luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là nước có tiềm năng rất lớn về thủy sản, có đường bờ biển kéo dài suốt chiều dài lãnh thổ từ Bắc xuống Nam. Hệ thống sông ngòi dày đặc là môi trường thuận lợi cho thủy sản nước ngọt và nước lợ phát triển. Đặc biệt các tỉnh phía nam khí hậu ấm áp quanh năm là môi trường tốt để phát triển các loài thủy sản thiết yếu, có những loại thủy sản Việt Nam trở thành đặc sản trên thị trường thế giới, người Việt Nam với bản tính cần cù lao động sáng tạo trong sản xuất và có tính cộng đồng rất cao tạo nên nguồn lực vững mạnh phục vụ cho sản xuất. Ngày nay với xu hướng phát triển ngành NTTS ngày càng gia tăng đó là hướng đi của nhiều nước trong đó có Việt Nam. Hơn nữa thủy sản là một trong những ngành kinh tế đem lại kim ngạch xuất khẩu cao cho nước ta, với tốc độ tăng trưởng bình quân 18% năm. Nuôi tôm là một ngành được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm vì tôm là mặt hàng xuất khẩu rất quan trọng của ngành thủy sản. Hàng năm đem lại nguồn thu khá lớn cho đất nước, tuy nhiên cũng không ít những rủi ro do thiên tai dịch bệnh ngày càng phổ biến trong tình trạng biến đổi khí hậu như hiện nay. Vì nuôi tôm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Núi Thành là huyện ven biển của tỉnh Quảng Nam. Ở đây, nghề nuôi tôm đã phát triển từ rất lâu và là huyện nuôi tôm nhiều nhất trong tỉnh. Nuôi tôm hiện nay đã phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông Nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả, tạo công ăn việc làm đồng thời cải thiện đời sống cho người dân nông thôn. Tuy nhiên trong những năm trước đây, không ít người dân vì nuôi tôm mà lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất, không có khả năng trả nợ. Nguyên nhân là môi trường ngày càng ô nhiễm, giá bán tôm thấp, dịch bệnh xảy ra thường xuyên… gây tâm lý chán nản cho người dân. Tam Tiến là một trong những xã có nghề nuôi tôm phát triển trong huyện. Với ưu thế nằm ở ven biển, giao thông đi lại thuận lợi, có nhiều con sông chảy qua. Tuy nhiên do quy trình nuôi chưa đúng kỹ thuật nên dẫn đến ô nhiễm môi trường, dịch bệnh xảy ra làm mất mùa liên tục, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Trong vòng vài năm trở lại 1 đây, người dân ở xã thực hiện chuyển đổi một số kỹ thuật nuôi, giống tôm từ tôm sú sang tôm thẻ chân trắng nên đã cải thiện được phần nào. Từ đó nghề nuôi tôm thực sự, trở thành một nghề sản xuất ổn định, giúp người dân xóa đói giảm nghèo, trả được nợ nần, giúp các hộ nuôi tôm đầu tư cải tiến kỹ thuật. Mặc dù đời sống được cải thiện nhưng ý thức bảo vệ môi trường nước trong vùng nuôi của các hộ còn hạn chế. Vì thế hiện nay, vấn đề đặt ra của các cấp ngành liên quan là phải tìm ra giải pháp thiết thực để ngành nuôi tôm ngày càng phát triển bền vững và khẳng định mình, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của xã để giải quyết công ăn việc làm nâng cao đời sống của người dân, khai thác triệt để những vùng đất chưa khai phá đồng thời phải đi đôi với bảo vệ môi trường vùng nuôi. Xuất phát từ thực tế đó qua quá trình tìm hiểu địa bàn, tôi đã chọn đề tài:” Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả của nghề nuôi tôm - Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả của nghề nuôi tôm, tìm ra những khó khăn, thách thức và thuận lợi của nghề này tại địa phương. - Đề xuất một số giải pháp góp phần giải quyết hoặc hạn chế những khó khăn mà các hộ nuôi tôm đang gặp phải. