4. Tập huấn chuyên môn
3.2.6 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới năng suất thông qua hàm sản xuất
đáo thì sẽ cho kết quả cao.
3.2.6 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới năng suất thông qua hàm sản xuất sản xuất
Để thấy rõ hiệu quả tác động của các nhân tố trong mô hình tới năng suất tôm nuôi của các hình thức nuôi ta tiến hành phân tích hàm Cobb- Douglas với các nhân tố ảnh hưởng chính được đưa vào mô hình là:
Mật độ giống : X1 (vạn con/ha) Chi phí thức ăn : X2 (tr.đ/ha) Chi phí phòng trị bệnh : X3 (tr.đ/ha) Công lao động : X4 (công/ha)
Biến giả ( vụ nuôi) :D1 ( D1= 1 ( vụ 1); D1= 0 (vụ 2))
Tất cả các biến này được tính bình quân/ha (vì hầu hết các hộ đều nuôi hai vụ trong năm). Đối với vụ 1 thì điều tra 50 hộ thì 50 hộ đều nuôi, còn vụ 2 thì cũng với 50 hộ điều tra đó có 48 hộ nuôi vì có hai hộ nuôi tôm bị mất trắng không thu được kg tôm nào. Nếu hộ nuôi vụ 2 thì (D = 0); hộ nuôi vụ 1 thì (D = 1)
Hàm được kiểm định trong bảng là hàm Logarit có dạng: LN Y=lnA +α1lnX1 + α2 lnX2 + α3 lnX3 + α4 lnX +µD
Lấy e mũ 2 vế của phương trình trên( e là cơ số của logarit tự nhiên) ta được: Y= AX1α1X2α2X3α3X4αeµD
(Đây là hàm sản xuất tổng quát)
Hàm sản xuất của các hộ qua phân tích số liệu điều tra thu được như sau: Y = 0,00088 .X10,320679 . X20,298433. X30,283337 . X41,036815 . e0,110224
Kết quả hàm sản xuất Cobb - Douglas thể hiện ở bảng 18 cho thấy kiểm định mô hình F
= 22,46407 tại mức ý nghĩa 99% , điều này cho ta kết luận bác bỏ giả thuyết H0, tức là
bác bỏ giả thuyết tất cả các hệ số hồi quy riêng đều bằng 0 và chấp nhận giả thuyết H1,
giả thuyết không phải tất cả các hệ số hồi quy riêng bằng 0. Như vậy mô hình đưa ra là hợp lý và phù hợp với thực tế với mức ý nghĩa 99%.
Hệ số xác định của mô hình R2 = 0,549727 cho ta biết 54,97% sự thay đổi trong
thay đổi của năng suất tôm nuôi là do các yếu tố ngoài mô hình gây ra như sự tác động của thời tiết, khí hậu, nguồn nước…, điều này là hoàn toàn phù hợp với các biến đã đưa ra trong mô hình và thực tế sản xuất hiện nay ở địa phương. Tuy nhiên do điều kiện hạn chế nhiều mặt, đặc biệt là điều kiện thực tế ở địa phương nên chúng tôi không đưa thêm biến vào mô hình. Các hệ số hồi quy riêng của các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 98% và 99%.
Hệ số tự do (A) thể hiện ảnh hưởng của các nhân tố khác ngoài mô hình tới năng suất tôm nuôi tức là khi các nhân tố trong mô hình cố định ở mức trung bình thì các nhân tố khác ngoài mô hình tăng 1% sẽ làm cho năng suất tôm tăng lên 0,00088%.
Đối với các biến đưa vào mô hình chúng ta thấy.
Hệ số co giãn của biến chi phí thức ăn là 0,298433 với mức ý nghĩa thống kê là 99%. Điều này có ý nghĩa là khi ta cố định các yếu tố khác trong mô hình, đồng thời tăng chi phí thức ăn lên 1% thì năng suất tôm sẽ tăng lên 0,298433%. Chứng tỏ tầm quan trọng của việc đầu tư chi phí thức ăn tới việc tăng năng suất tôm nuôi.
Với hệ số co giãn là 0,283337 ở mức ý nghĩa 99%. Hệ số hồi quy của biến chi phí phòng bệnh là 0,283337 có nghĩa là khi ta cố định các yếu tố khác trong mô hình, nếu ta tăng chi phí phòng bệnh lên 1% sẽ làm cho năng suất nuôi tôm tăng lên 0,283337%.
Hệ số co giãn của biến mật độ là 0,320679 ở mức ý nghĩa 98%. Hệ số hồi quy của biến mật độ có ý nghĩa khi ta cố định các yếu tố khác trong mô hình, nếu ta tăng mật độ nuôi lên 1% sẽ làm cho năng suất tôm nuôi tăng lên 0,320679%.
Bảng 18: Ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất thông qua hàm sản xuất
Chỉ tiêu Hệ số ảnh hưởng Sai số chuẩn Giá trị t Pro.
