Tình hình biến động về doanh số thu nợ ở NHCSXH Thiệu Hóa

Một phần của tài liệu Khóa luận tình hình cho vay và sử dụng vốn vay ở ngân hàng chính sách xã hội huyện thiệu hóa (Trang 43 - 46)

B. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.3.Tình hình biến động về doanh số thu nợ ở NHCSXH Thiệu Hóa

THIỆU HÓA

Đối với một đơn vị hoạt động không vì mục đích lợi nhuận như NHCSXH Thiệu Hóa thì hiệu quả hoạt động của Ngân hàng được đánh giá qua công tác cho vay, đưa được đồng vốn đến tận tay người nghèo cần vốn và các đối tượng chính sách khác. Tuy

nhiên để thấy được tính an toàn và hiệu quả của đồng vốn cho vay, hiểu rõ hơn về hoạt động thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm qua như thế nào, ta đi xem xét cụ thể về tình hình biến động của doanh số thu nợ từ đó có thể nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trò, vị trí chiến lược của Ngân hàng trong sự phát triển kinh tế xã hội của huyện ngày nay cũng như thời gian sắp tới.

Cụ thể là, tổng thu nợ cho vay hộ nghèo của Ngân hàng năm 2007 là 12.742 triệu đồng, năm 2008 là 13.884 triệu đồng tăng 1.142 triệu đồng hay tăng 8,96% so với năm 2007. Sang năm 2009 đạt 18.824 triệu đồng, tăng 4.940 triệu đồng hay tăng 35,58% so với năm 2008. Đây là một thành tích của Ngân hàng, doanh số thu nợ tăng làm cho tốc độ quay vòng vốn nhanh. Ngân hàng nhanh chóng thu được các khoản nợ theo đúng chỉ tiêu được giao. Đồng thời doanh số thu nợ tăng, chứng tỏ bà con nông dân sản xuất có hiệu quả tạo được lòng tin đối với Ngân hàng, để từ đó khi hộ có nhu cầu vay lại thì Ngân hàng sẽ tạo mọi điều kiện để đáp ứng cho hộ.

Tuy nhiên doanh số thu nợ trong 3 năm vừa qua của Ngân hàng là không cao lắm. Nguyên nhân chủ yếu là do thời gian của các món vay này là chưa nhiều, chưa đến thời hạn trả. Các hộ mới vay để bắt đầu chu kỳ sản xuất, quá trình sản xuất đang còn giữa chừng nên kết quả thu được là chưa đáng kể do vậy họ chưa có điều kiện để trả nợ. Một mặt là do doanh số cho vay của những năm trước, những năm mới đi vào hoạt động là không cao lắm, nên mức độ thu nợ cũng không nhiều, đây là một điều tất yếu trong hoạt động thu nợ của Ngân hàng.

Qua bảng số liệu 8 ta thấy, doanh số thu nợ qua các tổ chức CT – XH tăng dần qua 3 năm, đây là dấu hiệu đáng mừng trong công tác thu hồi vốn. Đặc biệt doanh số thu nợ từ HND và HPN tăng nhiều trong những năm qua. Cụ thể năm 2007 doanh số thu nợ từ HND là 5.721 triệu đồng (chiếm 44,90 % tổng doanh số thu nợ trong năm), năm 2008 là 6.249 triệu đồng (chiếm 45,01% tổng doanh số thu nợ trong năm), tăng 528 triệu đồng hay tăng 9,23% so với năm 2007. Đến năm 2009 đạt 7.564 triệu đồng (chiếm 40,18% tổng doanh số thu nợ trong năm), tăng 1.315 triệu đồng hay tăng 21,04% so với năm 2008). Bên cạnh đó, doanh số thu hồi nợ từ HPN cũng tăng lên và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng doanh số thu nợ.

BẢNG 8: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỀ DOANH SỐ THU NỢ Ở NHCSXH THIỆU HÓA QUA 3 NĂM (2007 – 2009)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % +/- % +/- % Tổng thu nợ 12.742 - 13.884 - 18.824 - 1.142 8,96 4.940 35,58 1. Hội CCB 1.129 8,86 1.306 9,41 2.950 15,67 177 15,68 1.644 125,88 2. Hội ND 5.721 44,90 6.249 45,01 7.564 40,18 528 9,23 1.315 21,04 3. Hội PN 4.609 36,17 4.837 34,84 6.540 34,74 228 4,95 1.703 35,21 4. Đoàn TN 1.283 10,07 1.492 10,75 1.770 9,40 209 16,29 278 18,63

Năm 2007 đạt 4.609 triệu đồng (chiếm 36,17% tổng doanh số thu nợ trong năm), năm 2008 đạt 4.837 triệu đồng (chiếm 34,84% tổng doanh số thu nợ trong năm), tăng 228 triệu đồng hay tăng 4,95% so với năm 2007. Sang đến năm 2009 đạt 6.540 triệu đồng (chiếm 34,74% tổng doanh số thu nợ trong năm), tăng 1.703 triệu đồng hay tăng 35,21% so với năm 2008.

Doanh số thu nợ qua HND và HPN chiếm tỷ lệ cao như vậy là do doanh số cho vay qua 2 tổ chức này chiếm tỷ lệ cao, ở nông thôn nông dân và phụ nữ là những người chiếm tỷ lệ đông nhất, họ là những người tham gia vào tổ chức cũng nhiều nhất. Hơn nữa họ là những người lao động chính trong gia đình nên họ ý thức được trách nhiệm nghĩa vụ của mình khi vay vốn của Ngân hàng. Ngoài ra thái độ làm việc nhiệt tình của những tổ trưởng, hội trưởng ở địa phương cũng là một nguyên nhân quan trọng, họ luôn đôn đốc, nhắc nhở những hộ vay vốn phải trả lãi và hoàn trả vốn vay đúng thời hạn nên doanh số thu nợ của 2 tổ chức này chiếm tỷ lệ cao.

Doanh số thu nợ qua HCCB và ĐTN cũng tăng lên qua các năm, mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đây là dấu hiệu cho thấy sự phối hợp có hiệu quả giữa các tổ chức chính trị xã hội với Ngân hàng và thấy rõ hơn vai trò của các tổ chức này trong công tác cho vay hộ nghèo của địa phương. Từ kết quả đạt được trên đã khẳng định các hộ nghèo nơi đây ngày càng thực hiện tốt kế hoạch sản xuất của mình, sử dụng vốn vay đúng mục đích, đảm bảo tăng thu nhập và hoàn trả được vốn vay cho Ngân hàng, và cũng thể hiện được sự linh hoạt trong công tác cho vay và thu hồi nợ của Ngân hàng, góp phần thực hiện tốt mục tiêu XĐGN của Đảng và Nhà nước ta.

Trước thực tế đó, thời gian tới mỗi cán bộ công nhân viên của Ngân hàng, mỗi tổ trưởng của tổ TK&VV cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác tuyên truyền vận động hộ nghèo vay vốn và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển toàn diện huyện nhà trong thời kỳ đổi mới.

Một phần của tài liệu Khóa luận tình hình cho vay và sử dụng vốn vay ở ngân hàng chính sách xã hội huyện thiệu hóa (Trang 43 - 46)