Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện Thiệu Hóa

Một phần của tài liệu Khóa luận tình hình cho vay và sử dụng vốn vay ở ngân hàng chính sách xã hội huyện thiệu hóa (Trang 30)

B. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1.2.5.Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện Thiệu Hóa

Nghèo đói là một vấn đề nan giải không chỉ huyện Thiệu Hóa mà cả nước ta đang phải đối mặt. Đó là một chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Đối với huyện nhà, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp thì càng khó khăn hơn trong công tác xóa đói giảm nghèo. Được sự quan tâm của các cấp Đảng ủy và ban ngành các hộ nghèo đã được hưởng nhiều sự ưu đãi như giảm thuế, miễn giảm học phí, được vay vốn ưu đãi giúp phát triển sản xuất. Trong đó giải pháp về vốn tín dụng mà cụ thể là sự ra đời của NHCSXH huyện là một kết quả đáng ghi nhận, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác xóa đói giảm nghèo. Có nhiều nguyên nhân gây ra nghèo đói như điều kiện tự nhiên không thuận lợi, trình độ dân trí thấp, gia đình neo đơn, đông con, thiếu vốn sản xuất… Thông thường các nguyên nhân này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nếu hộ nghèo không tìm ra được phương kế để thay đổi thì vòng luẩn quẩn của nghèo đói sẽ bám lấy các hộ và họ không thể thoát ra được. Bên cạnh những hộ nằm dưới ngưỡng nghèo còn có một bộ phận lớn các hộ cận nghèo, nếu không tìm ra được phương thức làm ăn phù hợp thì rất dễ dẫn đến tình trạnh tái nghèo. Để biết thêm tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện Thiệu Hóa ta đi vào xem xét bảng sau:

BẢNG 4: TÌNH HÌNH NGHÈO ĐÓI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THIỆU HÓA QUA 3 NĂM (2007 – 2009) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % Tổng số hộ Hộ 46.734 47.672 48.115 938 2,01 443 0,93 Hộ đói nghèo Hộ 8.459 7.866 6.086 -593 -7,01 -1.780 -22,63 Tỷ lệ hộ nghèo % 18,10 16,50 12,65 -1,6 - -3,85 - Số hộ thoát nghèo Hộ 1.345 1.193 780 -152 -11,30 -413 -34,62

(Nguồn: Theo báo cáo tổng kết huyện Thiệu Hóa năm 2009)

Từ số liệu ở bảng 4, ta thấy công tác XĐGN trên địa bàn huyện những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng. Hộ nghèo toàn huyện năm 2007 là 8.459 hộ chiếm 18,10% tổng số hộ. Năm 2008 đã giảm xuống là 7.866 hộ (chiếm 16,50% tổng số

hộ), tương ứng giảm 593 hộ hay giảm 7,01% so với năm 2007. Sang đến năm 2009, giảm xuống còn 6.086 hộ (chiếm 12,65% tổng số hộ) tức giảm được 1.780 hộ hay giảm 22,63% so với năm 2008. Đây là thành công lớn của lãnh đạo và nhân dân toàn huyện. Song thực tế vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc khác dẫn đến tình trạng nghèo đói vẫn còn nguy cơ tiếp diễn: thiên tai, dịch bệnh… Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy được số hộ thoát nghèo toàn huyện trong 3 năm qua (2007 – 2009) đang có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2007 có 1.345 hộ thoát được nghèo. Đến năm 2008 số hộ thoát nghèo là 1.193 hộ giảm 152 hộ hay giảm 11,3% so với năm 2007. Đến năm 2009 là 780 hộ, giảm 413 hộ hay giảm 34,62% so với năm 2008. Sở dĩ như vậy là do điều kiện thời tiết, khí hậu thời gian qua diễn ra phức tạp, dịch bệnh xảy ra nhiều làm cho sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên giá cả các mặt hàng nông sản giảm điều này làm cho thu nhập của người dân cũng giảm đi, nhất là người nghèo nguồn thu nhập chính của họ là từ nông nghiệp nên sự ảnh hưởng đó lại nặng nề hơn. Điều đó cho thấy trong thời gian tới cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền trong công tác dự báo, tìm kiếm thị trường để hàng nông sản có đầu ra ổn định, tạo điều kiện để hộ nghèo yên tâm sản xuất.

