngày 8/7/2005, quyết định số 170/2005/QĐ – TTg “Về việc ban hành chuẩnnghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010” của Thủ Tướng Chính Phủ quy định:
Dưới 260.000 đối với khu vực thành thị
Dưới 200.000 đối với nông thôn, miền núi, hải đảo
Đối với hộ nghèo, để nâng cao đời sống thì vốn là một yếu tố hết sức cần thiếtcho việc phát triển sản xuất của họ Hộ nghèo chủ yếu là những hộ sống dựa vào cáchoạt động sản xuất nông nghiệp, mà trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp thì nhucầu về vốn để đầu tư thâm canh và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để đạt năngsuất cao là rất lớn Nếu thiếu vốn thì quá trình sản xuất sẽ bị ngưng trệ, sản xuất không
có điều kiện mở rộng, không có đủ khả năng để áp dụng các kỹ thuật mới Như vậyvốn là nhân tố cần thiết và không thể thiếu trong quá trình sản xuất tạo ra thu nhập củangười dân, là sự sống còn của người nghèo
Nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nông nghiệp nôngthôn đã có những bước tiến rõ rệt và đạt được những thành tựu đáng khích lệ Bộ mặtnông nghiệp và nông thôn đã thay đổi hẳn, số lượng các hộ gia đình có mức sống caongày càng tăng Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận lớn người dân đang ở trong tình trạngnghèo đói Họ cần sự giúp đỡ của Nhà nước, của cộng đồng và đặc biệt là sự đầu tư vềvốn để phát triển sản xuất nhằm thoát khỏi nghèo đói, cải thiện và nâng dần đời sốngcủa họ Giải quyết vấn đề nghèo đói và phát triển kinh tế, xã hội là một yêu cầu có tínhchiến lược và thực sự cần thiết vì nó không chỉ mang tính chất kinh tế xã hội mà cònmang tính nhân đạo
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.2.1 Khái niệm và phân loại tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay (quan hệ vaymượn), là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị hay hiện vật theo những
Trang 16điều kiện mà hai bên thoả thuận, hết hạn thì người đi vay phải trả lại người cho vay sốtài sản đó và kèm theo một số lợi tức.
Phân loại tín dụng căn cứ vào: thời hạn tín dụng (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn),đối tượng tín dụng (tín dụng vốn lưư động, tín dụng cố định), mục đích (tín dụng đểsản xuất và lưư thông hàng hoá, tín dụng tiêu dùng), chủ thể quan hệ tín dụng (tín
dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước).
1.3 MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHCSXH 1.3.1 Chức năng của Ngân hàng Chính Sách Xã hội
- Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầnglớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệmtrong cộng đồng người nghèo
- Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy
tờ có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; vay tiết kiệmBưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay Ngân hàng Nhà nước
- Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàntrả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chứcchính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong nước và nước ngoài
- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước
- NHCSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên ngân hàngtrong nước
- NHCSXH được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ:+ Cung ứng các phương tiện thanh toán
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước
+ Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt
Trang 17+ Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạoviệc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoáđói giảm nghèo, ổn định xã hội
- Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhântrong nước, ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác
1.3.2 Nguyên tắc cho vay vốn
Cũng như bất cứ Ngân hàng nào khi cho vay NHCSXH cũng phải tuân thủnhững nguyên tắc nhất định nhằm bảo toàn được vốn, đẩy nhanh công tác cho vay, tạođiều kiện thuận lợi nhất cho nhà nước cũng như đối tượng được cho vay
- Nguyên tắc thứ nhất: Cho vay phải đảm bảo sự hài hoà giữa phương hướngmục tiêu kế hoạch sản xuất của người vay với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội củađất nước
- Nguyên tắc thứ hai: Cho vay phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi Nguyên tắc này đòihỏi các khoản tiền cho vay sau khi đã sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh phảihoàn trả cho ngân hàng theo đúng thời hạn quy định cộng thêm một khoản lợi tức nhấtđịnh (lãi suất)
- Nguyên tắc thứ ba: Cho vay phải đề phòng và có biện pháp tránh rủi ro
1.3.3 Mức cho vay và lãi suất cho vay
Mức cho vay được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả nănghoàn trả nợ của hộ vay Mức cho vay tối đa đối với một hộ do Hội đồng quản trịNHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ Hiện mức vay tối đa đối với một hộnghèo như sau:
a Cho vay để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Tối đa không quá 30triệu đồng
b Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về: Nhà ở, nước sạch, điệnthắp sáng và chi phí học tập, gồm:
- Cho vay sửa nhà ở: Tối đa không quá 3 triệu đồng/hộ
- Cho vay điện thắp sáng: Tối đa không quá 1,5 triệu đồng/hộ
- Cho vay NS&VSMTNT: Tối đa không quá 4 triệu đồng/hộ
Trang 18- Cho vay hỗ trợ một phần chi phí học tập cho con em hộ nghèo theo học tại cáccấp phổ thông: Tổng giám đốc uỷ quyền cho Giám đốc chi nhánh các tỉnh, thành phốquyết định trên cơ sở 4 khoản chi bao gồm: Tiền học phí, tiền xây dựng trường, tiềnsách giáo khoa và tiền quần áo đồng phục.
