Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi tôm

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở xã tam tiến, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 45 - 50)

4. Tập huấn chuyên môn

3.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi tôm

3.2.5.1 Ảnh hưởng của mật độ nuôi tới kết quả và hiệu quả nuôi tôm

Mật độ nuôi có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi tôm. Mật độ nuôi hợp lý sẽ làm tăng năng suất của ao nuôi, do đó kết quả đạt được cũng cao hơn. Nếu như mật độ nuôi quá dày, tôm sẽ chậm phát triển và chi phí sản xuất cũng tăng lên, mật độ nuôi thưa thì cũng không đạt kết quả.

Để phân tích ảnh hưởng của mật độ nuôi tới kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất tôm, chúng ta phân tích bảng số liệu 15. Ở bảng số liệu này chúng ta phân các hộ điều tra thành 5 nhóm. Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy tổng giá trị sản xuất của các hộ nuôi tôm tăng liên tục từ nhóm I đến nhóm nhóm IV. Nhóm I, mật độ thả nhỏ

hơn 75 con/m2 gồm 34 hộ. Đây là nhóm hộ nuôi tôm đạt giá trị sản xuất thấp nhất

242,77 tr.đ/ha. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả của các hộ điều tra nhóm này cũng thấp là GO/IC 1,58 lần, VA/IC 0,58 lần. Cứ mỗi đồng chi phí trung gian bỏ ra để nuôi tôm thì các hộ này thu được 0,58 đồng giá trị gia tăng. Nhóm II, mật độ thả từ 75

đến nhỏ hơn 80 con/m2 gồm 26 hộ, giá trị sản xuất đạt bình quân là 254,78 tr.đ/ha.

VA/IC nhóm này là 0,63 lần. Cứ một đồng chi phí trung gian bỏ vào sản xuất thì thu

được 0,63 đồng giá trị gia tăng. Khi mật độ tăng lên 80 đến nhỏ hơn 85 con/m2 thì giá

Nhóm Mật độ BQ (con/m2) Hộ GO (tr.đ/ha) VA (tr.đ/ha) GO/IC (lần) VA/IC (lần) I < 75 68,65 34 242,77 88,35 1,58 0,58 II 75 - < 80 75,90 26 254,78 98,81 1,63 0,63 III 80 - < 85 80,85 34 266,82 107,90 1,68 0,68 IV 85 - < 90 88,18 3 350,43 181,64 2,08 1,08 V ≥ 90 91,67 1 348,00 161,92 1,87 0,87

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán năm 2010)

Nhóm IV, mật độ thả từ 85 đến nhỏ hơn 90 con/m2 gồm 3 hộ, đạt giá trị sản xuất

là 350,43 tr.đ/ha. Cùng với đó các chỉ tiêu GO/IC là 2,08 lần và VA/IC là 1,08 lần. Cứ một đồng chi phí trung gian bỏ vào sản xuất thì thu được 1,08 đồng giá trị gia tăng. Đây là nhóm đạt giá trị sản xuất và giá trị gia tăng cao nhất. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cũng cao nhất trong 5 nhóm.

Nhóm V, mật độ lớn hơn hoặc bằng 90 con/m2 gồm có 1 hộ, giá trị sản xuất và

giá trị gia tăng lại giảm xuống thấp hơn nhóm IV. VA/IC của nhóm này là 0,87 có nghĩa là một đồng chi phí trung gian đầu tư vào sản xuất thì thu được 0,87 đồng giá trị gia tăng. Chứng tỏ mật độ nuôi hợp lý mang lại hiệu quả cao. Mật độ thả thưa không tận dụng được diện tích mặt nước và lượng thức ăn cũng như các điều kiện chăm sóc khác, do đó hiệu quả chưa cao lắm. Mật độ thả dày quá làm tôm chậm lớn, hiệu quả cũng không cao.Trong thời gian tới các hộ nuôi nên thả tôm với mật độ thích hợp và phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật thì sẽ cho kết quả tốt.

