KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở xã tam tiến, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 64 - 66)

4. Tập huấn chuyên môn

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

1. KẾT LUẬN

Nuôi tôm trở thành ngành sản xuất chính của xã Tam Tiến, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên mặt nước, giải quyết việc làm tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. Nhiều hộ nuôi tôm trong vài năm trở lại đây trở nên khá giả. Bộ mặt nông thôn có sự chuyển biến tích cực.

Trong năm 2009 ngành nuôi tôm ở xã có nhiều kết quả tốt. Năng suất tôm tăng rất nhanh. Có được thành quả đó là đó là do người nuôi tôm đã chuyển nuôi từ tôm sú sang tôm thẻ chân trắng bước đầu đạt hiệu quả cao. Với đối tượng nuôi mới này đòi hỏi việc đầu tư cũng khá cao, khối lượng thức ăn cũng khá lớn. Do vậy người nuôi tôm phải tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật trong quá trình nuôi. Tuy nhiên đây là đối tượng nuôi mới, trong thời gian tới nếu không quản lý vùng nuôi tốt thì tình hình dịch bệnh xảy ra làm ảnh hưởng đến việc nuôi tôm.

Hiện nay hầu hết các hộ ở xã nuôi tôm theo hình thức thâm canh, kinh nghiệm nuôi trồng mà các hộ có được chủ yếu qua số năm nuôi và qua các buổi tập huấn kỹ thuật và qua học hỏi lẫn nhau. Các hộ nuôi tôm đã áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất như: Sử dụng máy móc, thiết bị trong nuôi tôm. Họ dồn hết tâm huyết vào trong quá trình nuôi, thường xuyên theo dõi, quan sát tình hình diễn biến dịch bệnh, môi trường ao nuôi. Họ túc trực suốt đêm suốt ngày quanh hồ nếu như có dịch bệnh xảy ra thì họ kịp thời xử lý nhờ vậy mà hiệu quả nuôi tôm cao.

Nuôi tôm là nghề mà việc đầu tư rất lớn, rủi ro cao. Do vậy người nuôi tôm phải biết sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào, phải có trình độ kỹ thuật nhất định. Hiệu quả kinh tế nuôi tôm chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: mật độ thả giống, chi phí thức ăn, công lao động… Người nuôi tôm không nên sử dụng quá mức các yếu tố đầu vào vì như vậy không những hiệu quả nuôi tôm giảm đi mà còn dẫn tới ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì ngành nuôi tôm ở xã còn không ít những tồn tại cần khắc phục:

+ Tình trạng quy hoạch lại ao nuôi chưa được thực hiện một cách đáng kể, đến nay nhiều ao nuôi chưa có hệ thống xử lý nước thải, chưa có ao chứa lắng. Ý thức của từng người trong việc bảo vệ môi trường còn quá thấp, tính cộng đồng chưa cao dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường vùng nuôi lan ra nhanh chóng, kèm theo đó là tình trạng dịch bệnh diễn ra năm 2010, hầu hết hộ nuôi tôm thẻ chân trắng bị bệnh chết hàng loạt trong vụ 1, vụ 2 còn có thể tiếp tục. Tình hình nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.

+ Rủi ro con giống: Thời gian qua, ngoài con giống do Công ty TNHH cổ phần Thái Lan, Công ty Việt Úc, Công ty UP cung cấp được xem là có chất lượng, trên thị trường vẫn còn không ít con giống trôi nổi có xuất xứ không rõ ràng. Nhiều người nuôi cho hay, dù biết lấy giống nuôi trôi nổi ngoài thị trường sẽ gặp rủi ro nhưng cũng đành chấp nhận. Bởi, việc mua tôm giống của các doanh nghiệp có uy tín về chất lượng thường phải chịu giá cao, địa điểm lấy giống lại ở tận các tỉnh Bình Định, Bình Thuận… Trong khi đó, các trại tôm giống ở Quảng Ngãi hay Núi Thành, Điện Bàn (Quảng Nam), Hòa Hải (Đà Nẵng) luôn có sẵn con giống cung ứng nhu cầu của người dân với giá thấp hơn rất nhiều. Và khi chất lượng tôm giống không thể kiểm soát được thì người nuôi tôm gặp rủi ro là điều không thể tránh khỏi.

+ Báo động ô nhiễm môi trường: Một thách thức khác trong phát triển nuôi tôm

thẻ chân trắng ở Quảng Nam là kiểm soát dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Bởi, toàn bộ diện tích nuôi tôm thẻ ở Quảng Nam hiện nay là diện tích nuôi tôm sú trước đây, tập trung dọc theo các vùng triều nước lợ ven sông. Do ao nuôi xây dựng trên vùng triều và đã được khai thác sử dụng nhiều năm nên phần lớn chất đáy đều có dấu hiệu ô nhiễm. Bên cạnh đó, chất thải từ quá trình nuôi rất lớn do mật độ tôm nuôi trên một diện tích là khá cao. Đây là điều đáng báo động về vấn đề ô nhiễm môi trường. Tình trạng xả nước thải và bùn từ ao nuôi ra vùng triều sau mỗi vụ thu hoạch vẫn đang diễn ra ở các vùng nuôi tôm của Quảng Nam. Việc làm này có thể gây ô nhiễm, mặn hóa nguồn nước ngầm và lây lan dịch bệnh qua các đầm nuôi khác. Do nuôi trên vùng triều nước lợ, có thời điểm độ mặn xuống thấp, nhất là vào đầu và cuối năm.

+ Thị trường đầu vào và đầu ra của sản phẩm còn nhiều yếu kém, việc tiêu thụ sản phẩm qua nhiều khâu trung gian, thông tin thị trường lại không rõ ràng dẫn đến hộ

+ Sự phối hợp giữa các thanh tra thủy sản, chi cục thủy sản với huyện, xã trong công tác quản lý vệ sinh thủy sản, việc chấp hành các quy định về ngành nghề chế biến, dịch vụ thủy sản, nhất là công tác kiểm dịch giống chưa có hiệu quả. Nhiều cơ sở chưa đảm bảo điều kiện theo quy định vẫn hoạt động, tỷ lệ con giống được kiểm định khá thấp. Có khoảng 90% tôm giống trên địa bàn chưa được kiểm dịch.

+ Một số tổ sản xuất thủy sản được thành lập do chạy theo thành tích, chỉ quan tâm đến số lượng, ít quan tâm đến chất lượng, hoạt động mang tính thành tích, ít hiệu quả thậm chí có tổ không hoạt động.

+ Năng lực đội ngũ cán bộ theo dõi thủy sản các xã còn hạn chế, hầu hết chưa qua đào tạo về chuyên môn, nên chưa tham mưu tốt, kịp thời cho lãnh đạo địa phương trong công tác quản lý và phát triển kinh tế thủy sản.

+ Tình hình thị trường đầu vào và đầu ra còn nhiều yếu kém. Người dân thiếu hiểu biết về thông tin thị trường.

2. KIẾN NGHỊ

Từ những tồn tại trên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở xã tam tiến, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w