Lãi suất cho vay:
BẢNG 1: MỨC LÃI SUẤT CHO VAYChương trình cho vay Lãi suất (%/tháng)Chương trình cho hộ nghèo 0,65
Chương trình cho xuất khẩu lao động 0,65
Chương trình NS và VSMTNT 0,9
Chương trình giải quyết việc làm 0,65
Chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở 0,25
Chương trình GQVL hộ người mù 0,325
(Nguồn: Báo cáo của NHCSXH Thiệu Hóa)
- Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ Tướng Chính phủ quyết địnhcho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước, mức lãi suất cho vay cụthể sẽ có thông báo riêng của NHCSXH
- Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm một khoản chiphí nào khác Lãi suất cho vay từ nguồn vốn do chi nhánh NHCSXH nhận uỷ thác củachính quyền địa phương, của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước thực hiệntheo hợp đồng uỷ thác
- Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay
1.3.4 Quy trình thủ tục cho vay
Đối với hộ nghèo
- Tự nguyện gia nhập Tổ TK&VV
- Hộ nghèo viết giấy đề nghị thanh toán (theo mẫu in sẵn do NHCSXH cấp) gửi
Tổ trưởng Tổ TK&VV
Trang 19- Khi giao dịch với ngân hàng, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp được ủyquyền phải có chứng minh nhân dân, nếu không có chứng minh nhân dân thì phải cóảnh dán trên Sổ vay vốn để nhận tiền vay
Đối với Tổ TK&VV
- Nhận giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèo
- Tổ chức họp Tổ để bình xét những hộ nghèo có đủ điều kiện để được vay vốn,lập thành danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèotrình UBND xã, phường, thị trấn; được Ban Xóa đói giảm nghèo xác nhận thuộc diệnnghèo; cư trú hợp pháp tại địa phương và được UBND xã, phường, thị trấn phê duyệtdanh sách hộ nghèo để gửi ngân hàng
- Thông báo kết quả phê duyệt danh sách cho các hộ được vay, lịch giải ngân vàđịa điểm giải ngân tới từng hộ nghèo
- Cùng ngân hàng giải ngân trực tiếp tới từng hộ vay vốn
Những hộ nghèo không được vay vốn
Những hộ không còn sức lao động, những hộ độc thân đang trong thời gian thihành án hoặc những hộ nghèo được chính quyền địa phương xác nhận loại ra khỏidanh sách vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười biếng không chịulao động
Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như: Già cả neo đơn, tàn tật,thiếu ăn do ngân sách Nhà nước trợ cấp
Sơ đồ 1: Quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo
Trang 20Chú thích:
1 Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ TK&VV
2 Tổ TK&VV bình xét hộ nghèo được vay và gửi danh sách hộ nghèo đề nghịvay vốn lên Ban Xoá đói giảm nghèo và UBND xã
3 Ban XĐGN xã, UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên ngân hàng
4 Ngân hàng xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân,địa điểm giải ngân cho UBND xã
5 UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của Ngân hàng đến tổ chức chính trị
-xã hội
6 Tổ chức chính trị - xã hội thông báo kết quả phê duyệt đến Tổ TK&VV
7 Tổ TK&VV thông báo cho hộ vay biết kết quả phê duyệt của Ngân hàng,thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ vay vốn
8 Ngân hàng cùng Tổ TK&VV giải ngân đến từng hộ gia đình được vay vốn
(Theo hướng dẫn của cán bộ tín dụng)
1.4 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA
HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
- Doanh số cho vay: Đây là chỉ tiêu phản ánh lượng vốn được Ngân hàng giảingân trong một thời gian cụ thể
Doanh số cho vay trong kỳ = Dư nợ cuối kỳ - Dư nợ đầu kỳ + Doanh số thu nợtrong kỳ
- Doanh số thu nợ: là lượng tiền mà ngân hàng thu được sau một chu kỳ chovay Nó đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng Chỉ tiêu này càng lớn thì kết quảhoạt động tín dụng càng tốt và ngược lại
Doanh số thu nợ trong kỳ = Dư nợ đầu kỳ - Dư nợ cuối kỳ + Doanh số cho vaytrong kỳ
- Số dư nợ: là chỉ tiêu thể hiện số nợ được cho vay nhưng chưa thu về được,phản ánh tình hình vốn, quy mô kinh doanh của ngân hàng
- Tỷ lệ thu nợ: chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, chỉtiêu này càng lớn càng thể hiện công tác tín dụng của ngân hàng càng tốt
Tỷ lệ thu nợ = (Tổng doanh số thu nợ/Tổng doanh số cho vay) x 100
Trang 21- Tỷ lệ nợ quá hạn: là chỉ tiêu phản ánh tình hình hoàn thành cam kết trả nợ vaycủa hộ nghèo vay vốn, đồng thời phản ánh tỷ lệ thu hồi nợ của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn = (Tổng dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ chung) x 100
- Hệ số vòng quay tín dụng: là chỉ tiêu thể hiện trong một thời gian nhất địnhthì vốn tín dụng quay được bao nhiêu vòng Chỉ tiêu này càng cao phản ánh tốc độchu chuyển vốn càng lớn, điều đó có nghĩa là hoạt động của ngân hàng càng cóhiệu quả, ngân hàng đã sử dụng triệt để mọi nguồn vốn để cho vay từ đó nâng caomức lợi nhuận
Hệ số vòng quay tín dụng = Doanh số thu nợ/Dư nợ bình quân
- Lợi nhuận cho vay: chỉ tiêu này càng cao càng nói lên hoạt động cho vay củangân hàng càng có hiệu quả, tình hình tài chính của ngân hàng ổn định giúp cho ngânhàng mạnh dạn hơn trong đầu tư và tăng cường cho vay trong thời gian tới
