Năng lực của chủ hộ

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở xã tam tiến, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 33 - 35)

Hiện nay, trên địa bàn xã Tam Tiến, hầu hết hoạt động nuôi tôm đều do hộ gia đình đảm nhận. Trong đó quyết định của chủ hộ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của từng hộ. Trong hoạt động nuôi tôm phụ thuộc rất lớn vào khả năng của chủ hộ hay nói cách khác thành bại của vụ nuôi ảnh hưởng rất lớn vào năng lực của chủ hộ. Năng lực của chủ hộ bao gồm: Khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi trồng, khả năng lựa chọn các biện pháp đầu tư hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi tôm.

Nghiên cứu năng lực của chủ hộ chúng ta thường xem xét trên các khía cạnh tuổi, trình độ văn hóa, số năm kinh nghiệm, số lần tập huấn. Ngoài ra năng lực của chủ hộ cũng ảnh hưởng của một số nhân tố khác như giới tính, phong tục tập quán… nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn lắm.

Xét về tuổi của chủ hộ: Qua số liệu điều tra cho thấy, hiện nay trên địa bàn xã, các hộ nuôi có độ tuổi từ 30 - 50 tuổi, gồm 27 người chiếm 54%. Đây là nhóm chủ hộ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, rất nhanh nhạy trong quá trình tiếp thu kiến thức, úng dụng kỹ thuật mới, mạnh dạn đầu tư, đồng thời có sức khỏe trong việc nuôi tôm. Con nhóm tuổi < 30 tuổi thì không có. Nhóm tuổi > 50 tuổi thì có 22 hộ, chiếm 46%. Đây là nhóm tuổi chiếm tỷ lệ khá lớn trong hoạt động nuôi tôm. Họ thường dày dặc trong ra quyết định, bảo thủ hay làm theo ý mình, ít có thay đổi. Do ở địa bàn xã hoạt động nuôi tôm có từ khá lâu nên số người nuôi tôm trong độ tuổi lớn là điều bình thường.

Trình độ văn hóa có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp thu và nhận thức, áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất, do đó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi tôm. Đặc biệt, nuôi tôm là ngành đòi hỏi người nuôi phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, do đó trình độ văn hóa có vai trò càng quan trọng. Xem bảng số liệu, chúng ta thấy số người không biết chữ không có ai cả. Điều này cũng dễ thấy, hoạt động nuôi tôm đầu tư khá lớn, rủi ro cao nên những người có học thức mới có thể mạnh dạn nuôi tôm. Nhóm từ lớp 1 - 5 có 23 hộ, chiếm 46%. Hoạt động nuôi tôm có ở nông thôn, những người nuôi tôm trước kia đi học ít do gia đình khó khăn, phương tiện đi lại

trong quá trình tiếp thu kiến thức và ứng dụng kỹ thuật mới vào hoạt động nuôi tôm. Nhóm từ lớp 10 - 12 chiếm có 2%. Hoạt động nuôi tôm đòi hỏi quy trình nuôi nghiêm ngặt, do vậy trình độ văn hóa cao hơn là điều kiện thuận lợi để hoạt động sản xuất đạt kết quả cao.

Hoạt động nuôi tôm đòi hỏi vốn lớn và rủi ro cao do đó kinh nghiệm nuôi tôm cũng quan trọng không kém. Cũng như các nơi khác hoạt động nuôi tôm ở địa bàn xã có từ rất sớm, những năm trước đây người ta nuôi tôm sú, lúc đầu thì lãi cao nhưng dần về sau thì tình hình lỗ kéo dài, gần đây nhiều hộ đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng lãi suất hấp dẫn hơn tôm sú rất nhiều. Do đó nếu nói về kinh nghiệm nuôi tôm sú thì nhiều hơn nuôi tôm thẻ. Số năm nuôi tôm thẻ ít hơn. Nhóm từ 1 - 2 năm thì không có. Nhóm 3 - 5 năm thì chiếm tỷ lệ ít gồm 2 hộ, chiếm 4%. Nhóm người có kinh nghiệm nuôi tôm lớn hơn 5 năm thì chiếm tỷ lệ lớn tới 96%. Do kinh nghiệm nuôi tôm cao nên các hộ không ngừng học hỏi kinh nghiệm nuôi nên kết quả và hiệu quả thu được cao hơn.

Về tập huấn chuyên môn, mỗi năm người ta thường tập huấn một lần để phổ biến kiến thức và tình hình nuôi tôm ở địa bàn, nhưng có một số hộ có năm không tham gia, thể hiện số lần tập huấn nhỏ hơn số năm kinh nghiệm nuôi. Đây là một vấn đề tồn tại, trong thời gian tới cần động viên các chủ hộ tích cực tham gia tập huấn để nâng cao kiến thức, để hoạt động nuôi tôm được ngày một hiệu quả và bền vững hơn.

Như vậy qua phân tích ở trên chúng ta thấy năng lực của chủ hộ ảnh hưởng rất lớn đến thành bại của vụ nuôi.

Bảng 9: Năng lực sản xuất của các hộ điều tra

1. Tuổi của chủ hộ< 30 tuổi 0 0

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở xã tam tiến, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 33 - 35)