luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài
Trang 1tài này, ngoài sự cố gắng bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy
cô giáo trong nhà trường cùng các cô, các chú, các anh chị và các bác trong banlãnh đạo huyện Yên Thành
Trước hết, tôi xin cảm ơn quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho tôi trongsuốt thời gian học tập tại trường Đại Học Kinh Tế Huế Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến cô giáo Th.s Phạm Thị Thanh Xuân - người đã trực tiếp hướng
dẫn tôi hoàn thành đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, các bác trong phòng NôngNghiệp huyện Yên Thành đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốtthời gian thực tập tại phòng Nông Nghiệp
Xin gửi những lời cảm ơn chân thành tới các hộ sản xuất, các hộ bán lẻ vàcác nhà thu gom đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong công tác điều tra thu thập số liệu,nhằm phục vụ cho việc hoàn thành khóa luận
Xin cảm ơn những người thân trong gia đình cùng toàn thể bạn bè đã luônđộng viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập đểhoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5/2010
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Ngọc Tú
Trang 2PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chăn nuôi là một trong những bộ phận cấu thành của nền nông nghiệp Nó cóvai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu của con người,góp phần tạo việc làm tăng thu nhập, khai thác các nguồn lực ở khu vực nôngthôn Trong những năm qua, ngành chăn nuôi đã có những bước phát triển mạnh,với tốc độ bình quân 5,4%/năm trong 10 năm từ 1998 - 2008 Nhưng nhìn tổng thểthì ngành chăn nuôi nước ta nói chung ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng vẫn còngặp không ít khó khăn Ngành chăn nuôi nước ta chủ yếu là quy mô nhỏ, phân tán,chăn nuôi hộ gia đình, tận dụng phế phẩm nông nghiệp, chủ yếu lấy công làm lãi.Các trang trại chăn nuôi gia cầm với quy mô vừa và lớn mặc dù đã hình thành tạimột số vùng sinh thái, song chiếm tỷ lệ chưa cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm chănnuôi gia cầm còn khó khăn, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chăn nuôi nhìn chung còn thấpkém, hầu hết chưa đảm bảo quy trình kỹ thuật, chưa phải là một nền chăn nuôichuyên nghiệp có quy mô lớn để giảm giá thành tăng sức cạnh tranh trên thị trườngtrong và ngoài nước
Với dân số hơn 86 triệu dân trong đó trên 70% dân số sống ở khu vực nôngthôn Nếu như trong những năm 90 nhu cầu tiêu thụ trứng vịt là 6%/năm thì với tốc
độ tăng trưởng dân số 1,25%/năm như hiện nay, dự báo nhu cầu tiêu thụ trứng vịttrong thời gian tới sẽ tăng ít nhất thêm 5 - 6%/năm Mặt khác, nền kinh tế sau hơn
20 năm đổi mới cũng mang lại những bước phát triển mới, tạo điều kiện cải thiệnthu nhập của người dân Một phần của nguồn thu nhập tăng được người tiêu dùngdành cho thực phẩm chất lượng tốt hơn
Trứng vịt là một món ăn đầy bổ dưỡng đặc biệt là trứng vịt lộn Tuy nhiên,sản phẩm trứng vịt nhất là trứng vịt lộn đến người tiêu dùng còn hạn chế vì sảnphẩm dễ vỡ và khó vận chuyển đi xa nếu không bảo quản đúng cách Do đó, để sảnphẩm đến với người tiêu dùng với quy mô lớn thì rất nên có các chuỗi cung ứng vàhoàn thiện hơn nữa các kênh phân phối trong chuỗi cung của nó Và mỗi tác nhân
Trang 3của chuỗi ngoài kiến thức kĩ thuật còn phải có nhiều về thông tin thị trường, thươngmại để trao đổi, thương lượng, giao dịch nhằm mục đích cuối cùng là hưởng phầnlợi nhuận tạo ra trong toàn chuỗi cung ứng.
Yên Thành là một huyện đồng bằng của tỉnh Nghệ An, có vị trí địa lý thuậnlợi, hệ thống kênh ngòi dày đặc có điều kiện thuận lợi cho việc chăn nuôi thủy cầm.Hơn nữa, có nhiều giống vịt sinh trưởng nhanh, sức đề kháng với bệnh tật tốt hơn cả
gà, có thể cho tới 300 trứng/năm Tuy vậy chăn nuôi vịt ở đây chưa thật sự có quy
mô lớn, vẫn còn manh mún nhỏ lẻ, đầu ra của sản phẩm vẫn chưa ổn định Xuấtphát từ thực tế đó, qua quá trình điều tra tại địa phương, tôi quyết định chọn đề tài:
“Tình hình sản xuất và tiêu thụ trứng vịt tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An”
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả chăn nuôi vịt lấy trứng của các nông hộ và tình hình tiêuthụ trứng vịt trên địa bàn từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm phát triểnngành chăn nuôi vịt và khả năng tiêu thụ trứng vịt trên địa bàn
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
Trang 4+ Chọn điểm: Tôi tiến hành chọn 3 xã của huyện Yên Thành có tỷ lệ hộ nuôivịt nhiều nhất theo thống kê của huyện.
+ Chọn mẫu: Trong 3 xã chọn điều tra tôi tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên ở
xã Khánh Thành 27 hộ, xã Nam Thành 20 hộ và 13 hộ ở xã Tân Thành
+ Thu thập số liệu:
* Số liệu sơ cấp: Để có đủ thông tin cho việc nghiên cứu đề tài, tôi đã tiếnhành phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi vịt ở địa phương năm 2009 theo bản hỏi đượcthiết kế sẵn Ngoài ra để đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm trứng vịt, tôi điều traphỏng vấn hộ thu gom sỉ, lẻ trên địa bàn
* Số liệu thứ cấp được thu thập từ: Niên giám thống kê của huyện, trêninternet và qua các báo cáo hàng năm của các xã điều tra
+ Xử lý số liệu: Tôi xử lý số liệu trên Excel
- Phương pháp thống kê kinh tế: Kết hợp với các phương pháp khác, phương
pháp thống kê được sử dụng để phục vụ cho việc thu thập, tổng hợp và phân tíchcác thông tin, số liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống
- Các phương pháp so sánh: Dùng phương pháp này để so sánh kết quả các
trị số của các chỉ tiêu như: Diện tích, sản lượng, giá trị sản lượng … của các đốitượng nghiên cứu
- Phương pháp sơ đồ: Sử dụng sơ đồ trong đề tài để mô tả các kênh tiêu thụ
trứng vịt từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng
- Phương pháp phân tích chuỗi cung
Trên cơ sở các thông tin, số liệu thu thập được, thông qua việc xây dựngchuỗi cung sản phẩn trứng vịt cung cấp cho các lò ấp, người tiêu dùng nghiên cứuphân tích, đánh giá từng tác nhân trong chuỗi, những thuận lợi, khó khăn của cáctác nhân Trên cơ sở đó đưa ra các nhận định, biện pháp nhằm tăng hoạt động củatừng tác nhân, giúp chuỗi hoạt động bền vững
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.
- Phương pháp phân tổ thống kê.