1.2. MỘT VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ NHCSXH HUYỆN THIỆU HÓA

1.2.1. Sự ra đời và mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của NHCSXH huyện Thiệu Hóa Thiệu Hóa

Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo.

Ngân hàng CSXH huyện Thiệu hóa trực thuộc sự quản lý của NHCSXH tỉnh Thanh Hóa. Ra đời vào năm 2003, tuy tuổi đời còn trẻ nhưng trong nhiều năm qua đã trở thành một địa chỉ tin cậy của bà con nông dân. Mặc dù điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng đang ngày càng mở rộng quy mô hoạt động cũng như nhanh nhạy trong các hoạt động tài chính để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng lớn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Ngân hàng CSXH huyện Thiệu Hóa tổ chức bộ máy quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ, theo chế độ một thủ trưởng, hoạt động thống nhất từ trên xuống dưới và chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc NHCSXH huyện. Để hiểu rõ mô hình tổ chức hoạt động của NHCSXH huyện Thiệu Hóa, ta xem sơ đồ sau:

Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của NHCSXH Thiệu Hóa

: Quan hệ trực tuyến. : Quan hệ chức năng.

Hiện nay NHCSXH đang dần dần hoàn thiện mô hình tổ chức của mình. Ban lãnh đạo của NHCSXH huyện bao gồm 1 Giám đốc, 1 phó Giám đốc cùng chỉ đạo trực tiếp đến các phòng ban sau: Phòng Kế toán – Ngân quỹ và Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ

Ban giám đốc

Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng Phòng Kế toán –

tín dụng kiểm tra kiểm toán nội bộ. Với quy mô còn nhỏ song lại hoạt động trong một địa bàn khá rộng thì bộ máy này còn gặp nhiều khó khăn trong thực tế.

1.2.2. Tình hình lao động của NHCSXH Thiệu Hóa

Đối với bất kỳ tổ chức nào thì việc sắp xếp, bố trí, sử dụng lao động đều ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động của đơn vị. Với đặc thù hoạt động của ngành Ngân hàng có sự tiếp xúc thường xuyên với khách hàng cũng như các nghiệp vụ Ngân hàng phức tạp thì việc bố trí hơp lý nguồn lực lao động là rất được chú ý.

BẢNG 5: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THIỆU HÓA GIAI ĐOẠN 2007 -2009

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Người % Người % Người % Tổng số CBCNV 10 100 10 100 10 100 Theo trình độ - Đại học 7 70 7 70 7 70 - Trung cấp 3 30 3 30 3 30 Theo giới tính - Nam 4 40 4 40 4 40 - Nữ 6 60 6 60 6 60

(Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội Thiệu Hóa)

Hiện nay tại NHCSXH Thiệu Hóa có 10 người, trong đó biên chế là 10 người đạt tỷ lệ 100%, không có nhân viên hợp đồng. Số lượng cán bộ không biến động trong thời gian qua. Xét về mặt chất lượng, 70% có trình độ đại học, 30% có trình độ trung cấp. Đây là một con số không cao lắm, trong tương lai lãnh đạo Ngân hàng cần quan tâm thường xuyên, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên. Tuy vậy nhờ sự cố gắng vươn lên của tập thể nhân viên, trong thời gian qua Ngân hàng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Qua bảng số liêu ta thấy tổng số cán bộ nhân viên là rất ít trong lúc đó khối lượng công việc lại khá lớn với địa bàn hoạt động rộng gồm 31 xã, thị trấn với hơn 16.178 đối tượng cho vay vốn thì số lượng cán bộ như vậy là một khó khăn thách thức cho Ngân hàng. Do đó có nhiều cán bộ phải kiêm nhiều chức năng khác nhau, trung bình 1 nhân viên tín dụng phải quản lý hơn 1617 đối tượng, dẫn đến hiệu quả hoạt động

trong một số lĩnh vực còn nhiều hạn chế. Đây là vấn đề mà Ngân hàng và các cơ quan có thẩm quyền cần phải xem xét giải quyết.

1.2.3. Những thuận lợi và khó khăn về tình hình thực hiện nhiệm vụ cho vay vốn hộ nghèo tại NHCSXH Thiệu Hóa vay vốn hộ nghèo tại NHCSXH Thiệu Hóa

1.2.3.1. Thuận lợi

Hoạt động của ngân hàng trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, thêm vào đó có sự hợp tác phối hợp nhiệt tình của các cơ quan tổ chức, chính trị xã hội từ huyện tới xã nên ngân hàng đã hoàn thành được các chỉ tiêu được giao.

