Của các hộ nông dân

Một phần của tài liệu Khóa luận tình hình sản xuất và tiêu thụ trứng vịt tại huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 46 - 57)

STT tổ Quy mô đàn vịt (con) Số con BQ/hộ Số hộ IC (1000đ) TC (1000đ) GO (1000đ) VA (1000đ) GO/IC (lần) VA/IC (lần) VA/LĐ (1000đ) I ≤ 300 176 19 24.605,96 25.965,43 30.012,1 5.406,13 1,22 0,22 433,73 II 300 - 600 434 28 24.510,23 25.138,37 30.407,34 5.897,11 1,24 0,24 998,57 III > 600 960 13 24.403,98 24.853,76 30.711,15 6.307,17 1,26 0,26 1.072,16 BQC 523 60 24.517,52 25.338,61 30.348 5.830,48 1,24 0,24 835,65

Qua phân tích trên ta thấy được, càng mở rộng quy mô thì người sản xuất càng có lợi, tuy nhiên qua điều tra thì rất ít hộ nông dân có ý định mở rộng quy mô, vì:

- Giá cả thị trường thấp, không ổn định lúc được mùa thì giá thấp, mất mùa thì giá cao;

- Nhu cầu tiêu dùng của người dân không cao, thị trường đầu ra không ổn định;

- Dịch bệnh bùng phát ngày càng nhiều, có khi không kiểm soát được, có nhiều hộ khi dịch bệnh bùng phát đã phải thiêu hủy cả đàn...

Để khắc phục được những khó khăn trên không chỉ cần sự nỗ lực của người dân mà rất cần sự giúp đỡ của chính quyền địa phương.

2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian

Chi phí chăn nuôi vịt thể hiện ở mức độ đầu tư cho chăn nuôi, quy mô lớn hay nhỏ hay là nuôi thâm canh của nông hộ. Dựa vào kết quả điều tra, qua tính toán chi phí trung gian cho chăn nuôi lợn của các nông hộ tôi tiến hành phân tổ các nông hộ điều tra thành 3 tổ theo mức chi phí vật chất và chi phí dịch vụ cho chăn nuôi như sau: Tổ I bao gồm 9 hộ chiếm 15% tổng số hộ điều tra, các hộ này có chi phí trung gian cho chăn nuôi nhỏ hơn 50.000 nghìn đồng, tổ II có 20 hộ chiếm 33,33% tổng số hộ điều tra, bao gồm các hộ có chi phí trung gian bỏ ra cho chăn nuôi năm trong khoảng 50.000 - 100.000 nghìn đồng, tổ III gồm 31 hộ có chi phí trung gian từ 100.000 nghìn đồng trở lên. Theo cách phân tổ này thì kết quả và hiệu quả chăn nuôi tính bình quân cho 100 con vịt trên hộ của 3 tổ có sự khác nhau. Điều này được thể hiện cụ thể ở bảng sau:

Bảng 13: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất trứng vịt của các hộ nông dân (tính cho 100 con vịt)

TT tổ Chi phí trung gian

(1000đ) Số hộ IC BQ (100 con) GO BQ (1000đ) VA BQ (1000đ) GO/IC BQ (lần) VA/IC BQ (lần) I ≥ 24.650 9 24.659,60 31.317,75 6.658,15 1,27 0,27 II 24.500 - 24.650 20 24.546,40 29.533,11 4.986,70 1,21 0,21 III ≤ 24.500 31 24.457,64 30.592,21 6.134,57 1,25 0,25 BQC 60 24.517,52 30.348 5.830,48 1,24 0,24

Qua bảng số liệu 13 cho ta thấy: Tổ I có chi phí trung gian bình quân bỏ ra trên 100 con vịt là 24.659,60 nghìn đồng, giá trị sản xuất bình quân mà hộ thu được tính cho 100 con vịt là 31.317,75 nghìn đồng, giá trị gia tăng bình quân là 6.658,15 nghìn đồng, giá trị gia tăng tính trên một đồng chi phí là 0,27 lần - điều này có nghĩa là cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì hộ sản xuất ở tổ I sẽ thu được 0,27 đồng giá trị gia tăng tính bình quân cho 100 con vịt. Tổ II có chi phí đầu tư bình quân tính cho 100 con vịt trên hộ là 24.546,40 nghìn đồng, so với tổ I giảm 0,46 %, giá trị sản xuất mà mỗi hộ thu được trên 100 con vịt là 29.533,11 nghìn đồng, giá trị gia tăng tính trên một đồng chi phí là 0,21 lần. Tổ III có chi phí trung gian bình quân tính cho 100 con vịt trên hộ là 24.457,64 nghìn đồng, so với tổ II giảm 0,36 %, giá trị sản xuất bình quân mà mỗi hộ thu được trên 100 con vịt là 30.592,21 nghìn đồng, giá trị gia tăng là 6.134,57 nghìn đồng, giá trị gia tăng tính trên một đồng chi phí là 0,25 lần.