Trang 51.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Do giới hạn về thời gian cũng như kinh nghiệm thực
tế nên đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu tình hình nuôi vịt lấy trứng quy mô lớn
ở các hộ thuộc 3 xã: Khánh Thành, Nam Thành, Tân Thành
- Phạm vi thời gian:
+ Số liệu thứ cấp được thu thập qua các năm: 2007 - 2009
+ Số liệu sơ cấp được điều tra hộ nuôi vịt trong năm 2009
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là các hộ nông dân, các nhà thu gom trứng,người bán lẻ ở các chợ và các vấn đề liên quan đến chuỗi cung sản phẩm
1.5 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
- Do thời gian có hạn nên tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên 3 xã, đây là những
xã mà theo nguồn thống kê của huyện thì tỷ lệ hộ nuôi vịt chiếm phần lớn trongtoàn huyện
Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành đề tài mặc dù bản thân đã cố gắngnhưng do thời gian có hạn, năng lực còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếusót Rất mong sự giúp đỡ, đóng góp của quý thầy cô và bạn đọc để đề tài được hoànthiện hơn
Trang 6PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản:
Hiệu quả kinh tế:
Ngày nay, bất kì sản xuất trên lĩnh vực nào thì hiệu quả kinh tế luôn được coitrọng và là mục tiêu phấn đấu hàng đầu của các doanh nghiệp Có nhiều quan điểmkhác nhau về hiệu quả kinh tế Ở mỗi góc độ, mỗi quan điểm có một cách nhìn nhậnkhác nhau
Theo T.S Nguyễn Tiến Mạnh thì: Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế kháchquan phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được những mục tiêu xácđịnh Theo Farell (1957) và một số nhà kinh tế khác như Schultz (1964), Rizzo(1979), Ellis (1993) Thì cho rằng: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi việc sosánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (gồm nhân tài, vật lực và tiền vốn ) đểđạt được kết quả đó Các học giả trên đều cho rằng hiệu quả kinh tế là phạm trùkinh tế mà trong đó sản xuất đạt được hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân phối Điều
đó có nghĩa là khi tiến hành xem xét việc sử dụng các yếu tố nguồn lực phục vụ sảnxuất chúng ta phải tính đến cả hai yếu tố hiện vật và giá trị
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chiphí đầu vào hay nguồn lực được sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể vềnguồn lực hay công nghệ áp dụng Hiệu quả kỹ thuật chủ yếu xem xét về mặt vậtchất của quá trình sản xuất, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực được đưa vào sảnxuất có khả năng cho thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm
Trang 7Hiệu quả phân phối (hay còn gọi là hiệu quả về giá) là chỉ tiêu hiệu quả trong
đó cả yếu tố giá sản phẩm và giá các yếu tố đầu vào được tính đến để phản ánh giátrị sản phẩm thu thêm được trên một đồng chi phí về đầu vào hay nguồn lực được
sử dụng Thực chất của hiệu quả phân phối là hiệu quả kỹ thuật có tính đến giá củacác yếu tố đầu vào, giá sản phẩm bán ra Hay nói cách khác, trên cơ sở giá cả cácyếu tố đầu vào, giá cả sản phẩm bán ra để phân bổ các yếu tố đầu vào theo tỷ lệ hợp
lý để tối đa hóa lợi nhuận thu được Tức là giá trị biên của sản phẩm sản xuất raphải bằng giá trị biên của các nguồn lực sử dụng vào sản xuất
Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế:
- Sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực hiện có
- Thúc đẩy áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đẩy nhanhquá trình CNH - HĐH
- Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động
Tiêu thụ sản phẩm:
Tiêu thụ là tất cả các hoạt động liên quan đến sự lưu chuyển của hàng hoá vàdịch vụ từ người cung cấp đến tay người tiêu dùng cuối cùng để thoả mãn nhu cầucủa người tiêu dùng thông qua trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên thị trường
Thực chất của tiêu thụ sản phẩm là quá trình người sản xuất sử dụng cáctrung gian hoặc trực tiếp giao quyền sở hữu hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùngcuối cùng, đồng thời tạo doanh thu thông qua việc thu tiền hoặc nhận quyền thu tiềnhàng hoá, dịch vụ đã bán
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc thù của nền king tế quốcdân, có nhiều điểm rất khác biệt so với các ngành sản xuất vật chất khác Do vậysản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp cũng mang những nét đặc thù riêng
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi vịt bền vững
Để phát triển chăn nuôi bền vững, mang lại hiệu quả cao, người chăn nuôitừng bước phải đi đến phương thức chăn nuôi nhốt tập trung qui mô và có kiểm soát
Trang 8dịch bệnh, xây dựng mô hình chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học Nhằm đểthay đổi tập quán của người nuôi, đồng thời nâng cao hiệu quả chăn nuôi vịt cho hộgia đình, người chăn nuôi cần lưu ý mấy vấn đề sau đây:
cơ quan thú y chứng nhận đạt yêu cầu
1.1.2.4 Chăm sóc nuôi dưỡng
Để đảm bảo gia cầm phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh ngoài các yếu tố
kể trên thì vấn đề chăm sóc cũng rất quan trọng quyết định hiệu quả chăn nuôi.Muốn đạt được kết quả cao thì từ giai đọan úm đến khi chăn thả cần phải lưu ý đếnnhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi, gió lùa,thức ăn, nước uống phải đảm bảo hợp vệ sinh,
đủ nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn, hạn chế tối đa trường hợp thay đổi thức
ăn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng làm ảnhhưởng đến khả năng tăng trọng và dễ nhiễm bệnh
1.1.2.5 Vấn đề thuốc thú y
Trang 9Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin theo khuyến cáo của cơ quan thú
y địa phương, cần tăng cường các loại kháng sinh và thuốc bổ, thuốc trợ sức định kỳtrong trường hợp thời tiết thay đổi bất lợi cho đàn
Để đảm bảo chăn nuôi thành công, người chăn nuôi nên tuân thủ đúng theoquy trình kỹ thuật, đồng thời khuyến cáo và nhắc nhở những hộ chăn nuôi lân cận
áp dụng đúng qui trình kỹ thuật trong chăn nuôi để cùng nhau chăn nuôi mang lạihiệu quả cao
Để đạt được kế hoạch phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, các cấp, cácngành cần phải phối hợp thực hiện triệt để các giải pháp đầu tư và tổ chức thực hiệntốt, có định hướng chung cùng với sự tác động và những chính sự tác động vànhững chính sách đúng mức, phù hợp của ngành Nông nghiệp và phát triển nôngthôn của huyện cũng như của tỉnh Nghệ An
1.1.3 Giá trị kinh tế của trứng vịt
1.1.3.1 Giá trị dinh dưỡng
Trứng gồm lòng đỏ và lòng trắng Lòng đỏ tập trung chủ yếu các chất dinhdưỡng; Lòng đỏ trứng gà có 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6% chất khoáng Chấtđạm trong lòng đỏ trứng có thành phần các acid amin tốt nhất và toàn diện nhất.Thành phần của lòng trắng trứng đa số là nước, có 10,3% chất đạm, chất béo và rất
ít chất khoáng
Chất đạm của lòng đỏ trứng chủ yếu thuộc loại đơn giản và ở trạng thái hòatan; Còn chất đạm của lòng trắng chủ yếu là Albumin và cũng có thành phần cácacid amin tương đối toàn diện Chất đạm của trứng là nguồn cung cấp rất tốt cácacid amin cần thiết có vai trò quan trọng cho cơ thể, đặc biệt cần cho sự phát triển
cả về cân nặng và chiều cao của trẻ
Trứng có nguồn chất béo rất quí, đó là Lecithin vì Lecithin thường có ít ở cácthực phẩm khác Lecithin tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổchức, đặc biệt là tổ chức não Nhiều nghiên cứu cho thấy Lecithin có tác dụng điềuhòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình phân táchcholesterol và bài xuất các thành phần thu được ra khỏi cơ thể Trứng cũng chứa
Trang 10lượng cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà), nhưng lại có tươngquan thuận lợi giữa Lecithin và cholesterol do vậy Lecithin sẽ phát huy vai trò điềuhòa cholesterol, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol rakhỏi cơ thể.
