MỤC LỤC
Dịch cúm gia cầm H5N1 trong các năm 2003 đến nay đã gây hậu quả nghiêm trọng và tổn thất lớn về kinh tế không chỉ cho các nước ở khu vực này mà còn ảnh hưởng đến kinh, tế xã hội và sức khỏe con người trên phạm vi toàn thế giới. Qua các tài liệu nghiên cứu thì nuôi vịt lấy trứng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất vì có nhiều giống vịt sinh trưởng nhanh, sức đề kháng với bệnh tật tốt hơn cả gà, có thể cho tới 300 trứng/năm/con mái.
Các trang trại chăn nuôi vịt lấy trứng quy mô vừa và nhỏ mặc dù đã hình thành tại một số vùng sinh thái song tỷ lệ chưa cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm trứng vịt còn khó khăn, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chăn nuôi nhìn chung còn thấp kém, hầu hết chưa đảm bảo quy trình kỹ thuật. Việt Nam là một nước đất chật người đông, có nhiều chợ đầu mối lớn ở các cửa khẩu, có vị trí địa lí thuận lợi..nên đây là thị trường tiêu thụ trứng vịt tiềm năng cả trong và ngoài nước.
Một buổi lễ ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trứng vịt giữa Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Ba Huân và nông dân nuôi vịt đã thực sự tạo an tâm cho nông dân. Hiện nay vẫn chưa thống kê được số hộ nuôi vịt lấy trứng trong toàn tỉnh vì chủ yếu người dân nuôi theo kiểu tự phát, một phần nữa là do dịch cúm gia cầm bùng phát ngày càng nhiều nên số hộ sản xuất bỏ cũng rất nhiều.
Qua các năm, trong cơ cấu đất nông nghiệp thì diện tích đất vườn tạp và đất nuôi trồng thủy sản có xu hướng giảm, chỉ riêng đất đất lâm nghiệp và đất trồng cây hàng năm không thay đổi. Khi các ngành công nghiệp dịch vụ ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình sự nghiệp, công trình kiến trúc, nhà ở.
Trải qua quá trình phát triển lâu dài đến nay huyện Yên Thành đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khá cao, quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đúng mức, mức sống của người dân được cải thiện đáng kể. Nhìn chung qua 3 năm 2007 - 2009 thì ngành nông - lâm - thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng GDP của huyện, tuy nhiên tốc độ của ngành có xu hướng tăng chậm lại còn ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ ngày càng có tỷ trọng đóng góp lớn trong tổng cơ cấu kinh tế của huyện nhà. Trong bối cảnh chung của cả nước và thế giới, Yên Thành ngoài nhiệm vụ đối phó với những khó khăn của thời tiết còn chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế toàn cầu nên tình hình phát triển kinh tế - xã hội gặp khá nhiều vướng mắc.
Hơn thế nữa Yên Thành đang ngày một phát triển đi lên, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, chất lượng bữa ăn được người dân ngày càng quan tâm hơn, đây là một điều kiện rất thuận lợi cho những hộ chăn nuôi vịt cũng như các hộ chăn nuôi khác ở huyện trong việc tiêu thụ các sản phẩm của mình làm ra. Nhìn chung thì sản lượng trứng của toàn huyện đều được tiêu thụ hết những giá bán là vấn đề mà các hộ lo ngại nhất, nỗi lo mất giá lúc nào cũng canh cánh trong lòng các nông hộ, điều này đã làm cho các hộ trên địa bàn huyện chưa thật sự yên tâm để sản xuất. Chủ hộ là người có quyền quyết định lớn nhất trong gia đình, do vậy trình độ văn hóa, số năm kinh nghiệm của chủ hộ sẽ ảnh hưởng lớn đến phương thức đầu tư, quy mô sản xuất, hình thức chăm sóc vịt như thế nào, do đó ảnh hưởng đến kết quả hiệu quả sản xuất.
