Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở xã tam tiến, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 62 - 64)

4. Tập huấn chuyên môn

4.2.7 Một số giải pháp khác

Ngoài một số giải pháp trên, để hoạt động nuôi tôm phát triển bền vững thì chính quyền địa phương và người dân nuôi tôm cần chú ý một số giải pháp sau:

Thực hiện tốt công tác khuyến nông

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Sách báo, truyền thanh, băng đĩa… Tăng cường công tác nghiên cứu và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa những người nuôi tôm.

 Vận động người dân nuôi tôm theo hướng cộng đồng

Với sự nỗ lực vận động, khuyến khích của các cấp chính quyền, cơ quan quản lý chuyên ngành đã vận động bà con thành lập các tổ cộng đồng để cùng nhau tổ chức: nghiên cứu xây dựng lịch thời vụ, tập huấn, hỗ trợ các tổ nuôi tôm cộng đồng hoạt động. Quan trọng hơn là ý thức cộng đồng phải cùng nhau tháo gỡ, cùng nhau sản xuất chia sẽ lợi ích và khó khăn, cùng nhau phát triển.

Việc nuôi tôm theo hướng cộng đồng sẽ góp phần hạn chế những khó khăn như sau: Đầu vào trong sản xuất tăng cao; tình trạng được mùa rớt giá đã làm giảm hiệu quả sản xuất của người dân; thị trường tiêu thụ yêu cầu tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm ngày càng nghiêm ngặt hơn; chất lượng nguồn nước trong nuôi trồng thủy sản ngày càng nhiễm bẫn và khó kiểm soát; bệnh đối với tôm thường xuyên xuất hiện.

Thông qua các hoạt động giám sát giữa các thành viên trong vùng nuôi tôm trong việc thực hiện lịch thời vụ, nên ý thức chấp hành lịch thời vụ được cải thiện đáng kể. Nhiều hộ tham gia thực hiện việc kiểm tra bắt giống có chất lượng nên hiệu quả thu hoạch cao. Người dân cải tạo đồng loạt không gây ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi xung quanh. Ngoài ra khi tôm bị bệnh các hộ trong tổ cộng đồng tự đóng cống, giam nước và báo

cho cơ quan chức năng để xử lý hạn chế dịch bệnh xảy ra và đảm bảo được chất lượng cho sản phẩm tôm nuôi.

 Chính sách hỗ trợ khuyến khích nuôi tôm của nhà nước

Tập huấn kỹ thuật nuôi tôm cho cộng đồng, hướng dẫn các hộ nuôi tôm theo một quy trình kỹ thuật. Hỗ trợ các dụng cụ đo yếu tố môi trường (bộ đo pH, kiềm, máy đo độ mặn, nhiệt kế). Kiểm tra chất lượng tôm giống: lấy mẫu tôm giống tại các cơ sở sản xuất tôm giống, kiểm tra các bệnh MBV, nguyên sinh động vật, vi khuẩn, nấm. Thông báo kết quả đến các trại sản xuất, kinh doanh tôm giống, các tổ cộng đồng, người nuôi tôm, các địa phương. Kiểm tra môi trường nước sông và bệnh trên tôm nuôi: Đo các yếu tố môi trường tại lưu vực sông nước lợ, kiểm tra bệnh trên tôm. Định kỳ hai lần trên tháng, từ tháng 2 – 8, cán bộ kỹ thuật lấy mẫu tôm nuôi, mẫu nước sông. Thông báo kịp thời tới các người nuôi tôm ở các địa phương để có kế hoạch bố trí sản xuất phù hợp hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Như vậy, để đẩy mạnh phát triển sản xuất tôm theo hướng sản xuất bền vững cần thực hiện nhiều biện pháp. Những biện pháp này cần được thực hiện đồng bộ mới mang lại hiệu quả như mong muốn.

PHẦN III

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở xã tam tiến, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 62 - 64)