- Với phương thức cho vay ủy thác bán phần thông qua các tổ chức chính trị xã hội như hội nông dân, hội phụ nữ… đã giúp cho việc quản lý vốn vay được tốt hơn do họ thông thạo địa bàn, nắm được hoàn cảnh cảnh của các gia đình vay vốn. Các hộ nghèo vay vốn giao dịch với ngân hàng thông qua các tổ trưởng tổ vay vốn nên tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí.

- Các tổ chức đoàn hội cấp huyện đã phối hợp tốt với NHCSXH huyện để thực hiện mục tiêu XĐGN ở huyện nhà, đặc biệt đội ngũ cán bộ hội, tổ vay vốn hoạt động rất nhiệt tình, có trách nhiệm đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành nhiệm vụ của ngân hàng.

- Trình độ đội ngũ cán bộ được chú trọng cũng là một nhân tố tích cực góp phần đưa ngân hàng hoàn thành thắng lợi những công việc được giao. Đồng thời cán bộ nhiệt tình với công việc là một nhân tố quan trọng giúp ngân hàng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

1.2.3.2. Khó khăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cho vay theo phương thức ủy thác bán phần cho các đoàn hội, trình độ quản lý của một số cán bộ chuyên trách ở xã còn hạn chế, chưa theo dõi đầy đủ tình hình sử dụng vốn vay trên địa bàn nên ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác cho vay vốn của hộ nghèo.

Địa bàn hoạt động cho vay hộ nghèo rộng lớn, đi lại còn gặp nhiều khó khăn, món vay lại nhỏ lẻ. Nhu cầu vay vốn trong dân ngày càng tăng trong khi lực lượng cán

bộ tín dụng của ngân hàng mỏng dẫn đến quá tải trong quản lý, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả cho vay.

- Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng trên địa bàn chưa cao, công tác thu hồi nợ, thu lãi còn gặp nhiều khó khăn. Tuy có sự chỉ đạo của UBND huyện trong việc xử lý nợ quá hạn nhưng kết quả đạt được còn rất hạn chế, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao ở một số địa bàn. Chính điều này đã làm giảm sút hiệu quả của công tác cho vay hộ nghèo ở ngân hàng.

- Một khó khăn khác ảnh hưởng không nhỏ đến việc cho vay vốn chính sách là sự biến động mạnh về giá cả thị trường, đặc biệt là những mặt hàng nông cụ, phân bón, thuốc trừ sâu cũng như giá các loại giống cây trồng, con giống, giá hàng tiêu dùng… ngoài ra sự hoành hành của dịch bệnh trong những năm qua như cúm gia cầm, lở mồm long móng đã tác động mạnh đến việc đầu tư vốn và kết quả thu hồi nợ.

- Hộ nghèo vay vốn thường có trình độ văn hóa thấp, trình độ khoa học kỹ thuật về cây trồng vật nuôi còn yếu nên nguồn vốn vay chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong đợi. Đây là một khó khăn thường gặp nhất đối với các hộ đi vay. Việc sử dụng vốn vay không có hiệu quả lại ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và trả lãi cho nhân hàng.

- Công tác điều tra phân loại hộ nghèo chưa được tiến hành thường xuyên, số liệu chưa chính xác đã ảnh hưởng đến việc xác định danh sách hộ nghèo vay vốn và cũng gây khó khăn trong việc xác lập kế hoạch đầu tư vốn cho từng cơ sở.

- Và sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, phương tiện trang thiết bị làm việc đã hạn chế phần nào chất lượng hoạt động của Ngân hàng trong thời gian qua.