Thực tế một số hộ nuôi thả tôm với mật độ thấp vì chưa mạnh dạn trong đầu tư. Ngược lại một số hộ nuôi thả tôm với mật độ cao vì họ nuôi tôm thẻ trong những năm trước thu được lợi nhuận nhiều và họ nắm chắc kỹ thuật nuôi. Đối với tôm thẻ chân trắng này thì kỹ thuật nuôi quan trọng rất nhiều. Mặt khác do chất lượng giống không đảm bảo nên nhiều hộ nuôi tôm cũng không dám thả mật độ cao. Do vậy trong thời gian tới các cấp chính quyền, các cán bộ kỹ thuật cần quan tâm hướng dẫn người dân thả tôm đúng kỹ thuật để đạt kết quả tốt hơn nữa. Đồng thời phải thực hiện tốt khâu kiểm tra chất lượng giống.

Như vậy, đối với đối tượng tôm thẻ tôm thẻ chân trắng các hộ nuôi nên thả với

mật độ bình quân là 88,181 con/m2 đối với những ao nuôi vùng hạ triều là hợp lý nhất,

mang lại hiệu quả cao.

3.2.5.2 Ảnh hưởng của chi phí thức ăn đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm

Trong các yếu tố đầu vào của hoạt động nuôi tôm thì chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hiện nay hầu hết các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng sử dụng thức ăn công nghiệp cho tôm, không sử dụng thức ăn tươi. Lượng thức ăn cung cấp cho tôm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của tôm, do đó ảnh hưởng tới năng suất và lợi nhuận của các hộ nuôi.

Để phân tích chi phí thức ăn ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi tôm, chúng ta phân các hộ ra thành 4 nhóm như bảng 16.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy giá trị sản xuất của các hộ nuôi tôm tăng liên tục từ nhóm I đến nhóm IV, do đó dẫn đến giá trị gia tăng cũng tăng theo. Điều này cho thấy chi phí thức ăn ảnh hưởng lớn tới sự gia tăng trọng lượng của tôm. Nhóm I với mức chi phí thức ăn nhỏ hơn 100 tr.đ/ha có 10 hộ, giá trị sản xuất tôm đạt được là 213,65 tr.đ/ha, các chỉ tiêu GO/IC là 1,63 lần, VA/IC là 0,63 lần. Cứ một đồng chi phí trung gian bỏ vào sản xuất thì thu được 0,63 đồng giá trị gia tăng. Đây là nhóm đạt giá trị sản xuất thấp nhất trong 4 nhóm. Khi chi phí thức ăn tăng lên từ 100 đến nhỏ hơn 125 tr.đ/ha thì có 68 hộ nuôi, giá trị sản xuất tôm là 258,20 tr.đ/ha, các chỉ tiêu GO/IC và VA/IC cũng tăng lên. Đây là nhóm có các chỉ tiêu hiệu quả cao nhất trong 4 nhóm. Cứ một đồng chi phí trung gian bỏ vào sản xuất thì thu được 0,66 đồng giá trị gia tăng. Nhóm III, chi phí từ 125 đến 145 tr.đ/ha thì giá trị sản xuất bình quân đạt được là 288,35 tr.đ/ha gồm 18 hộ nuôi. Các chỉ tiêu GO/IC là 1,64 lần, VA/IC là 0,64 lần. Cứ một đồng chi phí trung gian bỏ vào sản xuất thì thu được 0,64 đồng giá trị gia tăng. So với nhóm II ta thấy giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của nhóm III tăng, nhưng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lại giảm xuống thấp hơn nhóm II. Do khi ta tăng chi phí thức ăn thì giá trị sản xuất và giá trị gia tăng lại tăng lên nhưng nó lại tăng chậm hơn so với chi phí trung gian dẫn đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả giảm. Khi chi phí thức ăn lớn hơn 145 tr.đ/ha thì có hai hộ nuôi, giá trị sản xuất lại đạt 293,33 tr.đ/ha tăng cao hơn nhóm III, các chỉ tiêu VA/IC và

nhưng chậm hơn so với sự gia tăng chi phí trung gian. Cứ một đồng chi phí trung gian đầu tư vào sản xuất thì thu được 0,55 đồng giá trị gia tăng.