Kết quả và hiệu quả kinh tế là mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và trong nông nghiệp nói riêng, làm cơ sở để đánh giá mức độ đầu tư cho chăn nuôi cũng như lợi nhuận kinh tế mà hộ nông dân đạt được khi tham gia vào hoạt động chăn nuôi vịt. Các hộ nuôi với quy mô càng lớn thì giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, giá trị sản xuất tính trên một đồng chi phí, giá trị gia tăng tính trên một đồng chi phí càng lớn, cụ thể: Nhóm I, cứ một đồng chi phí trung gian (tính cho 100 con vịt) bỏ ra thì các hộ sẽ thu được 1,22 đồng giá trị sản xuất, 0,22 đồng giá trị gia tăng; đối với nhóm II thì cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra người nông dân sẽ thu được 1,24 đồng giá trị sản xuất, còn các hộ ở nhóm III thì cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra các hộ sẽ thu được 1,26 đồng giá trị sản xuất và 0,26 đồng giá trị gia tăng. * Cơ sở hạ tầng: Đây là một yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất, chúng bao gồm: Đường giao thông, hệ thống thủy lợi, thông tin liên lạc, điện nước..Những yếu tố này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả chăn nuôi vịt lấy trứng của người dân.
(Nguồn: Số liệu điều tra các nông hộ năm 2009) Như vậy, giá trị của trứng vịt đã tăng lên từ 1720 đến 2030 đồng/trứng cho việc thu hoạch, bảo quản và vận chuyển trứng từ hộ gia đình nông dân đến các Công ty chế biến và xuất khẩu và người tiêu dùng.
Nông dân trong quá trình chuyển đổi phương thức chăn nuôi sẽ gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật, tổ chức, quản lý rất cần được các ngành chuyên môn đào tạo, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, chọn giống, phòng chống dịch bệnh cũng như các kỹ năng về quản lý, kinh doanh để đảm bảo chăn nuôi hiệu quả. - Đối với hệ thống chợ cần nâng cấp và tu sửa, thành lập một số chợ đầu mối để quy tụ hàng hóa quy mô lớn và phân bổ khu vực buôn bán tạo ra sự thuận lợi trong mua bán, xây dựng và bố trí hệ thống hố đựng rác xung quanh chợ để quy tập rác tập. - Tăng cường tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh, cần lập các cơ sở đứng ra thu mua sản phẩm tránh tình trạng mua đi bán lại, người nông dân thì bị ép giá, người tiêu dùng cuối cùng phải mua với một mức giá cao;.
- Bên cạnh đó thì huyện nhà cũng nên thành lập các chợ đầu mối quy mô lớn để quy tụ hàng hóa giúp rút ngắn chuỗi cung từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm giảm khoảng cách chênh lệch giá cả có lợi cho người tiêu dùng. Do đó các công ty sản xuất thức ăn cũng như các doanh nghiệp cung cấp thức ăn nên xem xét giảm giá bán thức ăn công nghiệp xuống cho phù hợp, các công ty cần mở rộng thị trường hơn nữa để có nhiều đại lý ủy quyền trong huyện để bán ra giá không quá cao do phải qua nhiều khâu trung gian giúp nâng cao lợi nhuận cho người nuôi. - Nhìn chung ngành chăn nuôi vịt lấy trứng ở huyện Yên thành trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn, quy mô đàn vịt của các hộ điều tra tương đối lớn (gần 500 con/hộ) và nó đã đem lại cho người dân một khoản thu nhập đáng kể, trong năm 2009 bình quân 100 con vịt nuôi lấy trứng đã đem lại cho người dân một khoản tiền là 12569,39 nghìn đồng.
- Trong chuỗi cung sản phẩm trứng vịt thì người nuôi là tác nhân tạo ra nhiều giá trị gia tăng nhất nhưng người bán lẻ mới là người tạo ra được nhiều giá trị gia tăng nhất tính trên một đồng chi phí gia tăng. Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chăn nuôi của nông hộ, làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. - Cần tham gia vào hợp tác xã, hội nông dân để được hưởng các quyền lợi và có cơ hội đóng góp ý kiến của bản thân.
- Cần nâng cao khả năng kinh doanh, thay đổi cung cách thu mua để người nuôi vịt hướng trứng và người tiêu dùng có cái nhìn đúng đắn về sự vất vả và những khó khăn của họ khi làm nghề buôn bán trứng vịt. Họ là tác nhân không thể thiếu trong chuỗi cung, là cầu nối quan trọng để đưa sản phẩm trứng vịt từ người nuôi đến người tiêu dùng cuối cùng, không có tác nhân này thì chuỗi cung ứng sẽ bị giãn đoạn và không thể thực hiện đầy đủ vai trò, chức năng phân phối của mình. - Cần cho người tiêu dùng thấy được hàm lượng chất dinh dưỡng khi sử dụng sản phẩm trứng vịt cùng giá cả hợp lý để tăng thêm lượng người tiêu dùng sản phẩm trứng vịt.