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập số liệu: + Thu thập số liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp chuyên khảo. Các số liệu thứ cấp có liên quan được thu thập từ các cơ quan: Trực tiếp trao đổi và thu thập số liệu tại các cơ quan có liên quan như UBND huyện Núi Thành, UBND xã Tam Tiến, lãnh đạo các thôn xã Tam Tiến; tìm kiếm trên mạng internet. + Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia. - Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: + Phương pháp thống kê thông qua phần mềm excel 2 + Phương pháp chuyên gia: Tổng hợp các ý kiến của các thầy cô, các cán bộ chuyên trách và của cộng đồng. + Phương pháp phân tích kinh doanh: Vận dụng các chỉ tiêu tương đối tuyệt đối, bình quân, các chỉ tiêu đánh giá mức độ biến động của tiêu thức nhằm biểu hiện quy mô, số lượng của hiện tượng, biểu hiện biến động của chỉ tiêu qua thời gian. + Phương pháp phân tổ và phân tích thống kê: Dùng để chọn mẫu, phân tích và đánh giá số liệu. + Phương pháp so sánh: Xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. + Phương pháp toán kinh tế. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các hộ sản xuất tôm ở xã Tam Tiến. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Do giới hạn về thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế nên đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu ở xã Tam Tiến. + Phạm vi thời gian: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất tôm ở xã Tam Tiến năm 2009. Do thời gian tiếp cận và năng lực còn hạn chế, đề tài không tránh khỏi những sai sốt, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn đọc để đề tài hoàn thiện hơn. 3 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế Hiệu quả là thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện và các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, một cách chung nhất, kết quả mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu trong hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí bỏ ra bao nhiêu càng có lợi bấy nhiêu, hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt khi nhu cầu con người ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, trong khi đó nguồn lực còn hạn chế và trở nên khan hiếm thì hiệu quả kinh tế ngày càng được coi trọng. Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án hành động. Hiệu quả được biểu hiện theo nhiều góc độ khác nhau vì vậy hình thành nên nhiều khái niện khác nhau: Hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị xã hội, hiệu quả trực tiếp, hiệu quả gián tiếp, hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối… Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, là tương quan so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra, nó được biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế như: Giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận, giá trị gia tăng… tính trên một đơn vị chi phí bỏ ra. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Hiệu quả kỹ thuật: Tức là thu được lượng đầu ra tối đa với lượng đầu vào nhất định. 4 Hiệu quả phân phối: Tức là sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ nhằm đạt được lợi nhuận tối đa khi nắm được giá các yếu tố đầu vào. Hiệu quả kinh tế = hiệu quả kỹ thuật * hiệu quả phân phối Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Đây là cơ sở vật chất không ngừng nâng cao mức sống dân cư. Như vậy, tăng hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là một trong những yêu cầu khách quan của tất cả các hình thái kinh tế xã hội. Nó càng có ý nghĩa đặc biệt trong một số điều kiện nhất định: khi khả năng phát triển kinh tế theo chiều rộng như tăng nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn bị hạn chế…. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc tăng hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là một trong những yếu tố làm tăng sức cạnh tranh, cho phép giành lợi thế trong quan hệ kinh tế. Hiệu quả kinh tế tập trung vào bốn nội dung sau: - Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có. - Thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tiến nhanh vào công nghiệp hóa hiện đại hóa. - Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh. - Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. 1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Sử dụng các chỉ tiêu kinh tế như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, diện tích, năng suất, sản lượng,…để phân tích tình hình, xu thế biến động, quy mô hoạt động và xu thế phát triển của nghề nuôi tôm nước lợ. Tuy nhiên do tính phức tạp và đa dạng trong hệ thống các chỉ tiêu, nên mỗi chỉ tiêu dù là chỉ tiêu cơ bản cũng chỉ đánh giá được một mặt hoặc một số khía cạnh của vấn đề cần nghiên cứu. Do vậy, sử dụng hệ thống chỉ tiêu đảm bảo khắc phục được sự phiến diện trong nghiên cứu, các chỉ tiêu sẽ bổ sung, bổ trợ cho nhau, giúp cho việc đánh giá các vấn đề nghiên cứu được đầy đủ, toàn diện. Ngoài ra khi đánh giá hiệu quả kinh tế, cần so sánh mức độ đạt được của từng chỉ tiêu, nhận xét và đưa ra kết luận. Phương pháp so sánh là phương pháp phổ biến dùng để phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế. Có thể so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian… Khi so sánh phải đảm bảo thống nhất về các chỉ tiêu và đơn vị. 5 Các nguyên tắc xác định hiệu quả: - Nguyên tắc về mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả. Phân tích hiệu quả của một phương án nào đó luôn luôn dựa trên phân tích mục tiêu. Phương án có hiệu quả cao nhất khi nó đóng góp nhiều nhất cho việc thực hiện các mục tiêu đặt ra với chi phí thấp nhất. - Nguyên tắc về sự thống nhất lợi ích: Phương án này được xem là hiệu quả khi kết hợp trong đó các loại lợi ích. - Nguyên tắc về tính chính xác, tính khoa học: Để đánh giá hiệu quả các phương án cần phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu có thể lượng hóa được. 1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nuôi tôm 1.1.3.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất Tổng vốn đầu tư: Là chỉ tiêu nói lên khả năng chủ động của vốn của người sản xuất và mức độ đầu tư cũng như quy mô đầu tư về trang thiết bị, đầu tư chi phí sản xuất, đầu tư xây dựng cơ bản . Chi phí xây dựng ao hồ: Đây là chỉ tiêu quan trọng trong bước đầu tiến hành nuôi tôm, nó đánh giá chất lượng và mức độ kiên cố ao hồ. Giống: Là khâu quyết định đến chất lượng tôm và thành bại của vụ nuôi. Giống phải đảm bảo không chứa mầm bệnh và mật độ thả thích hợp. Chi phí thức ăn: Chi phí này nói cần bao nhiêu kg thức ăn để có thể tạo ra 1 kg tôm thương phẩm. Chỉ tiêu này loại trừ nguồn thức ăn có sẵn trong môi trường nước ao trước khi thả nuôi. Chí phí lao động: Chỉ tiêu này nói lên mức độ đầu tư công cho hoạt động nuôi như: Chăm sóc, thu hoạch. Chi phí xử lý và cải tạo ao hồ: Là một chỉ tiêu hết sức quan trọng liên quan mật thiết đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm, hạn chế mần bệnh trong ao nuôi. Nó phản ánh lượng giá trị vật tư, dịch vụ đầu tư cho xử lý ao, cải tạo ao, tạo môi trường nước và diệt trừ mần bệnh trong ao nuôi. Chi phí trung gian (IC): Là một bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất bao gồm chi phí vật chất và dịch vụ sản xuất, không kể khấu hao trong quá trình nuôi