Lợi nhuận cho vay = Tổng thu nhập - Tổng chi phí
B CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THIỆU HOÁ 1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Thiệu Hoá là một huyện đồng bằng điển hình của châu thổ sông Chu – sông Mã
ở xứ Thanh với toạ độ địa lý từ 19043’ đến 19051’ vĩ độ bắc, 105033’ đến 105045’ kinh
độ đông
Phía Bắc giáp huyện Yên Định
Phía Nam giáp các huyện Triệu Sơn, Đông Sơn và thành phố Thanh Hoá
Phía Tây giáp huyện Thọ Xuân và Triệu Sơn
Phía Đông giáp với huyện Hậu Lộc và Hoằng Hoá
So với các huyện khác trong tỉnh, Thiệu Hoá chỉ là huyện có qui mô thuộc loạitrung bình Hiện tại, tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 17.567,06 ha, theo con
số thống kê của năm 2009 thì tổng dân số của huyện là 178.107 người
Ở vào vị trí địa lý hết sức đặc biệt, nên Thiệu Hoá là một trong số ít huyện đãđựơc thiên nhiên ban tặng những điều kiện thuận lợi hết sức cơ bản Hai con sông lớnnhất xứ Thanh là sông Chu và sông Mã đều chảy qua huyện Ngoài ra, ở Thiệu Hoá
Trang 22còn có các sông tự nhiên khác như sông Mạo Khê, sông Cầu Chày (ở phía Bắc tả ngạnsông Chu) và sông Dừa, sông nhà Lê cùng hệ thống sông đào Bái Thượng chảy quahầu hết các xã phía hữu ngạn sông Chu
1.1.1.2 Địa hình
Tuy ở vào vị trí trung tâm của miền đồng bằng xứ Thanh, nhưng cũng như cảtỉnh và các vùng phía bắc của nước ta, địa hình Thiệu Hoá cũng không tránh khỏi quiluật nghiêng dốc dần từ Tây Bắc đến Đông Nam (cụ thể là nghiêng dốc từ các xãThiệu Ngọc, Thiệu Thành xuống các xã kế tiếp đến Thiệu Duy, Thiệu Hợp và ThiệuThịnh…) Theo sự đo đạc và tính toán của tỉnh thì độ dốc từ cao đến thấp của ThiệuHoá giảm dần từ 0,28 đến 0,33m/km Trên thực tế, dẫu được gọi là huyện đồng bằngthuần tuý và tiêu biểu nhất trong tỉnh, chúng ta vẫn có thể phân Thiệu Hoá thành cácvùng có địa hình cụ thể như sau:
- Vùng có địa hình cao từ 6m trở lên (như xã Thiệu Ngọc, Thiệu Thành…) chỉ
có 412 ha (chiếm 4% diện tích đất canh tác trong đê)
- Vùng có địa hình cao trung bình từ 3 – 6m so với mực nước biển chiếm phầnlớn diện tích đất đai canh tác ở nhiều xã trong huyện với diện tích 6.109 ha (chiếm58% đất canh tác trong đê)
- Vùng có địa hình thấp trũng ( như các xã Thiệu Hoà, Thiệu Duy, Thiệu Hợp,Thiệu Giang, Thiệu Thịnh…) có 580 ha (chiếm 5,6% diện tích đất canh tác trong đê)
Ngoài các vùng có địa hình cao, thấp, trung bình như đã nêu, Thiệu Hoá còn có
cả hệ thống bãi bồi rộng dài khá bằng phẳng và màu mỡ phía ngoài đê sông Chu, sông
Mã Những bãi bồi này có khi còn nhô cao hơn cả đất ở phía nội đồng, và chỉ thường
Trang 23Căn cứ vào các loại tiêu chí cụ thể, chúng ta có thể phân loại các vùng địa lýthổ nhưỡng của huyện Thiệu Hoá như sau:
- Vùng đất mới hình thành (được phù sa bồi đắp hàng năm) được phân bố ởngoài đê của các hệ thống sông Chu, sông Mã, sông Cầu Chày Vùng này có tầng đấtdày, liên tục được bổ sung vào các mùa mưa lũ (hầu hết thuộc loại đất tốt, khôngchua), rất phù hợp trong việc canh tác rau màu và trồng cây công nghiệp hàng năm.Tuy nhiên, để tránh lũ lụt, gây ngập úng trong mùa mưa bão, cây trồng cần phải bố trícho phù hợp theo mùa vụ
- Vùng đất phù sa cổ được hình thành sớm trong vùng châu thổ được phân bốnơi có địa hình cao, gần đồi núi Đất ở đây dễ thoát nước, nhưng thường bị rửa trôi,xói mòn, làm mất độ phì của đất Tuy tầng đất dày, nhưng ở bên dưới hay có hiệntượng kết von và hình thành đá ong ở mức độ khác nhau Thành phần cơ lý lớp mặt từcát pha đến đất thịt trung bình Chất dinh dưỡng dễ tiêu, đến nghèo, thường chua Tuynhiên, loại đất này vẫn có thể bố trí trồng các cây công nghiệp dài ngày, cây côngnghiệp hàng năm, hoặc cây ăn quả và cây màu lương thực
- Vùng đất phù sa cũ không được bồi hàng năm, chiếm phần lớn diện tích đấtđai ở trong huyện, được phân bố chủ yếu ở trong đê sông Chu, sông Mã Vốn dĩ, đâycũng là được bồi đắp bởi phù sa của các sông trên, nhưng từ khi con người tạo ra hệthống đê ngăn lũ, lụt thì hàng năm, đất không còn được bồi đắp thêm phù sa nữa
1.1.1.4 Khí hậu
Cũng như các huyện khác đồng bằng khác ở trong tỉnh, khí hậu của huyệnThiệu Hoá là khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa hè nắng lắm, mưa nhiều và có gió tâykhô nóng, mùa đông hanh, lạnh và hay có sương giá, sương muối Ngoài hai mùachính, còn có mùa thu – mùa chuyển tiếp từ hè sang đông thường hay bão lụt và mùaxuân – mùa chuyển tiếp từ đông sang hè thường hay mưa phùn
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1 Tình hình kinh tế của huyện Thiệu Hóa
Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước kinh tế huyện Thiệu Hóa năm 2009cũng có những chuyển biến tích cực:
Trang 24Tăng trưởng kinh tế đạt mức 12,3%, vượt 0,3% so với chỉ tiêu đề ra, cao nhất từtrước đến nay, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực: Nông nghiệp45,2%, giảm 1,2% so với cùng kỳ; Công nghiệp xây dựng – xây dựng 22,1% tăng0,4%; dịch vụ 32,7%, tăng 0,8% Thu nhập bình quân đầu người đạt 9.082 nghìn đồng,tăng 1.897 nghìn đồng so với năm 2008.
Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá Tổng diện tích gieo trồng 23.590 ha,bằng 99,8% cùng kỳ Có 11 xã tham gia chương trình xây dựng vùng thâm canh lúanăng suất, chất lượng và hiệu quả cao, với diện tích 1.180 ha, vượt kế hoạch tỉnh giao.Tổng sản lượng lương thực đạt 127.803 tấn, đạt 102,2% chỉ tiêu Giá trị thu nhập trên1ha canh tác đạt 47 triệu đồng, đạt 100% chỉ tiêu, tăng 3 triệu đồng so với cùng kỳ.Chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại tiếp tục phát triển; toàn huyện có 382 trangtrại, trong đó có 4 trang trại tập trung quy mô lớn, 189 trang trại đã được cấp giấychứng nhận (năm 2009 cấp giấy chứng nhận cho 11 trang trại) Đàn gia súc đang phụchồi, tổng đàn trâu 1.809 con, bằng 95,3% cùng kỳ, đàn bò 18.169 con, bằng 65,7%cùng kỳ; đàn lợn 35.074 con, bằng 63,5% cùng kỳ; đàn gia cầm 842.553 con, tăng0,6% so với cùng kỳ; dịch bệnh gia súc, gia cầm được kiểm soát, kết quả tiêm phòngcho đàn gia súc, gia cầm đạt tỷ lệ cao Khai thác nuôi trồng thủy sản đạt 1.716 tấn,tăng 2,2% so với cùng kỳ, đạt giá trị 12.924 triệu đồng, tăng 2,3 % so với cùng kỳ
Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 170.840 triệu đồng, tăng14,1 % so với cùng kỳ Một số sản phẩm như: khai thác vật liệu xây dựng (đá – cát)tăng 7,9 – 16,2%, sản xuất gạch tăng 3,2%, đúc đồng tăng 9,2%, chế biến lâm sản,lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc đều cao hơn cùng kỳ Nghành nghề truyềnthống như đúc đồng, mộc dân dụng… tiếp tục được duy trì phát triển Công tác quyhoạch, phát triển, phát triển công nghiệp, cụm nghề có chuyển biến tích cực
Công tác đầu tư xây dựng cơ bản có chuyển biến mạnh mẽ, tiến độ, kết quảthực hiện các công trình, dự án đạt cao so với cùng kỳ và kế hoạch, góp phần quantrọng vào tốc đọ tăng trưởng kinh tế của huyện Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trênđịa bàn 429.212 triệu đồng, đạt 143,1% chỉ tiêu; trong đó, vốn ngân sách Trung ươngtăng 77,9%, vốn ngân sách tỉnh tăng 8,5%, vốn ngân sách huyện tăng 20,5%, vốn ngân
Trang 25sách xã tăng 87,4%, vốn nhân dân tự xây dựng tăng 35,8%, vốn khác (công ty cổ phầnmay 10 đầu tư) 31.500 triệu đồng.