Trứng cũng là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng rất tốt Các chấtkhoáng như sắt, kẽm, đồng, mangan, iod tập trung hầu hết trong lòng đỏ Lòng đỏtrứng có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (Vitamin
A, D, K) Trong lòng trắng trứng chỉ có một ít vitamin tan trong nước (B2, B6) Cảtrong lòng đỏ và lòng trắng trứng đều có chất Biotin Biotin là vitamin B8, tham giavào chu trình sản xuất năng lượng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể Trong lòng trắngtrứng tươi, chất Biotin kết hợp với một protein là Avidin làm mất hoạt tính củaBiotin, tạo phức hợp Biotin - Avidin rất bền vững và không chịu tác dụng của mentiêu hóa Khi nấu chín, Avidin sẽ được giải phóng khỏi phức hợp Biotin - Avidin
1.1.3.2 Giá trị công nghiệp
- Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, như để làm nguyên liệu chếbiến bánh kẹo
1.1.3.3 Giá trị kinh tế
Ngành chăn nuôi thủy cầm nói chung và chăn nuôi vịt lấy trứng nói riêng đãđem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân Qua các tài liệu nghiên cứu thì nuôi vịtlấy trứng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất vì có nhiều giống vịt sinh trưởngnhanh, sức đề kháng với bệnh tật tốt hơn cả gà, có thể cho tới 300 trứng/năm/conmái
Sản phẩm trứng vịt đã được xuất khẩu ra các nước trên thế giới dưới nhiềuhình thức chế biến khác nhau Đặc biệt là trong mấy năm gần đây sản phẩm trứngvịt muối đã được xuất khẩu rất nhiều nhất là vào dịp trung thu Với sản phẩm trứngmuối ngon hơn còn nhờ độ tươi, so trứng muối cùng loại của một nước lớn trongkhu vực sản xuất từ vịt nuôi công nghiệp, chất lượng không thể sánh bằng bởi lòng
đỏ trứng bở rời, do ảnh hưởng từ thức ăn công nghiệp Hơn nữa, nhờ uy tín sảnphẩm duy trì chất lượng, kết quả kiểm dịch thường xuyên đảm bảo trứng khôngnhiễm sudan, melamine nên hiện thời trứng vịt muối Việt Nam luôn được tiêu thụ
Trang 11mạnh trong các nhà hàng, khách sạn ở Singapore, dù đắt giá hơn 20% so sản phẩmcùng loại từ các nước khác mà vẫn được chấp nhận Trứng vịt muối hiện tại vàtương lai sẽ là một trong những mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của nước ta cònnhiều tiềm năng phát triển hơn nữa.
1.1.4 Chuỗi cung sản phẩm
1.1.4.1 Khái niệm Chuỗi cung sản phẩm
Chuỗi cung bao gồm tất cả các Doanh nghiệp tham gia một cách trực tiếphay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Bên trong mỗi tổ chức chẳnghạn nhà sản xuất, chuỗi cung bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc nhận
và đáp ứng nhu cầu khách hàng Những chức năng này không hạn chế, phát triểnsản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng.(Bài giảng Marketting Nông nghiệp - Th.s Nguyễn Cường - 2006 - ĐH Kinh TếHuế)
Trong định nghĩa trên nói rõ ba vấn đề sau đây: Thứ nhất, thành phần củachuỗi cung bao gồm các doanh nghiệp tham gia trực tiếp và gián tiếp trong việc đápứng nhu cầu tiêu dùng, đóng vai trò làm cầu nối cho người sản xuất và người tiêudùng; Thứ hai, nói về mối quan hệ đồng thời cùng các dòng chảy bên trong chuỗicung như: dòng thông tin, dòng thanh toán, dòng chuyển quyền sở hữu ; Thứ ba,nói về các vai trò và chức năng phân phối trong toàn bộ chu kỳ sống của sản phẩm -dịch vụ
Đây là một định nghĩa tổng quát nói lên đầy đủ bản chất của chuỗi cung sảnphẩm hàng hóa - dịch vụ trong nền kinh tế thị trường hiện nay
Như vậy, thực chất của việc phân tích chuỗi cung là việc phân tích chuỗi quátrình tiêu thụ sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng
1.1.4.2 Các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm
Chuỗi cung sản phẩm gồm các tác nhân: Cơ sở cung cấp các dịch vụ đầu vào,
hộ sản xuất, người mua gom, người bán lẻ và người tiêu dùng Được thể hiện qua sơ
đồ 1
Khái niệm các tác nhân:
Trang 12- Cơ sở cung cấp các dịch vụ đầu vào: là những cơ sở cung cấp cho hộ sản
xuất những yếu tố đầu vào như giống, thức ăn công nghiệp (đã qua chế biến mangtính công nghiệp, thú y (dịch vụ thú y, thuốc phòng, trị bệnh dịch )
Sơ đồ 1: Chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp
- Hộ sản xuất: là những gia đình hoặc cơ sở sản xuất cung cấp sản phẩm cho
thị trường
Hộ sản xuất hoặc cơ sở sản xuất nhận các đầu vào từ các cơ sở cung cấp dịch
vụ đầu vào như giống, thức ăn công nghiệp, thú y phối hợp với các nguồn lực sẵn
có của hộ như lao động gia đình, chuồng trại chăn nuôi để tổ chức sản xuất cungcấp sản phẩm cho thị trường
- Người mua gom: là những người trung gian đầu mối, tổ chức thu mua sản
phẩm của các hộ hoặc các cơ sở sản xuất, sau đó gom về một địa điểm để bán lại
(1
(2)
9 97 0(6)(4)
(5)
Trang 13cho các nhà bán lẻ khác
- Người bán lẻ: là những người mua sản phẩm qua các hộ thu gom trung gian
hoặc là đến trực tiếp hộ sản xuất thu gom rồi đem trực tiếp ra thị trường bán
- Người tiêu dùng (cá nhân, gia đình, quán, nhà hàng ): là những người
hoặc cơ sở tiêu thụ sản phẩm các loại của người bán lẻ hoặc hộ thu gom
Đối với người tiêu dùng là các quán, nhà hàng thì yêu cầu khá cao về chấtlượng từ các hộ thu gom hoặc người bán lẻ Do đây là những cơ sở tiêu thụ chínhnhưng chưa phải là người tiêu dùng cuối cùng Người tiêu dùng cuối cùng của họ lànhững khách hàng Người tiêu dùng này dựa trên uy tín, sự quen biết làm cơ sở đểhình thành mối quan hệ bạn hàng
Trong sơ đồ 1, tất cả các sản phẩm để đến được tay người tiêu dùng thườngqua một vài hình thức của chuỗi cung ứng, có một số thì lớn hơn và một số thì phứctạp hơn nhiều Chúng ta thấy chỉ có một người tạo ra lợi nhuận cho toàn chuỗi đó làngười tiêu dùng cuối cùng Khi các khâu riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra quyếtđịnh kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, điều nàydẫn đến giá bán cuối cùng cho người tiêu dùng là rất cao
1.1.4.3 Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm
Dựa vào sơ đồ 1, ta thấy có 7 mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi:
(1) Quan hệ giữa cơ sở cung cấp Dịch vụ đầu vào với hộ sản xuất(2) Quan hệ giữa hộ sản xuất với Cơ sở thu gom
(3) Quan hệ giữa hộ thu gom với người tiêu dùng(4) Quan hệ giữa hộ thu gom với người người bán lẻ(5) Quan hệ giữa hộ sản xuất với người tiêu dùng(6) Quan hệ giữa hộ sản xuất với người bán lẻ(7) Quan hệ giữa hộ bán lẻ với người tiêu dùng
1.1.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
1.1.5.1 Chỉ tiêu đánh giá quy mô chăn nuôi:
Trang 14Là chỉ tiêu biểu hiện mức độ, số lượng vật nuôi, mức đầu tư tư liệu sản
xuất trong một thời gian nhất định của một vùng, một địa phương hay một hộ giađình nào đó
1.1.5.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả
- Tổng giá trị sản xuất (GO):
Tổng giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do các cơ
sở sản xuất thuộc tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân tạo ra đượctrong một chu kỳ nhất định thường là một năm
GO = ∑Pi*Qi
Trong đó: Pi: Đơn giá/ sản phẩm thứ i
Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i
- Chi phí trung gian (IC):
Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất baogồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất (không kể khấu hao TSCĐ) và chiphí dịch vụ (sản phẩm vật chất và phi vật chất) được sử dụng để sản xuất ra sảnphẩm vật chất và dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định(thường là một năm) Chi phí trung gian bao gồm:
+ Chi phí vật chất: Là chi phí do hộ gia đình bỏ ra không qua các hoạt độngdịch vụ, bao gồm: chi phí giống, chi phí thức ăn chăn nuôi, điện, nước, các công cụlao động rẻ tiền mau hỏng được phân bổ trong năm
+ Chi phí dịch vụ: Là chi phí cần qua các hoạt động dịch vụ, bao gồm: Thuêlao động, chi phí thú y, chi trả tiền lãi vay, các chi phí dịch vụ khác
- Giá trị gia tăng (VA):
Là chỉ tiêu phản ánh những phần giá trị do lao động sáng tạo ra trong mộtthời kỳ nhất định Đó chính là một bộ phận còn lại của giá trị sản xuất sau khi trừ đichi phí trung gian
∑VA = ∑GO - ∑IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI):
Trang 15Đó là phần còn lại của giá trị gia tăng sau khi đã trừ đi khấu hao và thuế.
