Về phía Ngân hàng

Một phần của tài liệu Khóa luận tình hình cho vay và sử dụng vốn vay ở ngân hàng chính sách xã hội huyện thiệu hóa (Trang 66)

B. CƠ SỞ THỰC TIỄN

3.3.2.1. Về phía Ngân hàng

- Cần tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo trong việc vay vốn, hướng dẫn họ sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.

- Ngân hàng cần có những tính toán cụ thể để lịch trình giải ngân phù hợp với thời vụ sản xuất kinh doanh của bà con.

- Cán bộ tín dụng cần phải kiểm tra thẩm định chặt chẽ tính khả thi của các dự án xin vay trước khi quyết định cho vay.

- Cán bộ tín dụng cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra định kỳ về tình hình sử dụng vốn, tư vấn cho khách hàng về việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả.

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm giúp đỡ hộ nghèo mở rộng sản xuất, tiếp cận được với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng tốt các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh: vốn, giống, phân bón, lao động…, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

3.3.2.2. Về phía hộ nghèo

Để nguồn vốn vay thực sự đem lại hiệu quả thì đầu tiên nó phụ thuộc rất lớn vào sự cố gắng vươn lên của bản thân mỗi hộ. Nguồn vốn không phải là nguồn trợ cấp, do đó buộc bản thân mỗi hộ phải chịu khó làm ăn, tìm tòi học hỏi kinh nghiệm để nguồn vốn vay thực sự đem lại hiệu quả.

- Trước khi có ý định vay vốn, mỗi hộ nên vạch ra cho mình một phương án sản xuất, mục đích sản xuất, cụ thể sẽ làm gì, trồng cây gì, nuôi cây gì… Sau đó cần tính toán một cách chi tiết các chi phí cần thiết để thực hiện phương án đó, kiểm tra vốn tự có của mình là được bao nhiêu trong tổng chi phí của dự án và xác định đúng số vốn cần vay. Điều quan trọng là phải xác định được nhu cầu của thị trường về sản phẩm đang định sản xuất để từ đó có những phương hướng sản xuất thích hợp, đạt được kết quả như mong muốn.

- Phải có kế hoạch sử dụng đúng mục đích, tiến hành sản xuất ngay khi có vốn, trên thực tế nhiều hộ nghèo khi vay được tiền không dùng ngay vào sản xuất mà đã chi tiêu cho những nhu cầu khác dẫn đến hao hụt và thiếu vốn đầu tư làm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động sản xuất.

- Trong quá trình sản xuất kinh doanh các hộ cần có sự hoạch toán thu chi rõ ràng.

- Các hộ nghèo phải tranh thủ tiếp thu các ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nên sử dụng các giống vật nuôi cây trồng có chất lượng tốt.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.1. KẾT LUẬN

Việc đẩy lùi được đói nghèo trong thực tiễn đất nước ta hiện nay không phải là công việc đơn giản, ngày một ngày hai, đó là công việc của cả đất nước, và mọi người đều phải có trách nhiệm đối với mọi thành viên trong xã hội. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay người nghèo đã nhận được rất nhiều sự ưu đãi từ phía Nhà nước cũng như toàn thể nhân dân trong cả nước. Thông qua các chương trình ủng hộ đồng bào khó khăn, qua các dự án XĐGN của Nhà nước, nguồn vốn đã được cung cấp, bù đắp phần nào những khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống của người dân nghèo. Sau quá trình thực tập tại NHCSXH Thiệu Hóa tôi rút ra một số kết luận:

Tỷ lệ hộ đói nghèo trên địa bàn huyện còn cao – trên 12%. Cán bộ và nhân dân của huyện vẫn đang gặp nhiều khó khăn do gặp nhiều diễn biến phức tạp của thời tiết, khí hậu, dịch bệnh trong những năm trở lại đây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân, làm cho công tác XĐGN của huyện nhà gặp không ít khó khăn.

Hiện nay số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn rất lớn nhưng Ngân hàng CSXH chưa đáp ứng được, một bộ phận dân nghèo chưa tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng. Do đó trong thời gian tới, Ngân hàng cần chú trọng phát huy nguồn lực sẵn có của địa phương thông qua các hình thức gửi tiết kiệm.