Giá trị dịch vụ tăng khá Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt362.736 triệu đồng, tăng 18,2% so với cùng kỳ Các dịch vụ đáp ứng nhu cầu pháttriển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân tiếp tục tăng hơn cùng kỳ Khối lượngvận chuyển, luân chuyển hang hóa, hành khách đều tăng trên 16% so với cùng kỳ
Thu ngân sách đạt 51.548 triệu đồng, đạt 175% chỉ tiêu và 177% dự toán tỉnhgiao Một số chỉ tiêu thu đạt cao so với kế hoạch và cùng kỳ như thu cấp quyền sửdụng đất đạt 35.744 triệu đồng, tăng 2,3 lần so với kế hoạch, thu thuế công thươngnghiệp tăng 9%, thu ngân sách xã tăng 11% so với kế hoạch
1.1.2.2 Về văn hóa – xã hội
Mặc dù huyện có điều kiện kinh tế còn có nhiều khó khăn, song về văn hóa – xãhội đã đạt được nhiều tiến bộ:
Chất lượng giáo dục tiếp tục có chuyển biến tiến bộ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệpTHPT đạt 85,3%; Bổ túc THPT đạt 56,98%; xét tốt nghiệp THCS đạt 95,3%; tỷ lệ họcsinh hoàn thành chương trình tiểu học là 98,6% Thi học sinh giỏi cấp THCS giữ đượcmức 7/27 huyện, thị, thành Học sinh THPT đỗ vào các trường đại học, cao đẳng tiếptục tăng Chương trình xây dựng kiên cố hóa trường, lớp học được triển khai tích cực,
tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 72% Đã có thêm 2 trường đạt chuẩn quốc gia, đưa sốtrường đạt chuẩn quốc gia lên 40 trường (Mầm non 9 trường, Tiểu học 26 trường,Trung học 5 trường)
Chất lượng khám chữa bệnh từng bước được nâng lên Các cơ sở y tế từ huyệnđến cơ sở thực hiện tố công tác khám, chữa bệnh, số lượt người khám và điều trị tăng18,5% so với cùng kỳ Công tác phòng, chống dịch bệnh được chỉ đạo thực hiện tốtnên dịch bệnh được kiểm soát, không xảy ra dịch lớn Các chương trình mục tiêu quốcgia về y tế được tổ chức thực hiện đạt hiệu quả Cơ sở vật chất, trang thiết bị, các điềukiện phục vụ công tác y tế tiếp tục được đầu tư, tăng cường Có thêm 3 xã đạt chuẩnquốc gia về y tế, nâng số xã, thị trấn đạt chuẩn lên 24/31 xã, thị trấn
Công tác tuyên truyền, giáo dục về dân số, kế hoạch hóa gia đình và chăm sócsức khỏe sinh sản tiếp tục được quan tâm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,6%, giảm
Trang 260,04% so với cùng kỳ, đạt chỉ tiêu đề ra, trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm 1,5%
so với cùng kỳ (còn 11,8%) Tiến hành điều tra dân số và nhà ở (01/4/2009) nghiêmtúc, chính xác, đúng tiến độ
Hoạt động văn hóa, thông tin được đẩy mạnh, tổ chức nhiều hoạt động có ýnghĩa thiết thực, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân Phongtrào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục phát triển sâu rộng.Trong năm, kiểm tra và xét công nhận 34 đơn vị văn hóa; có thêm 1 xã (Thiệu Viên)khai trương xây dựng xã văn hóa, 32 đơn vị khai trương xây dựng đơn vị văn hóa (22thôn, làng, 10 trường học), nâng tổng số đơn vị đã khai trương lên 285/378 (221 thôn,làng, 64 cơ quan, trường học) đạt tỷ lệ 75,4% Tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu gia đìnhvăn hóa đạt 74,9% Các di tích lịch sử và thiết chế văn hóa tiếp tục được quan tâm quyhoạch, tôn tạo, đầu tư xây dựng
Phong trào thể dục, thể thao quần chúng tiếp tục phát triển; tỷ lệ dân số thườngxuyên luyện tập thể dục thể thao đạt 21,7%, tỷ lệ gia đình đạt gia đình thể thao tăng12% so với cùng kỳ
Công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội cónhiều tiến bộ; trong năm, giải quyết việc làm cho 2850 lao động, đạt 95% chỉ tiêu, tăng9,6% so với cùng kỳ, trong đó có 114 lao động đi làm việc tại Hải Dương, 154 laođộng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài Thực hiện tốt chế độ chính sách đối vớingười có công, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hỗ trợ các gia đình gặp khó khănđột xuất, đồng bào sinh sống trên sông 138 hộ Đời sống nhân dân nhìn chung ổn định
Tỷ lệ hộ nghèo còn 12,65%, giảm 3,85% so với cuối năm 2008
1.1.2.3 Tình hình dân số và lao động
Lao động là nguồn lực đầu tiên quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội củamột địa phương Để thấy rõ hơn đặc điểm dân số của huyện Thiệu Hóa ta đi xem xétbảng sau:
Năm 2009 dân số toàn huyện là 178.107 người, trong đó dân số thuộc khu vựcthành thị chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ 13,95% còn lại là nông thôn chiếm tới 86,05% điềunày cũng đồng nghĩa với việc các nghành nghề dịch vụ công nghiệp của huyện chưaphát triển
Trang 27Dân số trong độ tuổi lao động cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng dân
số và cũng ít biến động nhiều qua các năm Dân số trong độ tuổi lao động chiếmhơn 50% so với tổng dân số toàn huyện, tuy là nguồn lao động dồi dào nhưng đa số
là thuần nông nên trình độ dân trí và tay nghề thấp Đặc điểm của sản xuất nôngnghiệp có tính thời vụ nên đa số lao động thiếu việc làm trong khoảng thời giankhông phải là mùa vụ Năm 2009 số lao động là 97.959 người Dân số trong độ tuổilao động nhiều nên việc giải quyết việc làm cho họ là một khó khăn mà lãnh đạohuyện đang phải gặp phải
BẢNG 2: TÌNH HÌNH DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG CỦA HUYỆN
THIỆU HÓA TRONG NĂM 2009
3 Dân số trong độ tuổi lđ Lao động 97.959
- LĐ nông nghiệp Lao động 80.952
- LĐ phi nông nghiệp Lao động 17.007
4 Bình quân nhân khẩu/hộ Khẩu 3,70
5 Bình quân LĐ/hộ Lao động 2,04
(Nguồn: Báo cáo thống kê huyện Thiệu Hóa)
Xét về ngành nghề lao động, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm một tỷ
lệ lớn do nông nghiệp là ngành chủ đạo trong nền kinh tế của huyện Năm 2009 là80.952 người, chiếm 82,64% trong tổng số lao động Bên cạnh đó, lao động hoạt độngtrong lĩnh vực phi nông nghiệp trong những năm gần đây đang có xu hướng gia tăng.Đây là một dấu hiệu tốt, cho thấy nền kinh tế của huyện đang chuyển dịch theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách tích cực
1.1.2.4 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Thiệu Hóa
Trang 28Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, nó vừa là công cụ laođộng vừa là đối tượng lao động và không thể thay thế được Đối với một huyện thuầnnông như huyện Thiệu Hóa với hơn 85% dân số và hơn 82% lực lượng lao động sốngchủ yếu vào nông nghiệp thì đất đai lại càng có ý nghĩa đặc biệt Việc xem xét, đánhgiá về tình hình biến động, quản lý, sử dụng đất đai, tìm ra các tiềm năng cũng nhưhạn chế để có các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả là điều cân thiết.