∑MI = ∑VA - Khấu hao - Thuế
- Lợi nhuận kinh tế (Pr):
∑Pr = ∑MI - chi phí lao động
1.1.5.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
- Giá trị sản phẩm chăn nuôi tính cho 1 lao động, 1 ngày công (GO/ngày/người): Chỉ tiêu này cho biết 1 ngày 1 người lao động tạo ra bao nhiêu
đồng giá trị sản xuất
- Giá trị sản phẩm chăn nuôi tính cho một đồng chi phí (GO/IC): Chỉ tiêu
này cho biết một đồng chi phí trung gian tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sảnxuất
- VA/IC (Hiệu suất chi phí gia tăng theo giá trị gia tăng): Chỉ tiêu này mang
tính tổng hợp cho biết việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian thu được bao nhiêuđồng giá trị gia tăng Đây là chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư tốtnhất trong giới hạn nguồn lực chi phí
- MI/IC: Chỉ tiêu này cho biết việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì thu
được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp
- Pr/TC: Chỉ tiêu này cho biết việc bỏ ra một đồng tổng chi phí thì thu được
bao nhiêu đồng lợi nhuận
- Giá thành sản phẩm chăn nuôi = Tổng chi phí / Tổng khối lượng sản phẩmtạo ra
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Tình hình chăn nuôi vịt lấy ở các nước nhiệt đới ẩm
Chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi vịt nói riêng ở các nước nhiệt đới
có những nét khác biệt với tình hình chung của thế giới Quá trình thương mại hóachăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi vịt nói riêng mới bắt đầu phát triển trongthời gian gần đây Ở các nước này trong một chừng mực nào đó, có sự trái ngượcvới các nước đã nói trên Chăn nuôi gia cầm công nghiệp trong tình trạng thiếu vốn,
Trang 16bao gồm nhiều đơn vị sản xuất nhỏ, lao động chủ yếu trông chờ vào lao động thủcông Vì vậy ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và ngành chăn nuôi vịt nói riêngdiễn ra ở trình độ thấp, giá thành sản phẩm gia cầm còn cao Đặc biệt bệnh tật, rủi
ro xảy ra thường xuyên đối với đàn gia cầm Dịch cúm gia cầm H5N1 trong cácnăm 2003 đến nay đã gây hậu quả nghiêm trọng và tổn thất lớn về kinh tế không chỉcho các nước ở khu vực này mà còn ảnh hưởng đến kinh, tế xã hội và sức khỏe conngười trên phạm vi toàn thế giới Các yếu tố đó dẫn đến mức tiêu thụ sản phẩm giacầm ở các nước này còn thấp Ví dụ: Ước lượng vài năm gần đây ở Nigieria, mứctiêu thụ trứng chỉ khoảng 20 - 25 quả/người/năm, trong khi đó ở Châu Âu và Châu
1.2.2 Tình hình chăn nuôi vịt lấy trứng ở Việt Nam
Chăn nuôi vịt là một nghề truyền thống khá phát triển ở nước ta Tổng đànvịt hiện nay ở Việt Nam khoảng 44 triệu con, chỉ đứng thứ 2 sau Trung Quốc.Trong đàn vịt thì vịt hướng trứng chiếm tới 63%, gắn với phương thức chăn nuôithả đồng thời vụ là chính Nuôi nhốt kiểu công nghiệp chỉ ở vịt giống và các giốngvịt cao sản mới nhập vào trong những năm gần đây
Ở Việt Nam trước đây, chăn nuôi vịt nói riêng ngành chăn nuôi gia cầm nóichung mang tính tự cấp tự túc, chưa có ý nghĩa như là một ngành sản xuất hàng hóa.Nhưng từ năm 1996, cùng với sự đổi mới kinh tế đất nước, ngành chăn nuôi giacầm nói chung và ngành chăn nuôi vịt nói riêng đã có những bước tiến nhảy vọt.Nhiều giống vịt siêu trứng, siêu thịt được nhập vào nước ta Tuy vậy, dịch cúm giacầm trong các năm 2003 - 2005 và ngay cả hiện tại đã và đang gây tổn thất lớn chongành chăn nuôi nói riêng và nền kinh tế nói chung
Phân bố đàn vịt: Đàn vịt chủ yếu tập trung ở đồng bằng Sông Cửu Long(chiếm khoảng 55%), còn lại phân bố ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung
Trang 17Ngành chăn nuôi vịt trong những năm gần đây đạt được những thành tựu tolớn, tuy vậy còn gặp không ít khó khăn Ngành chăn nuôi gia cầm nói chung vàchăn nuôi vịt nói riêng của nước ta chủ yếu là quy mô nhỏ, phân tán, chăn nuôi hộgia đình, tận dụng phế phẩm nông nghiệp Các trang trại chăn nuôi vịt lấy trứng quy
mô vừa và nhỏ mặc dù đã hình thành tại một số vùng sinh thái song tỷ lệ chưa cao,thị trường tiêu thụ sản phẩm trứng vịt còn khó khăn, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chănnuôi nhìn chung còn thấp kém, hầu hết chưa đảm bảo quy trình kỹ thuật Nguy cơdịch bệnh đối với đàn vịt và an toàn thực phẩm cho con người ngày càng nghiêmtrọng
Tình hình phát triển đàn gia cầm ở nước ta trong những năm 2007 - 2009được biểu hiện cụ thể dưới bảng sau:
Bảng 1: Tình hình phát triển đàn gia cầm ở nước ta 2007 - 2009
Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung Nghìn con 49889 52509 55112
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Qua bảng trên ta thấy, nhìn chung tổng đàn gia cầm của cả nước qua 3 năm
2007 - 2009 đều tăng nhưng tốc độ tăng từ năm 2007 đến năm 2008 cao hơn năm
2008 đến năm 2009 Cụ thể như sau: tổng đàn gia cầm của nước năm 2007 là
226029 nghìn con Năm 2008, tổng đàn gia cầm là 247320 nghìn con tăng 9,42 %
so với năm 2007 Sang năm 2009 thì đàn gia cầm của cả nước là 256076 nghìn contăng 3,54 % so với năm 2008
Trong cả nước thì các tỉnh ở miền Bắc nuôi nhiều nhất chiếm 49,5% trong
Trang 18tổng số đàn gia cầm Nuôi ít nhất là các tỉnh ở miền Trung chiếm 21,52 % trongtổng số đàn gia cầm của cả nước.
