Tình hình đầu tư nuôi tôm của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở xã tam tiến, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 35 - 37)

4. Tập huấn chuyên môn

3.1.2 Tình hình đầu tư nuôi tôm của các hộ điều tra

Hoạt động nuôi tôm đầu tư rất lớn, bao gồm chi phí đầu tư máy móc thiết bị, chi phí xây dựng ao hồ ban đầu. Hầu hết các hộ nuôi tôm đều do nhà nước cấp đất để xây dưng ao hồ nhưng có một vài hộ bỏ tiền ra mua quyền sử dụng đất ao hồ của các hộ có ao hồ mà không nuôi tôm nữa, chuyển sang ngành nghề khác.

Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí là mục tiêu hàng đầu trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, nghề nuôi tôm cũng không ngoại lệ. Song để đạt được mục tiêu đó các hộ nuôi tôm sử dụng số vốn của mình đầu tư như thế nào để đạt được kết quả cao trong hoạt động nuôi tôm.

Tình hình nuôi tôm của các hộ được thể hiện trong bảng 10:

Tổng Diện tích nuôi tôm của các hộ điều tra là 50 hộ. Diện tích nuôi bình quân

trên hộ là 0,23 ha (2300 m2). Điều này cho thấy diện tích nuôi tôm bình quân trên hộ là

thấp. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các chủ hộ tăng cường đầu tư thâm canh cho hoạt động nuôi trồng đạt kết quả cao.

Về tổng vốn đầu tư nói lên khả năng chủ động về vốn của các chủ hộ.Tổng vốn đầu tư của 50 hộ điều tra là 2779,95 triệu đồng. Trong đó tổng vốn đầu tư trên hộ là 55,60 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư trên ha là 244,93 triệu đồng. Cho thấy mức độ đầu tư thâm canh của các hộ điều tra rất cao, chủ yếu về trang thiết bị phục vụ cho quá trình nuôi và chi phí xây dựng cơ bản ban đầu.

Để hoạt động nuôi tôm diễn ra tốt, đòi hỏi mỗi hộ phải trang bị máy móc thiết bị bao gồm: máy bơm, máy sục khí, ghe xuồng, chài lưới và một số vật dụng khác. Với diện tích bình quân trên hộ là 0,23 ha, trung bình các hộ nuôi tôm phải bỏ ra 13,48 triệu đồng vào máy móc thiết bị. Hầu hết các hộ nuôi đều có máy sục khí vì mật độ tôm thẻ nuôi rất dày, nếu không có máy sục khí thì tôm sẽ thiếu oxy, có thể dẫn đến chết, vì thế để nuôi thẻ chân trắng có kết quả tốt thì vấn đề đầu tư trang bị máy sục khí là điều cần thiết. Như vậy cho thấy hình thức đầu tư MMTB cho thâm canh rất lớn. Khi mức độ trang bị MMTB cao các hộ nuôi sẽ chủ động hơn trong quá trình nuôi như: công tác hút, thoát nước khi xử lý trong đầu vụ và công tác thay nước, hút nước vào trong quá trình nuôi. Trang bị máy sục khí sẽ giúp tăng cường lượng oxy hòa tan trong nước, tăng cường quá trình bay hơi của các khí độc trong ao, kích thích tôm hoạt động, làm cho tôm khỏe. Điều này có tác động rất lớn đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm.

Cùng với việc đầu tư MMTB, các hộ nuôi phải bỏ ra một lượng vốn đầu tư rất lớn cho việc xây dựng ao hồ. Đặc biệt những hộ có ao hồ ở những vùng nước chảy mạnh, bão lũ dễ hư hại thì việc xây dựng ban đầu đòi hỏi đầu tư rất lớn, phải xây dựng kiên cố để tránh hư hại sau mỗi đợt bão lũ.

Bảng 10: Tình hình đầu tư nuôi tôm của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1. Số hộ điều tra hộ 50

2. Diện tích nuôi tôm ha 11,35

- Diện tích nuôi tôm BQ/hộ Ha/hộ 0,23

3. Vốn đầu tư MMTB Trđ 673,95

- Vốn đầu tư MMTB/ha Trđ 59,38 4. Vốn XDCB Trđ 2106 - Vốn XDCB/hộ Trđ 42,12 - Vốn XDCB/ha Trđ 185,55 5. Tổng vốn đầu tư Trđ 2779,95 - Tổng vốn đầu tư/hộ Trđ 55,60 - Tổng vốn đầu tư/ha Trđ 244,93

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán năm 2010)

Tổng số vốn đầu tư XDCB là 2106 triệu đồng. Trong đó vốn đầu tư XDCB bình quân trên hộ là 42,12 triệu đồng. Vì ở đây các hộ nuôi hình thức nuôi thâm canh nên cần phải xây dựng kiên cố ao hồ, nên chi phí ban đầu cũng rất cao, giúp ao nuôi hạn chế được hiện tượng rò rĩ qua bờ ao, do đó ngăn cản được mầm bệnh lây lan giữa các ao, giảm một lượng lớn chi phí tu bổ hằng năm.

Như vậy qua phân tích cho thấy mức độ đầu tư ban đầu cho hoạt động nuôi tôm là rất lớn. Đó là các khoản đầu tư XDCB và MMTB một trong những nhân tố tác động tích cực làm cho kết quả và hiệu quả của hình thức nuôi này tăng cao.

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở xã tam tiến, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 35 - 37)