Để thấy rõ hơn tình hình sử dụng đất đai của huyện trong 3 năm 2007 - 2009 ta đi vàoxem xét bảng sau:
Trong cơ cấu đất đai của huyện, đất nông nghiệp chiếm một diện tích khá lớn trongtổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện và có xu hướng tăng lên trong thời gian qua.Năm 2007 là 11.074,4 ha chiếm 63,04% tổng diện tích tự nhiên Đến năm 2008 là11.088,92 ha (chiếm 63,12%); tăng 14,52 ha hay tăng 0,13% so với năm 2007 Sang đếnnăm 2009 là 11.104,4 ha (chiếm 63,21%); tăng 15,48 ha hay giảm 0,14% so với năm
2008 Sở dĩ diện tích đất nông nghiệp tăng trong thời gian qua là do kết quả của việc mởrộng công tác khai hoang phục hóa trên địa bàn huyện, nhiều diện tích đất có khả năng sảnxuất chưa được khai thác nay đã được đầu tư khai thác đưa vào sử dụng
Song song với hoạt động phát triển kinh tế, cở sở hạ tầng và các công trìnhcông cộng phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân cũng được đầu tư xây dựngnhiều Do đó đất chuyên dùng và đất ở ngày càng tăng Năm 2007 đất chuyên dùng là3.898,68 ha chiếm 22,19 % tổng diện tích đất tự nhiên Năm 2008 là 3.990,28 ha(chiếm 22,71%); tăng 91,6 ha hay tăng 2,35% so với năm 2007 Đến năm 2009 là4.036,29 ha (chiếm 22,98%); tăng 46,01 ha hay tăng 1,15% so với năm 2008 Đây là
xu hướng hợp với hiện nay
Diện tích đất chưa sử dụng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất tựnhiên của toàn huyện và đang có xu hướng giảm dần trong thời gian qua Đó là một tínhiệu đáng mừng, tuy nhiên để có thể sử dụng hết được quỹ đất của địa phương thìtrong thời gian tới huyện cần quan tâm đầu tư, nhằm khai thác, tận dụng quỹ đất chưa
sử dụng để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời NHCSXH huyệntiếp tục có những phương án để giúp hộ nghèo phát triển sản xuất
Trang 29BẢNG 3: CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN THIỆU HÓA TRONG 3 NĂM (2007 – 2009)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008
DT (ha) % DT (ha) % DT (ha) % +/- % +/- %Tổng diện tích tự nhiên
17.567,06 - 17.567,06 - 17.567,06 - - - - Đất nông nghiệp 11.074,4 63,04 11.088,92 63,12 11.104,4 63,21 14,52 0,13 15,48 0,14Đất khu dân cư 1.473,9 8,39 1.527,31 8,69 1.631,05 9,28 53,41 3,62 103,74 6,79Đất chuyên dùng 3.898,68 22,19 3.990,28 22,71 4.036,29 22,98 91,6 2,35 46,01 1,15Đất chưa sử dụng 1.120,08 6,38 960,55 5,47 795,32 4,53 -159,53 -14,24 -165,23 -17,20
(Nguồn: Theo báo cáo của UBND huyện Thiệu hóa)
Trang 301.1.2.5 Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện Thiệu Hóa
Nghèo đói là một vấn đề nan giải không chỉ huyện Thiệu Hóa mà cả nước tađang phải đối mặt Đó là một chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của địaphương Đối với huyện nhà, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp thìcàng khó khăn hơn trong công tác xóa đói giảm nghèo Được sự quan tâm của các cấpĐảng ủy và ban ngành các hộ nghèo đã được hưởng nhiều sự ưu đãi như giảm thuế,miễn giảm học phí, được vay vốn ưu đãi giúp phát triển sản xuất Trong đó giải pháp
về vốn tín dụng mà cụ thể là sự ra đời của NHCSXH huyện là một kết quả đáng ghinhận, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác xóađói giảm nghèo Có nhiều nguyên nhân gây ra nghèo đói như điều kiện tự nhiên khôngthuận lợi, trình độ dân trí thấp, gia đình neo đơn, đông con, thiếu vốn sản xuất…Thông thường các nguyên nhân này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau Nếu hộnghèo không tìm ra được phương kế để thay đổi thì vòng luẩn quẩn của nghèo đói sẽbám lấy các hộ và họ không thể thoát ra được Bên cạnh những hộ nằm dưới ngưỡngnghèo còn có một bộ phận lớn các hộ cận nghèo, nếu không tìm ra được phương thứclàm ăn phù hợp thì rất dễ dẫn đến tình trạnh tái nghèo Để biết thêm tình hình nghèođói trên địa bàn huyện Thiệu Hóa ta đi vào xem xét bảng sau:
BẢNG 4: TÌNH HÌNH NGHÈO ĐÓI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THIỆU HÓA QUA 3
NĂM (2007 – 2009)Chỉ tiêu ĐVT Năm
2007 Năm2008 2009Năm +/-2008/2007% +/-2009/2008%Tổng số hộ Hộ 46.734 47.672 48.115 938 2,01 443 0,93
Hộ đói nghèo Hộ 8.459 7.866 6.086 -593 -7,01 -1.780 -22,63
Tỷ lệ hộ nghèo % 18,10 16,50 12,65 -1,6 - -3,85
-Số hộ thoát nghèo Hộ 1.345 1.193 780 -152 -11,30 -413 -34,62
(Nguồn: Theo báo cáo tổng kết huyện Thiệu Hóa năm 2009)
Từ số liệu ở bảng 4, ta thấy công tác XĐGN trên địa bàn huyện những năm qua
đã đạt được những kết quả quan trọng Hộ nghèo toàn huyện năm 2007 là 8.459 hộchiếm 18,10% tổng số hộ Năm 2008 đã giảm xuống là 7.866 hộ (chiếm 16,50% tổng
Trang 31số hộ), tương ứng giảm 593 hộ hay giảm 7,01% so với năm 2007 Sang đến năm 2009,giảm xuống còn 6.086 hộ (chiếm 12,65% tổng số hộ) tức giảm được 1.780 hộ haygiảm 22,63% so với năm 2008 Đây là thành công lớn của lãnh đạo và nhân dân toànhuyện Song thực tế vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc khác dẫn đến tình trạng nghèo đóivẫn còn nguy cơ tiếp diễn: thiên tai, dịch bệnh… Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấyđược số hộ thoát nghèo toàn huyện trong 3 năm qua (2007 – 2009) đang có xu hướnggiảm Cụ thể, năm 2007 có 1.345 hộ thoát được nghèo Đến năm 2008 số hộ thoátnghèo là 1.193 hộ giảm 152 hộ hay giảm 11,3% so với năm 2007 Đến năm 2009 là
780 hộ, giảm 413 hộ hay giảm 34,62% so với năm 2008 Sở dĩ như vậy là do điều kiệnthời tiết, khí hậu thời gian qua diễn ra phức tạp, dịch bệnh xảy ra nhiều làm cho sảnxuất của người dân gặp nhiều khó khăn Hơn nữa do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh
tế nên giá cả các mặt hàng nông sản giảm điều này làm cho thu nhập của người dâncũng giảm đi, nhất là người nghèo nguồn thu nhập chính của họ là từ nông nghiệp nên
sự ảnh hưởng đó lại nặng nề hơn Điều đó cho thấy trong thời gian tới cần có sự quantâm hơn nữa của các cấp chính quyền trong công tác dự báo, tìm kiếm thị trường đểhàng nông sản có đầu ra ổn định, tạo điều kiện để hộ nghèo yên tâm sản xuất
1.2 MỘT VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ NHCSXH HUYỆN THIỆU HÓA
1.2.1 Sự ra đời và mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của NHCSXH huyện Thiệu Hóa
Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập theo Quyết định số131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằmtách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngânhàng phục vụ người nghèo
Ngân hàng CSXH huyện Thiệu hóa trực thuộc sự quản lý của NHCSXH tỉnhThanh Hóa Ra đời vào năm 2003, tuy tuổi đời còn trẻ nhưng trong nhiều năm qua đãtrở thành một địa chỉ tin cậy của bà con nông dân Mặc dù điều kiện còn nhiều khókhăn nhưng Ngân hàng đang ngày càng mở rộng quy mô hoạt động cũng như nhanhnhạy trong các hoạt động tài chính để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng lớn của hộnghèo và các đối tượng chính sách
Trang 32Ngân hàng CSXH huyện Thiệu Hóa tổ chức bộ máy quản lý theo nguyên tắctập trung dân chủ, theo chế độ một thủ trưởng, hoạt động thống nhất từ trên xuốngdưới và chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc NHCSXH huyện Để hiểu rõ môhình tổ chức hoạt động của NHCSXH huyện Thiệu Hóa, ta xem sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của NHCSXH Thiệu Hóa
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
Hiện nay NHCSXH đang dần dần hoàn thiện mô hình tổ chức của mình Banlãnh đạo của NHCSXH huyện bao gồm 1 Giám đốc, 1 phó Giám đốc cùng chỉ đạo trựctiếp đến các phòng ban sau: Phòng Kế toán – Ngân quỹ và Phòng Kế hoạch – Nghiệp
Ban giám đốc
Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụngPhòng Kế toán –
Ngân quỹ
Trang 33vụ tín dụng kiểm tra kiểm toán nội bộ Với quy mô còn nhỏ song lại hoạt động trongmột địa bàn khá rộng thì bộ máy này còn gặp nhiều khó khăn trong thực tế.