Như vậy, chi phí đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Chi phí sản xuất tăng, cùng với sự gia tăng giá trị sản xuất nhưng tốc độ tăng của giá trị sản xuất lớn hơn tốc độ tăng của chi phí thì giá trị gia tăng (VA) sẽ tăng lên.

3. Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên

Bao gồm: thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, đất đai... các nhân tố này phải tùy thuộc vào từng lứa tuổi của vịt mà bố trí cho thích hợp. Cụ thể đối với vịt cho vịt nuôi nhốt là:

+ Nhiệt độ chuồng nuôi 15 - 200C, ẩm độ 70 - 75%; không khí sạch, chuồng nuôi: 8 m3 không khí/giờ/1kg khối lượng sống. Lượng H2S không quá 0,007 mg/lít, CO2: 0,025 mg/lít.

+ Chiếu sáng: vịt con 8 giờ/ngày, vịt đẻ 14 giờ/ngày, cuối kỳ đẻ trứng có thể lên 16 giờ/ngày. Cường độ chiếu sáng 5W/m2 nền, tương đương 15 lux.

4. Nhóm nhân tố thuộc về con người Kỹ thuật chăm sóc:

+ Khi xây dựng chuồng trại phải chú ý các điểm sau:

- Có thể xây gạch hoặc làm bằng tre, gỗ. Mái chuồng lợp bằng ngói, lá cọ, rạ... đều được.

- Nền chuồng phải cao, không gồ ghề được lát bằng gạch hoặc xi măng nhám, chất độn chuồng phải khô sạch.

- Diện tích chuồng nếu nuôi nhốt: 1m2 cho 30 - 32 co vịt dưới 10 ngày tuổi, cho 18 - 20 con vịt từ 11 - 20 ngày tuổi, cho 4 - 5 con từ 21 ngày tuổi trở lên.

+ Khi chọn vịt giống nên chọn vịt con lông mượt, rốn khô, mắt sáng, nhanh nhẹn, chân và mỏ bóng, vịt không có khuyết tật.

+ Cho vịt ăn no, đủ chất, uống nước đầy đủ và sạch sẽ. thức ăn hàng ngày tăng dần theo tuổi của vịt con.

+ Khi vịt được 18 tuần tuổi chọn những con khỏe mạnh, ngoại hình đẹp, đầu thẳng, mông nở, săn chắc, nhanh nhẹn để làm mái đẻ.

2.3.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ

Trong sản xuất nông nghiệp vấn đề lớn nhất hiện nay là đầu ra cho sản phẩm. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ trứng vịt là:

* Giá cả thị trường: Giá cả thi trường đã quyết định đến sản xuất như thế nào, quy mô lớn hay nhỏ. Trong thực tế sản xuất nông nghiệp, nếu giá cả lên là do hai yếu tố hoặc là thị trường được mở rộng hoặc là bị mất mùa nguồn cung ra thị trường không ổn định quyết định chủ yếu. Do vậy người dân luôn bị đặt trong thế bị động. mặt khác giá cả các yếu tố đầu vào (giống, thức ăn...) cũng là một yếu tố tác động rất lớn đến việc chăn nuôi của người dân. Do đó cần phải tìm cách ổn định giá cả thị trường.

* Cơ sở hạ tầng: Đây là một yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất, chúng bao gồm: Đường giao thông, hệ thống thủy lợi, thông tin liên lạc, điện nước...Những yếu tố này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả chăn nuôi vịt lấy trứng của người dân.

* Kiến thức và tập quán chăn nuôi của người dân: Đây cũng là một trong những nhân tố làm cho việc đưa sản phẩm ra thị trường gặp khó khăn.

Ngoài ra các chính sách điều tiết thị trường của nhà nước cũng phần nào ảnh hưởng đến việc tiêu thụ trứng vịt của người dân.

2.4 PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TRỨNG VỊT 2.4.1 Chuỗi cung các yếu tố đầu vào

Thức ăn nuôi vịt: Qua điều tra thì các hộ 100% đều nuôi bằng thức ăn công nghiệp, trong huyện không có nhà máy chế biến thức ăn công nghiệp nên nguồn thức ăn được nhập ở các nơi khác về. Vì thế hầu hết thức ăn công nghiệp cung cấp cho các hộ gia đình nông dân thông qua các đại lý. Tuỳ điều kiện cụ thể của từng nơi mà số lượng các đại lý ở mỗi xã dao động 3 - 7 đại lý.

