Tình hình biến động về doanh số cho vay hộ nghèo ở NHCSXH

Một phần của tài liệu Khóa luận tình hình cho vay và sử dụng vốn vay ở ngân hàng chính sách xã hội huyện thiệu hóa (Trang 39 - 43)

B. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.Tình hình biến động về doanh số cho vay hộ nghèo ở NHCSXH

NHCSXH THIỆU HÓA

Doanh số cho vay là một trong những chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của Ngân hàng. Doanh số cho vay lớn chứng tỏ Ngân hàng càng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân. Trong số các chương trình cho vay thì cho vay hộ nghèo chiếm tỷ lệ lớn nhất. Tùy theo mỗi ngành, mỗi quy mô sản xuất mà nhu cầu phát triển về vốn sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung lượng vốn mà hộ nghèo có khả năng vay và trả là rất nhỏ so với các hộ sản xuất kinh doanh khác. Để thấy được quy mô và cơ cấu cho vay của Ngân hàng, ta xét bảng sau:

Qua số liệu ở bảng 7 ta thấy doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm. Năm 2007 doanh số cho vay đạt 23.845 triệu đồng, năm 2008 đạt 24.245 triệu đồng, tăng 400 triệu đồng hay tăng 1,68% so với năm 2007. Sang đến năm 2009 đạt 28.237 triệu đồng,

tăng 3.992 triệu đồng hay tăng 16,47% so với năm 2008. Doanh số cho vay hộ nghèo tăng là do phạm vi hoạt động của Ngân hàng đã được mở rộng khắp 31 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Ngân hàng đã thực sự chủ động về nguồn vốn, linh hoạt trong việc đưa vốn đến người nghèo, và chứng tỏ Ngân hàng đã tiếp cận được và tạo niềm tin đối với các hộ nghèo là khách hàng chính, làm cho hộ nghèo yên tâm vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Hơn nữa tốc độ tăng doanh số cho vay năm sau luôn cao hơn năm trước, điều này thể hiện NHCSXH huyện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tốc độ tăng trưởng cao, năng lực tài chính của Ngân hàng đang từng bước lớn mạnh, cơ bản đã đáp ứng tốt các nhu cầu về vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện. Từng bước khẳng định vị thế của Ngân hàng trong việc thực hiện kênh tín dụng ưu đãi, góp phần vào công cuộc XĐGN ở địa phương.

Bên cạnh đó, việc tăng nhanh của doanh số cho vay nói chung và doanh số cho vay hộ nghèo nói riêng trong những năm qua cũng là nhờ sự thay đổi của các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho cả Ngân hàng và khách hàng, giúp đỡ hộ nghèo tiếp cận gần với Ngân hàng, mạnh dạn hơn trong việc vay vốn đầu tư sản xuất.

Cùng với sự tăng lên về doanh số cho vay thì số lượt hộ vay vốn có sự biến động đáng kể. Cụ thể năm 2007 là 3.382 hộ, năm 2008 là 2.316 hộ, giảm 1.066 hộ hay giảm 31,52 % so với năm 2007. Trong năm 2008 số lượt hộ vay vốn giảm là do ngoài vay vốn hộ nghèo còn có nhiều chương trình vay khác nữa như vay học sinh, sinh viên, vay nước sạch, vay xuất khẩu lao động... nguồn vốn lại phụ thuộc vào ngân sách nhà nước nên không thể đáp ứng được hết nhu cầu của các hộ nghèo. Sang đến năm 2009 có 2.547 hộ vay vốn, tăng 231 hộ hay tăng 9,97% so với năm 2008. Số hộ vay đang có xu hướng tăng nguyên nhân khách quan là do chính sách ưu đãi về lãi suất đối với hộ nghèo vay vốn của Ngân hàng đã thực sự có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực có lợi cho người dân, và đây cũng chính là sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động.

BẢNG 7: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỀ DOANH SỐ CHO VAY HỘ NGHÈO Ở NHCSXH THIỆU HÓA QUA 3 NĂM (2007 – 2009)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % +/- % +/- %

1. Tổng doanh số cho vay 23.845 - 24.245 - 28.237 - 400 1,68 3.992 16,47 - Hội CCB 3.929 16,48 3.197 13,19 4.300 15,23 -732 -18,63 1.103 34,50 - Hội ND 9.564 40,11 10.346 42,67 11.575 40,99 782 8,18 1.229 11,88 - Hội PN 9.273 38,89 9.482 39,11 11.038 39,09 209 2,25 1.556 16,41 - Đoàn TN 1.079 4,52 1.220 5,03 1,324 4,69 141 13,07 104 8,52 2. Số hộ vay vốn (hộ) 3.382 - 2.316 - 2.547 - -1.066 -31,52 231 9,97

Bên cạnh đó, ta thấy lượng vay vốn bình quân/hộ cũng có xu hướng tăng lên. Năm 2007 bình quân/hộ là 7,05 triệu đồng; năm 2008 là 10,47 triệu đồng, tăng 3,42 triệu đồng hay tăng 48,48% so với năm 2007. Đến năm 2009 là 11,09 triệu đồng tăng 0,62 triệu đồng hay tăng 0,66% so với năm 2008. Lượng vốn vay bình quân/hộ tăng chứng tỏ khả năng đáp ứng được nguồn vốn của Ngân hàng và cũng chứng tỏ các hộ nghèo đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất, đây là một tín hiệu lạc quan đối với công tác XĐGN trên địa bàn huyện.