1.2.2 Tình hình lao động của NHCSXH Thiệu Hóa
Đối với bất kỳ tổ chức nào thì việc sắp xếp, bố trí, sử dụng lao động đều ảnhhưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động của đơn vị Với đặc thù hoạt động của ngànhNgân hàng có sự tiếp xúc thường xuyên với khách hàng cũng như các nghiệp vụ Ngânhàng phức tạp thì việc bố trí hơp lý nguồn lực lao động là rất được chú ý
BẢNG 5: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI HUYỆN THIỆU HÓA GIAI ĐOẠN 2007 -2009
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Người % Người % Người %Tổng số CBCNV 10 100 10 100 10 100Theo trình độ
(Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội Thiệu Hóa)
Hiện nay tại NHCSXH Thiệu Hóa có 10 người, trong đó biên chế là 10 ngườiđạt tỷ lệ 100%, không có nhân viên hợp đồng Số lượng cán bộ không biến động trongthời gian qua Xét về mặt chất lượng, 70% có trình độ đại học, 30% có trình độ trungcấp Đây là một con số không cao lắm, trong tương lai lãnh đạo Ngân hàng cần quantâm thường xuyên, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên Tuyvậy nhờ sự cố gắng vươn lên của tập thể nhân viên, trong thời gian qua Ngân hàngluôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
Qua bảng số liêu ta thấy tổng số cán bộ nhân viên là rất ít trong lúc đó khốilượng công việc lại khá lớn với địa bàn hoạt động rộng gồm 31 xã, thị trấn với hơn16.178 đối tượng cho vay vốn thì số lượng cán bộ như vậy là một khó khăn thách thứccho Ngân hàng Do đó có nhiều cán bộ phải kiêm nhiều chức năng khác nhau, trungbình 1 nhân viên tín dụng phải quản lý hơn 1617 đối tượng, dẫn đến hiệu quả hoạt
Trang 34động trong một số lĩnh vực còn nhiều hạn chế Đây là vấn đề mà Ngân hàng và các cơquan có thẩm quyền cần phải xem xét giải quyết.
1.2.3 Những thuận lợi và khó khăn về tình hình thực hiện nhiệm vụ cho vay vốn hộ nghèo tại NHCSXH Thiệu Hóa
1.2.3.1 Thuận lợi
Hoạt động của ngân hàng trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo củacác cấp chính quyền, thêm vào đó có sự hợp tác phối hợp nhiệt tình của các cơ quan tổchức, chính trị xã hội từ huyện tới xã nên ngân hàng đã hoàn thành được các chỉ tiêuđược giao
- Với phương thức cho vay ủy thác bán phần thông qua các tổ chức chính trị xãhội như hội nông dân, hội phụ nữ… đã giúp cho việc quản lý vốn vay được tốt hơn do
họ thông thạo địa bàn, nắm được hoàn cảnh cảnh của các gia đình vay vốn Các hộnghèo vay vốn giao dịch với ngân hàng thông qua các tổ trưởng tổ vay vốn nên tiếtkiệm được thời gian cũng như chi phí
- Các tổ chức đoàn hội cấp huyện đã phối hợp tốt với NHCSXH huyện để thựchiện mục tiêu XĐGN ở huyện nhà, đặc biệt đội ngũ cán bộ hội, tổ vay vốn hoạt độngrất nhiệt tình, có trách nhiệm đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành nhiệm vụcủa ngân hàng
- Trình độ đội ngũ cán bộ được chú trọng cũng là một nhân tố tích cực góp phầnđưa ngân hàng hoàn thành thắng lợi những công việc được giao Đồng thời cán bộnhiệt tình với công việc là một nhân tố quan trọng giúp ngân hàng hoàn thành tốtnhiệm vụ của mình
1.2.3.2 Khó khăn
- Cho vay theo phương thức ủy thác bán phần cho các đoàn hội, trình độ quản
lý của một số cán bộ chuyên trách ở xã còn hạn chế, chưa theo dõi đầy đủ tình hình sửdụng vốn vay trên địa bàn nên ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác cho vay vốn của
hộ nghèo
Địa bàn hoạt động cho vay hộ nghèo rộng lớn, đi lại còn gặp nhiều khó khăn,món vay lại nhỏ lẻ Nhu cầu vay vốn trong dân ngày càng tăng trong khi lực lượng cán
Trang 35bộ tín dụng của ngân hàng mỏng dẫn đến quá tải trong quản lý, ảnh hưởng không nhỏđến kết quả và hiệu quả cho vay.
- Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng trên địa bàn chưa cao, công tác thu hồi nợ,thu lãi còn gặp nhiều khó khăn Tuy có sự chỉ đạo của UBND huyện trong việc xử lý
nợ quá hạn nhưng kết quả đạt được còn rất hạn chế, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao ở một sốđịa bàn Chính điều này đã làm giảm sút hiệu quả của công tác cho vay hộ nghèo ởngân hàng
- Một khó khăn khác ảnh hưởng không nhỏ đến việc cho vay vốn chính sách là
sự biến động mạnh về giá cả thị trường, đặc biệt là những mặt hàng nông cụ, phânbón, thuốc trừ sâu cũng như giá các loại giống cây trồng, con giống, giá hàng tiêudùng… ngoài ra sự hoành hành của dịch bệnh trong những năm qua như cúm gia cầm,
lở mồm long móng đã tác động mạnh đến việc đầu tư vốn và kết quả thu hồi nợ
- Hộ nghèo vay vốn thường có trình độ văn hóa thấp, trình độ khoa học kỹ thuật
về cây trồng vật nuôi còn yếu nên nguồn vốn vay chưa thực sự đem lại hiệu quả nhưmong đợi Đây là một khó khăn thường gặp nhất đối với các hộ đi vay Việc sử dụngvốn vay không có hiệu quả lại ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và trả lãi cho nhân hàng
- Công tác điều tra phân loại hộ nghèo chưa được tiến hành thường xuyên, sốliệu chưa chính xác đã ảnh hưởng đến việc xác định danh sách hộ nghèo vay vốn vàcũng gây khó khăn trong việc xác lập kế hoạch đầu tư vốn cho từng cơ sở
- Và sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, phương tiện trang thiết bị làm việc đã hạnchế phần nào chất lượng hoạt động của Ngân hàng trong thời gian qua