1. Hệ số A -7,033551 1,171379 -6,004505 0,0000
2. LOG(MẬT ĐỘ) 0,320679 0,141116 2,272454 0,0254
3. LOG(CPTHUCAN) 0,298433 0,113974 2,618417 0,0103
5.LOG(CONGLAODONG) 1,036815 0,241968 4,284918 0,0000 6. D1 ( VỤ NUÔI) 0,110224 0,034679 3,178429 0,0020 R-squared 0,549727 Adjusted R-squared 0,525255 Số mẫu quan sát 98 F 22,46407 Prob(F-statistic) 0,0000
(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán năm 2010)
Hệ số co giãn của biến công lao động là 1,036815 với mức ý nghĩa 99%. Đây là biến có ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất tôm nuôi. Hệ số co giãn cho thấy khi ta cố định các yếu tố khác trong mô hình, nếu ta tăng công lao động lên 1% thì năng suất tăng lên 1,036815%.
Ngoài phân tích các nhân tố trong mô hình, mục đích của kiểm định còn so sánh hiệu quả của hai vụ nuôi. Qua kết quả tại bảng trên cho thấy, hệ số hồi quy của biến giả 0,110224 ở mức ý nghĩa 99%. Điều này có nghĩa vụ nuôi có ảnh hưởng lớn tới năng suất tôm nuôi. Tuy nhiên trong những năm tới để ngành nuôi tôm xã nhà bền vững thì người dân nên chọn thời vụ nuôi mà một vụ để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn giảm bớt ô nhiễm môi trường.
Trên cơ sở hàm sản xuất ứng với vụ nuôi, chúng ta xác định ảnh hưởng cận biên của các yếu tố đầu vào tương ứng từ đó xác định hiệu quả kinh tế trong việc đầu tư các yếu tố đầu vào để nuôi tôm của các hộ điều tra. Như vậy ảnh hưởng cận biên của các yếu tố đầu vào là: Chi phí thức ăn, chi phí phòng bệnh, mật độ, công lao động.
Theo kết quả của hàm sản xuất cho thấy, về ảnh hưởng cận biên của chi phí thức ăn. Khi tăng đầu tư thêm 1% loại chi phí này sẽ làm tăng năng suất tôm lên 0,298433%. Điều này đồng nghĩa với việc khi ta tiến hành đầu tư thêm 1,143 tr.đ cho thức ăn thì sẽ làm cho năng suất tôm tăng thêm 15,67 kg từ mức năng suất trung bình chung của mẫu hay làm cho doanh thu tăng lên 0,73 tr.đ. Cho thấy mức đầu tư thêm về chi phí thức ăn làm cho năng suất tăng thêm nhưng hiệu quả lại không đạt được.
Về chi phí phòng bệnh, khi tăng đầu tư thêm 1% thì năng suất tăng lên 0,283337%. Tức là khi ta tiến hành đầu tư thêm 0,08 tr.đ cho phòng bệnh thì năng suất
tôm tăng thêm 14,87 kg hay doanh thu tăng thêm 0,72 tr.đ. Điều này cho thấy với mức đầu tư thêm về chi phí phòng bệnh làm cho năng suất tăng lên và mỗi mức đầu tư đều mang lại hiệu quả khi chi phí đầu tư nhỏ hơn 0,72 tr.đ.
Về mật độ giống, khi ta tăng đầu tư thêm 1% từ mức trung bình chung của mẫu thì năng suất tôm tăng lên 0,320679%, tức là khi ta tăng 0,7564 vạn con/ha tức là tăng lên 0,091 tr.đ thì làm cho năng suất tăng lên 16,83 kg tương ứng là 0,81 tr.đ. Cho thấy mức đầu tư về giống đạt hiệu quả khi chi phí nhỏ hơn 0,81 tr.đ. Cho thấy với mức thả giống như hiện nay chúng ta có thể tiếp tục tăng mật độ con giống lên nhưng chi phí về giống phải nhỏ hơn 0,81 triệu đồng.
Về công lao động, khi ta tăng đầu tư thêm 1% từ mức trung bình chung của mẫu thì năng suất tôm tăng lên 1,036815%, tức là khi ta tăng đầu tư thêm 1,57 công lao động (tăng thêm 0,157 tr.đ chi phí công lao động) thì năng suất tôm tăng lên 54,43 kg thì làm cho doanh thu tăng lên 2,558 tr.đ. Cho thấy mức đầu tư về công lao động đạt hiệu quả khi chi phí về công lao động nhỏ hơn 2,558 tr.đ.
Qua phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất, cho thấy để tăng hiệu quả kinh tế nên tăng các khoản mục đầu tư và quan tâm tới chi phí phòng trị bệnh, mật độ giống nuôi. Điều này không chỉ làm tăng năng suất tôm nuôi mà còn đảm bảo cho tôm khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh, tạo môi trường tốt cho những vụ nuôi năm sau, góp phần nâng cao thu nhập từ hoạt động nuôi tôm.