Bảng 16: Ảnh hưởng của chi phí thức ăn đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm

Nhóm CPTA (tr.đ) BQ (CPTA/ha) Hộ GO (Tr.đ/ha) VA (Tr.đ/ha) GO/IC (lần) VA/IC (lần) I < 100 86,88 10 213,65 83,00 1,63 0,63 II 100 - < 125 112,00 68 258,20 102,91 1,66 0,66 III 125 - 145 134,29 18 288,35 112,38 1,64 0,64 IV > 145 150,00 2 293,33 103,71 1,55 0,55

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán năm 2010)

Như vậy, nhìn vào bảng số liệu ta thấy, người dân nuôi tôm thẻ chân trắng nên cho tôm ăn với lượng thức ăn lượng thức ăn bình quân là 112,00 tr.đ/ha là hợp lý và có hiệu quả nhất. Tức là với lượng thức ăn thế này thì người dân nuôi tôm đạt hiệu quả cao nhất. Nếu cho tôm ăn với lượng thức ăn cao hơn thì sẽ không có hiệu quả VA/IC giảm xuống. Do vậy không nên cho tôm ăn với lượng thức ăn nhiều, tôm sẽ ăn không hết thức ăn gây ô nhiễm đáy ao, dễ sinh bệnh cho tôm lại không có hiệu quả.

3.2.5.3 Ảnh hưởng của công lao động đến kết quả và hiệu quả của nuôi tôm

Hoạt động nuôi tôm đòi hỏi rất nhiều công lao động từ lúc bắt đầu tu bổ, nạo vét ao hồ để nuôi tôm, xử lý ao đến khi thu hoạch và đặc biệt là công chăm sóc trong suốt vụ nuôi. Để phân tích công lao động có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi tôm, chúng ta phân tích bảng 17 dưới đây.

Đi từ nhóm I đến nhóm IV chúng ta thấy cùng với sự gia tăng công lao động thì giá trị sản xuất của các hộ nuôi cũng có sự gia tăng. Nhóm I gồm có 16 hộ nuôi có số công lao động nhỏ hơn 150 công với giá trị sản xuất là 211,30 tr.đ/ha, giá trị gia tăng là 63,47 tr.đ, VA/IC là 0,43 có nghĩa một đồng chi phí trung gian đầu tư vào sản xuất thì thu được 0,43 đồng giá trị gia tăng. Đây là nhóm có số hộ nuôi đạt giá trị sản xuất thấp nhất trong 4 nhóm.

Nhóm Công lao động (công/ha)BQ Hộ (tr.đ/ha)GO (tr.đ/ha)VA GO/IC (lần) VA/IC (lần)

I < 150 144,06 16 211,30 63,47 1,43 0,43

II 150 - < 160 154,84 48 260,88 102,47 1,65 0,65

III 160 - 170 164,14 27 274,62 115,98 1,73 0,73

IV ≥ 170 171,14 7 276,44 115,95 1,69 0,69

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán năm 2010)

Nhóm II, đạt giá trị sản xuất là 260,88 tr.đ/ha, giá trị sản xuất và giá trị gia tăng tăng dần. Các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC cũng tăng. Cứ một đồng chi phí trung gian đầu tư vào sản xuất thì thu được 0,65 đồng giá trị gia tăng.

Sự chênh lệch về công lao động phần lớn là do sự chênh lệch về số ngày nuôi. Những hộ nuôi có thời gian nuôi càng dài thì công lao động càng lớn và do vậy kích kỡ tôm cũng lớn hơn nhưng giá thành có khi lại giảm xuống làm ảnh hưởng tới lợi nhuận. Tuy nhiên công lao động cũng là yếu tố chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí, cho nên việc tăng công lao động làm cho chi phí tăng lên, lợi nhuận giảm xuống dẫn đến hiệu quả giảm.

Khi công lao động bỏ ra trung bình là 164,14 công/ha, Giá trị sản xuất và giá trị gia tăng ở nhóm này cũng tăng cao hơn nhóm II. các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC cao nhất trong 4 nhóm. Cứ một đồng chi phí trung gian đầu tư vào sản xuất thì thu được 0,73 đồng giá trị gia tăng.

Khi công lao động tăng lên ở nhóm IV thì giá trị sản xuất tăng so với nhóm III, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lại giảm xuống. Ở nhóm này cứ một đồng chi phí trung gian đầu tư vào sản xuất thì thu được 0,69 đồng giá trị gia tăng. Tuy giá trị sản xuất của nhóm IV tăng cao hơn nhóm III nhưng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của nhóm này giảm xuống thấp hơn nhóm III là do sự gia tăng của giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của nhóm này tăng chậm hơn sự gia tăng chi phí trung gian dẫn đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả giảm xuống.

Như vậy, nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy công lao động ở nhóm III là hợp lý nhất mang lại hiệu quả cho nuôi tôm. Ở đây các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cao nhất

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở xã tam tiến, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w