Giải pháp về lãi suất và thu hồi vốn

Một phần của tài liệu Khóa luận tình hình cho vay và sử dụng vốn vay ở ngân hàng chính sách xã hội huyện thiệu hóa (Trang 62 - 63)

B. CƠ SỞ THỰC TIỄN

3.2.4.Giải pháp về lãi suất và thu hồi vốn

Giải pháp về lãi suất: Một trong những nguyên nhân gây cản trở việc vay vốn của hộ nghèo chính là lãi suất. Tuy lãi suất cho vay đối với người nghèo hiện nay của NHCSXH là rất thấp. Song do mức sống của người nghèo còn không cao. Bởi vậy với lãi suất cho vay ưu đãi như thế, đối với nhiều hộ nghèo nơi đây vẫn là một khó khăn. Chính vì vậy, Ngân hàng cần phải cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi hộ nghèo để quy định mức lãi suất sao cho phù hợp. Cụ thể như:

- Lãi suất cho hộ nghèo vay trung và dài hạn thì cao hơn ngắn hạn.

- Đối với những khách hàng có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cao thì có thể xem xét miễn giảm lãi suất cho họ.

Về công tác thu hồi vốn:

Để thực hiện có hiệu quả công tác xử lý thu hồi nợ, cũng cố phát triển sản xuất, vực dậy các hộ nghèo vay vốn thực sự khó khăn nhưng có thiện chí trả nợ, góp phần làm lành mạnh các quan hệ tín dụng trên địa bàn, từng bước tạo sự bình đẳng giữa các hộ nghèo vay vốn, đồng thời sớm ngăn chặn hiện tượng bùng phát có tính dây chuyền của những hộ vay vốn có tính chây lỳ, trốn tránh nhiệm vụ trả nợ hoặc có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước khoanh nợ, xóa nợ, theo tôi Ngân hàng cần tham khảo một số giải pháp sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền cho trương trình XĐGN, thực hiện vận động thường xuyên để làm chuyển biến nhận thức người nghèo, hộ vay phải hiểu rõ đã vay vốn thì phải có ý thức trả nợ cho Ngân hàng, đặc biệt khơi dậy các yếu tố nội lực của chính bản thân người nghèo, hộ nghèo, từng bước vươn lên hòa nhập với cộng đồng, phải có cơ chế khuyến khích động viên hộ nghèo thoát nghèo, xã vượt nghèo. Đồng thời tiến hành phân loại đối tượng vay vốn và xử lý nợ theo quy định của Chính Phủ.

- Đối với những hộ nghèo vay vốn sản xuất có hiệu quả nhưng cố tình chây lỳ không trả nợ hoặc trả nợ cầm chừng để sử dụng vốn vào việc khác thì Ngân hàng không nên xử lý đại trà. Nếu không làm đến nơi đến chốn sẽ dẫn đến mất tác dụng đồng thời tạo cho hộ vay càng chây lỳ hơn. Do đó Ngân hàng cần chọn ra những hộ vay vốn điển hình, lập đầy đủ hồ sơ, tập hợp những chứng cứ pháp lý đưa ra xét xử theo pháp luật, cương quyết cưỡng chế xử lý để thu nợ. Vừa để ngăn chặn tư tưởng ỷ lại vừa để làm gương cho các hộ khác.

- Gắn trách nhiệm cho vay và thu nợ cụ thể đến từng cán bộ tín dụng của Ngân hàng. Có nghĩa là cán bộ tín dụng nào tiếp xúc với người vay thì chính người đó phải có trách nhiệm thu hồi cả vốn lẫn lãi. Điều này đòi hỏi mỗi cán bộ phải có trách nhiệm đối với từng khoản tiền đã cho vay của Ngân hàng.

- Ngoài ra Ngân hàng nên khoán chỉ tiêu thu hồi nợ cho từng cán bộ tín dụng để họ thực hiện tốt hơn công việc của mình.

Một phần của tài liệu Khóa luận tình hình cho vay và sử dụng vốn vay ở ngân hàng chính sách xã hội huyện thiệu hóa (Trang 62 - 63)