Việc bán thức ăn cho người nuôi vịt có thể thực hiện dưới 2 hình thức:

+ Bán trực tiếp (trả ngay hoặc ghi nợ): Nếu trả ngay, 1 bao thức ăn 40 kg trả 255 ngàn đồng, nếu nợ thì phải trả 260 - 265 ngàn đồng/bao.

+ Đầu tư thức ăn và thu sản phẩm: Các đại lý bán thức ăn đồng thời là nhà thu gom trong xã đầu tư (thường là các lò ấp), người thu gom cung cấp thức ăn cho hộ nuôi vịt và đến thu gom trứng vào mỗi sáng. Khoảng 1 tuần hộ nuôi vịt đến đại lý của người thu gom để thanh toán, lấy tổng số tiền bán trứng trừ tiền thức ăn còn dư bao nhiêu hộ nuôi vịt được nhận.

Hình thức này có ưu điểm: nhờ có đầu tư ứng trước của người thu gom, người nông dân có thể giải quyết được một phần sự thiếu hụt về vốn và nhà thu gom có nguồn cung ứng ổn định. Tuy nhiên, hình thức này có mặt trái. Đó là: do bắt buộc phải bán trứng cho những nhà thu gom, nên người nông dân sẽ bị ép giá. Thông thường, giá bán trứng của các hộ cho các nhà đầu tư thường thấp hơn so với giá thị trường 1- 2 giá.

Giống:

Giống vịt được cung ứng từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu được lấy từ các lò ấp trong huyện. Khi đến vụ nuôi, người nuôi vịt phải chủ động hoàn toàn trong việc tìm mua giống. Họ thường tìm đến các lò ấp quen biết để mua. Việc kiểm tra chất lượng con giống chủ yếu bằng cảm quan. Vì thế chất lượng con giống không được đảm bảo, không qua kiểm dịch.

Dịch vụ thú y:

Hầu hết người dân đều mua thuốc thú y như: thuốc bổ, thuốc chữa bệnh... ở các đại lý bán thuốc thú y trên địa bàn huyện. Hàng tháng vẫn có ban thú y của các xã đi phun thuốc thanh trùng để phòng trừ dịch bệnh.

Tuy nhiên, rất nhiều hộ không nhận thấy được tầm quan trọng của dịch vụ thú y nên hơi lơ là trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm. Họ không chịu phòng bệnh trước mà đến khi có dịch bệnh khi đó họ mới mua thuốc về phòng và chống dịch bệnh. Chuỗi cung các yếu tố đầu vào được thể hiện cụ thể ở sơ đồ 2 sau:

Sơ đồ 2: Sơ đồ chuỗi cung sản phẩm trứng vịt và tỷ lệ tiêu thụ trứng vịt qua các kênh

2.4.2 Chuỗi cung các yếu tố đầu ra (Kênh tiêu thụ trứng vịt)

Kênh tiêu thụ trứng vịt của các hộ đi theo các hướng là: Người tiêu dùng Hộ nuôi vịt Giống Thức ăn Dịch vụ thú y Hộ thu gom Người bán lẻ (70%) (15%) (10%) Hộ gia đình (5%)

* Hướng thứ nhất: Hộ nông dân - Người bán lẻ - người tiêu dùng

Hướng tiêu thụ này chủ yếu dành cho những hộ gia đình nuôi vịt với quy mô không lớn lắm. Sau khi thu mua từ các hộ gia đình nông dân, trứng vịt sẽ được đem đi tiêu thụ theo hướng: Họ sẽ đem ra các chợ tại địa phương trong huyện để bán.

Lượng trứng bán theo kênh này không nhiều chỉ chiếm 15% lượng trứng sản xuất trong huyện.

* Hướng thứ hai: Các hộ nông dân bán sản phẩm cho nhà thu gom lớn (các nhà thu gom thường là các chủ lò ấp trong huyện).

Hướng này tiêu thụ 70% sản lượng trứng vịt sản xuất của các hộ. Các lò ấp vừa là các đại lý bán thức ăn chăn nuôi công nghiệp, các hộ nông dân lấy thức ăn ở đó và bán trứng cho đại lý luôn. Theo hướng này, trứng vịt của các hộ sẽ đi theo các kênh chủ yếu sau:

Thứ nhất: Hộ thu gom sẽ giữ lại một phần trứng để ấp tạo ra các sản phẩm từ trứng như trứng vịt lộn hoặc con giống để bán lại cho người dân, cho các nhà hàng các quán nhậu ở trong huyện.

Thứ hai: Hộ thu gom đem bán cho các nhà bán lẻ hoặc các nhà hàng, các quán ăn trong huyện.

Thứ ba: Các thu gom bán trực tiếp cho người tiêu dùng ở địa phương hoặc các chợ trên địa bàn huyện Yên Thành.

* Hướng thứ ba: Các hộ nông dân sẽ bán trực tiếp cho người tiêu dùng ở địa phương hoặc các chợ trên địa bàn huyện.

Hướng này tiêu thụ khoảng 10% sản lượng trứng vịt sản xuất của các hộ. Chủ yếu là các hộ nuôi vịt với quy mô nhỏ, các hộ bán trực tiếp cho người tiêu dùng ngay tại nhà hoặc ở các chợ trên địa bàn huyện.

2.4.3 Phân tích chuỗi cung sản phẩm trứng vịt

2.4.3.1 Đặc trưng của các tác nhân trong chuỗi cung

* Đối với hộ nuôi vịt: Các chủ hộ tham gia vào sản xuất vịt lấy trứng có độ tuổi trung bình từ 43 - 50 tuổi, đang ở độ tuổi sung sức và trình độ học vấn từ trung

bình của các chủ hộ là lớp 7 nên khả năng tính toán trong giao dịch khá nhạy, linh hoạt. Số lao động bình quân trên hộ tham gia vào hoạt động nuôi vịt là 2,13 người, qua điều tra thì tham gia vào hoạt động sản xuất này của các hộ chủ yếu là hai vợ chồng một số hộ có sự phụ giúp của con cái, tất cả các hộ đều không thuê mướn lao động. Qua điều tra thực tế cho thấy các hộ nuôi vịt quanh năm, các hộ thường thu hoạch trứng vào buổi sáng. Đa phần các hộ đều bán sản cho hộ thu gom, vì hầu hết các hộ đều không có phương tiện vận chuyển, hơn nữa trứng vịt là một sản phẩm rất dễ vỡ nên rất khó trong khâu vận chuyển cũng như khâu bảo quản. Vì vậy, bán cho nhà thu gom thì các hộ sẽ tiết kiệm được các khoản chi phí đó nhưng bù lại các hộ phải chịu bán với giá thường thấp hơn giá thị trường 1- 2 giá. Một điều đặc biệt ở đây là một số người thu gom trứng cũng chính chủ đại lý bán thức ăn công nghiệp, các nhà thu gom sẽ đầu tư ứng trước thức ăn cho các hộ nuôi vịt. Khoảng 7 - 10 ngày các hộ sẽ đến đại lý của người thu gom để thanh toán tiền, khoản tiền mà các hộ sẽ nhận được bằng tổng tiền bán trứng trừ đi tiền thức ăn mà các hộ đã mua. Hình thức này có ưu điểm: nhờ có đầu tư ứng trước của người thu gom, người nông dân có thể giải quyết được một phần sự thiếu hụt về vốn và nhà thu gom có nguồn cung ứng ổn định.

* Đối với người thu gom: Tôi tiến hành điều tra 3 hộ thu gom lớn trong huyện (ông Nguyễn Văn Hòa - Khánh Thành_chủ lò ấp Phương Hòa, ông Trần Đình Bảy - Xuân Thành_Chủ lò ấp, bà Lê Thị Mỹ - Nam Thành và tôi chỉ xét trên phạm vi họ chỉ bán trứng vịt đơn thuần. Các chủ thu gom có độ tuổi từ 40 - 48 tuổi, số lao động của hộ thu gom là 2 - 3 người, phương tiện buôn bán của hộ thu gom thì có 1 hộ dùng ô tô, 2 hộ còn lại sử dụng xe máy. Các thành viên tham gia buôn bán trứng vịt có kinh nghiệm khá lâu năm họ đã gắn bó với nghề này từ 8 - 10 năm. Họ cũng cho hay sẽ gắn bó với công việc này lâu dài nữa, nhưng do tính chất công việc vất vả nên họ không có mong muốn con cái mình sẽ nối nghiệp cha mẹ mà cho con cái đi học.

Thông thường cứ mỗi buổi sáng là người thu gom tới trực tiếp các hộ nuôi để mua trứng sau đó đem bán cho các nhà bán lẻ, các hàng ăn... giá cả là do người mua quyết định. Vì những người thu gom thường mua với số lượng lớn nên yêu cầu về chất lượng trứng không khắt khe lắm, nhưng chính vì thế mà người nuôi hay bị ép giá và làm cho người dân ít quan tâm tới chất lượng trứng, đây là một điều đáng lo ngại

cho người tiêu dùng. Vì vậy để cải thiện nâng cao chất lượng sản phẩm thì cần có các chính sánh để giúp đỡ người dân có thị trường đầu ra của sản phẩm ổn định.

* Đối với hộ bán lẻ: Tôi tiến hành điều tra 5 hộ bán lẻ ở các chợ trong huyện

Một phần của tài liệu Khóa luận tình hình sản xuất và tiêu thụ trứng vịt tại huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 46 - 57)