Tình hình biến động nợ quá hạn cho vay hộ nghèo tại NHCSXH

Một phần của tài liệu Khóa luận tình hình cho vay và sử dụng vốn vay ở ngân hàng chính sách xã hội huyện thiệu hóa (Trang 50 - 51)

B. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.4.2.Tình hình biến động nợ quá hạn cho vay hộ nghèo tại NHCSXH

nghèo đạt cân đối, hợp lý thông qua các tổ chức đoàn thể và giữa các ngành, đặc biệt ưu tiên những ngành là thế mạnh của vùng để hộ nghèo ở tất cả các lĩnh vực đều có thể vay vốn đầu tư vào sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, xóa được đói, giảm được nghèo.

2.4.2. Tình hình biến động nợ quá hạn cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Thiệu Hóa Thiệu Hóa

Một vấn đề có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng là tình trạng dư nợ quá hạn. Qua bảng số liệu ta thấy, nợ quá hạn cho vay hộ nghèo năm 2007 là 88 triệu đồng, năm 2008 là 84 triệu đồng, giảm 4 triệu đồng hay giảm 4,55% so với năm 2007. Đến năm 2009 là 362 triệu đồng, tăng 277 triệu đồng hay tăng 329,76% so với năm 2008. Sở dĩ nợ quá hạn năm 2009 tăng cao như vậy một phần là do điều kiện thời tiết khí hậu trong năm có nhiều bất lợi bão lụt, hạn hán xảy ra nhiều làm quá trình sản xuất của bà con gặp khó khăn. Hơn nữa năm 2009 cuộc suy thoái kinh tế ảnh hưởng lớn tới Việt Nam, làm giá cả nông sản giảm mạnh, thu nhập của người dân giảm sút điều đó ảnh hưởng lớn đến việc trả nợ của các hộ nghèo.

Bên cạnh đó, từ những số liệu này ta cũng thấy tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm đã có sự thay đổi. Năm 2007 là 0,16%; năm 2008 giảm xuống còn 0,13% nhưng đến năm 2009 lại tăng lên 0,48%. Tỷ lệ nợ quá hạn tăng đòi hỏi Ngân hàng phải có những chính sách hợp lý làm tốt công tác cho vay và vận động người dân trả nợ đúng hạn làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn có như vậy Ngân hàng mới thật sự phát triển ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu Khóa luận tình hình cho vay và sử dụng vốn vay ở ngân hàng chính sách xã hội huyện thiệu hóa (Trang 50 - 51)