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY Ở NHCSXH HUYỆN THIỆU HÓA

2.1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHCSXH THIỆU HÓA

Huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng và nó là tiền đề của nghiệp vụ cho vay. Hoạt động với mục đích xã hội là chính nên nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu là ngân sách của TU. Căn cứ vào bảng 6 ta thấy, tổng nguồn vốn huy động được của NHCSXH Thiệu Hóa tăng nhanh qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2007, tổng nguồn vốn Ngân hàng huy động được là 62.109 triệu đồng, sang năm 2008 đạt 106.128 triệu đồng tăng 44.019 triệu đồng hay tăng 70,87% so với năm 2007. Đến năm 2009 tiếp tục tăng lên, đạt 145.566 triệu đồng, tăng 40.438 triệu đồng hay tăng 38,10% so với năm 2008. Sở dĩ có sự tăng mạnh về nguồn vốn huy động ở Ngân hàng là do những năm qua Ngân hàng luôn nhận được sự quan tâm ưu ái của Đảng và Nhà nước, của các cấp chính quyền, đầu tư cho phát triển toàn diện tỉnh Thanh Hóa và huyện Thiệu Hóa nói riêng.

Mặt khác, từ khi thành lập cho tới nay NHCSXH huyện đã thực sự lớn mạnh về cách thức tổ chức quản lý, từ đó Ngân hàng đã mạnh dạn triển khai công tác huy động tiết kiệm, đổi mới phong cách giao dịch, tập trung huy động tiết kiệm thông qua tổ TK&VV. Cụ thể, năm 2007 nguồn vốn huy động được từ tổ TK&VV là 1.027 triệu đồng (chiếm 1,65% tổng số nguồn vốn huy động trong năm). Đến năm 2008 đạt 1.899 triệu đồng, tăng 872 triệu đồng hay tăng 84,91% so với năm 2007. Sang đến năm 2009, đạt 2.941 triệu đồng tăng 1.042 triệu đồng hay tăng 54,87% so với năm 2008. Đây là dấu hiệu cho thấy Ngân hàng đã thực sự tạo cho mình một chỗ đứng trong lòng người dân địa phương, đặc biệt là các hộ nghèo vay vốn. Mặc dù tỷ lệ này không cao trong tổng nguồn vốn huy động được của Ngân hàng nhưng đã bước đầu khẳng định sự lớn mạnh của Ngân hàng cả về quy mô cũng như chất lượng tín dụng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng đã tích cực triển khai công tác huy động vốn từ nguồn NSĐP, đặc biệt coi trọng nguồn vốn từ khu vực dân cư, nhằm đảm bảo cân đối nguồn vốn để mở rộng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo kế hoạch, từng bước nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo sự tăng trưởng vững chắc và lâu dài.

BẢNG 6: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THIỆU HÓA GIAI ĐOẠN 2007 – 2009

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % +/- % +/- %

Tổng số 62.109 100,00 106.128 100,00 146.566 100,00 44.019 70,87 40.438 38,10 1. Từ NHCSXHVN 56.490 90,95 95.428 89,92 130.670 89,15 38.938 68,93 35.242 36,93 2. Từ NSĐP 4.592 7,39 8.801 8,29 12.955 8,84 4.209 91,66 4.154 47,20 3. Từ tổ TK&VV 1.027 1,65 1.899 1,79 2.941 2,01 872 84,91 1.042 54,87

Trong những năm gần đây, nguồn vốn huy động từ ngân sách địa phương chiếm một tỷ lệ không cao lắm khoảng 8% trong tổng nguồn vốn huy động. Thiệu Hóa là một huyện nghèo ngân sách còn hạn chế, nguồn vốn huy động được như vậy đã là rất thành công cho Ngân hàng. Điều này cũng cho thấy sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương đến công tác XĐGN, xem đây thực sự là chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa chiến lược quan trọng.

Trong 3 năm qua thì nguồn vốn huy động được từ NSNN chiếm tỷ trọng lớn nhất và liên tục tăng nhanh qua các năm, năm sau luôn tăng cao hơn năm trước, luôn chiếm khoảng 90% tổng nguồn vốn huy động được. Đây là sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề XĐGN của một huyện còn nhiều khó khăn như huyện Thiệu Hóa.

Nhìn chung, vốn từ dân cư là một nguồn huy động đầy tiềm năng của Ngân hàng, vì vậy trong những năm tới NHCSXH huyện cần tích cực hơn nữa trong công tác huy động vốn tại địa phương, cần có những chính sách lãi suất thích hợp nhằm khuyến khích, thu hút được lượng vốn nhàn rỗi trong dân bên cạnh nguồn vốn huy động từ tổ

Một phần của tài liệu Khóa luận tình hình cho vay và sử dụng vốn vay ở ngân hàng chính sách xã hội huyện thiệu hóa (Trang 30)