Để đảm bảo thuận lợi cho việc thu lãi và hoàn trả vốn vay của hộ nghèo, đồng thời đảm bảo sự công bằng về chính sách ưu đãi tín dụng của Đảng và Nhà nước ta thực sự đến được với hộ nghèo, những năm qua NHCSXH Thiệu Hóa đã thực hiện ủy thác cho vay từng phần qua các tổ chức CT – XH và đã đạt được những kết quả khả quan. Đây chính là sự hợp lý hóa về điều kiện được vay vốn của người nghèo và thể hiện được sự quan tâm phối hợp giữa các ban ngành, các cấp chính quyền địa phương trong hoạt động cho vay phục vụ người nghèo, nhằm phát triển kinh tế xã hội huyện nhà.

Qua bảng số liệu 7 ta thấy lượng vốn cho vay ủy thác qua các tổ chức CT – XH liên tục tăng trong 3 năm qua. Trong đó cho vay ủy thác qua hội nông dân (HND) và hội phụ nữ (HPN) chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh số cho vay. Năm 2007, doanh số cho vay ủy thác qua HND là 9.546 triệu đồng (chiếm 40,11%), năm 2008 là 10.364 triệu đồng (chiếm 42,67%) , tăng 782 triệu đồng hay tăng 8,18% so với năm 2007. Đến năm 2009 đạt 11.575 triệu đồng (chiếm 40,99%), tăng 1.229 triệu đồng hay tăng 11,88% so với năm 2008. Trong các tổ chức nhận ủy thác của Ngân hàng thì HND có tổng doanh số cho vay lớn nhất, đây là hội có vai trò quan trọng trong công tác cho vay của Ngân hàng đối với người nghèo bởi vì HND tiếp xúc trực tiếp với bà con nông dân, ngoài vai trò là trung gian vay vốn cho các thành viên trong hội, hội còn cung cấp các kiến thức, tập huấn cho các đối tượng vay kỹ thuật về cây trồng vật nuôi.

Bên cạnh đó doanh số cho vay ủy thác qua HPN cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Năm 2007 là 9.273 triệu đồng (chiếm 38,89%), năm 2008 là 9.842 triệu đồng (chiếm 39,11%), tăng 209 triệu đồng hay tăng 2,25% so với năm 2007. Đến năm 2009 là 11.038 triệu đồng (chiếm 39,09%), tăng 1.556 triệu đồng hay tăng 16,41% so với năm 2008.

Doanh số cho vay thông qua HPN cũng tăng lên hàng năm. Sở dĩ như vậy là do nguồn vốn mà chị em phụ nữ đứng ra vay thường được bảo vệ chắc chắn hơn, không tiêu pha vào các lĩnh vực không phục vụ cho quá trình sản xuất. Chính vì vậy, ngày nay NHCSXH huyện đang có chủ trương cho vay thông qua HPN ngày càng nhiều.

So với doanh số cho vay hộ nghèo ủy thác qua HND và HPN thì doanh số cho vay ủy thác qua hội cựu chiến binh (HCCB) và đoàn thanh niên (ĐTN) chiếm một tỷ lệ nhỏ tuy nhiên vẫn có sự tăng lên qua các năm, do tỷ lệ người tham gia vào 2 tổ chức này không nhiều, hơn nữa mức độ được hỗ trợ các kiến thức về kỹ thuật sản xuất ít nên doanh số cho vay thông qua 2 tổ chức này không cao. Tuy nhiên đây cũng là một thành công mang tính khách quan của Ngân hàng trong việc phối hợp hoạt động với các ban ngành liên quan để đạt hiệu quả hơn trong việc đưa đồng vốn đến tận tay người nghèo cần vốn.

Việc cho vay vốn thông qua các tổ chức CT – XH hiện nay là rất hợp lý vì thông qua các hội này nguồn vốn của Ngân hàng sẽ được quản lý một cách chặt chẽ hơn. Như vậy người dân sẽ giao dịch với Ngân hàng ít hơn, đỡ tốn thời gian và chi phí của người dân cũng như của Ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần quan tâm đến lợi ích của các cán bộ phụ trách các hội để nguồn vốn của Ngân hàng được họ quản lý tốt nhất.

Tóm lại, qua bảng 7 ta thấy doanh số cho vay hộ nghèo của Ngân hàng đã có sự tăng lên trong 3 năm qua. Trong đó doanh số cho vay ủy thác bán phần qua các tổ chức CT – XH chiếm tỷ lệ lớn là HND và HPN. Song trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công cuộc đổi mới nông nghiệp nông thôn nói riêng và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung thì điều mà Ngân hàng nên quan tâm xem xét là phải làm sao để có sự đầu tư vốn thích hợp, cân đối giữa các ngành để có thể phát huy triệt để mọi tiềm năng của địa phương, tránh hiện tượng đầu tư lệch hướng, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế một cách ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu Khóa luận tình hình cho vay và sử dụng vốn vay ở ngân hàng chính sách xã hội huyện thiệu hóa (Trang 39 - 43)