Việt Nam là một nước đất chật người đông, có nhiều chợ đầu mối lớn ở cáccửa khẩu, có vị trí địa lí thuận lợi nên đây là thị trường tiêu thụ trứng vịt tiềm năng
cả trong và ngoài nước Tuy nhiên, từ khoảng giữa cuối năm 2007 đến nay, phongtrào chăn nuôi vịt có phần chìm lắng vì giá thức ăn liên tục leo thang Trứng vịt thìlúc giá cao, lại không có mà bán Lúc vịt đẻ rộ, thì giá rớt Cộng với nghề chăn nuôivịt chạy đồng, phụ thuộc quá nhiều vào may rủi Dịch bệnh luôn chực chờ bùngphát và có thể bị tiêu hủy cả đàn bất cứ lúc nào v.v và v.v Cho nên hai năm trở lạiđây, tổng đàn vịt đã giảm nhiều Trong năm 2009 vừa qua, giá bán trứng vịt lúc caolúc thấp Có lúc đạt gần 2.000 đồng/trứng, nhưng cũng có thời điểm giá sụt xuốngcòn 1.200 đồng/trứng Nghề chăn nuôi vịt thật sự rất bấp bênh
Vào đầu tháng 01/2010, một hướng mở với nhiều triển vọng cho người chănnuôi vịt đẻ Chuỗi liên kết đã có doanh nghiệp tham gia Một buổi lễ ký kết hợpđồng tiêu thụ sản phẩm trứng vịt giữa Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Ba Huân vànông dân nuôi vịt đã thực sự tạo an tâm cho nông dân Giám đốc Phạm Thị Huân cho biết, với loại trứng tươi và sạch, trọng lượng trứng đạt từ 55g trở lên, Công tymua với giá cao hơn thị trường từ 50 - 100 đồng/trứng.[1]
Hy vọng rằng, với những tín hiệu này, sẽ góp phần giúp thị trường nông sảnbước vào năm mới, với nhiều khởi sắc và ổn định
1.2.3 Tình hình nuôi vịt lấy trứng ở Nghệ An
Nghệ An có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.649.853 ha, được coi là lớn nhấttrong cả nước với dân số 2.913.055 người năm 2009, với lượng sinh viên rất đôngđảo ở các trường đại học (đại học Vinh, đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh ), caođẳng (cao đẳng kinh tế, cao đẳng Y ) và rất nhiều sinh viên ở các trường trung cấpnghề ở các tỉnh khác trên cả nước tập trung về đây học tập đã đem lại cho Nghệ Anmột lượng khách hàng lớn trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp ở Nghệ An(ở thành phố Vinh) Một trong những sản phẩm mà được sinh viên nói riêng vàngười tiêu dùng nói chung lựa chọn đó là sản phẩm trứng vịt Nắm bắt được tình
Trang 19hình trên nhiều địa phương ở Nghệ An đã có hướng chuyển đổi phù hợp với nhucầu thị hiếu của khách hàng Một trong những địa phương đó là huyện Yên Thành
Nghệ An là một thị trường đầy tiềm năng trong việc tiêu thụ trứng vịt Cácchợ lớn như: Chợ Hôm, chợ Vinh, Chợ Hưng Dũng, Chợ Đại Học là nơi tiêu thụrất mạnh trứng vịt, trứng vịt lộn Đặc biệt ở thành phố Vinh - nơi tập trung nhiềudân cư, nhiều nhà hàng, quán ăn và sinh viên ở các trường học nên lượng trứng vịtđược tiêu thụ rất mạnh Chính vì vậy nó đã đem lại một nguồn thu nhập không nhỏcho người dân
Hiện nay vẫn chưa thống kê được số hộ nuôi vịt lấy trứng trong toàn tỉnh vìchủ yếu người dân nuôi theo kiểu tự phát, một phần nữa là do dịch cúm gia cầmbùng phát ngày càng nhiều nên số hộ sản xuất bỏ cũng rất nhiều Sau khi bỏ nuôimột thời gian có hộ nuôi lại có hộ bỏ nuôi hẳn luôn Tình hình phát triển đàn giacầm của tỉnh từ năm 2007 - 2009 được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2: Tình hình phát triển đàn gia cầm ở Nghệ An qua 3 năm ( 2007 - 2009)
Trang 20CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TRỨNG VỊT CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN YÊN THÀNH
2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu
Phía Tây giáp huyện Tân Kỳ, Đô Lương, Nghĩa Đàn
Phía Đông giáp huyện Diễn Châu
Phía Nam giáp huyện Nghi Lộc, Đô Lương
Về tổ chức hành chính, Yên Thành có 39 xã thị trong đó có 1 thị trấn, 22 xãđồng bằng và 16 xã vùng núi thấp
Yên Thành có con sông Đào đi qua, là nơi cung cấp nguồn nước tưới tiêu chủyếu cho toàn huyện
2.1.1.2 Thời tiết và khí hậu
Điều kiện khí hậu thời tiết của huyện Yên Thành tương tự các huyện kháctrên địa bàn tỉnh Nghệ An, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mangtính chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam Từ tháng 4 đến tháng
8 chịu tác động trực tiếp của gió mùa Tây Nam khô và nóng, từ tháng 11 đến tháng
3 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh và ẩm
* Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,5 oC
Trang 21- Mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 nhiệt độ trung bình khoảng 34,6
* Độ ẩm không khí:
Độ ẩm hàng năm trên địa bàn huyện cũng ở mức thấp Thời kỳ gió mùa TâyNam hoạt động nhiệt độ không khí tăng đột ngột, có lúc lên tới 39 - 40 oC và độ ẩmtương đối xuống dưới 60%
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Qua bảng ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của huyện qua 3 năm vẫn không
đổi là 54.571,67 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên
trong 3 năm 2007 - 2009 diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần Năm
2007 diện tích đất nông nghiệp của huyện là 43.327,98 ha chiếm 79,48% tổng diện tích đất tự nhiên, đến năm 2008 diện tích đất nông nghiệp là 42.679,34 ha giảm so
với năm 2007 là 648,64 ha tương ứng giảm 1,5%, năm 2009 diện tích đất nông
nghiệp là 42.254,83 ha chiếm 77,43% tổng diện tích đất tự nhiên (giảm 0,995% so
Trang 22với năm 2008) Nguyên nhân của sự giảm này là do huyện đã chuyển đổi một sốdiện tích đất nông nghiệp để xây dựng một số công trình công cộng và nhà ở.
Qua các năm, trong cơ cấu đất nông nghiệp thì diện tích đất vườn tạp và đấtnuôi trồng thủy sản có xu hướng giảm, chỉ riêng đất đất lâm nghiệp và đất trồng câyhàng năm không thay đổi
Diện tích đất phi nông nghiệp từ năm 2007 - 2009 tăng nhanh, cụ thể: năm
2008 tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 8.997,78 ha so với năm 2007 tăng 861,88
ha tương ứng tăng 10,6%, sang năm 2009 diện tích đất phi nông nghiệp là 9.565,66
ha, tăng 567,88 ha so với năm 2008 tương ứng tăng 6,31% Điều này là do sựchuyển đổi từ diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng sang Sự chuyển đổinày hoàn toàn phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung vàcủa huyện nhà nói riêng Khi các ngành công nghiệp dịch vụ ngày càng phát triểnthì nhu cầu sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình sự nghiệp, côngtrình kiến trúc, nhà ở càng tăng cao
Trong 3 năm qua, diện tích đất chưa sử dụng có giảm nhưng không đáng kể,năm 2007 diện tích đất chưa sử dụng là 2.960,79 ha chiếm 5,43% tổng diện tích đất
tự nhiên, năm 2008 là 2.894,55 ha giảm 66,24 ha so với năm 2007 tương ứng giảm2,24%, qua năm 2009 thì diện tích đất chưa sử dụng là 2.751,18 ha giảm 143,37 ha
so với năm 2008 tương ứng giảm 4,95% Đây là diện tích đất tiềm năng cần đượctích cực khai thác đưa vào sử dụng góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất cũngnhư hiệu quả kinh tế xã hội
Trang 23Bảng 3: Tình hình biến động đất đai của huyện Yên Thành qua 3 năm (2007 - 2009)