Người dân nghèo đã có một lợi thế rất lớn khi NHCSXH huyện Thiệu hóa đó là có thêm nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất theo nguyện vọng của mình. Trong hoàn cảnh của các hộ nghèo hiện nay nguồn vốn vay thực sự có ích rất lớn bởi người dân đa phần không tích lũy được vốn để sử dụng vào các mục đích đầu tư. Tuy nhiên trong quá trình vay và sử dụng nguồn vốn vay của hộ vẫn còn nhiều vấn đề cần phải xem xét.

Một số hộ đã có cố gắng nhiều trong hoạt động sản xuất của mình sử dụng nguồn vốn vay hợp lý, thêm vào đó hộ đã chăm chỉ làm ăn nên đã có những thành công nhất định, kinh tế của hộ ngày càng vững mạnh, có thể trả nợ cho Ngân hàng và vươn lên thoát khỏi ngưỡng đói nghèo. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những hộ sử dụng nguồn vốn vay chưa có hiệu quả. Vốn vay được sử dụng vào các mục đích như mua sắm phương tiện sinh hoạt, trả nợ…, việc đầu tư chỉ dừng lại ở mức thấp nên quy mô sản

xuất còn nhỏ lẻ, theo lối tự cung tự cấp là chính mà sản xuất của hộ chưa theo hướng sản xuất hàng hóa nên hiệu quả mang lại còn khiêm tốn. Bộ phận những hộ này không những không thu được gì từ hoạt động đầu tư nguồn vốn vay mà làm mất cả vốn, làm cho các hộ không thoát được nghèo mà càng trở nên khó khăn thậm chí không trả nợ nổi cho Ngân hàng.

Quy mô sản xuất của các hộ nghèo vay vốn nói riêng và của các hộ nông dân trên địa bàn huyện còn nhỏ bé. Nguồn thu của người dân chủ yếu là từ nông nghiệp, ngành nghề phụ không phát triển nên thu nhập và đời sống của người dân còn rất thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Trong sản xuất nông nghiệp thì trình độ cơ giới hóa đồng ruộng chưa cao, vốn đầu tư của người dân còn rất khiêm tốn. Người dân chủ yếu sản xuất theo hướng tự cung tự cấp mà chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu của thị trường để đưa sản xuất của hộ phát triển theo xu thế hàng hóa.

Vay vốn và để nguồn vốn vay thực sự đem lại hiệu quả là cả một quá trình khó khăn, đòi hỏi ý chí quyết tâm vươn lên của mỗi hộ nghèo. Nếu mỗi hộ nghèo chỉ có tư tưởng ỷ lại, hoàn toàn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước thì sẽ không bao giờ thoát nghèo được.

1.2. KIẾN NGHỊ

1.2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước và chính quyền địa phương

- Đối với nhà nước: Cần có chính sách khuyến khích đảm bảo cho người nghèo vay vốn yên tâm, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất như: chính sách trợ giá hàng hóa nông sản, khuyến nông – khuyến lâm – khuyến ngư, cung cấp các kênh thông tin về thị trường, giá cả, thời tiết, dịch bệnh,…, tạo điều kiện hạn chế thấp nhất mọi rủi ro có thể xảy ra trong sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra Nhà nước cũng cần hoàn thiện hơn nữa một số chính sách như: chính sách quy hoạch đất đai, chính sách lao động và việc làm…

Đối với chính quyền địa phương:

+ Xóa Đói Giảm Nghèo vừa là một nhiệm vụ có tính chất cấp bách vừa có tính lâu dài, do đó đề nghị các cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm và có những chương trình, giải pháp thiết thực hơn nữa để Xóa Đói Giảm Nghèo thực sự trở thành phong trào sâu rộng trong quần chúng nhân dân.

+ Đề nghị HĐND, UBND các cấp trích một phần trách nhiệm chi thường xuyên ngân sách địa phương chuyển sang ngân hàng chính sách xã hội lập quỹ cho vay Xóa Đói Giảm Nghèo.

+ Hằng năm tổ chức việc điều tra hộ đói nghèo và phân tích nguyên nhân để có giải pháp, kế hoạch đầu tư phù hợp với từng địa bàn, hướng dẫn tập trung đầu tư vào những nguyên nhân đói nghèo bức xúc của vùng.

Đề nghị thường xuyên cũng cố đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo, tổ chức tập huấn các kiến thức cơ bản về định hướng phát triển của địa phương, kiến thức sản xuất và cách tổ chức thực hiện các chương trình. Và nhất là tăng thêm chế độ phụ cấp để họ tiếp tục làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt mọi công tác XĐGN tại địa phương.

+ Cần tạo điều kiện cho hộ nghèo có thể vay vốn như đã quy đnh. Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm kết hợp với cán bộ tín dụng của Ngân hàng về việc thẩm định, kiểm tra trong quá trình vay vốn, giúp cán bộ của Ngân hàng xử lý nợ khó đòi hoặc các trường hộ trốn nợ. Cần tuyên truyền động viên bà con vay vốn trả nợ đúng kỳ hạn cho Ngân hàng. Cần quan tâm hơn nữa đến tình hình sản xuất của các hộ nghèo và cần có thêm những dịch vụ hỗ trợ cho bà con trong quá trình sản xuất.

1.2.2. Kiến nghị đối với NHCSXH Thiệu Hóa

- Cần tinh giảm hơn nữa trong việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục cho vay vốn, hạn chế tối đa việc đi lại của nhân dân và cán bộ tín dụng

- Tăng cường tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Ngân hàng và cán bộ liên quan đến công tác XĐGN.

- Trang bị thêm vật chất kỹ thuật đảm bảo giao dịch kịp thời, nhất là trang bị cho các tổ chức giao dịch lưu động.

- Cần có sự điều chỉnh hợp lý lại tỷ lệ phân chia phí ủy thác cho cấp hội theo hướng ưu tiên cho cơ sở nhiều hơn.

- Ngân hàng phải hường xuyên chỉ đạo và thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng hoạt động hộ vay vốn đối với hộ nghèo, đồng thời kiểm tra chặt chẽ sử dụng vốn vay của các hộ nghèo để tránh tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích.

- Tiếp cận gần gũi khách hàng hơn nữa, giúp đỡ khách hàng về cách thức làm ăn, hướng dẫn họ làm ăn có hiệu quả, nắm bắt kịp thời các thông tin về khách hàng (hộ nghèo và các đối tượg chính sách khác) để từ đó giải quyết cho vay nhanh chóng, đúng chế độ, tránh thất thoát vốn.

1.2.3. Đối với hộ nghèo vay vốn và các tổ chức hội – đoàn thể

- Đối với các tổ chức hội, Đoàn thể:

+ Đề nghị các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác bán phần tăng cường phối hợp với cán bộ chuyên trách Xóa Đói Giảm Nghèo, tham mưu cho UBND các xã, thị trấn bình xét vay vốn đúng đối tượng, công khai, rõ ràng, nên ưu tiên cho những hộ nghèo có sức lao động, có đầu óc sản xuất nhưng thiếu vốn làm ăn.

+ Các hội cơ sở cần phối hợp, chủ động đề xuất với chính quyền địa phương xử lý các món nợ khó đòi, không chịu trả nợ trên địa bàn, góp phần làm trong sạch dư nợ của cấp hội quản lý.

- Đối với hộ nghèo vay vốn

+ Cần sử dụng vốn vay đúng mục đích, phải trung thực, không nên lập các thủ tục giả để vay vốn cho những mục đích không chính đáng.

+ Phải hoàn trả vốn đúng thời hạn cả gốc lẫn lãi để tạo điều kiện cho Ngân hàng quay nhanh vòng vốn cho lần sau, không nên có thái độ chây ỳ.

+ Trường hợp nếu gặp rủi ro trong quá trình sản xuất, không thể hoàn trả nợ đúng thời hạn vay cho Ngân hàng thì phải làm đơn xin gia hạn nợ kịp thời, trường hợp đặc biệt có thể xin khoanh nợ để có biện pháp khắc phục kịp thời.

+ Bản thân hộ nghèo phải tự nỗ lực vươn lên, luôn tìm hiểu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, sử dụng giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất ngày càng có hiệu quả cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS, TS Phùng Thị Hồng Hà, Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, đại học kinh tế huế.

2. Nguyễn Quang Phục, bài giảng nguyên lý phát triển nông thôn, đại học kinh tế Huế (9/2009).

3. Báo cáo tình hình kinh tế và niên giám thống kê huyện Thiệu Hóa qua các năm 2007 – 2009.

4. Một số luận văn, báo cáo, tài liệu tham khảo khác. 5. Các trang website.

Một phần của tài liệu Khóa luận tình hình cho vay và sử dụng vốn vay ở ngân hàng chính sách xã hội huyện thiệu hóa (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w