Tam Tiến là một trong những xã có nghề nuôi tôm sớm nhất của huyện vì có vị trí rất thuận lợi có 2 dòng sông chảy qua, có nhiều bãi bồi nên thuận lợi cho viêc NTTS, mà chủ yếu là nuôi tôm. Qua vài năm trở lại đây bà con nhân dân đã tìm tòi học hỏi các nơi khác và được hướng dẫn khuyến cáo của các trung tâm kỹ thuật đã mạnh dạn chuyển đổi NTTS từ tôm sú vốn thường bị dịch bệnh sang nuôi tôm thẻ chân trắng.
Qua bảng số liệu cho thấy diện tích nuôi tôm vẫn không đổi qua hai năm (năm 2007 và năm 2008) từ năm 2007 có 370 ha là do bà con nhân dân xã Tam Lộc, Tiến Thành đã nuôi 35 ha tôm thẻ chân trắng cho năng suất cao, ít dịch bệnh hơn so với tôm sú, số còn lại vẫn nuôi tôm sú, sang năm 2008 có 370 ha đưa vào nuôi còn một số diện tích qua nhiều năm thua lỗ nên có một số hộ không nuôi.
Qua năm 2008 đầu vụ đông xuân các thôn như Tân Lộc, Tiến Thành, Tú Phong, Diêm Trà bà con nhân dân thả nuôi tôm thẻ chân trắng, còn lại các thôn nuôi tôm sú, kể quả tôm thẻ chân trắng đạt năng suất cao, tôm sú không hiệu quả, dịch bệnh xảy ra số còn lại thu hoạch thì tiêu thụ rất khó khăn.
Bảng 8: Tình hình nuôi tôm ở xã Tam Tiến qua 3 năm (2007-2009)
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
+/- % +/- %
1. Diện tích nuôi tôm Ha 370,00 370,00 370,00 0,00 100,00 0,00 100,00
2. Năng suất Tấn/ha 1,22 3,71 5,94 2,49 304,10 2,23 160,11
3. Sản lượng Tấn 450,00 1370,90 2199,00 920,90 304,64 828,10 160,41
4. Số hộ nuôi Hộ 1250,00 1270,00 1270,00 20,00 101,60 0,00 100,00
5. Số hộ lãi Hộ 795,00 1124,00 1150,00 329,00 141,38 26,00 102,31
6. Số hộ hòa vốn Hộ 400,00 118,00 102,00 -282,00 29,50 -16,00 86,44
7. Số hộ lỗ Hộ 55,00 8,00 18,00 -47,00 14,55 10,00 225,00
Trong vụ đông xuân 2008 có một số hộ không chấp hành lịch thời vụ thả sớm hơn quy định khoảng 20 - 25 ngày nhưng vẫn đạt kết quả như ở thôn Tân Lộc, Tiến Thành.
Đến vụ 2 năm 2008 toàn bộ diện tích đưa vào nuôi tôm đã chuyển sang tôm thẻ chân trắng toàn diện, nhiều hộ đạt từ 5 - 6 tấn/ha. Vì vậy so với năm 2007 số hộ nuôi cũng tăng lên dẫn tới sản lượng cũng tăng đáng kể từ 450 tấn (năm 2007) đến 1370 tấn (năm 2008). Điều này cho ta thấy trong năm 2008 ngành nuôi trồng xã nhà đem lại một kết quả khá đáng kể làm tăng thu nhập và ổn định đời sống cho nhân dân nk`hiều hộ giải quyết được nợ nần chồng chất trong những năm qua, nhiều hộ vươn lên làm giàu, tăng thu nhập cho gia đình. Điển hình có 10 hộ lãi từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng, 31 hộ có lãi từ 100 đến 190 triệu đồng, 83 hộ lãi từ 50 đến 100 triệu. Còn lại nhiều hộ có lãi từ 5 đến 40 triệu. Song song với nhiều hộ đạt kết quả tốt vẫn còn một số hộ bị thua lỗ. Toàn xã có 8 hộ thua lỗ, trong năm nay ước lỗ khoảng 200 triệu đồng.
Quá trình chuyển từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng với tốc độ quá nhanh, lại không đi kèm với bảo vệ môi trường nước tại vùng nuôi làm cho chất lượng môi trường đang có xu hướng suy giảm rõ rệt. Cùng với đó dịch bệnh cũng đang xảy ra đã tác động tới kết quả làm cho năng suất tôm có giảm. Năm 2009 diện tích nuôi tôm là 370 ha cao. Sản lượng tôm cũng tăng lên. Nguyên nhân là do với kết quả đạt được của năm 2008 bà con tập trung đầu tư sử dụng toàn bộ diên tích hiện có để nuôi tôm thẻ chân trắng trên 2 vụ đông xuân và hè thu, tuy trong mùa vụ tôm có xảy ra tình hình dịch bệnh như: Đỏ thân làm ảnh hưởng một số diện tích trên địa bàn xã nằm rãi rác ở các thôn Lộc Ngọc - Bản Long – Diêm Trà. Nhưng trong năm qua ngành nuôi tôm xã nhà vẫn đạt được kết quả đáng kể.
Qua kết quả trên cho thấy trong năm 2009, ngành NTTS xã nhà đã đem lại kết quả đáng kể làm tăng thu nhập, ổn định đời sông nhân dân. Nhiều hộ có lãi từ 5 đến 40 triệu đồng. Tuy nhiên cũng có một ít hộ thua lỗ toàn xã có 18 hộ ước tính lỗ khoảng 300 triệu đồng. Năm 2009 số hộ nuôi tôm thua lỗ tăng lên là do ở vụ 2 một số hộ thả muộn, đến lúc tôm được 45 – 60 ngày tuổi thì bị ảnh hưởng của đợt mưa kéo dài từ ngày 2/9 – 10/9 và cơn bão số 9 làm thất thoát toàn bộ diện tích nói trên. Mặc dù vậy năm 2009 số
tôm với mật độ hợp lý, việc quản lý chăm sóc sức khỏe cho tôm được chú trọng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và được sự quan tâm cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý.
Từ thực tế đó, để đảm bảo cho ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và ngành nuôi tôm nói riêng đi vào ổn định thì NTTS phải được đưa vào quy hoạch cụ thể, không tăng diện tích nuôi. Tập trung rà soát lại vùng nuôi xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho ngành như: Xây dựng hệ thống kênh mương thoát nước, xây dựng đầy đủ các ao chứa chất thải, ao xử lý chất thải của vùng nuôi để hạn chế việc ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh cho tôm.
Qua phân tích cho thấy, mặc dù ngành nuôi tôm có sự biến động theo chiều hướng tích cực. Do vậy để phát triển tốt ngành nuôi tôm thì bà con nhân dân cũng như chính quyền địa phương tìm ra những giải pháp để hạn chế những tác động chính để ngành nuôi tôm phát triển trong thời gian tới.