Trang 242.1.2.2 Dân số và lao động
Dân số và lao động là một bộ phận hết sức quan trọng trong các hoạt độngsản xuất kinh doanh và tiêu dùng Đây là yếu tố góp phần to lớn vào sự phát triểnhay kìm hãm sự phát triển kinh tế của một địa phương, một quốc gia Chất lượng và
số lượng dân số, lao động cũng thể hiện được thực trạng cũng như xác định đượctiềm năng thế mạnh của vùng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cụ thể việctăng dân số trong khi các điều kiện về công ăn việc làm, y tế, giáo dục không đảmbảo sẽ tạo ra một sức ép đối với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu của địaphương
Qua số liệu bảng 4 ta thấy: Dân số huyện Yên Thành năm 2007 là 274.104 người,trong đó có 139.544 nữ chiếm 50,91% Năm 2008 có 275.165 người tăng 0,39% so với năm
2007 Sang năm 2009 thì số nhân khẩu của toàn huyện là 277.262 người tăng 0,762% so vớinăm 2008
Tổng số nhân khẩu trong 3 năm có xu hướng tăng lên từ 274.107 người năm 2007lên 277.262 người năm 2009 đã làm cho mật độ dân số cũng tăng theo từ 5,023 người/m2
lên 5,807 người/m2 năm 2009 Qua đó ta thấy đất đai và dân số đang là vấn đề khó khăn củahuyện Yên Thành Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ dân số tăng lên là do nhận thức củangười dân còn thấp, kế hoạch hóa gia đình chưa thực hiện tốt, tỷ lệ sinh con thứ 3 vẫn cònnhiều của các hộ trong huyện nhà
Trong lúc diện tích đất của huyện đang ngày càng bị thu hẹp do mở rộng cơ
sở hạ tầng thì dân số lại có xu hướng tăng lên, nghề nông lại có thu nhập thấp nênngười nông dân vẫn nghèo và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống Nhưng trongmấy năm gần đây chính nhờ thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên cuộc sốngcủa người dân đã có nhiều thay đổi
Về lao động của huyện năm 2007 là 112.545 người chiếm 41,06% tổng dân
số của huyện trong đó lao động nông nghiệp là 87.350 người chiếm 31,87%, laođộng phi nông nghiệp là 25.195 người chiếm 9,19% Năm 2008 lao động của toànhuyện là 118.350 người tăng 5,16% so với năm 2007, lao động nông nghiệp là91.129 người tăng 4,33% so với năm 2007 Đến năm 2009 toàn huyện có 125.602
Trang 25lao động chiếm 45,3% tổng số nhân khẩu, với lao động nông nghiệp là 91.689người tăng 0,615% so với năm 2008 Nhìn chung qua 3 năm lao động của huyện có
xu hướng tăng, trong đó lực lượng lao động nông nghiệp có xu hướng tăng chậmlại Cụ thể năm 2008 so với năm 2007 tăng 3.779 người tức tăng 4,33%, năm 2008
so với năm 2009 tăng 560 người tức tăng 0,615% Trong khi đó, lao động dịch vụ
và lao động ngành nghề khác có sự tăng nhanh Qua đó cho ta thấy, lao động nôngnghiệp có xu hướng chuyển dần sang lao động dịch vụ và ngành nghề khác mỗinăm
Mặt khác, lao động bình quân trên hộ có xu hướng tăng lên trong ba năm,năm 2007 là 1,74 lao động, năm 2008 là 1,83 lao động tăng 5,2% so với năm 2007,sang năm 2009 thì bình quân lao động trên hộ là 1,93 tăng 5,5% so với năm 2008.Trong đó lao động nông nghiệp bình quân trên hộ có xu hướng tăng chậm lại Năm
2008 so với năm 2007 tăng 0,05 lao động tức tăng 14,3%, nhưng năm 2009 chỉ tăng0,009 lao động, tương ứng tăng 0,643%
Nhìn vào bảng số liệu dưới đây chúng ta có thể thấy rằng dân số, lao độngcủa huyện Yên Thành khá cao và lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn
Nhưng hiện nay một thực tế đang diễn ra phổ biến đó là diện tích đất nôngnghiệp ngày càng bị thu hẹp, mà dân số thì không ngừng tăng nhanh Chính vì thế
mà tỷ lệ thất nghiệp ngày càng nhiều, người dân có xu hướng đổ ra các thành phốlớn để tìm kiếm việc làm và đây chính là nhóm người dễ bị tổn thương nhất Tính
dễ tổn thương của họ thể hiện ở dưới góc độ sau: khả năng phản ứng, thích nghikém Để hạn chế tình trạng trên thì các cấp chính quyền địa phương nên tạo điềukiện hỗ trợ người dân phát triển các ngành nghề phụ tạo công ăn việc làm nâng caothu nhập và giảm tỷ lệ thất nghiệp một cách tối đa
Trang 26Bảng 4: Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thành qua 3 năm (2007 - 2009)
1 Lao động nông nghiệp Lao động 87.35 31,87 91.13 33,12 91.69 33,07 3.779 4,33 560 0,62
2 Lao động phi nông
Trang 272.1.2.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật cùng với cơ sở hạ tầng vững mạnh là xương sống củanền sản xuất, đánh giá trình độ của lực lượng sản xuất và tiến độ về phương phápsản xuất Vì vậy khi tiến hành điều tra kinh tế của huyện, ta chỉ cần nhìn vào cơ sởvật chất của huyện là biết được phần nào về sự phát triển kinh tế xã hội ở đó Đâycũng là yêu cầu của công cuộc CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn Vì muốnthực hiện CNH - HĐH nông thôn ta phải chú trọng đến phát triển cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng
Xây dựng cơ sở hạ tầng là một nội dung quan trọng trong CNH - HĐH nôngnghiệp nông thôn, cơ sở hạ tầng là một yếu tố quan trọng vừa phục vụ cho sản xuất,đời sống vừa là điều kiện làm thay đổi bộ mặt nông thôn Góp phần thúc đẩy hạtầng nông thôn bao gồm trên các mặt: điện, đường, trường, trạm
* Về giao thông: Trong năm 2009, trên địa bàn huyện có 1885,1 Km đường
do huyện quản lý, trong đó có 765,5 Km đường nhựa và bê tông (chiếm 40,6%),270,6 đường cấp phối (14,35%), còn lại là đường đất Bên cạnh đó thì huyện còn cóquốc lộ 7, tỉnh lộ 534 và tỉnh lộ 538 đi qua nên rất thuận lợi cho việc vận chuyểnhàng hóa, giao lưu kinh tế với các vùng lân cận thúc đẩy sự phát triển kinh tế củavùng
* Về thủy lợi:
Năm 2009, toàn huyện có 48 trạm bơm nước, 3288 máy bơm nước, 245 hồđập và 1389,4 Km kênh mương tiêu úng nhằm đáp ứng được nhu cầu tưới tiêucho hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân trong toàn huyện
* Công trình phúc lợi:
+ Điện: Điện ở huyện Yên Thành tương đối đầy đủ với 131 trạm biến áp cótổng công suất là 44916 KV, trong đó đường dây cao thế 35 KV dài 83600 Km,đường dây cao thế 10 KV dài 133530 Km và đường dây hạ thế là 161770 Km Với
cở sở vật chất như trên ngành điện đã cung cấp điện cho 100% người dân ở huyệngóp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt cũng như tạo điều kiện thuận lợi choviệc sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân trong huyện
Trang 28+ Trường học: Năm học 2008 - 2009 toàn huyện có 91 trường học, trong đó
có 47 trường tiểu học cấp 1 chiếm 51,65% tổng số trường học, 36 trường cấp 2chiếm 39,56% và 8 trường cấp 3 chiếm 8,79%
+ Y tế: Hệ thống cơ sở y tế của huyện qua 3 năm 2007 - 2009 hầu như không
có sự tăng lên về mặt số lượng mà chủ yếu được đầu tư theo chiều sâu, trang thiết bịđược đầu tư hiện đại nhất là bệnh viện tuyến huyện Trong năm 2009 địa bàn huyện
có 45 cơ sở y tế gồm: 1 bệnh viện huyện, 3 phòng khám đa khoa khu vực, 1 phòngkhám theo yêu cầu, 38 trạm y tế xã - thị trấn, 2 phòng khám tư nhân
Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp
Thông qua trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện nhà chúng ta phần nào
có thể đánh giá được trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ về phươngpháp sản xuất
Qua bảng 5 dưới đây cho ta biết tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuậtphục vụ cho sản xuất của huyện qua 3 năm:
Đến năm 2009 toàn huyện đã có 363 ô tô vận chuyển hàng hóa, 1256 máyxới đất, 3288 máy bơm nước, 1382 máy tuốt lúa, 21 máy phun thuốc sâu, 1313 máyxay xát lúa gạo, 363 máy đập bột, 23 máy sản xuất miến và nhiều loại phương tiệnvận tải khác đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp được thuận lợi Tuy nhiên, dophong tục tập quán sản xuất còn manh mún nhỏ lẻ, lao động nông nghiệp vẫn đang
ở trình độ thấp nên mức độ cơ giới hóa vẫn chưa cao, lao động nông thôn chủ yếu làlao động thủ công thô sơ kết hợp với một ít cộng cụ cơ giới hóa Do đó đã gây nênnhiều khó khăn, phức tạp đến việc đầu tư kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, làmchậm lại quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn
Trang 29Bảng 5: Trang bị cở sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất của huyện qua 3 năm (2007 - 2009)
(Nguồn: Phòng thống kê huyện)
Trang 302.1.2.4 Quy mô, cơ cấu các ngành sản xuất
Trải qua quá trình phát triển lâu dài đến nay huyện Yên Thành đã đạt đượcnhiều thành tựu về kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khá cao,quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tưđúng mức, mức sống của người dân được cải thiện đáng kể
Trong tổng cơ cấu kinh tế của huyện, ngành nông - lâm - thủy sản chiếm tỷtrọng lớn nhất, cụ thể là năm 2007 đóng góp 813,28 tỷ đồng cho nền kinh tế huyệnchiếm 54,26%, năm 2008 là 1.153,68 tỷ đồng tăng 340,40 tỷ đồng so với năm 2007tương ứng tăng 41,86%, nhưng sang năm 2009 thì tốc độ tăng trưởng của ngànhnông - lâm - thủy sản có xu hướng tăng chậm lại, từ 57,46% năm 2008 xuống52,38% năm 2009 Ngành công nghiệp xây dựng và ngành dịch vụ tuy cũng cónhững bước tăng trưởng nhưng tốc độ phát triển chậm và không ổn định Năm 2007ngành công nghiệp - xây dựng đóng góp cho nền kinh tế huyện 324,46 tỷ đồngchiếm 21,65% trong tổng GDP của huyện, năm 2008 là 437,51 tỷ đồng chiếm21,8% tăng 113,05 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 34,84%, đến năm 2009
tỷ trọng ngành chiếm 24,63% trong tổng GDP của huyện tăng 197,59 tỷ đồng so vớinăm 2008 tương ứng tăng 45,16% Ngành dịch vụ có tốc độ phát triển không ổnđịnh, năm 2007 đóng góp 361,14 tỷ đồng chiếm 24,09% trong tổng cơ cấu kinh tếhuyện, năm 2008 tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ phát triển chậm lại, ngànhchỉ chiếm 20,74% trong tổng GDP của huyện, tăng 55,30 tỷ đồng so với năm 2007tương ứng tăng 15,31% Sang năm 2009, tỷ trọng của ngành đóng góp là 592,29 tỷđồng chiếm 22,99% tăng 175,84 tỷ đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 44,22%
Nhìn chung qua 3 năm 2007 - 2009 thì ngành nông - lâm - thủy sản vẫnchiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng GDP của huyện, tuy nhiên tốc độ của ngành có
xu hướng tăng chậm lại còn ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ ngàycàng có tỷ trọng đóng góp lớn trong tổng cơ cấu kinh tế của huyện nhà
Trang 31Bảng 6: Quy mô và cơ cấu kinh tế của huyện Yên Thành qua 3 năm (2007 -2009)
Trang 32- Nguồn nhân lực trong huyện khá dồi dào, có truyền thống cần cù lao động,sáng tạo, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong huyện có nhiều nghềtruyền thống.
- Tốc độ phát triển của các ngành kinh tế từ năm 2005 - 2009 khá cao Trong
đó ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có tốc độ phát triển cao nhất Gópphần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện
Những thuận lợi trên đây là tiền đề quan trọng cho những bước phát triển sắptới nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôncủa huyện
- Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém
- Dân số tăng nhanh, nhận thức của người dân còn hạn hẹp
Tóm lại, Yên Thành là một huyện có nhiều tiềm năng và lợi thế, nhưng đồng thờicũng gặp nhiều khó khăn và hạn chế Chính vì thế mà chính quyền địa phương cần
có các chính sách, giải pháp cụ thể và sát thực để khai thác tối đa các tiềm năng vàlợi thế đồng thời giải quyết các khó khăn vướng mắc mà huyện đang gặp phải tronggiai đoạn tiếp theo
Trang 332.2 TÌNH HÌNH NUÔI VỊT LẤY TRỨNG Ở HUYỆN YÊN THÀNH
Nghề phụ phát triển nhất ở huyện Yên Thành, Nghệ An là chăn nuôi, buônbán sản phẩm gia cầm Nhưng do ảnh hưởng của dịch cúm, nhiều hộ kinh doanhđang đối mặt với khó khăn
Yên thành là một huyện đồng bằng nằm gần thành phố Vinh, gồm 32 xã và 1thị trấn có địa hình tương đối bằng phẳng có hệ thống sông ngòi dày đặc nên cóđiều kiện thuận lợi cho chăn nuôi thủy cầm Vịt đã được nuôi ở huyện cách đây gần
10 năm, nuôi vịt đem lại hiệu quả kinh tế cao, đã có nhiều người dân giàu lên nhờchăn nuôi vịt Chính vì thế mà quy mô đàn vịt của huyện ngày càng tăng
Trong bối cảnh chung của cả nước và thế giới, Yên Thành ngoài nhiệm vụđối phó với những khó khăn của thời tiết còn chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoáikinh tế toàn cầu nên tình hình phát triển kinh tế - xã hội gặp khá nhiều vướng mắc.Tuy nhiên, ngay từ đầu, UBND huyện đã xác định để khắc phục được khó khăn,phát huy những tiềm năng lợi thế tại địa phương, điều quan trọng là phải huy độngsức mạnh tổng hợp, thực hiện tốt các mục tiêu giải pháp đề ra Kết quả cho thấy,trong 6 tháng đầu năm 2009, kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, cơ cầu kinh tế ngàycàng hoàn thiện theo hướng tăng tỷ lệ các ngành kinh tế hiện đại ngày càng tăng.Thương mại - dịch vụ đã chiếm đến 30,4%, nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm56,3% và công nghiệp, điện nước chiếm 13,3% trong cơ cấu kinh tế Chất lượnggiáo dục ngày càng được nâng cao một cách toàn diện, các lĩnh vực xã hội kháccũng có những bước phát triển mới
Lĩnh vực nông nghiệp trong 6 tháng đạt giá trị sản xuất là 382.588 triệuđồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2008 Tổng diện tích gieo trồng vụ đông -xuân đạt 103% kế hoạch Ngành dịch vụ nông nghiệp đã cung ứng kịp thời giốngcây trồng, đặc biệt khảo nghiệm và đưa bộ giống mới vào sản xuất trên địa bàn,tăng diện tích lúa lai cho năng suất, chất lượng cao Cung ứng đủ phân bón; dự báo
và cung cấp kịp thời thuốc bảo vệ thực vật, cân đối tốt nguồn nước tưới tiêu cho câytrồng Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên đã góp phần đưa vụ đông
- xuân năm 2009 thắng lợi về cả diện tích, năng suất và sản lượng Ngoài lúa, hầuhết các xã trong huyện đều trồng thêm cây nguyên liệu như sắn, mía, dứa cũng đạt