tôm và công lao động gia đình. 6 Khấu hao tài sản cố định (KHTSCĐ): Là giá trị tài sản cố định chuyển vào giá trị sản phẩm và sẽ được thu hồi trong quá trình hoạt động của tài sản cố định. Các khoản mục tính khấu hao trong nuôi tôm bao gồm: Công trình xây dựng cơ bản của ao nuôi trong năm đầu xuống vụ, các loại máy móc trang thiết bị phục vụ cho quá trình nuôi tôm như máy bơm nước, máy sục khí. Tổng chi phí sản xuất (TC): Là chỉ tiêu bao gồm chi phí trung gian, khấu hao tài sản cố định, lao động gia đình đầu tư cho quá trình nuôi tôm, thuế và các khoản lệ phí khác. 1.1.3.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm a. Năng suất nuôi tôm (N): Phản ánh trung bình trong một năm thu bao nhiêu kg tôm trên 1 đơn vị diện tích mặt nước nuôi trồng. N= Q/S Trong đó: Q: tổng sản lượng tôm trong năm S: diện tích mặt nước nuôi tôm b. Tổng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích: Là chỉ tiêu biểu biễn bằng toàn bộ kết quả hữu ích mà lao động sáng tạo ra trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Hiện nay hầu hết các hộ nuôi tôm để tiêu thụ ra thị trường do đó tổng giá trị sản xuất cũng chính là tổng doanh thu (GO). GO = ∑Pi*Qi Trong đó: Pi: Đơn giá/sản phẩm Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i c. Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí về vật chất và dịch vụ được tính bằng tiền mà hộ nông dân sử dụng để sản xuất ra sản phẩm trong một chu kỳ sản xuất. Chi phí trung gian (IC) = Chi phí vật chất + Chi phí dịch vụ (mua hoặc thuê ngoài) d. Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích: Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất. Nó được tính bằng phần chênh lệch giữa tổng doanh thu (GO) và chí phí trung gian (IC) đầu tư ra. VA= GO - IC 7 e. Thu nhập hỗn hợp (IM): Là chỉ tiêu kết quả nuôi của các hộ khi chưa trừ công lao động gia đình. MI = VA – KHTSCĐ – Thuế f. Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết hoạt đông nuôi sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu khi đầu tư 1 đồng trung gian. g. Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Phân tích một đồng chi phí trung gian tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất trong giới hạn nguồn lực chi phí. h. Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian (MI/IC): Cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra tạo bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp cho các hộ nuôi. 1.1.4 Đặc điểm kỹ thuật của nuôi tôm Tôm chân trắng (có nơi gọi là tôm he chân trắng hoặc tôm thẻ chân trắng) Có nguồn gốc Nam Mỹ. Đây là loài tôm quý có nhu cầu cao trên thị trường được nuôi phổ biến ở khu vực Mỹ la tinh và cho sản lượng lớn gần 200 ngàn tấn (1999). Những năm gần đây tôm được thuần hóa và nuôi thành công ở một số nước Châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan… Khi chuẩn bị nuôi tôm đòi hỏi chủ hộ phải nắm được các nhân tố kỹ thuật chủ yếu như sau: Lựa chọn địa điểm: - Các khu vực nuôi nằm trong khu vực quy hoạch NTTS chung (của xã, huyện, tỉnh) và không bị chồng lấn bởi quy hạch của các ngành khác. - Giao thông trong vùng thuận lợi hệ thống điện tới tận hồ nuôi và ao nuôi dễ dàng trong việc cấp thoát nước (bao gồm nước ngọt, nước lợ và mặn). - Không gần các nguồn gây ô nhiễm như: Nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp,… - Những khu vực nuôi nên tập trung ở phạm vi nhất định. Yêu cầu về ao nuôi và chuẩn bị ao: - Ao nuôi xây dựng kiên cố, không bị rò rĩ tránh thấm lậu. - Ao nuôi đảm bảo hệ thống cấp thoát nước hợp lý. Tốt nhất có kênh cấp và kênh thoát riêng biệt. 8 - Nên có ao chứa nước khoảng 15 - 20% diện tích ao nuôi. - Mực nước ao nuôi nên giữ từ 1m đến 1,4 m. - Nước thải sản phẩm thừa phải đưa ra khỏi ao. - Ao phải được phơi khô ít nhất là một tuần. Nếu không thể phơi ao được đáy, dùng máy bơm áp lực mạnh để chuyển toàn bộ lượng bùn đem ra khỏi ao. Những ao có nền đáy, bờ ao dạng cát bùn nên lót bạt chống thấm nhằm hạn chế xói lỡ, thẩm lậu nước ra ngoài… - Khu vực ao nuôi cần có nhà bảo vệ, kho lưu trữ thức ăn hóa chất… - Bờ ao, ao nuôi được gia cố kỹ, kênh cấp, kênh thoát cần được nạo vét. Điều chỉnh độ pH đất: Chú ý: - Khi pH đất < 5: nên sử dụng vôi sống (CaO) vì vôi này làm tăng độ pH nhanh. - Khi pH đất > 6: Nên sử dụng nhiều vôi CaCO 3 để nâng pH đồng thời tạo hệ đệm đáy tốt. - Đối với ao mới xây dựng xong cho nước vào ngâm 2 - 3 ngày rồi xả lại hết nước để tháo rửa. Tháo rửa như vậy 2 đến 3 lần, sau đó dùng vôi bột để khử chua cả bờ và đáy ao. Lượng vôi tùy theo độ pH của đáy ao theo bảng sau. Bảng 1: Lượng vôi và loại vôi cần điều chỉnh pH đất pH của đáy ao Lượng vôi CACO 3 Vôi nung CaO (kg/ha) > 6 1000 500 5 - 6 2000 1000 < 5 3000 1500 (Nguồn: Tập huấn nuôi tôm nước lợ theo hướng cộng đồng năm 2010, Q Nam) Gây màu nước: Mục đích: Tạo oxy vào ban ngày. Làm che khuất nền đáy, ngăn cản tảo đáy phát triển. Tạo môi trường tốt giúp tôm ít bị sốc. Hấp thụ các chất thải trong ao. Làm giảm sự biến động của nhiệt độ nước. Làm thức ăn tự nhiên cho tôm. Màu nước tốt cho việc thả giống là màu vàng xanh hoặc vàng rơm. Gây màu nước nên được thực hiện trong thời tiết ấm hoặc những ngày nắng. Có nhiều phương pháp gây màu. Thời gian gây màu khoảng 4 - 5 ngày. Khi nước đạt màu xanh hoặc vàng rơm, bắt đầu thả giống. Cách thức gây màu: 9 - Sử dụng 30 - 50 kg NPK (5:10:3)/ha ao nuôi. Sau 4 ngày, nếu màu nước chưa đạt yêu cầu cần thêm vào 2 - 3 kg/ha kết hợp với dolomite 100 - 200 kg/ha. - Sử dụng 4 kg bột đậu nành & 6 kg cám gạo & 4 kg bột các cho 1 ha. Hỗn hợp này được phối trộn và ủ lên men 1 đêm và tạc đều khắp ao. Quá trình này được lặp lại 3 - 4 ngày vào buổi sáng sớm. - Trước khi thả giống cần kiểm tra lại các thông số kỹ thuật như: pH, độ mặn… khi đạt yêu cầu thì tiến hành thả giống. Chọn và thả giống: - Chọn giống: + Giống rõ nguồn gốc, có chứng nhận kiểm dịch. + Tôm giống phải được mua tại những trại có uy tín. + Con giống đồng đều và khỏe mạnh. + Tôm giống khi mua nên kiểm tra bệnh đốm trắng (WSSV) và MBV, không mua đàn giống bị nhiễm WSSV hoặc nhiều hơn 10% đàn giống bị nhiễm MBV. Ngoài ra cần kiểm tra bệnh phát sáng do vi khuẩn vibro gâu ra. + Nên tập hợp cả tổ lại bắt giống để tiết kiệm chi phí kiểm dịch và chi phí xét nghiệm khác. - Thả giống: + Thả tôm theo lịch mùa vụ và theo các quy định về tổ chức quản lý của địa phương của cộng đồng. + Kiểm tra các yếu tố môi trường (pH, độ mặn…) của ao nuôi và bể nuôi tôm được chọn để điều chỉnh cho hợp lý tránh gây sốc cho tôm khi thả… + Vùng nuôi nên thả tôm đồng loạt. + Mật độ thả : 60 - 80 con/m 2 + Thả giống lúc sáng sớm hoặc lúc chiều tối. + Cách thả phải phù hợp: Nên thả trên gió, thả vào chiều mát hoặc vào buổi sáng trời mát. + Ngâm túi chứa tôm trong một ao nuôi khoảng 10 - 20 phút để từ từ cân bằng nhiệt độ trong ao nuôi rồi mới thả tôm vào nuôi. Chăm sóc và quản lý: 10 . vùng nuôi. Xuất phát từ thực tế đó qua quá trình tìm hiểu địa bàn, tôi đã chọn đề tài:” Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng. nhau: Hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị xã hội, hiệu quả trực tiếp, hiệu quả gián tiếp, hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối… Hiệu