Trang 34hiệu quả cao Chăn nuôi trên địa bàn cũng phát triển ổn định, giá trị sản xuất tăng16,2% Dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở trâu bò, dịch tả ở lợn đã đượcngăn chặn kịp thời
Hơn thế nữa Yên Thành đang ngày một phát triển đi lên, đời sống của ngườidân ngày càng được cải thiện, chất lượng bữa ăn được người dân ngày càng quantâm hơn, đây là một điều kiện rất thuận lợi cho những hộ chăn nuôi vịt cũng nhưcác hộ chăn nuôi khác ở huyện trong việc tiêu thụ các sản phẩm của mình làm ra.Qua bảng dưới đây ta thấy được tình hình phát triển đàn vịt và sản lượng trứng vịtcủa huyện Yên Thành qua các năm như sau:
Nhìn vào bảng dưới ta thấy, tổng đàn vịt của huyện Yên Thành năm 2007 là80.207 con trong đó vịt nuôi lấy trứng là 16.500 con chiếm 20,6 % tổng đàn vịt.Năm 2008 đàn vịt đã giảm xuống còn 41.428 con trong đó vịt nuôi lấy trứng là25.000 con chiếm 60,35 % tổng đàn vịt Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đàn vịt năm
2008 so với năm 2007 giảm mạnh là do trong năm 2007 dịch bệnh bùng phát đã làmcho nhiều hộ phải thiêu hủy cả đàn, nhiều hộ nản chí đã bỏ nghề luôn Sang năm
2009 thì tổng đàn vịt của huyện là 294.507 con tăng 610,9 % so với năm 2008 trong
đó vịt nuôi lấy trứng tăng 42,5 %
Hoạt động tiêu thụ trứng vịt trên địa bàn huyện diễn ra dưới nhiều hình thức,việc mua bán chủ yếu mang tính tự phát không có hợp đồng mua bán, trong khi đógiá trị mua bán lên đến hàng chục triệu đồng
Nhìn chung thì sản lượng trứng của toàn huyện đều được tiêu thụ hết nhữnggiá bán là vấn đề mà các hộ lo ngại nhất, nỗi lo mất giá lúc nào cũng canh cánhtrong lòng các nông hộ, điều này đã làm cho các hộ trên địa bàn huyện chưa thật sựyên tâm để sản xuất Để giải quyết những vướng mắc trong khâu tiêu thụ sản phẩmtrứng vịt thì ngoài nỗ lực của người dân thì cần phải có sự vào cuộc của chínhquyền địa phương, có như thế thì người dân mới yên tâm đầu tư sản xuất
Trang 35Bảng 7: Quy mô đàn vịt và sản lượng trứng vịt ở huyện Yên Thành qua 3 năm
Trang 362.3 TÌNH HÌNH NUÔI VỊT LẤY TRỨNG CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
2.3.1 Nguồn lực sản xuất của hộ điều tra
Để đánh giá được thực trạng sản xuất của nông hộ trước tiên ta phải đánh giáđược năng lực sản xuất của hộ đó Nhân khẩu và lao động là nguồn lực của các hộ,
sẽ là nhân tố làm ra của cải vật chất tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh củacác hộ gia đình Để biết thêm về nguồn nhân lực của các hộ điều tra nhằm làm cơ sởcho việc phát triển kinh tế, đề tài nghiên cứu phân tích bảng thống kê sau:
Bảng 8: Nguồn lực sản xuất của các hộ điều tra năm 2009
(Tính bình quân/Hộ)
1 Nhân khẩu và lao động
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, với tổng số hộ điều tra là 60 hộ, bình quânnhân khẩu trên hộ là 4,87 nhân khẩu Số nhân khẩu tương đối lớn có thể là do chọnmẫu là các hộ làm nghề nông, gia đình đông con cái nhưng nó làm tăng số lao độngcủa nông hộ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản xuất
Lực lượng lao động của hộ đây là lực lượng nòng cốt, là nguồn lực quantrọng trong việc tạo ra thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình Qua
Trang 37kết quả điều tra, bình quân lao động nuôi vịt trên hộ là 2,13 lao động, Đa số laođộng nuôi vịt của các hộ điều tra là hai vợ chồng, một số gia đình có sự phụ giúpcủa con cái.
Bình quân nhân khẩu/lao động/hộ là chỉ tiêu phản ánh mức đảm nhận củamỗi lao động đối với đời sống gia đình Trung bình mỗi lao động phải nuôi 2,29người Nhìn chung tỷ lệ này ở mức trung bình tạo điều kiện để nâng cao chất lượngcuộc sống của nông hộ
Trình độ văn hóa, tuổi cũng như số năm kinh nghiệm của chủ hộ là nhữngnhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trứng và kết quả sản xuất Trình độ vănhóa cho biết chất lượng nguồn lao động, khả năng tiếp thu và áp dụng các tiến bộkhoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất Tuổi và số năm kinh nghiệm là khả năngđúc rút được những bài học từ thực tiễn sản xuất ở địa phương Chủ hộ là người cóquyền quyết định lớn nhất trong gia đình, do vậy trình độ văn hóa, số năm kinhnghiệm của chủ hộ sẽ ảnh hưởng lớn đến phương thức đầu tư, quy mô sản xuất,hình thức chăm sóc vịt như thế nào, do đó ảnh hưởng đến kết quả hiệu quả sản xuất.Qua thực tế điều tra thì bình quân tuổi của chủ hộ là 49,83 tuổi, số năm kinh nghiệm
là 8,05 năm, chứng tỏ chủ hộ nuôi vịt là những người có kinh nghiệm Bình quântrình độ văn hóa của chủ hộ là lớp 7, trình độ văn hóa của chủ hộ liên quan đến việctiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong hoạt động nuôi vịt nóiriêng, trong sản xuất nông nghiệp nói chung
Vốn đầu tư trong sản xuất nông nghiệp của mỗi hộ là 21,45 triệu đồng, trong
đó đầu tư cho chăn nuôi vịt chiếm tỷ trọng rất lớn 19,85 triệu đồng chiếm 92,54 %tổng vốn đầu tư Tuy nuôi vịt là nghề phụ nhưng nuôi vịt đòi hỏi người nuôi phảiđầu tư xây dựng chuồng trại, khoản chi phí này là rất lớn
Nhìn chung, nghề nuôi vịt nó không đòi hỏi nhiều lao động nhưng nó đòi hỏivốn đầu tư lớn Chính vì thế mà có rất nhiều hộ muốn chăn nuôi vịt nhưng lại thiếuvốn
2.3.2 Quy mô sản lượng trứng vịt của các hộ điều tra
Các hộ nuôi vịt trên địa bàn huyện Yên Thành đều nuôi vịt với mục đích lấytrứng, vì vậy trứng là sản phẩm chính trong quá trình nuôi vịt của các hộ điều tra
Trang 38Qua bảng 9 dưới đây sản lượng trứng mà các hộ thu được tính cho 100 con/năm2009:
Bảng9: Sản lượng trứng của các hộ điều tra trong năm 2009
(Tính bình quân/hộ)
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
Qua bảng số liệu ta thấy bình quân một lứa mỗi hộ nuôi 466 con và họ nuôitheo tỷ lệ 1/10, điều này có nghĩa là cứ nuôi 10 con vịt cái thì sẽ nuôi 1 con đực.Thời gian nuôi một lứa của các hộ điều tra dao động trong khoảng 24 - 30 tháng vàbình quân thời gian nuôi 1 lứa là 28 tháng Cứ 4 tháng tính từ lúc mua vịt con về thìvịt bắt đầu đẻ trứng, bình quân thời gian vịt đẻ một lứa là 24 tháng Vì các hộ nuôigiống vịt toàn bộ theo hình công nghiệp nên tỷ lệ đẻ trứng rất cao, tỷ lệ vịt đẻ trứngbình quân là 87,6%, theo các hộ điều tra tỷ lệ vịt đẻ trứng lúc cao nhất đạt 90 - 95%.Qua bảng số liệu ta thấy trong năm 2009 cứ một con vịt nuôi thì các hộ thu được
197 trứng Số trứng bình quân mà mỗi hộ thu được trong năm 2009 là 83.606 trứng,đây là một con số khá cao cho các hộ điều tra
2.3.3 Chi phí sản xuất nuôi vịt lấy trứng của các hộ điều tra năm 2009
Chi phí nuôi vịt lấy trứng bao gồm: Chi phí trung gian (IC), chi phí khấu haochuồng trại, chi phí lao động Chi phí trung gian bao gồm: giống, thức ăn, thuốcphòng trừ dịch bệnh, điện năng, nhiên liệu, nước, chi sửa chuồng trại hàng năm Mức độ đầu tư nuôi vịt phụ thuộc vào nguồn lực của các hộ Trong cơ cấu chi phíthì chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ lớn nhất, sau đó là chi phí giống, cụ thể là: